BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Cầu đạo, tu đạo, bàn đạo, liễu đạo, thành đạo

Tác giả liangfulai on 2023-05-12 09:43:28
/Cầu đạo, tu đạo, bàn đạo, liễu đạo, thành đạo

1. Cầu Đạo

 

Có câu : “ đạp phá thiết hài vô mịch xứ, đắc lai toàn bất phí công phu ” ( tạm dịch : đi mòn giày sắt tìm chẳng thấy, đến khi đắc được chẳng tốn công ). Những người ngày xưa muốn cầu đạo là vì đã ngộ thấu cái hư hoa giả cảnh của thế gian này, công danh phú quý toàn là Không, muốn theo đuổi một con đường cao siêu xuất thế cao thượng hơn, cho nên “ nghìn dặm tìm Minh Sư, vạn dặm cầu khẩu quyết ”, đi tìm kiếm cầu Minh Sư, đi tầm cầu chân lý, như Lục Tổ Huệ Năng duy chỉ cầu làm phật, chẳng cầu những thứ khác.


Cho nên, trước khi còn chưa cầu được chân đạo là phải không ngừng tu hành, chẳng ngừng khổ tu khổ luyện, chính là cái gọi là tu đến 3000 công viên, 800 quả mãn. Chúng ta nhìn thấy quá trình tu hành của các đời Tổ Sư thì biết rằng muốn tu thành chánh quả chẳng phải dễ dàng thế đâu. Họ đều phải trải qua nghìn vạn nỗi vất vả khổ nhọc mới tu thành chánh quả, đắc được chân đạo.

 

Còn hôm nay chúng ta may mắn biết bao, Lão Mẫu từ bi vào lúc mạt hậu này giáng xuống tiên thiên đại đạo, pháp thuyền bạch dương để cho những nguyên thai phật tử chúng ta đều có thể cầu đắc chân đạo, hiểu rõ phật tánh của mình; cái phật tánh này chẳng khác gì phật tánh của chư thiên tiên phật, đều giống với chư thiên tiên phật. Cái tự tánh này đều là phân linh của Lão Mẫu, cho nên mới nói trong bốn bể đều là huynh đệ, bởi vì linh tánh đều đến từ Lão Mẫu. Đọc Hoàng Mẫu Huấn Tử thập giới có thể biết : sáu vạn năm trước, chúng ta đến cái thế gian này sinh ra rồi lại chết, chết rồi lại sinh, đều quên mất phải về nhà rồi, nhận cái giả làm thật, chẳng biết chúng ta tồn tại cái phật tánh này, cái tự tánh này, linh tánh này. Lục Tổ nói rằng : “ ở Thánh chẳng tăng, ở phàm chẳng giảm ”. Hôm nay chẳng phải vì bạn là thánh hiền mà phật tánh nhiều hơn một chút, chẳng phải vì bạn là phàm phu tục tử mà linh tánh ít đi một chút. Cái phật tánh này mọi người đều có, ai ai cũng có đủ.

 

Vậy sao lại có sự khác biệt giữa Thánh Hiền và phàm phu vậy ? vì sao có sự khác biệt giữa phật và chúng sanh đây ? mê rồi thì là chúng sanh, phàm phu ngộ rồi thì là Thánh Hiền Tiên Phật, cho nên nói : “ chúng sanh là những tiên phật chưa giác ngộ, tiên phật là những chúng sanh đã giác ngộ ”

 

Phật tánh của mỗi người đều là giống nhau, khác nhau chỉ là ở sự bất đồng của mê ngộ. Hôm nay chúng ta may mắn biết bao, vào những năm tam kì mạt kiếp này Minh Sư giáng thế, để cho những nguyên thai phật tử có duyên chúng ta đây có thể thông qua việc cầu đạo, thông qua một chỉ điểm của Minh Sư khiến cho chúng ta hiểu được bổn lai diện mục của mình, khiến cho chúng ta hiểu thì ra chúng ta đều có phật tánh, đều vốn dĩ là phật.

 

“ Đọc thấu thiên kinh vạn điển, chẳng bằng một chỉ điểm của Minh Sư ”, một chỉ này của Minh Sư khiến cho chúng ta nhìn thấy bổn tâm bổn tánh của mình, nhìn thấu rõ bổn lai diện mục của mình chính là phật.

