BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thừa Thượng Khải Hạ ( Lời của thầy )

Tác giả liangfulai on 2023-05-26 16:29:27
/Thừa Thượng Khải Hạ   ( Lời của thầy )

Xuất khẩu thành nguyện, lời nói hành động hợp nhất để phục chúng.


Hôm nay các con tu đạo, bất kể là gánh vác thiên chức gì, vai trò gì, “ thực tế ” là quan trọng nhất. Con mang thiên chức gì, vai trò gì, con ruốt cuộc cũng phải tu tốt bản thân mình. Thế nào xem là tu tốt đây ? Thực thực tế tế là tốt nhất. Ví dụ như nói, con làm vị giảng sư, lên bục cái gì cũng đều biết nói, bắt đầu từ chỗ khai thiên tịch địa, Bàn Cổ, Nữ Oa, cái gì cũng đều biết giảng nói, mãi cho đến đời tổ thứ 18, chỗ nào cũng đều thông đạt tinh thông cả, bất cứ chuyện gì cũng đều hiểu biết cả, thế nhưng con làm người chẳng thiết thực, vậy thì có ích gì ? Ở trên bục thì là một kiểu, xuống bục giảng rồi lại là một kiểu khác, vậy có tốt không ? Như thế chẳng thể khiến cho người khác tín phục đâu đấy ! Hôm nay chúng ta tu đạo phải thiết thực, có bao nhiêu nguyên liệu thì bấy nhiêu phối liệu, vậy mới là vị ngon vừa ăn thật sự, hiểu không ? Chúng ta nói lời nói, nói được làm được. Thời cổ xưa chẳng có nhang chẳng có giấy, Thánh nhân lập nguyện chẳng giống với chúng ta, đốt bó nhang, dâng tờ biểu văn. Những người thời cổ xưa xuất khẩu thành nguyện, nói ra miệng rồi thì là nguyện của con, nói được làm được. Còn bây giờ thì sao ? Đã đốt nhang rồi, lập giấy rồi, rồi sau đó quên mất, có ích gì không ? Do vậy hôm nay các con phải hiểu rõ phẩm cách của tự bản thân là như thế nào, điểm này rất quan trọng. Con phải làm tốt bản thân mình. Chúng ta làm người phải có phẩm cách, chớ có để người khác xem thường; tự bản thân phải xem trọng chính mình, nói được làm được mới là đại trượng phu đầu đội trời chân đạp đất, hiểu không ?

 

Măng tre là loài thực vật bình thường, phổ thông, thế nhưng cái vỏ của nó sau khi cởi bỏ đi rồi thì biến thành tre trúc. Đốt tre có thể ví dụ như bậc quân tử, bản thân của tre là rỗng tâm ( rỗng ruột ) đấy, vì sao có thể đại biểu cho bậc quân tử ? Vì sao rỗng tâm thì đại biểu cho bậc quân tử ? Cây tre, các đốt của nó con dùng lửa thiêu đốt, sau khi đốt rồi nó vẫn bảo lưu các đốt của nó, chiều ( cao, ngang ) của nó, điều đó biểu thị phẩm cách làm người của chúng ta cũng phải như thế, chẳng bởi vì lúc ở trong cảnh khốn khổ bần cùng mà dễ dàng chỉ lo cái trước mắt mà đánh mất đi chí hướng to lớn dài xa. Con người gặp phải sự khốn cùng, gặp phải những khốn khó khổ nạn rồi, cái chí hướng xông thiên trước kia bèn chẳng còn nữa. Do đó muốn các con học tre trúc, chớ có bởi vì những khốn cùng, bởi vì những khốn khó khổ nạn của hoàn cảnh mà quên mất cái tâm, cái nguyện gốc ban đầu vốn có của bản thân các con. Do vậy, đốt tre mới được ví dụ thành bậc quân tử. Đối đãi với người thì phải có thể xử sự khiêm tốn hòa nhã nhún nhường để nuôi dưỡng cái đức hạnh của mình, vạn sự đều bao dung, vạn sự đều rỗng tâm; đa tâm thì chẳng tốt rồi, đúng không ?

 

 

 

 

 

 

 

 

Một con cá, nó ở trong nước chẳng việc gì làm cũng là bơi, có việc thì cũng là bơi. Vậy các con nói xem, một con cá bơi ở trong con sông thì thịt của nó khá là cường tráng, chắc khỏe, khá ngon hay là con cá nỗ lực lội ngược dòng thịt của nó khá tươi ngon hơn ? con cá nỗ lực lội ngược dòng, phải không ? Bởi vì nó nỗ lực lội ngược dòng, nó dùng tận hết tất cả mọi hơi sức mà nó có, có thể khiến cho thân thể của nó cường tráng chắc khỏe, đúng không ? Đạo lí làm người cũng như thế. Hôm nay các con nỗ lực lội ngược dòng ( cầu tiến ) , tuy rằng có sóng gió, tuy rằng có những khốn khó, thế nhưng sau này các con sẽ rất cường tráng, hiểu không ? Hãy xem những cọng cỏ yếu ớt, cỏ leo bám tường kia, hễ gió thổi một cái, có phải là nó bèn sẽ ngã tựa vào tường không ? Tường ngã đổ rồi thì nó tựa vào ai đây ? Tường đổ ngã rồi thì nó bèn chẳng biết phải tựa vào đâu cho tốt đây. Do vậy hôm nay các con phải tự lập tự cường, phải hiểu rõ cái đạo lí này. Thầy đây hy vọng các con mỗi người đều dũng cảm tiến thẳng về trước, giống như con cá ấy vậy, tương lai sau này bơi ngược về Lí Thiên, được không ?

 

 

 

 

Thầy đây hy vọng các con tu đạo chớ có quên mất cái gốc rễ căn bản. Chúng ta hôm nay tu đạo tu thế nào, làm thế nào, lúc bắt đầu thầy đều đã nói rồi, những thói hư tật xấu, tánh khí nóng nảy của bản thân vẫn là phải sửa đổi, chẳng phải là lãnh một phần thiên chức rồi, gánh một phần trách nhiệm rồi thì chẳng cần tu đạo nữa, chẳng phải là đi ra ngoài bàn đạo thì chẳng cần tu đạo; tu đạo bàn đạo phải đồng thời cùng lúc đấy. Bàn đạo là con đi độ chúng sanh, tu đạo là con độ tự bản thân, chúng ta cả hai việc cùng song tiến. Hôm nay con là người tu đạo nên làm thế nào cho tốt, nên có phong thái dung mạo như thế nào, ra ngoài phải phấn khởi tinh thần, phấn chấn tinh thần thì mới có thể thành toàn người được.

 

Thân là giảng sư, giảng viên thì chớ có chấp vào bát nhã văn tự, nghìn kinh vạn điển rốt cuộc đều là chứng minh cho chơn đạo này; chớ có quá tự ti xem nhẹ bản thân, mỗi người hãy tận chức trách của mình, thay trời tuyên hóa. Chớ có bàn luận những điều thị phi đúng sai của người khác, hãy kiểm điểm bản thân, khoan dung lượng thứ cho người khác, dùng cái tâm vô vi mà tu đạo bàn đạo, thủy chung như một.

 

Chỉ nguyện làm chiếc cầu nối, chớ lầm lẫn làm đài phát thanh; “ giảng sư ” là làm cái gì đây ? Giảng sư có tầm quan trọng gì đây ? Giảng sư chính là người giảng bài, truyền thụ việc học, đều giảng nói những lời gì đây ? giảng nói những lời thành toàn người, những lời có ích đối với người khác. Giảng sư là cầu nối, là cầu nối giữa Điểm Truyền Sư với các đạo thân. Giảng sư không thể tùy tiện làm cái đài phát thanh, mà phải viên viên dung dung, lòng thành ở trong thể hiện ra hình tướng, hành vi lời nói bên ngoài, không giả tạo, nắm bắt theo đường kim tuyến mà bàn việc trời. Mọi người thảy đều vui vẻ cam tâm tình nguyện chính là một tấm lòng, chỉ là tư tưởng quan niệm khác nhau, phương pháp khác nhau, do đó mà có sự rạn nứt, có sự hiểu lầm, thế nhưng giảng sư là nhân vật quan trọng có thể cứu vãn đại cục. Hôm nay giữa Điểm Truyền Sư và đạo thân có những sự tranh cãi hiểu lầm gì thì là các con có thể đến hóa giải, có thể đến trợ giúp. Giảng sư không được thiên lệch về bên nào; thầy đây cũng không hy vọng các con hoàn toàn thiên lệch về phía Điểm Truyền Sư, bởi vì Điểm Truyền Sư cũng là con người, Điểm Truyền Sư cũng có những lúc lựa chọn quyết định sai lầm. Đạo thân cũng là xuất phát từ cái tấm lòng thành này, có cái tâm này muốn bàn sự, thế nhưng căn cứ trên nền tảng của phật quy lễ tiết, phật quy trang nghiêm đủ thứ, chúng ta phải theo thứ tự đến trước đến sau, có trình tự, theo trật tự đã quy định sẵn, đấy chính là giảng sư các con phải dùng tâm tư của các con để suy ngẫm cân nhắc rõ ràng khéo léo tỉ mỉ, lọc rõ kĩ càng, đúng không ?

