BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Quán Tự Tại ( Lời của Hoạt Phật Sư Tôn từ bi )

Tác giả liangfulai on 2023-07-07 05:48:21
/Quán Tự Tại   ( Lời của Hoạt Phật Sư Tôn từ bi )

Quán Tự Tại

( Lời của Hoạt Phật Sư Tôn từ bi ) 


“ Tâm Kinh ” mới bắt đầu vào đã nói rõ cương yếu ý chỉ chủ yếu là : “ Quán Tự Tại Bồ Tát … ”. Người người đều là Quán Tự Tại Bồ Tát, chỉ do mê muội mất bản thân, tìm lại chẳng được bản thân, còn trở thành thất hồn lạc phách, thần hồn chẳng ở bên trong cơ thể, tâm hướng thả ra bên ngoài, sáu thần vô chủ, đã vĩnh viễn bất tại, tâm chẳng làm chủ, tai mắt dẫn dắt tâm, trầm luân thành phàm phu, hạng tiểu nhơn, than ôi !

 

“ Quán Tự Tại ”, Quán ở kia đang tự tại, thấy cái gì cũng đều tự tại; nhìn thấy người khác cũng tự tại, thấy bản thân cũng tự tại, làm cái gì cũng tự tại, làm xong việc càng tự tại.

Vì sao vậy ? chỉ vì “ bản thân mình vĩnh viễn tại ( đang ở đây ) ” !

 

Tâm làm chủ thì không dễ bị hoàn cảnh môi trường thế giới bên ngoài làm cho mê hoặc, không bị cảnh gò bó kìm hãm, không vì vật mà biến đổi; tâm dẫn dắt tai mắt, tâm trấn định an nhiên, toàn thân đều nghe theo lệnh.

 

Tự tại thì chuyên tâm, đem toàn bộ tâm tư tinh thần tập trung trên một sự vật thì tất sẽ có thành tựu “ chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện ” ( nghĩa là : tập trung tâm ý vào một chỗ, thì không có việc gì là không thành tựu ).

 

“ Phàm sự thành ư nhất, bại ư nhị tam ”. Việc trong thiên hạ nhất tâm nhất ý thì nhất định thành công, tam tâm lưỡng ý thì định sẵn chắc chắn là thất bại.

 

Tự tại thì tự do, chính là cái gọi là tự do tự tại. Sự tự do thật sự chính là sự giải thoát, chẳng phải là sự trói buộc; sự tín ngưỡng chân chính cũng là vì để cầu giải thoát, chớ chẳng cầu sự trói buộc.

 

Tự tại thì cảm ân, cảm ân mới tự tại; cảm ân thì có phước. Thường mang trong lòng sự cảm ân, tâm bình khí hòa, không dẫn đến ngọn lửa vô minh trên thân làm tổn thương người khác, cũng làm tổn hại đến bản thân. “ Một ngọn lửa vô minh có thể thiêu rụi rừng công đức vạn dặm ”. Người tự tại tấm lòng rộng mở, chẳng so đo tính toán để bụng những lỗi lầm trước đây của người khác, oán hận bèn từ từ tiêu trừ; sẽ không đố kị, thấy ai cũng tốt; sẽ không mỏ nhọn nói lời chua ngoa sắc bén, những lời không hay tốt; bất kể đối phương dùng những thủ đoạn gì thì mình vẫn có phương pháp đối phó tương ứng. Người tự tại sẽ không lo lúc được lúc mất, khi chưa được thì sợ đắc không được, đắc được rồi lại sợ mất đi, cứ mãi xoay vần quay quanh giữa cái được cái mất, đau khổ biết bao nhiêu ! Người tự tại hiểu được rằng “ được mất là một thể ”, có được có mất, có mất có được; trong mất có được, trong được có mất, xem nhạt những sự được mất, thậm chí càng nâng cao bản thân, đạt đến cảnh giới tột cùng của “ chẳng được chẳng mất ”.

 

Người tự tại biết buông xuống. Buông xuống thì mới tự tại, gặp việc thì dốc hết tâm sức vào mà làm, việc xong việc thành rồi thì gác sang một bên, “ dùng cái tâm Vô Vi để làm những việc Hữu Vi ”.

 

Việc phải Hữu Vi mới có thành tựu, Tâm phải Vô Vi mới vô ngại. Tự tại là điều đáng quý nhất không dễ đắc được, giàu nơi tâm linh, ngoài thân có thể chẳng có gì cả, trong lòng tất nhiên chẳng có gì là không có. Không giống như những người bình thường ngoài thân chẳng có gì là không có, trong tâm thì lại cái gì cũng không cóChính bởi vì họ xả đắc ( chịu bỏ ra chớ không keo kiệt ), “ xả những gì mà mình có ” mới có thể “ có những gì mà mình đã xả ”.

Số lượt xem : 265