Ba nhiều bốn tốt
I. Lời nói đầu
Ba nhiều bốn tốt là phương châm tu bàn do Tiền Nhân Lão Bất Hưu Tức Bồ Tát đề ra vì để khiến cho Phát Nhất Sùng Đức đạt thành hoằng nguyện từ bi của đạo trường tiêu chuẩn.
Tiền Nhân biết rõ rằng Phát Nhất Sùng Đức phải hướng đến thế kỉ 21, muốn thiết lập tuệ mệnh vĩnh viễn hưng thịnh, đạo trường lớn mạnh lâu dài thì nhất định phải khiến cho đạo trường đạt tiêu chuẩn, đương nhiên các khu, các đơn vị, các đàn phải tiêu chuẩn, các lớp trung nghĩa tự, đàn chủ, giảng sư … cũng đều phải tiêu chuẩn. Lấy chỉnh thể mà nói, tức là lấy việc sáng tạo ba nhiều bốn tốt làm biểu hiện cụ thể.
II. Ý nghĩa và tầm quan trọng của ba nhiều bốn tốt
1. Ý nghĩa của ba nhiều bốn tốt
Cái gì gọi là ba nhiều bốn tốt ? người cầu đạo nhiều, lớp viên pháp hội nhiều, lớp viên các lớp tiến tu nhiều. Học, tu, giảng, bàn cái nào cũng tốt.
2. Tầm quan trọng của ba nhiều bốn tốt.
Ba nhiều bốn tốt là sứ mệnh và nhiệm vụ mà người tu đạo chúng ta nên có, cũng là chúng ta tu bàn hành công liễu nguyện dựa vào đó để đạt thành thành quả cuối cùng. Không chỉ từ nội thánh ngoại vương, thành tựu hành công liễu nguyện của cá nhân liên quan đến sự hưng suy của phật đường, thậm chí pháp luân thường chuyển của toàn đạo trường và sự chảy dài của đạo mạch, tuệ mệnh truyền thừa, đủ thấy được tầm quan trọng của nó như thế nào.
Do đó ba nhiều không phải là trò chơi con số, con số chỉ cung cấp cho chúng ta một mục tiêu, một loại tác dụng đốc thúc, khích lệ, thật ra từng cái một đều là đại biểu cho tánh mệnh đại sự của chúng sanh, sự siêu sanh liễu tử của chúng sanh, và then chốt thăng giáng của Cửu Huyền Thất Tổ, sao có thể không đếm xỉa đến hoặc xem thường ?
Bốn tốt là bao hàm nội tu bản thân, ngoài độ người khác – công phu chơn tu thật luyện, cũng là biểu hiện của chơn công thật thiện. Phát Nhất Sùng Đức không chỉ xem trọng việc độ người, còn trọng cả việc nội tu.
III. Công thức sáng tạo ba tốt nên có
Trong 3 cái nhiều thì nhiều người cầu đạo là quan trọng nhất, là công tác khẩn cấp nhất và cũng là việc tiên phong nhất; nó là nguồn của các đạo thân mới; nếu như một số các kênh phong bế mất rồi thì tất cả mọi thứ về sau miễn bàn nữa, các đạo thân cũ chỉ còn mỗi con đường thủ đạo mà thôi, các Đàn chẳng có lính mới thì giống như một đầm nước chết, chẳng có sinh khí, sức sống, càng không có đạo khí.
Mọi người bình tâm mà suy ngẫm xem, bàn một lần đạo không chỉ dẫn tiến người mới mà còn là thành toàn các đạo thân cũ. Có bàn đạo thì tạo ra rất nhiều cơ hội công tác. Điểm Truyền Sư hễ thỉnh đàn thì Tiên Phật có cơ hội đến Đàn; và khi độ người, trói buộc những vọng tâm tạp niệm, dùng tâm từ bi cung kính đi độ người thì trí tuệ cũng sẽ không ngừng bộc lộ triển hiện, nghiệp lực cũng lập tức theo đó mà tiêu trừ, ở trong sự sinh trưởng tích lũy công đức.
