BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Sáu Loại Nghịch Khảo ( Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật )

Tác giả liangfulai on 2023-07-07 09:18:13
/Sáu Loại Nghịch Khảo  ( Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật )

Sáu Loại Nghịch Khảo

( Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật )

 


Xông qua được nghịch cảnh, mới có thể học được bản lĩnh;

Trải qua được sự khảo nghiệm, mới có thể gánh vác trách nhiệm lớn.

 

 

 

 

Thầy Tế Công nói rằng : “ tu đạo có 6 loại khảo nghiệm, chính là rán ( chiên ) , rang nhỏ lửa ( để lửa liu riu ) , Hầm (cho thức ăn vào nồi đậy kín, để lửa nhỏ nấu tới chín nhừ), hầm cách thuỷ, nấu, nướng.

Lại nói : “ : chưa có trải nghiệm, sao có thể đắc được sự chín chắn thành thục của tư tưởng ? chẳng chịu khảo nghiệm qua, sao có thể chứng thật rằng con là người có chí hướng siêu vượt cái phàm tục ”

 

Do vậy, sáu loại khảo nghiệm của tu bàn đạo đều là quá trình chắc chắn trải qua mà đang tạo tựu chúng ta chứng đắc quả vị vô thượng.

 

 

 

 

   1. Chiên ( rán )

 

Chính là cái gọi là điên đảo khảo, giống như chiên cá đảo qua lật lại vậy, cũng chính là cái khảo chẳng hợp tình lí, chẳng theo quy luật đạo lí thông thường. Sự chiên hầm trong nghịch cảnh thì đúng cũng bảo là con không đúng, không đúng cũng bảo rằng con đúng, khiến cho con thị phi đúng sai khó mà phân biện được rõ ràng, đầu bù tóc rối mặt mũi lấm lem, trong ngoài chẳng ra con người. Hãy nghĩ xem, chẳng chiên thì sao có thể thoát thai hoán cốt, lột bỏ xác phàm ? sao có thể lột buông xuống chiếc mặt nạ giống như mũ giáp, buông xuống cái Tự Ngã ( cái Tôi ) kiên cố như thành luỹ đây ? Chỉ có một lần lại một lần thông qua sự tôi luyện nhân sự, trong tình huống khiến con chẳng có chút phòng bị mà tôi luyện đi tôi luyện lại, mài đến một chút lí chướng, ngã chấp đều chẳng thấy, tác dụng của tâm thức đều chẳng còn, thức trí biện thông đều buông xuống, còn sót lại một cái bổn lai diện mục của trước lúc cha mẹ chưa sanh mình ra.

 

2. Rang ( để lửa liu riu )

 

Chính là cái khảo huỷ báng, giống như món canh hầm rất là lâu, cũng chính là những lời lẽ lạnh nhạt ở phía sau, những tội danh gán ghép, khiến cho con ở trong “ thị phi, nhân sự, danh tướng ” trốn cũng trốn không xong, chẳng muốn nghe, chẳng muốn thấy, chẳng muốn gánh vác cũng không được, hầm đến mức con chí lực cứng cỏi siêu vượt hơn người, công phu nhẫn nại chẳng ai sánh bằng ! Bất kể là bị nói hay là nói người, bất kể là tranh với người hay bị người bài xích, bất kể là đắc ý hay là uỷ khuất ( chịu sự đãi ngộ không công bằng, bị oan uổng ) thì đều có thể trầm được khí, nén được cơn giận, định được cái tâm, hầm ra cái chơn công phu “ coi mà chẳng thấy, nghe mà chẳng nghe thấy ”, biết thấu cái đạo lí của “ duyên sanh duyên diệt ”, sáu căn cũng chẳng bị sáu trộm làm dao động nữa, chủ nhân ngồi ngay vững ở giữa.

 

3. Hầm ( cho thức ăn vào nồi đậy kín, để lửa nhỏ nấu tới chín nhừ)

 


 

Chính là trên dưới khảo, giống như chiếc nồi hầm kín hơi vậy, cũng chính là trên chiên lại thêm dưới rang, chịu đựng sự khảo nghiệm gấp bội, như là thân là tiền hiền mà chẳng hiểu các hậu học, khiến cho các hậu học cảm thấy áp lực; thân là hậu học lại chẳng thấu hiểu thông cảm, đặt mình vào vị trí của Tiền Hiền mà nghĩ thay cho Tiền Hiền, chẳng phục Tiền Hiền, đấy là cái khảo lẫn nhau giữa trên và dưới, cũng có thể là ông trời mượn người mượn việc đang khảo con, còn con phải chăng có thể đem cái cảm nhận thượng lăng hạ nhục mà chuyển thành cái sứ mệnh thừa thượng khải hạ không ? Vứt bỏ sang bên cái “ Tôi nhỏ ” thì nhìn thấy được cái “ Tôi lớn ”, hãy nâng cao cái tâm cảm ân thì mới buông xuống được cái tâm oán trách, lúc này làm gì có “ hầm ” đây ?

