BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ý nghĩa của chân kinh ( Huấn Văn Về Tam Bảo )

Tác giả liangfulai on 2023-07-19 08:34:19
/Ý nghĩa của chân kinh ( Huấn Văn Về Tam Bảo )

Bảo thứ hai : Ý nghĩa của chân kinh

 

 1. Tam Quan Đại Đế giáng :  Thiên Phật viện du kí

 

◎ Khẩu quyết : chân kinh ( Pháp quán tưởng Từ Tâm )


 

 

Chân kinh này thật sự là những tinh túy của giáo lí của ngũ giáo ngưng kết mà thành, từ trên đến dưới, từ nào cũng đại biểu cho diệu ý sâu vô cùng không gì bằng !

 

Ý nghĩa của chữ thứ nhất là vô cực của Đạo, chí thiện của Nho, phật tánh của Thích. “ Đạt Ma tây lai nhất tự vô, toàn bằng tâm ý dụng công phu ”. Kim cang kinh viết : “ ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ”, là tánh thể chân như của vô ( chẳng có ) ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng, vô pháp tướng, cũng là vô phi pháp tướng, cũng tức là vô nhân ngã, vô sanh diệt, vô chấp nhiễm, vô đối đãi, vô tham, sân, si …

 

Ý nghĩa của chữ thứ hai là thái cực của Đạo, thân dântham tán giáo hóa của Nho, pháp luân vương của Phật, cũng tức là diệu nghĩa của Chí tôn, chí thượng, chí mỹ, chí chân. Ý nghĩa cuối cùng là thể dụng hợp nhất, định tuệ song tu, là dụ của tánh mệnh hợp thể, dùng thì vô cùng, thả ra thì có thể đầy khắp đất trời bốn phương, gặp duyên thì thí, duyên đi thì ngưng, lúc quy nạp lại ( kết về một mối ) thì có thể lui ẩn ở nơi vi diệu ẩn mật, đến thì ứng, đi thì tĩnh, thường thanh thường tĩnh, nội thánh ngoại vương, là cái diệu đạo như như chẳng rời bổn thể !

 

 

2. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật :  Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 80 Tuế Thứ Tân Mùi ngày mồng 8 tháng 7 Phát Nhất - Bình Đông - Từ Pháp Cung.

 

Thật ra năm từ này là tâm kinh có hình có tướng. Chữ thứ nhất chính là Ma ha quảng đại bên trong tâm kinh, vô biên, vô cùng, vô tận, lớn vô biên tế. Nhà chúng ta có tường rào quanh, đấy là nhà của chúng ta, nhưng không có biên giới thì là vô cùng vô tận, khắp tam giới thập phương, cũng chính là vô cực.

 

Thái cực : vô cực phân thái cực có lưỡng nghi mới có trời đất, có phải là nó toàn bộ tồn ở chỗ này ? Ta bây giờ dụng nước để ví von là được rồi, ly này là nước trong, ly này là nước trà, ly này là nước bẩn. Ly nước sạch này thì là vô cực, nhưng chúng ta bỏ trà vào thì sẽ biến thành cái gì ? ( nước trà ) chính là lưỡng nghi có thanh ( sạch ) có trọc ( bẩn, đục ), có động có tĩnh; lưỡng nghi có nhật, nguyệt, thiên, địa, càn, khôn mới phân tam tài, tứ tượng, ngũ hành thì có vạn sự vạn vật. Khoa học đạt đến đỉnh cao, nó có thể chế tạo ra cái gì ? nếu như chẳng có ngũ kim trong đất thì nó có thể chế tạo cái gì ? các con có sách, giấy có thể viết, có thể xem, nếu như không có cây thì làm sao chế tạo ? bất luận chế tạo ra bánh gì thì nếu chẳng có gạo, chẳng có lúa mạch thì là chế tạo chẳng ra đâu. Cùng đạo lý như thế, cái ly này giống nước trái cây tổng hợp, vạn sự vạn vật cũng vậy, nhưng bên trong vẫn có sự tồn tại của nước sạch, cũng chính là đạotứ tướng, ngũ hành thì các con phải đem những thứ ấy lọc đến ly nước sạch này, khôi phục lại trạng thái tự nhiên vốn có. Thái chính là lưỡng nghi, âm dương nhật nguyệt, một âm một dương gọi là đạo. Phật là giác, con phải giác cái tự tánh phật bổn lai vô hình vô tướng, sanh thiên sanh địa sanh vạn vật - vị chủ tể thật sự của một tiểu chu thiên. “ Quán tự tại bồ tát ” mà tâm kinh đã nói thì tự tại bồ tát chính là cái giác thật sự của con.