Có đạo thân mới thì mới có cơ hội mở pháp hội
Pháp hội hễ mở thì kinh động tam thiên, Thần Nhân cùng bàn, thù thắng vô song, tiếp nhận phật quang phổ chiếu, và thêm cơ hội hành công liễu nguyện như trợ lí, truyền đề, mười tổ … Mở pháp hội thì không chỉ nhân viên bàn sự có cơ hội hành công liễu nguyện, vun bồi tạo tựu nhân tài, còn khiến cho lớp viên đoạn nghi sanh tín ( nảy sinh niềm tin, đoạn dứt mọi nghi hoặc ), thay đổi quan niệm về nhân sanh, sửa bỏ những thói hư tật xấu, biết tận hiếu,xúc tiến gia đình hạnh phúc mĩ mãn. Tiếp theo đó mới có lớp viên lớp Tân Dân, có sự thiết lập các lớp tiến tu, già trẻ lớn nhỏ, Tiền Hiền đạo thân mới có thánh nghiệp thật tốt mà làm, mọi người trong vô hình học tập tương tác nghiên cứu thảo luận với nhau, làm phong phú thêm sự học tập, dạy học, phục vụ thành toàn, hướng dẫn hỗ trợ lẫn nhau cùng cầu tiến. Trong 5 năm lớp tiến tu thì lớp Tân Dân là quan trọng nhất, then chốt nhất, một năm bội thu, năm nào cũng đều có thể hưởng thành quả ấy, năm tới lớp Chí Thiện nhất định nhiều, năm nào cũng đều có thể có được khá nhiều lớp cao cấp. Có tiến hành các bước kể trên nên mọi người bèn có thể tiêu trừ nghiệp chướng, tạo tựu nhân tài, khai thác phát triển mở rộng đạo vụ, tức có thể tiếp tục mệnh mạch của phật đường.
IV. Làm thế nào thúc đẩy ba nhiều ?
1. Chú trọng mỗi một khâu :
Từ trong việc độ người cầu đạo, tham gia pháp hội, tiến vào các lớp tiến tu, ngoài sự dụng tâm và lí niệm kinh doanh lớp Nghĩa Tự Ban của bổn đàn ra thì công tác thành toàn là không thể thiếu. Thành toàn nhiều thêm một người mới xem là độ nhiều thêm một người.
2. Thành toàn người bám trụ chặt là quan trọng khẩn cấp nhất
Tổ thành toàn tận tâm phát huy công năng của tổ - thành toàn một người bám trụ chặt là điều quan trọng nhất, nhất định cần phải tiến dần theo thứ tự, khiến các đạo thân nảy sinh lòng tin, tiến đến rõ lí, phát tâm tu đạo, tự nguyện tham dự vào các hạng liệt bàn đạo.
3. Nhân lực tham gia phải nhiều
Nếu muốn 3 nhiều thì nhân khẩu gia nhập vào tổ thành toàn phải nhiều, nó là tổ hoạt bát năng động, chủ động xuất kích, là tổ phải sinh Có từ trong Không, thậm chí có thể dẫn động các tổ khác hoạt động sôi động lên, không chỉ thành toàn những đạo thân đã cầu qua đạo, còn có thể dựa vào việc thành toàn để xúc tiến việc độ người bàn đạo.
4. Tăng cường lí niệm tu bàn
Có rất nhiều người vì việc đạt mục tiêu con số mà sản sinh nỗi ám ảnh sợ hãi, áp lực, mệt mỏi, còn nếu chuyển hóa thành việc nâng cao nội tại, kích phát tâm bồ đề, tâm từ bi, cho người ta niềm vui, cứu người ra khỏi biển khổ mà nguyện ý độ người bàn đạo thì tự nhiên con số sẽ ra được. Đổi phương thức, dùng phương pháp như đề xướng việc báo ân liễu nguyện, cảm giác sứ mệnh, thay thầy chia sẻ gánh vác nỗi âu lo mệt nhọc, phát tâm từ bi, nội tu – phản tỉnh sám hối tận tâm, tiêu nghiệp chướng … . Sáng tạo 3 nhiều của phật đường thì chớ có chán ngán phật đường việc nhiều mà bận rộn.
5. Tổ chức tiến hành các loại hoạt động
Lên kế hoạch cho các hạng vận động, sáng tạo ra bầu không khí và thú vui. Vận động mỗi người mỗi tháng độ một người, mỗi tuần đi ra ngoài thăm viếng 1 ngày. Mỗi tháng phật đường định ra lịch công tác, bàn đạo, liên hợp bàn đạo, phật đường gia đình liên hợp bàn đạo, vận dụng các đại điển, ngày kỉ niệm thánh đản của tiên phật, hoạt động chúc mừng tròn năm, buổi thi triển các món ngon, du lịch hành hương tông miếu…các buổi giảng tọa nghênh hướng đời người quang minh, tịnh hóa nhân tâm, tâm tánh hoặc hội liên nghị ( hội nghị tổ chức thành lập lấy việc liên lạc tình cảm hữu nghị làm tông chỉ ), hội tọa đàm; mở rộng việc tề gia, đạo hóa gia đình, chia tổ thành toàn độ hóa lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm độ người thành toàn người, tọa đàm giải đáp những nghi vấn khó khăn, lớp đọc kinh phụ huynh con cái theo nhóm cộng đồng.