 

Hôm nay các con là giảng sư, điều quan trọng nhất là phải làm phong phú bản thân, đạo học phải trau dồi phong phú, thế nhưng chớ có trau dồi phong phú quá mức đến mức chấp trước văn tự, như thế sẽ tự cho bản thân sự chướng ngại. Thật ra tốt nhất chính là loại người chẳng có đi học qua. Hôm nay họ không biết chữ sẽ không rơi vào chướng ngại văn tự, sẽ không cố chấp chẳng biết biến thông, phí sức nghiên cứu những vấn đề vô dụng hoặc chẳng cách nào giải quyết được. Thế nhưng hôm nay nếu đã đính lập văn tự, văn tự nếu đã sản sinh thì sẽ có sự phân biệt Thánh Hiền và Ngu Dốt. Cái mà Thánh Hiền muốn làm chính là dùng văn tự để mở đường dìu dắt những kẻ ngu dốt, còn hành vi mà những kẻ ngu dốt đã làm chính là đem văn tự dùng để hãm hại chính bản thân mình. Hôm nay Nhất Quán Tiên Thiên Đại Đạo giảng nói cái gì ? Tư tưởng của Nho gia, đúng không ? Cái mà chúng ta giảng nói, xiển thuật chính là thân tâm, phẩm tánh, đạo đức, quan niệm, lương tâm, trên hành vi có thể dạy người ta làm như thế, trên phương tiện dạy trí tuệ cho người có Tứ Thư Ngũ Kinh, kinh điển của các giáo có thể để mở đường dìu dắt trí tuệ của con người, khiến cho con người càng có thể siêu phàm nhập thánh, đấy chính là chỗ thù thắng của Thiên Đạo, các giảng sư có hiểu rõ không ? Nay chúng ta phải học làm cho trong ngoài phải viên mãn, trau dồi phong phú, chúng ta đi cảm hóa người, giúp đỡ người, những việc này giảng sư làm rồi thì mới xứng với chức vị giảng sư, đúng không ? Phật đường nếu như lúc này đổ sập xuống, giảng sư các con đứng lên phải chống đỡ lấy, không thể nói rằng phía trên còn có Điểm Truyền Sư, đều đẩy sang cho Điểm Truyền Sư. Chúng ta phải có sự gánh vác. Điểm Truyền Sư xem trọng các con, cho các con một phần trách nhiệm, chúng ta phải gánh nó lên, thế nhưng mọi người cũng đều chưa làm qua, đều chẳng quen thuộc, đúng không ? Do vậy phải thỉnh giáo đa phương. Hôm nay đạo trường muốn bắt đầu lại, thế nào cũng sẽ có người hy sinh, có thể sự đánh giá phê bình của người khác đối với con không được tốt, thế nhưng bởi vì sự hy sinh của con, cái đạo trường này mới có lại kỉ cương để duy trì bảo vệ, hiểu không ?

 

Giảng viên làm cái gì ? Giảng viên vô cùng vô cùng quan trọng, quan trọng như thế nào đây ? quan trọng như bột giặt chất tẩy vậy, mỗi người đều là tí ti bột giặt, nước thì giống như đạo trường của chúng ta, quần áo thì giống như các đạo thân mới của chúng ta vậy. Hôm nay trách nhiệm của các con là phải tẩy rửa sạch các đạo thân mới. Giảng viên nói đến thì có chút giống với thân phận của gián điệp vậy, vì sao lại nói là thân phận gián điệp đây ? Hôm nay con phải ngầm ẩn vào cõi hồng trần thế tục, ngầm ẩn vào bên mình của ai đó để tìm hiểu về họ, giúp đỡ họ, sau khi tìm hiểu rồi thì phải thật tốt mà suy ngẫm xem dùng phương pháp gì đi giúp họ tẩy rửa sạch sẽ ? Các con đều là những tiên phong đi độ hóa chúng sanh, mỗi một hạt đều có công hiệu của mỗi một hạt, do vậy chớ có xem nhẹ bản thân, phải đem đạo thân tẩy rửa thật sạch, thế nhưng chớ có đem bản thân mình rửa không còn thấy nữa rồi, cứ rửa cứ rửa thì biến thành bọt xà phòng rồi, biến thành bọt làm cái gì ? vẫn là tiếp tục rửa, do đó trách nhiệm của giảng viên rất quan trọng. Các con rất nhỏ bé rất nhỏ bé, thế nhưng lại rất quan trọng rất quan trọng. Chỗ mà các con có thể tiềm nhập là chỗ mà người khác chẳng thể tiềm nhập ( thâm nhập ) , ví dụ như nói đi thăm viếng đạo thân, Điểm Truyền Sư chẳng cách nào có thể đi đến nhà của mỗi một đạo thân được, vị đạo thân này có tâm sự thì anh ta chỉ nói với các con thôi, bởi vì anh ta sợ rằng lỡ như nói với giảng sư rồi, giảng sư bèn sẽ giảng nói với anh ta một đống đạo lí, thế là một tiếng đồng hồ đã trôi qua, do đó anh ta chẳng nói chuyện với Điểm Truyền Sư, Giảng Sư, thế nhưng anh ta nói với các con, do đó giảng viên có phải là rất quan trọng không ?

 

Nếu như một nhân viên thuyết giảng, những đạo lí mà anh ta đã giảng nói không tinh túy sâu sắc, không phong phú, chẳng ích gì đối với mọi người, thì người ta có còn thích nghe không ? lúc bấy giờ nghe lớp sẽ là một loại hình nhẫn chịu khổ sở, đúng không ? những bài nghe giảng hay thì người ta có thể nghe một cách hứng thú vui thích, quên mất thời gian nghỉ giải lao; thế nhưng lúc mà muốn ngủ thì bài giảng hay cũng trở thành không hay rồi, ghế cũng ngồi không nổi nữa rồi. Do đó chúng ta giảng bài phải có sức thuyết phục, phải có loại thành tâm kính ý này, giải thích nói rõ với mọi người về cái tốt của đạo, giải thích chơn nghĩa của đạo, xiển thuật chân lí, do đó mà người thuyết giảng thì đạo học nhất định phải tinh tiến.

 

Có thể nói cũng có thể làm, mới là vị giảng sư thật sự.

 

Nghe đạo có trước sau, cầu đạo cũng có trước sau, phải không ? Những người đã cầu đạo rồi thì gọi là Tiền Hiền, những người cầu đạo sau thì gọi là hậu học, Tiền Hiền phải lãnh đạo dẫn dắt hậu học, hậu học phải tôn kính Tiền Hiền, đấy là việc của lẽ đương nhiên. Mọi người đến nghe đạo lí, chúng ta cũng chớ có nói rằng người này giảng không hay bằng người khác. Chúng ta phải nên học tập người người ta, nhìn thấy những người hiền năng thì bèn muốn noi theo học tập nơi họ, phải không ? Nhìn thấy người khác tốt, chúng ta phải học tập; người ta lên bục giảng giảng bài giảng hay, chúng ta phải cho họ sự cổ vũ khích lệ. Còn bản thân giảng sư thì sao ? Phải nhanh chóng nỗ lực, tăng cường tinh tiến. Bản thân giảng sư có chuyên đề của mình hay không ? Con đã lãnh nguyện giảng sư làm gì ? giảng sư chẳng phải là lãnh mệnh, mà là lãnh nguyện, hiểu không ? Lãnh mệnh và lãnh nguyện là khác nhau đấy, con đã lập nguyện con đã lãnh nguyện, phải nhanh chóng mà đi làm, phải lên kế hoạch lúc nào thì phải xem những sách gì ? chuẩn bị đề tài diễn giảng gì ? Hãy nhanh chóng báo cáo với Điểm Truyền Sư : “ Thưa Điểm Truyền Sư, hậu học có đề tài diễn giảng, có tư liệu, liệu thầy có thể sắp xếp cho hậu học lúc nào đi giảng bài ? ” , phải có dũng khí đưa ra sự thỉnh cầu. Phải nghĩ cho đạo trường, chớ có chỉ nghĩ cho bản thân; tự mình đã lập nguyện giảng sư thì phải đi liễu nguyện, phải đi làm, nếu không thì muốn các con lãnh nguyện giảng sư để làm gì ? Người học giảng một đề tài phải tiếp tục học giảng đề tài thứ hai, có được không ? thôi thầy không giới hạn thời gian cho các con ! để tránh việc các con sẽ giống như nói người khác vậy, nói rằng thầy đây rất chuyên chế ( chế độ độc tài, chuyên quyền ) , nói rằng thầy nắm quyền lớn. Ôi chúng sanh, chính là khó mà giáo hóa, phải không ? Thầy đây thường rất chẳng biết nên làm thế nào cho phải, nghĩ rồi lại nghĩ, nhắc rồi lại nhắc, chẳng biết phải nói bao nhiêu lần, thế nhưng vẫn là chẳng có cách. Các Điểm Truyền Sư, Đàn Chủ, Giảng Sư, Tam Tài phía trước, chớ có bởi vì đã có thiên chức này rồi thì không đi làm những việc mà bàn sự nhân viên phải làm, đấy là không đúng đâu, bàn sự nhân viên là tầng nền, bàn sự nhân viên mới là gốc rễ căn bản.