 

3. Vô cực lão mẫu giáng loan thư

 

“ Niệm Phật ” của nhà phật lấy pháp môn tịnh độ  “ nhất tâm bất loạn ” của Di Đà tịnh độ đạt đến trực sanh cực lạc càng là kĩ năng quan trọng của việc hội tụ năng lượng. Bởi vì lúc niệm phật nếu cung kính tập trung sức chú ý, tinh thần, ý chí, lúc tinh thần, ý chí của toàn thân xuyên vượt không gian, thời gian mà trực nhập… giữa nguyện lực của phật thì sắc tướng của cá nhân hầu như không tồn tại, phát huy hoàn toàn năng lượng tột đỉnh, mấu chốt là ở chỗ làm thế nào “ nhất tâm bất loạn ” mà thôi.  

 

4. Nguyệt Tuệ Bồ Tát giáng Thiên đạo phật âm

 

◎ Là người tu đạo thì trước hết nên tìm đắc chỉ truyền của Minh Sư để biết thể tại của đại đạo, sau đó lại thể hội, xem xét những chỗ quan trọng then chốt của kinh văn và phản quán ( xem xét ngược lại trên bản thân mình ) , khế hợp thể dụng của đại đạo vào bên trong cái vạn dụng của hằng ngày, như thế chẳng những có thể hiểu thấu những điểm quan trọng của kinh mà lại càng có thể hiểu rõ cái đạo truyền tâm của Thánh môn. Có câu nói rằng : “ niệm kinh chẳng bằng giảng kinh, giảng kinh chẳng bằng hành kinh ”. Nếu tu sĩ chẳng rõ đại đạo ở trên người của mình, chẳng thể dựa vào ý của kinh đi khế nhập tâm pháp, mà chỉ tự mình đọc tụng, cho dù thuộc nát tám vạn bốn nghìn bộ kinh cũng vẫn là dùng cát nấu cơm ( uổng phí công sức ), vẽ bánh để giải trừ đói ( dùng không tưởng để an ủi bản thân mình ), ngoài việc giúp đỡ làm một số việc thiện thôi, chứ chẳng thể nào thành tựu diệu đế. Còn về phần cái đạo “ kiến tánh thành phật ” lại càng chẳng phải là nói thì dễ, làm thì khó sao ? nay Bạch dương đại đạo phụng thiên thừa vận, vì phổ cứu vạn linh đã sa ngã trong mạt pháp mà đem tánh lí chân truyền hiện nhỏ ở bên trong tam bảo, phàm là những phật tử có duyên, chân thành phát tâm đều có thể gặp thầy chỉ điểm truyền thụ cho cái huyền vi, ngộ được thể dụng của đại đạo : pháp ích vô thượng của “ chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm ”. Các đệ tử bạch dương nên biết : hiển tướng tam bảo dựa vào bề mặt của âm thanh hình tượng là thuộc về “ pháp bình đẳng ” , phàm người cầu đạo thành tâm thì ai cũng có thể nhận mà đắc. Còn về phần chân đạo ẩn vi thì cần phải hai người : người truyền thụ và người thụ nhận dĩ tâm hội tâm, chẳng tiết lộ đến tai của người thứ ba ! Do đó với tam bảo bạch dương thì người cao thâm thì hiểu ý sâu của nó, người cạn thì thấy nghĩa cạn của nó; niết bàn diệu tâm, chánh pháp nhãn tạng chẳng ra khỏi bên ngoài tam bảo. Ta mong các đệ tử bạch dương có thể ở chỗ tam bảo thật sự hiểu nhãn tạng của chánh pháp, thật sự giác cái diệu tâm của niết bàn thì chẳng phụ sự thành toàn của ơn trên và phật căn mà các con đã lũy kiếp tích tu !