6. Nâng cao những yêu cầu đòi hỏi đối với bản thân.
Nâng cao năng lực tu bàn, làm phong phú bản thân, hiểu sự tôn quý của đạo và lợi ích của việc cầu đạo; thay đổi hình tượng của bản thân, thể hiện đạo ra ngoài thân; khấu đầu thật nhiều, cầu tiêu ma ngưng khảo, cầu thầy trợ giúp sức. Học tập nhiều thêm những ưu điểm của người khác, định ra mục tiêu cho bản thân, yêu cầu bản thân không được chểnh mảng biếng nhác. Dẫn bảo sư dẫn lớp quan tâm chiếu cố thăm viếng. Tham gia nhiều vào các hoạt động, rộng kết thiện duyên và nắm bắt các cơ hội tiếp xúc xung quanh sinh hoạt ngày thường.
V. Mối quan hệ giữa 3 nhiều và 4 tốt
Ba nhiều và bốn tốt là quan hệ cực kì mật thiết với nhau
Không có 4 tốt thì làm sao mà 3 nhiều được ? Bốn tốt làm được rồi thì tự nhiên có thể dẫn động 3 nhiều, tự nhiên đạt thành 3 nhiều. Có 3 nhiều rồi thì mới càng có thể nghiệm chứng bốn tốt của nó.
Bản thân của 4 tốt cũng là không thể chia tách ra được
Sự tu trì nội ngoại công đều là việc đồng thời tiến hành, không phải là phân ra giai đoạn nào đó là học đạo, giai đoạn nào đó là tu đạo. Trong bàn đạo chẳng phải là cũng đang tu đạo sao ? trong bàn đạo chẳng phải là cũng đang giảng đạo sao ?
VI. Làm thế nào nâng cao 4 tốt ?
1. Nhìn chung quy nạp thành 2 điểm then chốt
a. Khiến cho rõ lí
Nhận thức sự tôn quý của đạo, sự thù thắng của Thiên Mệnh, khẳng định con đường này là đúng đắn, niềm tin đầy đủ, chẳng thoái chuyển.
b. Công phu nỗ lực cần cù đi thực hiện
Pháp môn có tốt hơn đi chăng nữa, công đức có lớn hơn đi chăng nữa, duy chỉ có nỗ lực cần cù đi thực hành mà thôi. Có người nói : cảnh giới cao nhất chính là “ làm ”. Do đó, các hoạt động kế hoạch, hội nghị, lớp tiến tu, lập nguyện… đều là phối hợp đạt thành 2 điểm trên mà thôi. Thầy nói rằng : các đồ nhi tu đạo phải nhận chân lí; chân lí không phải là chỉ dựa vào việc học đạo, nghe lớp mà thôi; chỉ có nghe lớp mà chẳng có thực hành thì rất dễ quên mất, do đó nghe rồi thì phải đi thực hành. ( cho nên Tâm Kinh nói : hành thâm bát nhã ba la mật ).
2. Làm thế nào để nâng cao 4 tốt ?
1. Học đạo : Học là giác, không ngừng giác ngộ, chẳng biết bổn tâm học pháp vô ích.
a. Đạo lý của sự học hỏi không ở cái gì khác, nó chẳng qua chính là đem cái bổn tâm đã đánh mất tìm về lại mà thôi. Học tập dứt bỏ đi cái Ngã chấp, những vọng niệm. Học tập Thánh Hiền Tiên Phật ( từ bi hỷ xả ), học tập các tiền hiền của đạo trường học tu giảng bàn.
b. Giác ngộ - giác tỉnh, chuyển niệm, buông xuống những ngã chấp, buông xuống những danh tướng hình tượng của bản thân, thấp đến cực điểm bèn sẽ nhìn thấy trời trong nước, biết sai rồi thì sửa sai ngay lúc ấy.
2. Tu đạo : thường quán nơi tự tánh, tức đồng một loại với Phật. Thường hồi quang phản chiếu, thường lấy ngũ thường chi đức của tự tánh làm chuẩn.
a. Sư Mẫu nói rằng : bảo trì gìn giữ sơ phát tâm ban đầu thì thành đạo có dư.
b. Tu đạo, khôi phục cái tâm bổn lai ban đầu. Nguyện (愿) là nguyên tâm (原心), tức là cái tánh thường giác bổn lai, là chơn tâm, chúng ta quên mất chơn tâm, do đó những nguyện mà ở phật đường đã lập chính là để khiến chúng ta tu trì có chỗ tuân theo, tức có thể khôi phục cái tâm bổn lai ban đầu.
c. Quay ngược lại yêu cầu đòi hỏi bản thân, công phu thận độc, bắt tay vào từ chỗ đạo tâm ( lòng trời ) tinh tế, siêu vi huyền ảo – phải tinh ròng chuyên nhất ngày đêm, ra công ra sức giữ nguyên đạo tâm, cẩn thận tâm ( tham, sân, si, ái ) của mình ở những chỗ ẩn vi không hiện rõ.
d. Thường tự thấy lỗi mình, tức tương đương với đạo. Thánh nhân lỗi nhiều, tức là biết phản tỉnh bản thân, biết nhận lỗi sai.
