BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Sự thù thắng của cầu đạo ( Minh Sư một chỉ điểm và sự thù thắng của Tam Bảo Tâm Pháp )

Tác giả liangfulai on 2023-06-28 15:21:36
/Sự thù thắng của cầu đạo  (  Minh Sư một chỉ điểm và sự thù thắng của Tam Bảo Tâm Pháp )

Cầu đạo, điều chủ yếu nhất là đắc được “ một niệm thanh tịnh ” và “ bát nhã quán chiếu chơn chánh ”.


Một niệm thanh tịnh

 

Ân Sư nói rằng : “ nhất điểm chơn thái dương ”. “ Chơn ” chẳng phải là sự đối nhau đối với “ giả ” mà nói, “ dương ” cũng chẳng phải là đối với “ âm ” mà lập danh. Cho nên “ chơn thái dương ” là siêu vượt “ âm dương ”, là sự “ thuần dương ” thuần chơn chẳng có vọng, giống như “ tánh thiện ” mà Mạnh Tử đã chủ trương là sự “ thuần thiện ” siêu vượt sự “ thiện ác ” đối nhau. Do đó “ một điểm chơn thái dương ” là biểu thị một chỉ điểm của Minh Sư “ thẳng tận đầu nguồn ” ( trực tiếp thẳng đến đầu nguồn, gốc rễ ), do vậy mà ngay lúc ấy căn trần chợt dứt, khế nhập vô sanh.

 

 

“ Lục Tổ Đàn Kinh, Phẩm Định Huệ ” nói rằng : “ vô trụ là bản tánh của con người ”. “ Vô trụ ” là đối với tất cả mọi cảnh giới đều chẳng có chỗ chấp trước – li tướng, duy chỉ có “ li tướng ” mới có thể kiến tánh thành phật.

 

“ Kim Cang Kinh ” nói rằng : “ rời lìa tất cả tướng, chính đó gọi là chư Phật ”.

 

 

Một chỉ ngay lúc ấy “ rời lìa tướng, Vô Trụ ”, đấy mới là “ chơn minh lộ ” ( con đường sáng tỏ thật sự ), “ liễu kết ” tất cả mọi vọng tưởng, chấp trước, tức có thể quay trở về lại cố hương bồ đề niết bàn – Vô Cực Lí Thiên.

 

 

Do đó, một chỉ của Minh Sư là ân sư từ bi chỉ dẫn chúng ta một con đường “ hoàn hương đạo ” ( con đường trở về cố hương ) , được nhìn thấy “ Tự Tánh Vô Sanh Lão Mẫu ”, do đó khi ân sư đang vì khôn đạo điểm đạo có nói rằng : “ 林中授一點,知主保無恙 ”“ lâm trung thụ nhất điểm, tri chủ bảo vô dạng ”.

 

 

Trong rừng ( lâm hai cây (木 木 ) nhận được một điểm, “ điểm ” là “ chỉ điểm ”cũng tức là phương pháp mà thầy chỉ điểm cho chúng ta kiến tánh, nếu có thể chứng biết “ chơn chủ ”, chắc chắn bảo đảm là thân tâm sẽ bình an, chẳng có những lo âu, bệnh tật.

 

 

Do đó, sau khi đắc thụ một chỉ điểm của Minh Sư, việc “ xây dựng lòng tin ” là điều rất quan trọng. Vì sao mà một điểm nhè nhẹ như thế thì nói là “ đắc đạo ” vậy ? cái mà đã đắc được rốt cuộc là đạo gì ? là chánh ? hay là tà ? vậy thì phải dựa vào các ấn chứng rồi.

 

 

“ Kinh Lăng Nghiêm ” nhị thập ngũ viên thông, ghi chép sự trải qua khai ngộ kiến tánh của 25 vị bồ tát, mỗi người họ từ những pháp môn khác nhau, bao gồm lục căn ( nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý ), lục trần ( sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ), lục thức ( thuỷ, hoả, phong, không, kiến, thức ) khế nhập chơn tánh. Tuy rằng pháp môn khác nhau, thế nhưng điều kiện của khai ngộ kiến tánh thì lại có một điểm chung tương thông với nhau, chính là “ căn trần bất ngẫu ” ( căn, trần không thành cặp ).