 

◎ Trời (天) vốn dĩ một trời, cực (極) vốn dĩ đồng cực, tâm (心) vốn dĩ đồng tâm. Chính là cái mà gọi là sắc không bất dị như như thị (空色不異如如是). Nay trong đạo vụ thường đem một trời phân thành Lí thiên, Khí thiên, Tượng thiên. Một cực phân thành thái cực, hoàng cực. Một tâm phân thành đạo tâm, nhân tâm, nhục tâm. Do đó mà các tu tử tùy luận nhập tù ( tùy theo những lý luận, học thuyết mà bị trói buộc vào những lý luận, học thuyết ấy ), do vậy mà sanh niệm thiện, ác, cao, thấp. Thật đáng thương thay ! Thánh Hiền thiết lập ra các pháp tương ứng với tài ( tài năng ) tương ứng với căn ( căn cơ ) mà nói, chẳng qua là ở chỗ thích hợp, tiện lợi mà mở cửa, trên mảnh đất của sự từ bi mà thí pháp. Thật đáng tiếc là chúng sanh chẳng ngộ cái lí của vạn pháp quy nhất, vạn pháp đều Không, do đó không thể giác hội được cái diệu của Tam thiên đồng thiên, Tam tâm đồng tâm, Tam cực đồng cực.

 

◎ Bạch Dương đại đạo phụng thiên thừa vận, phổ độ tam tào, thâu viên 96 ( 96 ức ), bình thu vạn giáo, chẳng những phải hoằng dương tánh lí chơn truyền, lại càng phải khiến cho những chúng sanh của thời mạt pháp đều có thể thể ngộ sự huyền áo của nhất tâm tam cực, về điểm này thì các đệ tử bạch dương có thể lãnh hội ở bên trong ngũ tự chơn kinh, mà từ đây hiểu rõ tấm lòng đại từ đại bi xiển dương nhất tâm tam cực của vị phật ứng vận thâu viên, gợi mở cho biết vị cứu thế từ bi Di Lặc Từ Tôn làm thế nào tín, hiểu,hành, chứng cảnh giới “ nhất tâm tam cực ” và quá trình diễn biến.

 