 

Giảng sư giảng viên trước khi lên bục giảng giảng bài phải hướng về Điểm Truyền Sư thỉnh mệnh, đấy là lễ tiết, cũng giống như trước khi giảng bài phải hướng về phật vị tam cúc cung vậy, phải để cho Điểm Truyền Sư biết rằng con sắp lên giảng bài rồi, muốn giảng bao lâu, giảng không được hay tốt thì thỉnh mời Điểm Truyền Sư từ bi, những điều này các con đã làm được hay chưa ?

 

Trong phật đường có rất nhiều chuyện Điểm Truyền Sư chẳng tiện nói, giảng sư giảng viên các con đây cũng phải biết duy trì bảo vệ. Ví dụ như vị đạo thân nào đó làm không được tốt, nếu như do Điểm Truyền Sư đích thân đến nói anh ta, vị đạo thân ấy nhất định nghĩ là lỗi không tốt của bản thân, sau này bèn chẳng dám đến phật đường nữa rồi, bị khảo đảo rồi, lúc này bèn cần lực lượng của các con rồi; các con chính là giống như huynh đệ tỉ muội vậy, phải thật tốt mà khuyên bảo anh ta, phải nói rằng : chúng ta cũng đều là đang học tập bàn sự, tôi cũng làm không đủ tốt, lần này làm không được tốt, lần sau chúng ta cải tiến thì tốt rồi. Nói như thế chẳng phải là khá viên dung hay sao ?

 

Thị phi đều do mở miệng nhiều, phiền não chỉ vì tâm quá nhiều

 

Nơi có người thì sẽ có thị phi. Con chớ bảo rằng ít người thì chẳng có thị phi. Người ít, nếu như mỗi người một cái tâm, vậy thì rốt cuộc là muốn ăn cơm hay muốn ăn cháo đều chưa biết chừng, phải không ? Nếu đã ít người, tâm bèn ít đi một chút, tâm ít đi một chút thì phiền não bèn ít đi một chút; phiền não ít đi một chút thì thị phi bèn ít đi một chút; thị phi ít đi một chút thì mọi người bèn vui thêm một chút. Lại nữa, chính là bởi vì ít người, mọi người mới có thể càng đồng tâm hiệp lực, chỉ cần quan niệm nhất trí, cách nghĩ nhất trí, bước đi điều chỉnh rồi, có phải là bèn chẳng có vấn đề ? Mọi người có thể đi càng nhanh, có thể giúp đỡ càng nhiều người. Người ít người nhiều cũng đều như nhau, giống như một gia đình lớn vậy, chúng ta phải quan tâm lẫn nhau, yêu thương bảo vệ lẫn nhau. Mỗi một phần tử trong phật đường đều giống như huynh đệ tỉ muội vậy, mọi người phải tương thân tương ái. Lão Mẫu trên trời hạ sanh mỗi một người đều là con cháu của Nguyên Hoàng, đúng không ? Mọi người đều là huynh đệ tỉ muội phải không ? Đều là từ Lí Thiên mà xuống đây, chẳng yêu thương họ, lại yêu thương ai đây ?

 

Các con đạo lí đã nghe nhiều rồi, mọi chấp trước chướng ngại cũng theo đó mà nhiều thêm. Đưa ra ví dụ vậy ! Có ai đó lâu rồi chẳng về phật đường, nay đều đang làm công việc của bản thân, vì cuộc sống, vì mưu sinh cho gia đình, các con bèn đem một câu thuật ngữ đạo trường rằng “ nặc đạo bất hiện ” mà đội cái mũ ấy lên đầu người ta. Thuật ngữ đạo trường dùng nhiều quá thì không tốt đâu ! Người ta thật sự chẳng có tâm sao ? Con làm sao biết, người ta nói không chừng là chuẩn bị sau khi kiếm được một khoản tiền lớn rồi đem ra nước ngoài khai hoang ? Con làm sao biết người ta chẳng phải là cái phần tâm này ? Con làm sao có thể ở trong tùng thư đạo học của phật đường tùy tiện lật ra một câu nói, bèn gán cái mác danh cho người ta, phương pháp này là không đúng. Người ta chỉ là hơi hơi có chút làm không được tốt, con bèn nói rằng người ta đã khởi tham sân si, thuật ngữ đạo trường lại đến rồi !

 

Biết rõ rằng phải có lễ phép, phải cung kính đối với Điểm Truyền Sư, với Tiền Hiền, Thiên Ân Sư Đức từ bi treo bên miệng, những lời treo bên miệng thì không phải là xuất phát từ sự thành tâm thành ý, vậy thì chẳng từ bi chẳng thiên ân sư đức rồi, hiểu không ? Hôm nay mỗi người đều có nỗi khổ sở ẩn giấu trong lòng khó nói, bất luận là thế nào, chúng ta chỉ cần ghi nhớ lấy một câu rằng “ kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân ” , điều gì mình không muốn, không thích thì cũng đừng làm cho người khác. Hôm nay nếu là con rơi vào cảnh ngộ khốn khổ như thế này, những việc đã làm của con, người ta sẽ tán thành hay không ? Rất khó nói, nói không chừng người ta cũng không tán thành, cũng đội cho con chiếc mũ, gắn cho con cái mác. Hôm nay các con lại là những người đứng ở phía trước, mỗi một hành vi cử chỉ, những người ở phía sau đều nhìn thấy một cách rõ ràng, vậy con ở trong phật đường tư cách lí lịch lâu, học nhiều, đạo học tốt, con lại tùy tiện nói ra một câu nói như thế, vậy anh ta trong nhóm các hậu học, ở trong phật đường làm thế nào mà đứng nổi ? Do vậy miệng rất quan trọng. Các con là giảng sư, đạo lí cũng hiểu, miệng có thể nói lời tốt cũng có thể nói lời xấu, lời tốt thì con thành toàn người, lời xấu thì con làm tổn thương cái tâm của người khác, khảo rớt người khác rồi, biết không ?

 

Lúc muốn nói chuyện với người khác, con phải ngẫm nghĩ xem : mình và cậu ta cãi nhau như thế mình có thành toàn được cậu ta không ? Khi con muốn đi so đo tính toán với người ta, con phải ngẫm nghĩ xem : nhường cho cậu ta một phần thì đã thành toàn cậu ta, để cậu ta sau khi hiểu rõ đạo lí rồi thì sẽ không phạm vào nữa rồi.

 

Các con chính là thiếu sự hăng hái và sức sống. Nói đến sự hăng hái, có vẻ như bình thường đã trang nghiêm quen rồi, lúc phải hăng hái thì chẳng hăng hái ra nổi. Cần sức sống, bình thường đã nghiêm túc quen rồi, bèn chẳng hoạt bát ra nổi. Do đó, hôm nay ở phật đường chúng ta giống như người một nhà vậy, con ở trong nhà có trang nghiêm trang trọng như thế không ? Con ở trong nhà cũng có mặt thoải mái thanh thản nhẹ nhõm, cũng có mặt tán gẫu đùa vui với người nhà, các con có mặt này không ? vẫn là cần phải có một chút vui vẻ, chớ có bảo rằng ồn ồn ào ào thì chẳng có đạo khí ( khí chất tu đạo siêu phàm thoát tục, bầu không khí tu đạo ) ; mọi người ồn ồn ào ào, hi hi ha ha chính là vì đạo. Hôm nay chúng ta đàm thiên thuyết đạo nói đến hi hi ha ha, có phải là đạo khí ? Con nếu như nói những chuyện phàm mà nói đến hi hi ha ha, vậy thì chẳng phải là đạo khí rồi, đấy hoàn toàn là chuyện khác rồi. Chúng ta phải xem thời cơ, lúc nào thì phải thư thái thả lỏng, lúc nào phải trang nghiêm trang trọng, như thế mới là sự hoạt bát lung linh.