 

Ngày xưa các đời tổ sư, chư phật chư tổ, tiên phật bồ tát, biết bao nhiêu người tu hành như Phật Thích Ca Mâu Ni, Quán Thế Âm Bồ Tát khổ tu khổ luyện để cầu cái gì ? chính là một chỉ điểm này của Minh Sư ! đấy chính là cái gọi là “ Đọc triệt kim cang kinh, niệm thấu đại bi chú, bất thụ Minh Sư chỉ, vĩnh tái luân hồi thụ ”, duy chỉ có thông qua một chỉ này của Minh Sư, thông qua ấn khả của Thiên Mệnh Minh Sư ( Ấn khả : Sư phụ thừa nhận sự tu học hoặc thể ngộ của đệ tử là chính xác ) , dĩ tâm ấn tâm mới có thể hiểu rõ tự tánh, mới có thể nhảy ra khỏi bên ngoài tam giới, không ở trong ngũ hành. 

 

Thích Ca Mâu Ni Phật trên hội Linh Sơn niêm hoa, Ca Diếp Tôn Giả khẽ mỉm cười, Phật Đà thị chúng : "Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, thực tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, chẳng lập văn tự, đặc biệt truyền ngoài giáo lý, giao phó cho Ma Ha Ca Diếp." Trên kinh phật ghi chép rõ ràng. Đại pháp sư chưa đắc được một điểm này, chưa trải qua một chỉ điểm của Minh Sư, giảng kinh phật cả đời cũng tìm chẳng thấy, cho nên nói : “ đọc phá thiên kinh vạn điển, chẳng bằng một chỉ điểm của Minh Sư ”. Chúng ta được một chỉ điểm này thì nhanh chóng biết được, lấy kinh phật ra để ấn chứng thì một tí cũng chẳng sai. 

 

Hôm nay chúng ta đắc một chỉ điểm này, kinh điển vạn giáo toàn bộ đều thông, một điểm này là bảo bối vô giá. Vạn sự vạn vật có tiền đều có thể mua được, mạng sống của chúng ta lấy tiền mua chẳng được. Tự tánh của chúng ta là đến từ Lý Thiên.

 

Cái mà Tiên Thiên Đại Đạo nói là tánh lý tâm pháp, chẳng có văn tự. Thánh nhân để lại kinh điển, mượn văn tự để giải thích hoặc chứng minh tánh lý tâm pháp. Thế nhưng chưa thông qua một chỉ điểm của Minh Sư, đọc niệm kinh phật cả đời cũng chẳng thành phật được, đọc niệm tứ thư ngũ kinh cả đời cũng chẳng thành Thánh nhân được. Phật tổ, bồ tát, Thánh Nhân các đời chẳng phải là do niệm kinh mà thành, chẳng phải do có học vấn mà thành. Cho nên nói là mật bảo. Nếu đã là mật bảo thì bề ngoài nhất định nhìn chẳng ra. 

 

Tổ sư các đời tâm tâm tương ấn, dĩ tâm ấn tâm. Một chỉ điểm của Minh Sư chính là dĩ tâm ấn tâm, đã truyền cho bạn rồi. Cho nên tánh phải ngộ, hợp đồng phải truyền. Cái mà Tiên Thiên đại đạo truyền là cái tánh phụng thiên mệnh mà đến, đắc được một chỉ điểm biết được linh tánh của mình. Tiếp theo thì phải tự mình tham ngộ. Xem nó là thật thì là thật, xem nó là giả thì là giả, cho nên tam bảo nhất định phải ghi nhớ lấy.

 

 

2. Tu đạo

 

Những người tu đạo ngày xưa là tu trước đắc sau. Những người tu đạo ngày nay thì là do liên quan đến thiên thời, triêm Thiên Ân Sư Đức để chúng ta đắc trước tu sau. Chúng ta phải biết rằng, muốn trở về tới Vô Cực Lý Thiên ( miền Cực Lạc ) , cảnh giới ấy là như nhau, cũng có nghĩa là bất luận bạn là tu trước đắc sau hoặc đắc trước tu sau, cảnh giới cuối cùng phải tu đạt đến là giống nhau, cũng có nghĩa là phải tu đến cảnh giới của tiên phật bồ tát, bạn mới có thể trở về. Tu trước đắc sau chỉ là một pháp môn phương tiện mà thôi.