◎ Thật tướng sanh mệnh của Di Lặc Từ Tôn đã từng giống với tất cả chúng sanh và chư phật ba đời, vì muốn siêu vượt giới hiện tượng hữu hạn, ngắn ngủi tạm bợ, tương đối để truy cầu cái thế giới bổn thể vô hạn, vĩnh hằng, tuyệt đối. Do vậy, xem thường mọi thứ của thế giới hiện tượng, cho đến việc trảm thất tình, đoạn lục dục, quét sạch ba tâm, trừ bỏ không còn bốn tướng, kỳ vọng đạt đến cảnh giới bổn thể vô hạn, vĩnh hằng, tuyệt đối. Cái này có thể gọi là nghiệm chứng của tâm vô cực ( pháp thân, lí thiên ) của Di Lặc Từ Tôn, nhận thấy rằng thế giới hiện tượng là hư vọng chẳng thật, do vậy một lòng truy cầu siêu vượt thậm chí xem thường giới hiện tượng, để đạt đến cảnh địa không vô sở hữu ( hoàn toàn trống không ). Thế nhưng, tâm Phật Di Lặc không chỉ ở đây mà viên mãn, cái tâm thái cực của ngài đã nghiệm chứng ứng thân của sắc bất không nhị, bổn thể chẳng rời hiện tượng, hiện tượng chẳng rời bổn thể. Bởi vì nếu chấp trước ở bổn thể mới có thể vĩnh hằng, tuyệt đối, vô hạn thì là gặp phải, chịu sự hạn chế, giới hạn bởi cái vĩnh hằng, tuyệt đối, vô hạn ( ứng vô sở trụ cũng là một loại trụ, Không tập hợp cũng là một loại tập hợp, vô sắc cũng là một loại sắc ) mà trở thành hữu hạn, tương đối và ngắn ngủi, tạm bợ. Do vậy, Tâm của Phật Di Lặc chẳng ngừng ở tâm vô cực, lại càng tiến một bước thể ngộ, hành, chứng cái tâm thái cực, khiến cho bổn thể và hiện tượng dính nhau như sơn quét và keo hồ, trong bổn thể có thể hiển, có thể ẩn tàng cái hiện tượng; trong hiện tượng có thể hiển, có thể ẩn tàng bổn thể ( Đạo dụng, thường ứng thường tĩnh ). Cái tâm Hoàng ( Phật ) Cực của Di Lặc Từ Tôn lại càng sâu một tầng thể ngộ hiện tượng tức bổn thể, bổn thể tức hiện tượng; do vậy mà nhân loại có thể kiến lập Thiên quốc ( cõi nước trời ) trên đất ! là cõi tịnh độ của Thế giới đại đồng.

 

◎ Thật tướng sanh mệnh của Di Lặc Từ Tôn sau khi trải qua tiến trình con đường của tâm Vô Cực, Thái Cực, Phật Cực, thể ngộ cái tâm vô cực, tâm thái cực, hoàng ( phật ) cực này là linh hồn tự tánh vốn có, chia ra nói thì một mà ba, hợp lại mà nói thì ba mà một. Từ đây, linh hồn của Di Lặc Từ Tôn tín, hiểu, hành, chứng “ nhất tâm hợp tam cực ” mà trở thành vị cứu thế vô duyên đại từ, đồng thể đại bi. Các đệ tử Bạch Dương nếu hiểu cái diệu tâm của ngũ tự chơn ngôn của Bạch Dương Đại Đạo thì biết Bạch Dương Đại Đạo tức là ở việc phát dương cái pháp nghĩa của nhất tâm tam cực, hy vọng nhờ vào cái này phổ độ chúng sanh, khiến cho tất cả chúng sanh tín, hiểu, hành, chứng nhất tâm tam cực, noi theo sự đại từ đại bi vô duyên đại từ, đồng thể đại bi của Di Lặc Từ Tôn. Các đệ tử bạch dương nên thể hội, nhận thức rằng chỉ cần tất cả chúng sanh đều có thể tin, hiểu, hành, chứng nhất tâm huyền cực, xiển dương tánh lí thiên đạo, hoàn thành nhân đạo, phối hợp địa đạo, ứng với thiên đạo, vậy thì cái thế giới đại đồng của tự do, bình đẳng, bác ái và cái thiên quốc trên mặt đất của vô hạn, vĩnh hằng, tuyệt đối, cõi tịnh độ của nhân gian nhất định sẽ đến lúc cực kì rõ ràng.

 

◎ Phật có tam thân : pháp thân, ứng thân, báo thân.

 

Pháp thân tức là vô cực lí thiên; bồ đề tự tánh; thả ra thì có thể đầy khắp đất trời bốn phương, khắp pháp giới, lớn không có giới hạn, lúc quy nạp lại ( kết về một mối ) thì có thể lui ẩn ở nơi vi diệu ẩn mật chẳng thể biết được, nhỏ không có giới hạn; chẳng có chỗ nào không đến được, chẳng chỗ nhỏ li ti nào mà không vào được, phi cấu phi tĩnh ( chẳng sạch chẳng bẩn ), phi phương phi viên ( chẳng vuông, chẳng tròn ), người người vốn có, ai ai cũng có đủ, Chư Phật ba đời và tất cả chúng sanh đều cùng thân này. Thân này chẳng phải là ngôn từ có thể nói được, do đó Phật rằng : “ chẳng thể nói ”. Đạo rằng : “ Đạo khả đạo, phi thường đạo, danh khả danh, phi thường danh ” ( Tạm dịch : Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó ( đạo ) thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến ).