 

「師 Sư  ( tiếng hoa âm đọc là shī ) của giảng sư là cái “ sư nào ” ? là “tư ” ( tiếng hoa âm đọc là  ) lại  thấp tiếng hoa âm đọc là shī ) ?

 

Cái gì gọi là “tư -  ” ? tư nhân, cái tôi nhỏ gọi là “ tư ” . Vì sao mà “ tư ” phải thêm một chữ “ giảng ” nữa ? có phải là lén la lén lút nói những điều bí mật, nói những chuyện bí mật riêng tư thì gọi là “ giảng tư ” ? Nói cái tôi nhỏ, nói những việc tự tư ích kỉ thì gọi là “giảng tư ” ? Vì sao mà những bí mật, những ẩn tư lại bị nói ra ngoài vậy ? Có phải là có người nói trước rồi, phía sau mới có người nói theo ? Những chuyện gì phải nói lén, nói ngầm đây ? Có phải là những việc không thể bảo cho người khác biết được ? cớ sao lại còn phải nói ra bên ngoài ? giảng tư giảng lâu rồi thì biến thành giảng “ thấp ” ( ướt ) . Đồ vật ướt rồi có phải là sẽ bốc mùi hôi thối ? giảng tư giảng lâu rồi cũng sẽ tiếng xấu ác đầy khắp cả trời, đúng không ?

 

Các con đều là những đồ nhi của thầy, thầy đều gọi các con là gì ? ( Tiểu Tế Công ), vậy thì các con phải giảng “ công ” mới phải, vì sao lại còn muốn giảng “ tư ”đây ? Hiểu thì là hiểu, thế nhưng muốn làm được thì lại rất khó; con trước hết phải học biết khống chế kiểm soát cái tâm của con thì mới có cách khống chế cái miệng của con. Khi miệng không tốt thì sẽ nói những lời không tốt, sẽ “ đạo ngắn khoe dài ” , phải không ?

 

Phát tâm rộng lớn vì mọi người mới là sự hành công liễu nguyện chơn thật

 

Nay thầy đây không đề xướng các con vì bản thân, có hiểu được ý thầy hay không ? Thầy muốn các con biết rằng, hôm nay chúng ta là vì người khác, phải nghĩ xem làm thế nào đi giúp đỡ người khác, những việc chúng ta làm có phải là đều có ích cho người khác ? Hôm nay thầy đề xướng bản thân chúng ta chịu thiệt thòi, các con có làm được hay không ? Nếu như hôm nay cái mà các con vì đều là bản thân, thiết lập phật đường vì tốt cho mình, vì tốt cho cha mẹ của mình, vì tốt cho con cái của mình, hoặc chỉ nghĩ rằng mình hôm nay hành công, mình sau này có thể trở về trời, những quan niệm này đều là vì để tốt cho bản thân mình sau này, hoặc là nói rằng là vì tốt cho cha mẹ mình, cho con cái của mình mà thôi. Hôm nay chúng ta là vì tốt cho người khác, đi giúp đỡ người khác, yêu thương bảo vệ người khác, đi giúp đỡ tốt cho con cái của người khác, đi giúp đỡ tốt cho cha mẹ của người khác, làm như thế mới có ý nghĩa. Các con cũng biết rằng dùng cái tâm công đức đi làm công đức là chẳng có chút công đức đâu, cái đạo lí này hiểu rõ rồi thì chớ có đi chấp trước cái tâm này. Khi con thành toàn trong nhà người ta mở phật đường, hoặc là khích lệ người ta ra nước ngoài liễu nguyện, con nói như thế nào ? ( Thiên thời thiên vận khẩn cấp, có thể làm thì làm nhiều vào ) . Còn về việc làm như thế nào, thì là ở cá nhân mỗi người, đúng không ? Nếu như cách nghĩ của anh ta là : “ mình bây giờ mau vội đi ra ngoài làm, sau này trở về trời có đài hoa sen, có quả đào tiên lớn, có Lão Mẫu yêu thương, vậy tốt biết bao ! ”, đấy là vì bản thân. Nếu như tâm của anh ta là cái tâm sơ phát ban đầu, là cái nguyện bồ tát, giúp đỡ người khác, yêu thương bảo hộ người khác, thì sẽ : “ mình có nhân duyên của mình, mình không đi giúp đỡ những người này thì ai đi giúp đỡ những người này đây ? ” . Chúng ta phải có lòng dũng cảm quyết tâm này, người này chính là phải mình đến độ, phải mình đến thành toàn. Nguyện lớn thì trợ lực lớn, tâm lớn thì lực lượng lớn, các con có nghĩ qua điểm này hay chưa ? Nếu như con nghĩ đến vì bản thân, cái đó rất ngắn tạm; có một ngày con đã thỏa mãn mọi thứ, cảm thấy công đức mà mình làm đã nhiều rồi, mình chẳng cần làm rồi, vậy thì chẳng còn rồi, đúng không ? Bất kể là ở đâu, con thành toàn người độ người, con học bồ tát con chính là bồ tát, con học bồ tát đi giúp đỡ người khác, người ta đối với con tự nhiên sẽ khác, những điều này hiểu rõ rồi thì mới có thể lâu dài, nếu như chỉ là vì bản thân, vậy thì quá ư nhỏ hẹp rồi chẳng lâu dài, ngày nào đó rất nhanh thì hết rồi, hiểu không ?

 

Đối mặt vấn đề, chớ có đùn đẩy thoái thác, chớ có né tránh

 

Phật đường của các con muốn trở thành phật đường như thế nào ? Thầy muốn các con hiểu rằng hiện nay đại đạo ở các nước trên thế giới đều rất hoành triển, điểm truyền sư cũng rất là nhiều, tin tức của đạo, phước âm của trời đã truyền đến các nước trên thế giới rồi, hôm nay các con làm thế nào đi yêu thương cái gia viên này đây ? Các con có phải là muốn khiến người ta đều dựng đứng ngón tay cái nói rằng rất tốt ? Vậy các con lấy gì để hiển hiện cho người ta xem ? Các con cũng biết rồi, có những đạo trường lễ tiết rất tốt, có đạo trường quy luật nghiêm khắc, có đạo trường giảng sư giảng bài tuyệt vời, có đạo trường người tuy không nhiều, thế nhưng đồng tâm hợp lực, đạo vụ ổn định, có đạo trường đạo vụ một mảng lớn; các con đều có thể nhìn thấy mặt tốt của người ta, các con hy vọng người ta nói các con là một đạo trường như thế nào ? Các con lập chí trong năm nay, xem coi các con là hy vọng lễ tiết làm tốt ? hay là hy vọng giảng sư nâng cao ? hay là hy vọng mỗi đạo thân quan niệm nhất trí ? Các con phải hướng về phương hướng này mà đi. Đạo trường từ từ lớn rồi, thế nhưng mỗi một người đạo lí đều vẫn chưa hiểu, giảng sư thì phật quy lễ tiết vẫn chưa thuộc, do đó tự các con phải nghĩ đây là nhà của các con, chẳng phải là chỉ dựa vào một mình Điểm Truyền Sư dẫn dắt thì được. Điểm Truyền Sư chỉ giống như là người anh cả quan tâm chỉ đạo cho các con, thế nhưng cái đạo trường này thì phải do tự các con đi thảo luận, đi hợp tác mới được đấy !