 

“ Ngẫu ” có nghĩa là “ đôi ”, là “ cặp ”, “ bất ngẫu ” nghĩa là chẳng thành đôi. Căn, trần tiếp xúc nhau, “ thức ” ngay lập tức theo đó liền sanh khởi. Từ vô thỉ kiếp đến nay, “ căn, trần, thức ” 3 cái này kết hợp cùng nhau một cách chặt chẽ, khít khao.

 

 

“ Kinh Lăng Nghiêm ” nói rằng : “ tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, sanh tử liên tục, chỉ vì chẳng biết chơn tâm thường trụ, thể tánh thanh tịnh trong sạch sáng tỏ, lại nương theo vọng tưởng, vọng tưởng chẳng chơn nên có luân hồi ”. Từ đây có thể biết : vọng tưởng ( thức ) là căn bản gốc rễ của sự luân hồi. Hễ một khi “ căn, trần chẳng thành đôi  ”, “ thức ” bèn chẳng cách nào phát sanh. Thức chẳng khởi tác dụng, sanh tử tức liễu dứt, đấy mới là “ địa phủ rút tên, thiên bảng ghi danh ” thật sự.

 

Minh Sư một chỉ ngay lúc ấy căn, trần chợt dứt, khế nhập vô sanh – tánh không. Lí này chẳng khác gì với nhị thập ngũ viên thông. Đấy cũng là vì sao nói rằng cầu đạo là cầu đắc cái đạo lí sở tại của “ một niệm thanh tịnh ”. Một chỉ điểm của Minh Sư, tuy rằng chỉ là “ một niệm thanh tịnh ” ngắn tạm, thế nhưng lại giống như cái mà “ Kinh Lăng Nghiêm ” đã nói, đấy là “ Như Lai mật nhân ”.

 

“ Như Lai mật nhân ” là cái tâm nhân địa mà mười phương Như Lai dựa vào đó để tu trì tu được thành tựu quả địa cứu cánh giác, đấy cũng là căn tánh mà tất cả chúng sanh vốn tự có đầy đủ, “ là cái thể của bồ đề niết bàn, đầu nguồn thanh tịnh ”; tuy rằng chúng sanh người người đều vốn tự có đủ, thế nhưng lại mê mà chẳng giác, chẳng thể dựa vào cái tâm thanh tịnh bất sanh bất diệt này đi tu, cho nên mới gọi là “ mật ”. Mười phương Như Lai đều là dựa theo cái tâm thanh tịnh bất sanh bất diệt này lấy làm cái nhân tu gốc, sau đó viên thành sự tu chứng của quả địa.

 

 

Nay Minh Sư một chỉ, vì chúng ta mà gieo trồng xuống hạt giống thanh tịnh, chính là “ Như Lai mật nhân ”, là cái nhân chánh của việc thành phật.

Nhân chánh mới có thể tu thành chánh quả, nhân chơn thì quả mới chơn. Như Lai tuy chứng đắc cực quả cứu cánh rốt ráo, vẫn là không rời cái nhân chánh. Nhân hàm có quả, quả thông đến nhân, nhân chẳng rời quả, quả chẳng rời nhân, nhân quả tương thông.

 

 

Nhân : một niệm thanh tịnh. Minh Sư một chỉ ngay lúc ấy, căn, trần chợt dứt, khế nhập vô sanh, thanh tịnh đến cực kì.

 

 

Một niệm thanh tịnh này chính là nhân chánh của sự tu hành.

Quả : bồ đề tự tánh, vốn dĩ thanh tịnh.

Chánh quả chẳng qua là khôi phục lại cái bổn lai diện mục thanh tịnh.

Chư Phật Bồ Tát đều đã tu thành Như Lai ( như cái bổn lai ấy ) , các ngài ấy đều chẳng rời cái nhân chánh. “ Nhân ” nếu đã là thanh tịnh, “ Quả ” tất nhiên cũng là thanh tịnh, cho nên nói rằng Nhân chơn thì Quả mới chơn.