 

Pháp thân là thể của vũ trụ vạn vật, là nguồn duyên khởi của chư pháp, là mẹ của thập phương chư phật, là căn nguyên ( gốc rễ ) của vô lượng công đức, là tâm của vô lượng trí tuệ, là bổn của vô lượng diệu hạnh, thiên địa vạn vật theo đó mà sanh, nhật nguyệt vận hành theo đó mà thành, hữu tình vô tình theo đó mà tồn, thiên kinh diệu lí khó biểu đạt, vạn điển áo nghĩa khó giải thích, bất tận, duy chỉ có phật giác, bất ngôn, chỉ có Thánh rõ, đặt tên là Đại Đạo, đặt tên là Thượng thiên, gọi là Chơn như, gọi là Trung dung, gọi là Bồ Đề, tên là thật tướng, tôn kính là Vô Sanh Lão Mẫu, trời nói là Vô Cực Lí Thiên.

 

Phật rằng : “ chẳng dời nửa bước tới Tây Phương ” là nói cái này. Lại rằng : “ tâm tịnh tức phật thổ tịnh ” cũng là nói cái này. Do đó đâu đâu cũng là lí thiên, con ở lí thiên, người ta ở lí thiên, ta ở lí thiên. Con có lí thiên, người ta có lí thiên, ta có lí thiên, cùng một lí thiên, lời nói khó giải thích, chỉ có giác có thể chứng. Lí thiên bất sanh bất diệt, do đó người tín, hiểu, hành, chứng pháp thân có thể nói là siêu sanh liễu tử. Câu danh ngôn của Lục Tổ : “ Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhiễm trần ai ? ”. Ngài đã ngộ chứng pháp thân, do đó đăng lí thiên mà đại chuyển pháp luân. ( Pháp thân là cái chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể dùng lời nói giải thích, những cái ở trên đều là hình dung ).

 

◎ Ứng thân tức là dụng của đại đạo, như gương ứng vật, nhất khí lưu hành, tùy duyên mà chuyển; những cái thành, trụ, hoại, không của sự vận hành nhân quả tức là cái ứng thân khí thiên này. Cái vô duyên đại từ, đồng thể đại bi của Di Lặc Từ Tôn, cái tham tán hóa dục, nỗ lực tự cường chẳng ngừng của nho gia, cái vô vi mà tự nhiên của đạo gia, tất cả đều là những danh ngôn gợi mở cho biết diệu dụng ứng thân của đại đạo.

 

Ứng thân vô hình vô tướng, do duyên mà dùng, hoặc nói là nhân quả, hoặc nói là khí số ngũ hành, do đó ứng thân lớn mà hợp với pháp thân, chẳng rời pháp thân, tức là pháp thân ( người đại nguyện có thể bao hàm mọi thứ mà không chấp, không trụ ); nhỏ mà chấp duyên mà thành nguyện lực thân. Do đó các tu tử nhất định cần phải có nguyện lớn để hòa hợp với pháp thân; như việc phổ độ tam tào, thâu viên 96 ( 96 ức ), Long Hoa tam hội của Di Lặc Từ Tôn, văn thanh cứu khổ của Nam Hải Cổ Phật, thế thế nguyện hành Bồ Tát đạo của phật pháp đại thừa …đều là những ví dụ Thánh của việc phát nguyện lực lớn để hợp với pháp thân.