 

Phần thượng hạ chấp lễ của giảng sư đều vẫn chưa thuộc, các con muốn trở thành một đạo trường như thế nào đây ? Các con liệu có hy vọng giảng sư của đạo trường mình ngay đến cả phật quy lễ tiết đều chẳng thuộc ? Nếu như bị người ta biết rồi, chẳng phải là đáng hổ thẹn lắm hay sao ? đúng không ? Do vậy, bản thân giảng sư các con phải nên tăng cường rồi ! Giảng sư đương nhiên cũng rất vất vả, phải dẫn các loại lớp nghiên cứu, phải thành toàn các hậu học … do đó giảng sư quả thật rất vất vả, nhưng đấy là cái mà bản thân các con nên tự trau dồi làm phong phú đấy. Con phải biết khi nào thì dùng những lễ tiết gì ? Cái mà nên dùng, cái mà nên nói thì đều phải biết. Giảng sư bởi vì cái gì cũng đều không rõ lắm, chỉ biết giảng bài, còn bản thân Điểm Truyền Sư lại rất vất vả, phải bận này, phải bận nọ, đến cuối cùng người càng lúc càng nhiều, phật quy lễ tiết cũng càng lúc càng hỗn loạn, chốc thì hỏi đạo trường này, chốc thì hỏi đạo trường kia, cách làm của mọi người đều khác nhau. Do đó, phật đường của các con đều mau sắp trở thành cái bánh sinh nhật rồi, mỗi người cắt một miếng thì hết rồi. Do vậy, giảng sư bất luận là phật quy lễ tiết hay là những quy tắc tỉ mỉ của đạo vụ thì đều nên chủ động tham gia, hiểu toàn thể toàn diện mới được.

 

Mỗi một câu nói của người tu đạo đều phải cẩn ngôn thận hành. Nên biết rằng một lời nói không cố ý của con sẽ có thể khảo rớt một người, thầy đây chẳng nguyện mỗi đồ nhi đều bị khảo, đều đọa lạc, các con nên thể hội được ý của thầy. Những lời gợi ý của Điểm Truyền Sư cho các con thì các con nên dùng cái tâm khiêm tốn thành khẩn mà xin sự chỉ giáo, chớ có phê bình riêng tư, khi ý kiến không hợp thì nên giao thiệp trao đổi riêng, lấy hòa hợp làm quý.

 

Tôn kính Tiên Phật phải dựa vào nội tâm cung kính thành tâm, chớ nhìn quen việc Tiên Phật mượn khiếu mà chẳng thành kính nữa; sự từ bi của tiên phật, những đức hạnh của tiên phật đều là cái mà các đồ nhi nên noi theo.

 

Tiền Hiền nếu đã đổ oan cho con, chịu lỗi gánh tội thay người khác thì con vẫn phải dùng cái tâm cảm ân đi ứng sự, chớ có lại dùng lời nói để biện giải, thay trời tuyên hóa chẳng thể lạm vu sung số ( không có chân tài thật học, chỉ giữ chức vị thêm vào cho đủ số )

 

Hề hề ! rất kì lạ, nghĩ cũng nghĩ chẳng thông, xem cũng xem không hiểu. Đạo lẽ ra càng tu càng sáng tỏ, lí lẽ ra càng nghiên cứu càng tinh thông, vì sao mà các con lại càng tu càng lùi bước ? càng tu càng hồ đồ ? Vì sao mà giả công tế tư ( mượn danh nghĩa việc công để mưu lấy những lợi ích riêng tư của cá nhân ) ? Tự mình nhân tâm tác quái, phiền não tầng tầng lớp lớp, tự mình ngã nơi thất tình lục dục vẫn chưa biết, nhiễu đến mức tâm chẳng được ngay chánh. Do vậy có chỗ oán hận phẫn nộ, lo sợ, ưu sầu hoạn nạn, ham vui đều chẳng ngay chánh. Hôn hôn trầm trầm, trông mà chẳng thấy, nghe mà chẳng nghe thấy, hồ đồ chẳng biết gì, khó mà thanh tịnh, khó mà an định bình tĩnh. Các con chẳng thể chánh tâm thì làm sao có thể tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ ?

 

Tâm dục nổi lên, sản sinh những ý kiến hành vi quá cực đoan, những tham vọng, đố kị, có thể biết chăng ? Tu đạo tu tâm, tâm dục quấy nhiễu, thần chẳng thể thanh. Vốn biết rõ lưới tình là cái hố, ngờ đâu lại cứ đoạ lạc rơi vào cái hố ấy, càng lún càng sâu, tình dục hễ đến thì sẽ đánh mất lí trí, mê muội mất bản thân; vốn biết rõ tình dục đã làm đoạ lạc vô số nam nữ, lại còn vẫn cứ tham vọng, nào ngờ đâu lại nói rằng : “ cần người đẹp, chẳng cần phẩm sen, muốn vào địa ngục, chẳng muốn trở về trời; thà rằng chẳng tu đạo, muốn bên nhau mãi với người yêu ”. Chỉ thích uyên ương chẳng thích tiên phật, tự mê tự đoạ, chẳng biết phản tỉnh. Vốn biết rõ sắc dục giết hại thân tâm, vốn biết rõ tu đạo phải tảo tam tâm, phi tứ tướng, tuyệt lục dục, đoạn thất tình, có mấy ai vung thanh kiếm trí tuệ chặt đứt những vướng mắc đeo bám vây quanh ? Quan hệ nam nữ phải có chuẩn tắc, chịu sự ràng buộc kiềm chế của lễ tiết; người chẳng phải cỏ cây, ai có thể vô tình ? nếu là thứ tình dục bẩn thỉu, lưới tình quá cực đoan sẽ khiến cho con phiền não trùng trùng, sẽ khiến con mê muội đờ đẫn. Do đó nói : “chữ tình làm khổ người, không thể tự làm khổ; chữ tình làm rối loạn người, không thể tự tìm chuốc; chữ tình làm say người, không thể tự làm mê ”, vốn biết rõ là cái hố lửa, lại cứ muốn nhảy xuống dưới ấy; thầy đây chẳng phải là chẳng thông tình lí; có sự bộc lộ chân tình chánh đáng đoan chánh mới có lòng yêu thương chánh đáng đoan chính, mới có thể có tâm lí chánh đáng đoan chính, nơi thánh nơi phàm mới có thể lo trọn vẹn song toàn.

 

 

Tuy nói rằng cho dù là Thánh Nhân cũng chẳng phải là không có tham muốn, thế nhưng cần phải ít các dục vọng tham muốn. Nếu hợp tình hợp lí, phiền não ở đâu mà nảy sanh ? tinh thần sáng suốt thì tâm mới có thể định. Có thể định, tịnh, an, lự, đắc thì con mới có thể biết cái gốc ngọn của vật, đầu cuối của sự việc, ngọn nguồn của sự vật, tiền nhân hậu quả của sự việc đều rõ rõ ràng ràng, ngưng nơi chí thiện, hoằng dương hiển rõ tiết tháo đại đức quang minh của mình, mới có thể noi theo được hạnh của tiên vương, theo đuổi tuân theo đại đạo của các bậc tiên vương, và có thể lời nói việc làm hành động nhất trí với nhau, ẩn ác dương thiện thì ở đâu mà có những thị thị phi phi ? bậc thánh nhân quân tử khi ra ngoài nửa bước chẳng rời trung dung, lời nói có đạo, hành động có lí, mới có thể lấy thân mình làm tấm gương tốt đẹp, khuyên bảo người khác. Tự bản thân mình chẳng thể làm tốt sự tu dưỡng lập thân xử thế, thì làm sao khiến cho người khác có thể làm tốt sự tu dưỡng lập thân xử thế đây ? tự bản thân chẳng thể thông đạt, thì làm sao có thể khiến cho người khác được thông đạt ? Thân là giảng sư, giảng viên mà chẳng có chơn tài thật học, chỉ giữ chức vị làm vì bù cho đủ số, xảo ngôn lệnh sắc ( lời nói ngọt ngào khiến người nghe cảm động ưa thích, sắc mặt xởi lởi giả ra vẻ rất ôn hòa lương thiện, thế nhưng chẳng chút thành khẩn ) , tỏ ra vẻ có tài nói năng khéo léo lanh lẹ, nói năng tùy tiện bừa bãi chẳng suy nghĩ, nói những lời cao sâu trống rỗng vô nghĩa không thiết thực, xưa nay chẳng biết chút khiêm cung hòa nhã, cũng chẳng biết đích thân chủ động đi thỉnh cầu sự chỉ giáo của người khác, cứ mãi nhắm đến những mục tiêu cao xa chẳng thiết với thực tế, kiêu ngạo phóng túng, có điểm nào là hợp với đạo đâu ? có điểm nào hợp với lễ đâu ? còn ra thể thống gì nữa ?