3. Giảng đạo : nghe nhiều, hiểu nhiều vẫn chưa đủ, giảng nói ra được, thậm chí dùng ra được thì mới là thật tế, và mới có sự hữu ích.
a. Giảng đạo chẳng rời thân, thuyết pháp chẳng rời tự tánh, giảng đạo đức, thuyết nhân nghĩa, những lời dạy vàng ngọc có thể khiến người ta cảnh tỉnh giác ngộ, một lời làm giật mình tỉnh giấc người trong mộng, cảnh tỉnh ngu mê.
b. Hoặc có thể khiến người ta hồi tâm chuyển ý, lãng tử quay đầu, kính vỡ liền tròn trở lại ( sau khi chia tay phân cách lại đoàn viên trở lại ) , giải trừ phiền não, đau khổ, nhanh chóng khai ngộ, đột nhiên hiểu rõ, vô cùng vui vẻ rạng rỡ, tâm tâm tương ấn… bởi vì sự giải thoát của người khác nên bản thân chúng ta cũng ngập tràn niềm vui pháp.
4. Bàn đạo : chẳng oán trách, chẳng hối hận, tâm cam tình nguyện, chơn tâm bỏ ra tâm sức, tràn đầy niềm vui.
a. Bàn đạo tức là tế thế cứu nhân, phàm nỗ lực cần cù thực hành tam thí đều là bàn đạo. Thầy nói rằng : bàn đạo chỉ có hy sinh mà thôi, có thể đem ra cái tâm yêu thương chính là sự hạnh phúc thật sự.
b. Trên cách làm thật tế
Khai hoang xiển đạo, rộng độ hữu duyên, thừa thượng khải hạ, hộ trì bổn đàn; định sẵn kế hoạch, mục tiêu, thực hành. Tham gia đạo trường, bồi dưỡng nhân tài. Bàn đạo không tránh khỏi việc đòi hỏi phải có sự hiệu quả, có mục tiêu, có áp lực, rất vất vả. Thầy nói rằng : mục tiêu khiến cho con người trưởng thành, áp lực khiến cho con người kiên cường, tinh thần phấn đấu nỗ lực tích cực do ý thức trách nhiệm sản sinh, tràn ngập đạo khí, sức sống. Sư Tôn nói rằng : có việc thì dễ gầy dựng công, không có việc thì khó mà gầy dựng công, thay trời làm việc thì trời sẽ trợ giúp chúng ta. Hoàng Mẫu từ huấn rằng : chớ tưởng rằng người tu đạo thật là đủ phiền, người bàn đạo thật là đủ thứ khổ, khổ tốt, phiền diệu thì tội nghiệp thảy đều quét sạch hết. Thầy nói rằng : đời người khoái lạc nhiều biết bao, khoái lạc vô cùng là một sự “ xả mình vì người khác ”. Tu đạo nên truy cầu theo đuổi niềm vui thật sự, niểm khoái lạc vô cùng, niềm vui vĩnh hằng. Lại nói rằng : hai điều kiện để thành phật – xả mình vì người, từ bi vi hoài.
VII. Kết luận
Ba nhiều và bốn tốt là tương quan mật thiết nhau, đạt 3 nhiều biểu thị rằng bốn tốt có sự tiến bộ; có 4 tốt rồi thì càng bảo đảm xác thật sẽ có 3 nhiều.
Nội tu bản thân, bên ngoài độ người, tu đạo bàn đạo là một thể, đều là trách nhiệm của chúng ta, cũng là điều kiện mà các tu sĩ Bạch Dương nên có, cho dù là Tiền Nhân không đề xướng ba nhiều bốn tốt thì chúng ta cũng phải đi làm, huống hồ Tiền Nhân Lão nương vào 3 nhiều 4 tốt để đốc thúc chúng ta, khiến cho chúng ta càng tích cực, trong vô hình đã giúp đỡ chúng ta hoàn thành sứ mệnh và nhiệm vụ, kế đến đạt thành mục đích gia công tiến quả. Hãy trân trọng lấy tất cả những gì mà chúng ta hiện đang có, cùng khích lệ lẫn nhau.
Số lượt xem : 778