 

◎ Báo thân là hoàng cực tượng thiên, do duyên mà sanh, do duyên mà diệt, sâm la vạn tượng ( đủ thứ cảnh tượng khác nhau ), chúng sanh cũng như thế ( hành thiện thì được phước báo, làm ác thì chịu ác báo ), nhưng báo thân chẳng rời pháp thân và ứng thân. Do đó, các tu tử nên ngộ cái diệu ý nhất tâm tam cực, ngộ pháp thân, hành ứng thân, tu báo thân. Ngộ pháp thân là tin, hiểu, giác ngộ cái tâm vô cực, chứng lí thiên mà siêu sanh liễu tử. Hành ứng thân là vô duyên đại từ, đồng thể đại bi. Tu báo thân là làm tất cả các việc thiện, không làm tất cả những việc ác. ( Viên mãn báo thân tức hợp pháp thân ! )

 

◎ Sách Trung Dung rằng “ Thiên mệnh chi vị tánh, suất tánh chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo. ” Cái bổn nhiên của trời định tức là định pháp thân lí thiên vô cực. Điều khiển chỉ đạo bổn tánh này vận hành mọi thứ, tức là ứng thân đại đạo mà vạn vật tuân theo. Tu báo thân tức là tu dưỡng loại bản năng suất tánh này ( suất tánh : chiếu theo thiên tánh mà hành ) mà làm tất cả các việc thiện, không làm tất cả các việc ác, cũng là ý chỉ chung của tất cả mọi giáo hóa. Do đó, “ thiên mệnh chi vị tánh ” là vô cực, “ suất tánh chi vị đạo ” là thái cực, “ tu đạo chi vị giáo ” là hoàng cực. Các tu sĩ bạch dương, thân lãnh thụ tánh lý chơn truyền, tam thân đều có, nếu có thể ngay lúc ấy thể hội nhận thức, tin, hiểu, hành, chứng cái đạo của “ nhất tâm hợp tam cực ” thì siêu sanh liễu tử, trở về lí thiên, gặp vô sanh lão mẫu, thậm chí đồng trợ thiên bàn đều chẳng có khó khăn gì !

 

Tâm đắc : chỉnh lí ý nghĩa chơn kinh của từ huấn của sư mẫu.

 

Chữ thứ nhất của chơn kinh : Lí Thiên, vô cực, pháp thân phật thanh tịnh, phải ngộ, thiên mệnh chi vị tánh ( tạm dịch : Thượng đế ban tặng bẩm phú cho con người gọi là bản tánh )

 

Chữ thứ nhì của chơn kinh : khí thiên, thái cực, trăm nghìn ức hóa thân phật ( ứng thân ), phải hành, suất tánh chi vị đạo ( tạm dịch : hành động theo bản tánh gọi là chánh đạo )

 

Chữ thứ ba của chơn kinh: tượng thiên, hoàng cực, viên mãn báo thân phật, phải tu, tu đạo chi vị giáo tạm dịch : tu dưỡng đào tạo nhân tài dựa trên chánh đạo gọi là giáo hóa ).

 

5. Hộ Pháp chân quân giáng loan thư

 

◎ Vô Cực Lí Thiên :

 

Đấy là danh từ hợp lại mà gọi của đạo gia và nho gia; đạo gọi là vô cực, nho gọi là lí thiên, nhà phật gọi là thế giới Tây Phương Cực Lạc, cõi trời này là nơi ở của Phật Thánh và Đại La Kim Tiên, chí thanh chí tĩnh, thoát li tất cả mọi thứ hình sắc, ly không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ, chính là cảnh địa của phật. Khổng Phu Tử gọi là mảnh đất chí thiện, ở luận thuyết của nhà phật thì là bên ngoài của tam giới.