 

 

“ Kinh Lăng Nghiêm ” nói rằng : “ tu tập sai lầm, cũng như nấu cát mà muốn thành cơm, dẫu cho trải qua nhiều kiếp cũng chẳng đắc đạo ”. Ví như việc nấu cơm, nhất định phải dùng gạo để nấu; gạo là cái nhân chánh của việc nấu cơm. Cơm là quả. Nếu như chẳng dùng gạo mà dùng cát để nấu, cho dù là trải qua thời gian dài chưng nấu, cát vẫn cứ là cát, chỉ có thể nói là cát nóng, không thể nói là nấu cơm chín. Từ đây có thể biết rằng Nhân nếu như không chơn thật thì tuyệt đối không thành nổi chánh quả.

 

 

Lại nữa, tuy có nhân chánh, vẫn cần phải trợ duyên mới có thể thành tựu chánh quả. Như gạo muốn nấu thành cơm thì cũng phải có nước, lửa ( điện ) , nồi mới có thể nấu thành cơm, cho nên nói “ nước, lửa, nồi ” là tam bảo của việc nấu cơm.

Chúng ta đắc thụ một chỉ điểm của Minh Sư, một niệm thanh tịnh ngay lúc ấy, đấy là cái nhân chánh của việc thành phậtCòn về việc có thể thành tựu phật quả hay không, thì quyết định là ở chỗ bản thân có thể dựa theo tam bảo tâm pháp mà thầy đã truyền để tu trì hay không, do đó tam bảo là pháp bảo tu trì, là pháp bảo để thành phật.

 

 

Công phu tu hành chính là ở chỗ quán chiếu. Thầy muốn chúng ta “ suốt ngày luyện thần quang ”, dụng ý là ở đây. Nếu như chẳng có quán chiếu, cho dù là nhân chánh, cũng chẳng cách nào thành tựu phật quả. Như Lục Tổ vì Trần Huệ Minh khai thị, Huệ Minh tuy rằng ngay đó đại ngộ, lại hỏi rằng : “ ngoài mật lời mật ý kể trên, còn có ý nào bí mật chăng ? ”. Huệ Năng đáp rằng : “ đã nói với ông thì chẳng phải mật rồi, nếu ông phản chiếu thì mật tại bên ông ”. Minh nói rằng : “ Huệ Minh dù ở Huỳnh Mai, thật chưa tỉnh ngộ diện mục của tự kỷ, nay được khai thị, như người uống nước, nóng lạnh tự biết ”. Đấy chính là sự ngộ hậu khởi tu ( sau khi ngộ rồi mới bắt đầu tu ) mà thiền tông đã nhấn mạnh; sau khi khai ngộ mới là sự bắt đầu của tu hành thật sự, nhất định cần phải lúc nào cũng hồi quang phản chiếu. Đặc biệt các đệ tử bạch dương, tuy nói rằng đã đắc đạo, thế nhưng phải hiểu rằng chúng ta chẳng phải tự thân chứng, mà là do sự gia trì của thiên mệnh, sự gia bị của phật lực. Do vậy, sau khi cầu đạo nhất định cần phải tu trì một cách chuyên cần tinh tấn. Có một lần nọ, Lão Sư lâm đàn từ bi nói rằng : “  靜氣平心田,一點指妙玄,當前真陽關,混含不老仙 ” “ tịnh khí bình tâm điền, nhất điểm chỉ diệu huyền, đương tiền chơn dương quan, hỗn hàm bất lão tiên ”. Bốn câu này đem tâm cảnh của người cầu đạo ngay lúc một chỉ điểm của Minh Sư miêu thuật lại một cách triệt để. Chỉ bởi vì chúng ta dưới sự gia bị của Thiên Ân Sư Đức , thụ một chỉ điểm này mà được một niệm thanh tịnh, nhưng chẳng phải là tự thân chứng, chẳng cách nào thường trụ chơn tâm. Do đó thầy tiếp theo đó lại nói : “ 觸意即邪偏。落入第二見,生死轉,枉費明師心法傳” “ xúc ý tức tà thiên, lạc nhập đệ nhị kiến, sanh tử chuyển, uổng phí Minh Sư tâm pháp truyền ”. Sau khi cầu đạo, lập tức liền theo đó lại khởi vọng niệm, tuy đã mở ra bổn giác của tự tánh, lệch lạc không ngay rồi như thế bèn khởi cái tâm phân biệt. Tâm phân biệt hễ khởi thì rơi vào nhị kiến của sự đối nhau, chính là cái gọi là “ nhất niệm nhất luân hồi ”, lại rơi vào bên trong sự luân hồi.