 

Tu đạo tu như thế nào đây ? phương pháp thì có rất nhiều. Dưới đây hậu học xin gợi ý chỉ ra vài điểm mà Ân Sư đã khai thị : 

 

* Tu đạo phải học chịu thiệt thòi, nếm khổ

 

Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân của chúng ta sở dĩ có thể được sự kính trọng của các hậu học chính là ở chỗ họ có thể chịu thiệt thòi, nếm khổ. Có một câu tục ngữ nói rằng : “ Ta chẳng biết ai là người quân tử, nhưng cứ xem mọi việc người đó đều nhịn chịu thiệt thòi thì người đó chính là. Ta chẳng biết ai là kẻ tiểu nhân, nhưng cứ xem mọi việc người đó đều thích trục lợi thì người đó chính là ”. Có thể học nhịn chịu thiệt thòi, tức sẽ chẳng so đo tính toán từng li từng tí với người khác, khí lượng ( lòng khoan dung ) cũng sẽ lớn, chính là cái gọi là “ lượng nhỏ phước ít, lượng lớn phước lớn, tâm địa chật hẹp thì là biển khổ, tâm lượng rộng mở khoan dung thì là thiên đường, tâm kế đa đoan là ma quỷ, tâm địa bình trực là phật tiên. ”

 

“ Thị phi ( đúng sai ) chẳng cần tranh tôi bạn, giữa người cần chi luận ngắn dài, chịu tí thiệt thòi vốn vô hại, nhường người vài phân có ngại chi ? ” Nếm khổ mới có thể chấm dứt khổ, chớ có sợ nếm khổ làm nhiều, có việc làm thì làm nhiều vào, bất luận là việc nhà hay việc phật, chỉ cần có năng lực làm thì làm nhiều vào

 

* Tu đạo phải “ cố cùng ” – cố thủ khốn cùng

 

Lão Tiền Nhân, Tiền nhân các ngài đều đã trải qua những lúc vô cùng khốn cùng. Lão Tiền Nhân trước đây là giám đốc của vài công xưởng, Tiền nhân tại gia là cô thiên kim tiểu thư, đến đài loan bàn đạo, những thỏi vàng đem đến Đài Loan đều đã dùng hết rồi, bàn đạo trước đó 10 năm chẳng có một ai xả một đồng tiền trên đạo trường. Họ tự kiếm tiền để bàn đạo. Trải qua những ngày tháng gian khổ như vậy, chí tiết, tiết tháo của các ngài cũng đều chẳng có thay đổi. Đấy là bảo với chúng ta rằng, chúng ta bất luận ở trong hoàn cảnh khó khăn thế nào, chân tâm, thành tâm của chúng ta đối với đạo cũng không thể thay đổi. 

 

* Tu đạo phải học “ nhẫn nhục ”

 

Một người nếu không nhẫn nhục thì chẳng cách nào thụ dụng phật pháp này, chính là cái gọi là : “ nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai ”, “ ngọn lửa vô minh của tâm sân hận khởi lên một cái, có thể thiêu rụi cánh rừng công đức vạn dặm ”. Sân là ngọn lửa trong tâm, có thể thiêu rụi rừng công đức. Muốn hành bồ tát đạo, nhẫn nhục hộ chân tâm. Nhẫn nhịn một bước tự nhiên u nhã, nhường ba phân thanh nhàn biết bao. Ân Sư cũng muốn chúng ta học cái đức ẩn của Sư Mẫu. Có thể học nhẫn nhục, nhường một bước biển rộng trời không, con đường phía trước cũng sẽ dễ đi


Người tu hành chẳng phải ở ba bữa chay và lạy phật thì tính là xong việc, mà phải làm đến mức “ ở những nơi chẳng có người nhìn thấy, cũng không làm những việc lén lút không còn mặt mũi để nhìn người. ”, hàm dưỡng đức lượng, tế vật độ nhân, nhẫn nhịn những điều mà người ta chẳng thể nhẫn nhịn : hành “ nhẫn nhục ba la mật ”.

 

Tu đạo là tu cái gì ? tu là sửa, là sửa bỏ những thói hư tật xấu, tính nóng nảy của hậu thiên. Tu đạo nhiều năm nay, chúng ta đã sửa bao nhiêu thói hư, loại bỏ bao nhiêu tính nóng nảy ? nếu không, một ngày lại một ngày, ngày tháng qua rất nhanh như thoi đưa, như bài kệ răn bảo chúng của Bồ Tát Phổ Hiền : “ Ngày hôm nay đã qua, mạng sống theo đó mà rút ngắn lại, tình trạng giống tình trạng con cá thiếu nước, còn có cái vui gì ?”. Nếu như chẳng từ bỏ những thói hư tật xấu, tính nóng nảy thì chẳng cách nào thay đổi khí chất, thì vĩnh viễn là một “ phàm phu ”, vĩnh viễn chẳng cách nào thành Thánh thành Hiền.