 

Tam giới của phật là chỉ dục giới, sắc giới, vô sắc giới; vô sắc là tối thượng ( chỗ trên nhất ) của khí thiên, tối hạ ( chỗ dưới nhất ) của lí thiên, là chỗ giao giới ( ranh giới chung ) của lí thiên và khí thiên, còn nói đến vô sắc giới thì là chỗ ở của bậc Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát; Bồ Tát ở vị trí trên nhất của vô sắc giới, có thể gọi chung là lí thiên. Phật Thánh là viên thông vô ngại, do đó lí thiên là bậc thánh viên thông vô ngại mới có thể đạt đến cảnh địa này, có thể gọi là cứu cánh thực địa.

 

◎ Thái cực khí thiên :

 

Danh hiệu này cũng là cách gọi thông thường của Đạo, Nho. Đạo gọi là thái cực, Nho gọi là Khí Thiên, lại gọi là Trung Thiên; nhà Phật gọi là cõi trời dục giới, cõi trời sắc giới, là ở trong quyền của thái cực âm dương, cõi trời này là thái cực khí thiên;

 

Còn nói đến cõi trời vô sắc giới của nhà Phật thì tuy chẳng phải là cứu cánh thực địa viên thông vô ngại, cũng có thể gọi chung là lí thiên, là quyền lí thiên, Ngô Thanh Thủy Tổ Sư nay ở cõi trời vô sắc giới của quyền lý thiên này. Những vị ở cõi trời này tức có thể gọi là Phật và Bồ Tát rồi.

 

Còn nói đến thuần thuộc khí thiên tức là chỉ dục giớisắc giới mà nói. Thái cực khí thiên là tên gọi chung của trung thiên, là thiên đạo của bên trong lục đạo luân hồi; những người tu đạo hành công lập đức hữu vi, chẳng thể thoát li âm dương, ngoại đạo tự tu tự luyện, chẳng được một chỉ của Minh Sư, những bậc đại đức thành tâm có thể đạt đến cõi trời này, những phàm phu trung thần hiếu tử, đại thiện nhân cũng có thể ở vị trí phía dưới của khí thiên này ( chỉ cõi trời sắc giới của sắc giới dục giới ). Những thần tiên của cõi trời này bởi vì hữu vi hữu dục, cho nên có thiên vương của các cõi trời quản lí chỉ huy mà nhiếp chính, các trời lại thống nhất quy về sự chỉ huy quản lí của Ngọc Hoàng Thượng Đế của Trung thiên, phàm là ở trong quyền của âm dương, cõi địa cầu thiên vừa nói lúc nãy cũng chẳng phải là ngoại lệ, thống nhất quy về sự chỉ huy quản lí của trung thiên.

 

◎ Hoàng Cực Tượng Thiên :

 

Cõi trời này là thế giới hữu hình, chỗ ở của con người trong lục đạo luân hồi, lại còn có tên là phàm giới, cũng gọi là luyện ngục ( nơi chịu khổ nạn ), những động vật có hình tượng sống ở thế giới này, do đó gọi là tượng thiên, chẳng phải là cõi tịnh độ thần tiên, do đó gọi là phàm giới, bởi vì nhân quả tiền kiếp của nhân loại, cái thiện của họ không đủ để lên thiên đường, cái ác của họ không đủ để xuống địa ngục, cái nhân quả có thiện có ác, chuyển sanh ở phàm giới này, lại tiếp tục tu luyện, định thần tiên phật thánh, hoặc là địa ngục, do đó gọi là luyện ngục. Tam kì mạt kiếp, ơn trên chẳng nỡ để nhân loại đồ thán ( đồ thán : chìm vào trong bùn lầy than lửa – cảnh khốn cùng ) , cho nên thủy hỏa tinh tử thừa vận hạ phàm, cứu vãn những chúng sanh trong biển khổ, nếu không thì giới tượng thiên này cuối cùng cũng có ngày hủy diệt.

 

◎  Nói đến tam thiên của thân người thì cũng có : vô cực lí thiên, thái cực khí thiên, hoàng cực tượng thiên, còn gọi là thượng giới, trung giới, hạ giới.