 

Người tu đạo nhiều giống như lông trâu, người thành đạo thưa như sao mai ( sao buổi sáng thưa thớt ) vậy. Căn bệnh của mọi người toàn là ở tư tâm thiên kiến, tham tâm vọng tưởng, những cách nghĩ kì quặc chẳng hợp sự lí, chẳng phù hợp với thực tế, nằm mộng giữa ban ngày, phần lớn gần tiệm thì gạt người, gần miếu thì gạt thần, tu càng lâu càng chẳng biết kính trời đất, lễ thần minh, vượt khỏi quy củ, sai lầm nhiều thêm, kết thành bè đảng, chia thành bè phái, xem thường thiên mệnh, tự tác tự chuyên ( độc đoán độc hành mặc theo ý mình ), thích tỏ dũng, háo đấu thắng, tự bản thân đều chẳng thể tu tốt, sao có thể độ hóa người khác đây ? làm sao có thể tuyên dương Thánh Đạo đây ? Tiên Phật các đời xưa nay là kiểu mẫu như thế sao ? sao chẳng yên tĩnh trầm tư, phản tỉnh bản thân, ôm giữ tứ vật ( phi lễ vật thị, vật thính, vật ngôn, vật động ) , lỗi sai thì nhanh chóng sửa đổi, lựa chọn những việc tốt đúng đắn mà làm, vả lại kiên trì chẳng đổi, ẩn ác dương thiện, theo người tài giỏi mà thành danh, noi theo bậc Thánh Hiền, bắt đầu làm từ bản thân. Ở trong nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài xã hội thì kính nhường các bậc huynh trưởng, thân thiện với các Hiền Sĩ, hành vi lời nói bình thường, biết và hành hợp nhất, điều gì mình không muốn, không thích thì cũng đừng làm cho người khác. Đạo ở bản thân, ngoài thân chẳng có đạo, khiêm tốn nhỏ nhẹ, chẳng thẹn hỏi người dưới. Bậc Thánh Nhân đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, ở chỗ mọi người ghét ( chỗ thấp ) cho nên gần với Đạo. cùng hòa hợp với chúng sanh nơi cõi trần thế, nhưng không bị ô nhiễm, trang nghiêm cung kính thận trọng, tự lực tự cường, việc đến thì ứng, đối mặt với những biến loạn mà vẫn có thể bình tĩnh tự nhiên như thường, chẳng chút kinh hoảng. Khiêm tốn nhún nhường để tu dưỡng đức hạnh của mình, bác ái với mọi người. Triệt để hối cải trừ bỏ đi những tư tâm tạp niệm, những niệm đầu tư tưởng không tốt trước kia, hành vi lời nói phù hợp với đạo trung chánh chẳng thiên chẳng lệch, xử thế quang minh chính đại, dù cho ở những nơi chẳng có người thì vẫn gìn giữ duy trì cái tâm đoan chánh, chẳng thẹn với thần minh. Tự mình quán sát phản tỉnh mà nội tâm chẳng cảm thấy có chỗ hổ thẹn bất an, chẳng có những việc hổ thẹn với lòng thì làm gì có những ưu phiền sợ hãi ? Lúc nào cũng chân thành và khoan dung, dốc tận tâm sức đặt mình vào tình huống của người khác mà nghĩ thay cho người khác thì lìa đạo chẳng xa. Có thể sống theo địa vị hiện tại của mình, không ước mơ lo nghĩ viễn vông; sang giàu sống lối giàu sang, nghèo nàn sống lối nghèo nàn ngại chi, vẫn có thể an bần lạc đạo, chẳng oán trời, chẳng trách người. Nội thánh tu viên mãn, lại kiến lập ngoại công, dĩ thân thị giáo ( dùng thân giáo ) , lấy thân mình làm gương, siêng năng chạy nhanh vì đạo, thừa thượng khải hạ, giữ tốt lễ tiết, rộng kết thiện duyên, độ hóa những chúng sanh mê muội, khắp nơi đi khai hoang hạ chủng, nào lo gì đạo chẳng hành, đức chẳng rộng ? Có thể biết thiên địa vô tư, nhật nguyệt cùng tỏ, công chánh vô tư, chẳng phân biệt đối xử, như muôn vật đều được nuôi dưỡng phát triển đồng đều mà chẳng hại nhau, Đạo Trời đều lưu hành mà không trái, Đức hạnh nhỏ thì như nước sông phân nhánh chảy, sông chảy mãi chẳng ngừng. Đức hạnh lớn thì như sự hóa dục đôn hậu, gốc sâu, lá um tùm, vô cùng vô tận, đi khắp thiên hạ vẫn có thể an đấy ! Đáng tiếc là có một số người đạo lí thì chẳng tham cứu, tham sự an dật, lãng phí tháng ngày, sống cầu thả được sao kệ vậy, tranh một cái hư danh; làm giảng sư, giảng viên mà chẳng có năng lực học thức, lí không thể giảng, đạo chẳng thể xiển, vẻ bề ngoài ra vẻ văn nhã có lễ, bên trong thì là rỗng tuếch sơ sài, chỉ tranh mỗi cái danh, có ích gì đây ? Kinh điển của Tam Giáo đều chẳng hiểu, nói suông chẳng hợp với thực tế, chẳng ích gì đối với sự việc, vọng tưởng một bước lên trời, nào có dễ gì ? nào có thể chánh kỉ thành nhân, siêu cửu huyền, bạt thất tổ ? thật là huênh hoang, cách nghĩ kì quặc không hợp với thực tế, chẳng hợp với sự lí. Thay trời tuyên hóa, giảng kinh thuyết pháp trở thành khẩu đầu thiền ( những lời nói xuông mà chẳng làm được ), đứng trên bục giảng thì lời lời tiếng tiếng là đạo, đạo lí làm người thì thảy đều chẳng hiểu, lại còn nói tu đạo bao lâu mới có thể tốt nghiệp, hỏi một cách ấu trĩ biết bao, hoang đường biết bao ! Tánh mạng của con bao lâu mới có thể kết thúc ?

 

Đạo của người quân tử thật rộng lớn nhưng cũng rất ẩn áo mông lung, vi diệu khó xét, như diều hâu bay đến trời, như cá nhảy ở vực, bao trời bọc đất, ở nơi huyền quan, nơi sao bắc cực, chủ tể mọi thứ, miên man trường tồn, nào sanh nào diệt, nào hành nào ngưng, nào tăng nào giảm ? Đạo lí vô cùng, tự bản thân mình phải học rộng, hỏi cặn kẽ kĩ càng, suy nghĩ cân nhắc cẩn thận, phân biện rõ ràng, chuyên nhất một mực thi hành không mỏi mệt. Phải thường xuyên luyện tập những gì đã học, làm điều nhân nghĩa thì dẫu thầy mình, mình cũng không nhường cho. Tri mệnh lập mệnh, hành công liễu nguyện, giữ tam thanh, nhớ tứ vật ( phi lễ vật thị, vật ngôn, vật thính, vật động ) , tam úy cửu tư chớ sao lãng, mỗi ngày càng thêm đổi mới, dù đã đạt đến cảnh giới cực cao thì vẫn phải tiếp tục nỗ lực, cầu sự tiến bộ càng to lớn hơn. Tấm lòng sâu rộng tựa thung lũng ( vô cùng khiêm tốn, có thể dung nạp ý kiến của người khác ) , bậc đại trí trông bề ngoài có vẻ rất tầm thường, gầy công lập đức phải kiến lập ở những chỗ mà chẳng có người nhìn thấy, âm thầm mà làm, kiên định chí hướng. Phát huy trí, nhân, dũng, phải có thể mỗi ngày biết thêm những điều mình chưa biết, mỗi tháng không quên những điều đã biết, phải có thể ôn cũ biết mới, siêng năng chẳng mỏi, học mà chẳng ngán thì mới có thể đạt đến lương tri lương năng, hiểu không ? Siêng học siêng tu, ân cần thì hữu công, vui chơi thì vô ích, sự học tinh thông là do cần mẫn mà có, sự học sao lãng cẩu thả là do bởi chơi bời; hãy làm một cách chân thật, phải có tấm lòng bình thản rộng lớn, như biển nạp trăm sông, chí lớn ngất trời, kiên định trước sau chẳng đổi, trời sanh thân ta hẳn có dùng, tài ăn nói tốt, nghe thánh âm, từng bài huấn phải giảng rõ. Những đạo lí chí cao vô thượng là vĩnh bất biến, phá trừ hình tướng, chớ có cố ý nói những lời phóng đại giật gân hù người mà dẫn tới những lời phê bình hủy báng, chuốc đến phiền phức, tự tìm khổ nếm, hà tất như vậy, thật là chẳng đáng ?

 

Tu đạo phải ẩn giấu tài năng, chẳng để lộ ngoài.