 

4. Hầm cách thuỷ

 

Nghĩa là cái khảo vô tình, như là sự khảo nghiệm nhà tan người chết, vợ con li tán. Sự khảo nghiệm lớn như vậy tất có sự tồn tại nhân quả của nó, nghiệp lực khó giải nhất có thể bèn ở trong lòng tin kiên định, sự an giữ bổn phận, chẳng hoang mang chẳng nghi ngờ của con mà giải mở ra được, do đó phải bình cái tâm xuống mà đi ứng phó, thì mới không dẫn đến trên nghiệp thêm nghiệp.

 

 

5. Nấu

 

Chính là đạo khảo, cũng có nghĩa là sự khảo nghiệm những khốn khó nhiều mặt thêm lên trên mình con, cũng giống như đem nhiều món rau gọp lại nấu chung, khảo đến mức con tâm thần tán loạn, mơ mơ màng màng chẳng rõ sự lí, xem xem coi trí tuệ của con có đủ hay không ? có chăng cái tâm tham vọng tưởng ? phải chăng oán trách ? như là sự mài đi mài lại giữa các huynh đệ, vợ chồng, cha con, hoặc là sự đau bệnh trên thân, sự đấu tranh giằng co của nội tâm, hoặc là sự khảo nghiệm của Tổ Sư giả, những thần thông dị thuật. Lúc này phải nhẫn nại tâm tánh, tri thiên nhận mệnh, nhận lí thật tu, trước khi tâm ý chưa lắng trong thì tuyệt đối chớ có manh động mà lên cơn giận dữ, tuỳ tiện lựa chọn hành động hoặc buột miệng ngôn luận để tránh phát sanh thêm những vấn đề mới không đáng có gây nhiễu phiền đến bản thân và người khác.

 

6. Nướng ( quay )

 

Chính là nội ngoại khảo, sự huỷ báng của bạn bè thân thích, sự tranh đấu giằng co của nội tâm, ví dụ như nói người nhà và bạn thân chẳng tán đồng việc con ăn chay hoặc đến phật đường, hoặc do đến phật đường mà giảm bớt thời gian hội tụ quây quần với người nhà, do ăn chay mà tạo thành sự ghẻ lạnh xa lánh của bạn thân, người nhà, hoặc do sự nghiệp và gia đình mà làm trở ngại việc tham dự thánh nghiệp … đủ thứ những sự giằng co tranh đấu nội tâm ảnh hưởng gây khó đều gọi là nướng ( quay ).

 

 

 

Hoạt Phật Ân Sư nói rằng : “ sáu loại khảo nghiệm của tu bàn đạo, bất kể là các con gặp phải loại nào, đều phải qua ải 

Tiên Phật cũng đã từng từ bi nói rằng : “ nghịch cảnh là chiếc lò luyện lớn mài luyện ý chí, đau khổ là sự tăng thượng duyên để hoàn thiện nhân cách ”.

Hoạt Phật Ân Sư nói rằng : “ khi thuận đến thì phải thu liệm kiểm điểm hành vi của mình nghiêm túc chớ không phóng túng ) , lúc nghịch đến thì phải cho bản thân mình một cơ hội để tôi luyện ”.

Biết qua nghịch cảnh thì mới có thể học được bản lĩnh; trải được khảo nghiệm mới có thể gánh vác nhiệm vụ trọng đại ”. Do vậy, những khảo nghiệm này đều là đang giúp các con trưởng thành. Ơn trên giáng khảo là để khảo đạo niệm của chúng ta đạt đến sự tinh thuần chẳng có chút tạp chất, khảo những điểm yếu của chúng ta, khảo những chỗ quan trọng hiểm yếu của chúng ta, khảo sự chẳng rõ lí của chúng ta, cũng chính bởi vì chúng ta chẳng đủ rõ lí nên mới chuốc lấy cái khảo.

Khảo, là vô tình đấy, bởi vì con chẳng cách nào tiếp nhận, do đó gọi là “ khảo ”. Từ trong sự khảo nghiệm tìm ra được điểm mù ( những vấn đề nhìn không thấy ) , những nhược điểm của bản thân, tìm thấy những vấn đề tu bàn đạo của bản thân. Nếu như suốt đường thuận tâm như ý huy hoàng thăng lên, hễ sao lãng bất cẩn không chú ý đến thì thuận khảo bèn đã đến. Chỉ có lí niệm rõ rõ ràng ràng, lí niệm đúng đắn thì chẳng đổ ngã nổi.

 

 

Số lượt xem : 489