 

Thượng giới tức là vô cực, ở thân người tức là phần đầu của người; vị chủ tể của vô cực ở chính giữa bên trong huyền quan khiếu, chúa Giêsu thì hình dung ở thập tự giá, lấy đó làm tượng trưng, quản lí tam thiên của thân người ( vô cực thiên, thái cực thiên, hoàng cực thiên ), hình dạng giống với vị chơn tể vô cực của vũ trụ ( chơn tể : vị chủ tể thật sự ) cai quản Lí, Khí, Tượng, cai quản tất cả những thứ hữu hình vô hình, gọi là vị chơn tể của vạn linh chí tôn chí thánh, do vậy Kinh Thánh Cơ Đốc ghi chép rằng : “ thượng đế sáng tạo ra con người là dựa trên hình thể của thượng đế mà sáng tạo ”, người học đạo từ đây tìm thấy nét giống nhau về cái đạo lí lớn của đất trời.

 

Vị chủ tể vô cực của thân người cư ngụ ở mảnh đất chí thiện cai quản tam thiên của thân người, tại vô cực thiên gọi là thiên mệnh chi vị tánh, tại thái cực thiên gọi là tâm, tại hoàng cực thiên gọi là mệnh, mệnh tức là thân. Tánh ở thì tâm tư vạn kế, thân mệnh vạn năng, tánh đi thì tâm tư mất hết, thân mệnh chẳng động, là một cái xác chết. Thân người tuy chia làm tam thiên nhưng cái lí ấy là một.

 

Còn nói đến thái cực khí thiên của thân người thì là thượng bát quái của người, bên dưới phần đầu, bên trên phần bụng, cư ngụ ở trung khu của thân người, chia làm 5 bộ phận ( ngũ tạng ) : tim, gan, phổi, tỳ, thận, giống như quốc gia chia làm 5 viện vậy : viện hành chánh, viện lập pháp, viện tư pháp, viện giám sát, viện khảo thí, dựa vào 5 viện này làm cho hoàn thiện thể chế của quốc gia. Còn nói đến ngũ tạng của thân người: tim, gan, phổi, tỳ, thận thì làm cho hoàn thiện tất cả hệ thống của thân người không rối loạn.

 

Còn nói đến Hoàng Cực Tượng Thiên của thân người là chỉ phần dưới của thân người, cũng là thân thể của toàn thân, thân thể hữu hình dựa vào tâm tánh vô hình mà hành động, do đó nói là thân dịch.

 

Còn nói đến địa cầu thiên là chỉ khí giới cõi khí ) trên địa cầu và đất liên hợp nhau, phàm là cách mặt đất tức là thuộc cõi trời của hạ giới, cõi trời này là nơi ở của thần minh thuộc hạ giới, như là Phúc Đức Chánh Thần, Thành Hoàng, du hồn …hoặc là nhân gian thiết lập riêng thần đàn, đa phần thuộc chỗ ở của thần địa cầu. Những thần minh loại này chẳng cần phải tu đạo, chỉ hành những việc thiện nhỏ, tức có thể trở thành thần của giới địa cầu. Bởi vì những thần minh loại này lúc làm người tại thế chẳng có thanh khẩu trường chay, sau khi chết thì âm khí của linh hồn ấy còn tồn tại, chẳng thể thăng lên thiên giới ( cõi trời ), bởi vì thiên giới dương nhiều âm ít, khiến cho nó tự nhiên không cách nào thăng lên, trời càng cao thì khí càng ít, âm càng ít, đến vô cực lí thiên thì âm dương đều chẳng có, cho nên phải thoát li khỏi cái khí của âm dương mới có thể đạt đến lí thiên, tương tự với việc loài người có thể trọng, tất nhiên phải sống ở trên địa cầu của vật chất, chim có lông cánh có thể bay, cá có vảy do đó có thể vào nước, đấy là định lí của trời đất.

 

Số lượt xem : 518