 

Hễ đã gọi là giảng sư, giảng viên mà không thể trau dồi làm phong phú bản thân, kinh điển giảng nói chẳng rõ, huấn văn cũng nói chẳng rõ, vậy con ngày ngày chạy lớp, chạy lớp gì đây ? Bàn đạo lại còn phải chọn Điểm Truyền Sư ! Tu lâu rồi ranh mãnh láu cá, hiếp đáp lên đầu Điểm Truyền Sư, con tưởng rằng con là ai đây ? Vị Điểm Truyền Sư này chẳng đủ tư cách, các con đủ tư cách chăng ? Nửa thùng nước thì mới lắc lư, cả thùng nước thì có lắc lư không ? Có thể giảng nói vài câu đạo lý, oa oa kêu, hay lắm rồi, kiêu cậy tài năng thì chẳng thể hợp với đạo, lìa đạo càng xa, chướng ngại càng sâu, đắng, cay, chua, chát nên tự mình gánh lấy. Mang cái hư danh là một giảng sư, dung mạo cử chỉ đoan trang không ? tánh khí hung bạo nóng nảy cực kì, thói hư tật xấu nhiều đến đếm không xuể; ngày tích tháng lũy, ngày nào mới có thể tu thành ? Một niệm sân hận khởi, muôn vạn cửa chướng mở. Tánh khí nóng nảy lớn, bảo con sửa đổi, con bảo rằng chẳng có tôn nghiêm; không có tánh khí nóng thì lẽ nào sẽ chẳng trang nghiêm sao ? bèn sẽ không có cá tính sao ? là kẻ hèn yếu nhu nhược sao ? giống như các con đây, thói xấu nhiều, tánh khí nóng nảy lớn thì mới có sự tự tôn, mới có cá tính, mới có khí phách phải không ? Thánh Hiền Tiên Phật có giống với các con như thế không ? thân là hạt thóc nhỏ tí ti trong biển lớn mênh mông, sao có thể dung túng cho phép các con kiêu ngạo ? Hãy làm bậc Thánh Hiền, làm đấng anh hùng, có thể đùn công ôm tội, khiêm tốn nhỏ nhẹ, có thể nghe lỗi thì vui, biết lỗi thì có thể sửa, đầu đội trời chân đạp đất, có thể quang minh chính đại, chẳng tranh chẳng giành, chẳng đố kị, có thể đạt đến trung dung, vô tư như trời đất, công thành thân lui ẩn, đó là đạo trời. Hãy bỏ đi những sự phô trương lòe loẹt, hãy quay về lại sự mộc mạc chân thật, bão nguyên thủ nhất, sáng suốt khôn ngoan thông hiểu sự lý, biết bảo vệ lấy bản thân không tham dự vào những việc sẽ mang lại nguy hiểm đến tánh mạng danh dự của mình. Ở vị trí thấp hèn chẳng có nghĩa là không thể tài đức vượt chúng. Nên biết rằng đạo vị càng cao, quyền càng lớn, nếu chẳng dùng đức bồi dưỡng thì cũng sẽ càng cảm thấy cô độc. Nhà cao muôn trượng từ đất khởi, cây ôm chẳng xuể lớn lên từ chồi non. Bậc lớp đằng sau có thể nỗ lực cầu tiến, âm thầm cày cấy vun trồng thì cũng có thể tài đức vượt chúng. Như giảng sư các con đây ở trên bục giảng xuất đầu lộ diện nếu chỉ để được nổi bật chú ý đến, để mong cầu được ngưỡng mộ khâm phục thì chẳng biết rằng phải ẩn giấu tài năng chẳng để lộ ra ngoài, như thế sẽ dễ dàng thất bại, dễ dàng đọa lạc. Đàn chủ sau bếp âm thầm nhóm củi làm cơm, bàn sự nhân viên tiếp đón khách đến, khiêm khiêm hữu lễ, tẩy rửa sạch những vết bẩn ô uế, dọn nhà vệ sinh làm cho ngăn nắp sạch sẽ, làm những việc mà người khác không làm được hoặc không dám làm, có thể xả thân vì đạo, chẳng cầu sự hiển lộ, chẳng cầu mong sự ghi công, chẳng cầu mong tiếng thơm lưu truyền, thì lẽ nào tu chẳng thành hay sao ? Loại người này mới có căn, mới có bản, biết không ? Tổ Sư các đời làm bếp nấu cơm, lẽ nào bèn sẽ biểu lộ sự nhỏ bé thấp hèn hay sao ? chẳng phải vẫn thành một đời tổ sư đó sao, phải không ? Do vậy mà mỗi một vai trò trên đạo trường đều không thể bỏ bê thờ ơ được.

 

Giảng sư, giảng viên các con có một căn bệnh chung, đấy là Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư đến thì thân gần bợ đỡ lấy lòng, nhưng còn đạo thân thì để sang một bên chẳng màng đến, có phải như vậy không ? Đương nhiên phải cung kính đối với Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư, thế nhưng với đạo thân thì cũng không được bỏ bê sao lãng, tầng thứ phải hiểu rõ, phải phân công hợp tác, chớ có tranh công đoạt quả. Lại còn chuyện buồn cười hơn nữa là việc của trên lầu mới là hành công, những việc nhỏ vặt ở dưới lầu đấy là việc phàm. Một phật đường mở lớp một lần, chẳng có giảng sư, giảng viên, chẳng có đàn chủ nấu cơm, chẳng có bàn sự nhân viên tiếp đãi, chẳng có Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư thao trì thì có thể thành một lớp học không ? Uổng phí việc các con đều là những thanh niên, bảo các con đến mở lớp lại còn nói : “ Đạo có nói thế nào đi nữa chẳng phải vẫn là những cái đó sao ? nói đi nói lại, chẳng phải là vẫn thế sao ? ” . Con ngày ngày kiếm tiền, ngày ngày tranh giành, giành được bao nhiêu ? có thể tồn giữ mấy triệu, mấy chục triệu ? có không ? cớ sao chẳng trong sự bận rộn mà dành chút rảnh rang, dành ra chút thời gian nhàn rỗi, cớ sao chẳng tận trách nhiệm của mình vậy ? đi khuyên người, đi độ hóa người, có thể lập kỉ, có thể lập nhân, đấy chẳng phải là một công đôi việc đó sao ? Đương nhiên hiện nay là “ tại gia xuất gia ” , chẳng lo cho gia đình thì cũng chẳng thể tu đạo, thế nhưng cũng chớ có chấp mê. Phải biết rằng nếu trời chẳng thuận chiều theo ý nguyện của con người, vậy thì con có thể kiếm được bao nhiêu, phải không ? Tri túc sẽ thường được an lạc ( biết đủ thường vui ) , dù cho cuộc sống khốn đốn nghèo túng không nhà thì cũng đều chớ có lìa đạo, chớ lìa khỏi tâm. Bất kể sự cám dỗ biết bao nhiêu của thế giới muôn màu muôn vẻ, bất kể sự tác động lôi kéo biết bao nhiêu của những tư lợi và tham dục, chỉ cần con có thể đạm bạc chẳng theo đuổi danh lợi, chí hướng cao khiết thì sẽ chẳng bị quấy nhiễu. Chí tại giảng sư, chí tại giảng viên, phải lập chí làm việc thánh, độ hóa người đời, chớ có chỉ truy cầu theo đuổi cái hư danh hữu hình hữu tướng, có đức chẳng có địa vị có thể thiên trường địa cửucó địa vị chẳng có đức hạnh thì khó mà thủy chung như một. Uổng phí cho căn cơ duyên phận của bản thân con, tu cả đời người chẳng được một cái quả, có vô ích không ? Đạo lí rất nông cạn, chỉ sợ rằng con không đi tham cứu, chẳng đi ngộ, cưỡi ngựa xem hoa, hão có cái vẻ ngoài tốt đẹp nhưng lại chẳng có nội hàm thật tế, hữu danh vô thật, vậy thì đã làm trở ngại, làm nguy hại đến người khác, và cũng làm trở ngại, làm nguy hại đến bản thân. Các con thảy đều là những lớp trẻ, chí khí phải to lớn, phải kiên cố, ở trong thuận cảnh có thể dùng “ kiên nhẫn ” thì sẽ chẳng bị những dục vọng tham muốn vật chất cám dỗ được; ở trong nghịch cảnh có thể dùng “ sức nhẫn ” thì sẽ chẳng bị sự nghèo khốn tác động lôi kéo, lúc nào cũng ở trong sự bình tĩnh, trong sự ôn, lương, cung, kiệm, nhượng, hành vi cử chỉ phù hợp có chừng mực, thì mọi việc tức có thể thuận lợi. Trên có thể thuận trời, dưới có thể hợp người, bản thân có thể thành ý, chánh tâm, tu thân, tề gia thì có thể trị quốc, bình thiên hạ, thì có thể đạo lớn được thi hành, cả thiên hạ là của công, sao chẳng vui vẻ mà đi làm ?