 

 

Một chỉ ngay lúc ấy một niệm thanh tịnh, phân đoạn sanh tử đã liễu, thế nhưng lại khởi lên vọng niệm, bèn lại rơi vào trong sự luân chuyển của sanh diệt. Do đó thầy mới nói rằng : “ uổng phí Minh Sư tâm pháp truyền ”. Chính là bởi vì vậy cho nên thầy mới đặc biệt phó chúc dặn dò chúng ta phải “ suốt ngày luyện thần quang ”, cũng có nghĩa là muốn chúng ta thời thời khắc khắc, lúc nào cũng nâng lên được sự quán chiếu.

 

Sự quán chiếu bát nhã thật sự

 

Người xưa nói rằng : “ đọc kinh ” phải có thể làm tan chảy kinh văn, trở về đến trên bổn tánh của chính bản thân mình thể hội thì mới có thể thụ dụng ( có ích lợi ) , còn “ tu hành ” phải có thể chuyển thức thành trí thì mới xem là thành tựu. Hy vọng chuyển thức thành trí thì nhất định cần phải nâng lên được sự quán chiếu.

Trong toàn bộ nghi thức cầu đạo, cái mà chỉ dạy chúng ta quán chiếu chính là ở những từ điểm đạo lúc truyền đạo cho khôn đạo "二目耀回光,一點真太陽,眼前觀即是,燈下看輝煌" “ nhị mục phải hồi quang, nhất điểm chơn thái dương, nhãn tiền quán tức thị, đăng hạ khán huy hoàng ” ( hai mắt phải hồi quang, một điểm chơn thái dương, trước mắt quán thì là, dưới đèn thấy huy hoàng – ngay lúc bình tâm tịnh khí nhìn phật đèn, tức là lúc phật tánh hiển hiện ở trước mắt, ngay lúc ấy tức là quán tự tại bồ tát; dưới đèn thấy huy hoàng nghĩa là một con đường lớn quang minh sáng ngời tiêu sái thoát tục ) .

 

Bình thường con mắt của chúng ta đều quen hướng nhìn ra bên ngoài. Mắt thấy cảnh giới sắc trần, tâm bèn theo đủ thứ các cảnh giới mà bị cảnh giới lôi kéo, niệm niệm biến đổi chuyển dời, chẳng được bình tĩnh.

 

 

Cái mà ân sư chỉ dẫn chính là muốn chúng ta mượn nhờ vào huyền quan khiếu hồi quang phản chiếu, khế nhập bản tánh chơn như, giống như “ Lục Tổ Đàn Kinh ” đã nói : “ Nếu khởi chánh chân Bát-nhã quán chiếu thì trong khoảng một sát-na vọng niệm đều diệt, nếu nhận thức được tự tánh, ngộ một cái lập tức đến Phật địa ”. Từ đây càng có thể hiểu rằng cái gọi là “ thủ huyền ” chẳng phải là thủ lấy huyền quan mà thôi, mà là phải hạ công phu trên tâm địa; mượn nhờ vào huyền quan khiếu phản quán nội chiếu, hàng phục vọng tâm, cho đến mức  “ thủ huyền ” – thường trụ chơn tâm huyền diệu.

 

 

Do đó, hàm ý thật sự của “ thủ huyền ” là “ thủ trụ huyền diệu ” , cũng  có nghĩa là “ thường trụ chơn tâm ”, “ sanh tâm chẳng có chỗ trụ ”. Có thể đạt đến cảnh giới này thì mới là “ chơn nhân tĩnh toạ ” thật sự, có thể bất luận đi, ở, ngồi, nằm thường ở trong định, giống như điều mà “ Vĩnh Gia Đại Sư chứng đạo ca ” đã nói : “ đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, nói im động tịnh thể an nhiên ”.

 

 

Còn về việc làm thế nào quán chiếu ? làm thế nào chuyển thức thành trí ? để dành lại ở chương thứ 6 lại giải thích tường tận thêm. 

Số lượt xem : 795