Biểu tượng “Thiên Nhãn”
Biểu tượng "Thiên Nhãn" ấn chứng Đạo nơi tự thân, nơi Minh Sư chỉ điểm
Nhật nguyệt luân phiên phóng quang minh,
Tinh tú muôn vàn, ánh lung linh,
Mắt ngắm sao trời, mấy ai ngộ?
Một điểm linh quang nơi tự thân?
Dưới cội bồ đề, “Như Lai” toạ,
Thấy “sao sáng”, ngộ đạo tự thân,
Đời mạt pháp, mấy ai tự ngộ?
Nếu chẳng Minh Sư chỉ điểm mình!
Nhật (日) nguyệt (月) văn tự hợp chữ Minh (明).
Ba vì tinh tú hiển tâm hình (心).
Chẳng Minh Sư điểm tâm sao ngộ?
Huyền cơ diệu nghĩa ẩn sau hình?
Nhật (日) nguyệt (月) văn tự hợp chữ Minh (明).
Mấy ai tự rõ bổn tâm mình? (明心),
Nếu chẳng Minh sư điểm tánh Phật,
Còn mê hay ngộ? hỏi tự thân.
Nhật nguyệt luân phiên phóng quang minh,
Soi sáng Thế Nhân thấy tướng hình,
Thế nhân mấy ai dụng đôi mắt,
Soi tự bổn tâm thấy Tánh mình?
Mấy ai ngộ chơn nghĩa Thiên Nhãn?
Hàm nghĩa sau chữ, biểu tượng hình
Mấy ai biết nơi “Thiên Nhãn” ngự?
Khi Tánh lấp bởi “mây vô minh”.
Thiên nhãn, mắt không thiên chẳng lệch.
Chẳng thiện chẳng ác, hợp trung dung.
“Thiên lý lương tâm” nhãn quán ngược
Hồi quang phản chiếu soi tự thân.
Thiên nhãn soi đường về cội Đạo
Thấy tỏ “bổn lai diện mục” mình
Tỏa ánh hào quang sáng chiếu rọi
Soi khắp vũ trụ, khắp chúng sinh.
Đương thời Minh Sư Tế Công Phật,
Chỉ điểm phá mê ngộ nghĩa mầu,
Điểm mở huyền quan "Thiên Nhãn" ngự,
Chẳng nhờ chỉ điểm biết tìm đâu?
Thượng Đế giáng đạo, chúng sinh cứu
Giáo làm phương tiện độ chúng sinh
Văn tự, biểu tượng hàm ẩn đạo
Ai ngộ “Thiên Nhãn” Đạo tự thân?
Ngũ giáo Thánh Nhân đồng nhất Đạo
Giáo từ gốc đạo sanh phân nhánh
Lát đường phổ độ Thanh, Hồng, Bạch
Phổ truyền Đạo sẵn kinh điển chứng.
Số lượt xem : 730