 

Làm giảng sư là khó nhất, rõ ràng là con rất công bằng, thế nhưng vẫn có người chẳng phục, đấy là đạo lí gì đây ? Bởi vì con chẳng thể viên dung bản thân. Tuy rằng con có dũng khí, có nhân đức, có trí tuệ, biết rằng phải tuyên dương đạo lí, thế nhưng cũng bởi vì con đứng ở cao, do đó có rất nhiều người bợ đỡ tôn con lên, trong vô hình trung bèn đã sản sinh ra sự nguy hiểm; lỡ như con đã sanh cái tâm kiêu ngạo, sự đắc ý nho nhỏ, vậy thì con đã cách vực sâu không xa rồi. Vậy con làm thế nào đi đề phòng đây ? Con phải thời thời khắc khắc quay ngược lại đòi hỏi bản thân, phải có thể chăm lo cho đại thể, còn bản thân phải chịu những oan ức đối đãi bất công, có thể như vậy thì mới không có những họa hoạn theo bên con.

 

Hãy cẩn thận tuân thủ 10 điều kiện thầy dặn dò :

 

Nay các con hãy ghi nhớ kĩ 10 điều, lúc nào cũng ôm ấp trong lòng, lúc nào cũng cẩn thận tuân thủ thực hành :

 

Điều thứ 1 : Phật quy lễ tiết phải giữ tốt.

Điều thứ 2 : Thừa thượng khải hạ phải làm tốt

Điều thứ 3 : Thói hư tật xấu tánh khí nóng phải sửa đổi tốt.

Điều thứ 4 : Nhập hiếu xuất đễ phải làm tốt.

Điều thứ 5 : Lời nói và việc làm phải nhất trí với nhau.

Điều thứ 6 : Kinh điển Tam Giáo phải hiểu rõ

Điều thứ 7 : Cái nguyện tuyên dương thánh đạo phải liễu

Điều thứ 8 : Tam thanh tứ chánh phải cẩn thận tu cho tốt.

Điều thứ 9 : Thành tâm bão thủ thủy chung như một.

Điều thứ 10 : Mọi người chí đồng đạo hợp cùng chèo lái pháp thuyền.

 

Hãy thành khẩn ghi nhớ kĩ trong lòng, thật tốt mà giữ chặt, phạm phải một điều thì thầy tuyệt đối chẳng tha. Hôm nay để ý tới sĩ diện của con, nhưng nếu lại mê muội hồ đồ, ngông cuồng càn rở, phóng túng buông thả thì chớ có trách thầy đây chẳng tha cho con. Các con chẳng tu đạo thì thầy chẳng quản, hễ đã muốn tu, mà lại thân là giảng sư, giảng viên thì thầy nói chuyện chẳng khách sáo, do vậy đồ nhi cũng chớ có mà trách.

 

Các con vốn dĩ muốn sớm sớm bế lớp để về nhà, nay thầy đến, nói lải nhải nửa ngày trời, việc của mình ở nhà làm chẳng xong, làm giảng sư lâu rồi lại còn muốn từ chức với ông trời, có buồn cười hay không ? Con từ chức với ai đây ? Con lãnh lương của ai đây ? hoang đường đến cực ! Lại còn nói rằng mình chẳng làm giảng sư, giảng viên thì tốt biết bao đây ! vừa chẳng bị quản thúc bó buộc, chẳng cần phải ngày ngày đều chạy đến phật đường, lại chẳng cần phải gánh lấy trách nhiệm, lại chẳng cần phải giữ phật quy, tự do tự tại biết bao ! Ghét sự bó buộc, chẳng quy chẳng củ thì chẳng thể thành vuông tròn, phải không ? Người mà không giữ tín thì thật không biết có thể làm được gì ! Như xe lớn mà không có đòn gỗ ngang, xe nhỏ mà không có đòn gỗ cong. Người mà không có sự tín dụng thì sẽ chẳng có chỗ đứng, xe lửa trật đường ray thì chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm. Người trẻ tuổi nói lời phải có tín dụng, chẳng phải bảo các con giống như ca hát, nói rồi chẳng thực hiện, có thể dối gạt người, có gạt được trời không ? Giảng sư lập nguyện rồi, gác lại sang một bên, kiếm tiền trước là quan trọng, đã kiếm mấy năm rồi, cũng chẳng biết giàu sang ở chỗ nào nữa ? Nợ nần thì vẫn là nợ nần, kêu khổ vẫn cứ là kêu khổ, hà tất phải thế ? Người vào cửa của thầy sẽ chẳng nghèo, các con nói xem, kết quả thì sao ? “ Tiền của con cũng chẳng biết ở đâu, thầy còn nói là tu cái đạo của thầy thì sẽ không nghèo ” . Là nghèo thật sao ? tri túc thường lạc ( biết đủ thường vui ) , tối thiểu thì các con trên mặt tinh thần có sự gởi gắm nương nhờ, các con sống một cách có ý nghĩa, đấy chẳng phải là giàu có thì là cái gì ? Các con tất bật chạy vạy khổ sở vì chúng sanh, các con có phải là có giá trị ? Hy sinh một cách vô cùng vui vẻ, bôn ba một cách vô cùng vui vẻ. Ngày ngày kiếm tiền, ngày ngày tranh danh đoạt lợi, cái mà đắc được là cái gì ? Những người mà tiền càng nhiều, quyền càng nhiều, thì càng lẻ loi, càng cô độc, sự hưởng thụ trên mặt tinh thần thì lại chẳng giàu có, do vậy mà người ra khỏi cửa của thầy sẽ chẳng giàu. Từ nay về sau, sự bắt đầu tốt đẹp là một nửa của sự thành công, phàm việc gì cũng phải nắm bắt tốt lấy thời cơ, sớm sắp xếp lên sẵn kế hoạch, thời gian cũng chẳng nhiều, chẳng cho phép các con lại xa hoa trụy lạc như vậy nữa, cái kiểu sống qua ngày một cách hôn hôn trầm trầm. Chỉ cần con tự tu chịu bàn, chịu hy sinh, chịu thí xả, ông trời tuyệt đối sẽ chẳng cô phụ con đâu.

 

Đạo chẳng nói ở nơi cửa miệng, mà là ở nơi bản thân. Nghìn lỗi vạn sai, một chữ “ hối ” thì có thể tiêu trừ xóa bỏ, chẳng phải là sám hối ở nơi miệng, chẳng phải là sám hối khấu đầu ở trong phật đường, mà là phải phát ra từ nơi tâm, phải sửa được triệt để, sửa một cách thật tế, hiểu không ? Mỗi người đều có thói hư tật xấu, con người chẳng phải là bậc Thánh Hiền, ai mà có thể chẳng có lỗi đây ? có lỗi sai chớ có sợ sửa lại cho ngay đúng. Những rác rưởi cặn bã của hôm qua chẳng thể để lại, để lại sẽ trở thành vật trở ngại của hôm nay.

 

Công của hôm nay không được chấp, chấp thì sẽ trở thành chướng ngại cho chặng đường huy hoàng phía trước của ngày mai. Chỉ cần các con hãy thật tốt mà sửa đổi, thầy đây tuyệt đối sẽ chẳng xịu mặt giận các con, thầy sẽ giữ chút thể diện cho con đấy. Nếu là Pháp Luật Chủ đến thì sao ? không chỉ mắng các con thôi đâu, mà còn sẽ không khách sáo với các con nữa. Do đó thầy trò như cha con, nói quá rồi thì các con phải bao dung cho thật nhiều, được không ? Có muốn sửa đổi không ? Người trẻ tuổi nói lời thì phải nói lời thành thật có tín dụng, phải thiết thực, được hay không là ở các con. Quả vị mà các con tu, thầy đây cũng ngồi chẳng được. Quả vị của thầy, các con cũng đoạt chẳng được, phải không ? Mỗi người tu thì mỗi người đắc, mỗi người lập nguyện thì mỗi người liễu. Các con ăn cơm thì các con no, tuyệt đối chớ có mà “ nghìn ngày đốn củi một ngày đốt ”, khiến những công lao đã vất vả gầy dựng trước kia toàn bộ đều bị phế bỏ, hủy trong thời gian cực ngắn.

 

 

Số lượt xem : 1190