Người tu đạo phải “ dưỡng một luồng hạo nhiên chánh khí ”, sau đó kiên thủ thiện đạo. Tâm vĩnh viễn không được dao động. Trong sâu thẳm đáy lòng vĩnh viễn có một phần an tường tự tại; trong tu đạo cũng chẳng cầu người ta khen ngợi, ngược lại chẳng sợ người ta hủy báng.

 

Thật ra trong quá trình tu đạo, trong tâm bạn nên hiểu rõ ràng. Những việc làm đúng, nếu như trong nội tâm mình vẫn khát vọng sự khen ngợi của người khác, vậy thì rốt cuộc vẫn là cảnh giới còn kém một chút. Nội tâm nên rõ ràng, quang minh lỗi lạc, tất cả mọi công đức đều quy về ân điển của Lão Mẫu trên trời và sự hộ trì của chư phật bồ tát, chứ chẳng chấp trước nơi Ngã ( tôi ). Bị hủy báng rồi thì tự mình kiểm thảo lại mình, hành vi sau này càng nên cẩn thận hơn, xem là khảo nghiệm bản thân mình vậy. 


Tu đạo phải “ thường nghĩ lỗi của mình, chứ không luận cái sai của người khác 


Lục Tổ rằng : “Thường tự thấy lỗi mình, Cùng đạo tức tương đương.”

 

Thầy Tế Công nói rằng : “ có lỗi thì quy về mình, có công thì nhường người khác ”

 

Tục ngữ rằng : “ chỗ nào cũng có thể kiểm điểm bản thân thì lỗi ngày càng ít  ”

 

Ngôn hạnh lục của Vương Phụng Nghi rằng : “ thừa nhận cái không phải của mình, tức là thanh tâm đan, nghĩ cái tốt của người khác, tức là viên thuốc để thuận khí, ngược lại thì là biển khổ ”.

Tục ngữ rằng : “ ngồi một mình tự suy nghĩ, nhớ lại bản thân mình mấy phần không đúng thì khí lập tức bình lặng xuống; cư xử với người, nói một cái không đúng của mình, cơn nóng giận của người ta lập tức bình lặng xuống. ”

“ tĩnh tọa thường nghĩ lỗi của mình, tán gẫu chớ bàn luận lỗi người, thị phi chỉ do miệng thường mở, phiền não đều do ra mặt giành ”

 

Điều thứ 69 tâm ngữ dặn dò của Thiên Nhiên Sư Tôn – chớ có chỉ đàm luận thị phi của người khác, hãy thật nhiều nhìn vào những mặt tốt của người khác, đi phát giác cái đẹp và sự trong sáng của nhân tánh, đấy mới là trí tuệ bát nhã.

 

Tu đạo phải làm được đến mức khiêm cung

Lục Tổ rằng : “ nội tâm khiêm hạ là cung, ngoài hành nơi lễ là đức, công đức ở trong pháp thân ” ( ở trong tự tánh ). Bạn có thể thể hội được phật tánh bình đẳng thì sẽ lễ kính đối với người khác. Cao cao ở trên thì làm gì có đạo ? đạo ở chỗ thấp. Con người cũng như bông lúa : khi trĩu hạt thì nó gục đầu xuống, khi không có hạt, thì nó mới ngẩng đầu lên. Vì sao những giảng sư mới luyện nói nhất định phải yêu cầu họ phải cúc cung 90 độ ? thân người cúi xuống được thì ngã mạn tự nhiên hàng phục.

Lúc thường tĩnh : tồn dưỡng sự kiểm tra phản tỉnh bên trong

Lúc động : chẳng loạn tâm mình

 

Thời thời khắc khắc “ nhìn lại bản thân mình ”, xem xem phản tỉnh tư tưởng của bản thân có hợp với thiên lý lương tâm chăng ? phản tỉnh hành vi của bản thân có trái ngược với đạo lý bất biến của đất trời chăng ?

 

Tu đạo chẳng ngoài việc bồi dưỡng đức – người có đại nguyện đại đức nhất định được sự hộ trì của chư phật bồ tát. 

 

3. Bàn đạo

 

Nếu đã cầu đạo rồi, tiếp theo thì phải “ hành ”, duy chỉ có “ hành ” mới có thể thành tựu vĩ nghiệp của Thánh Hiền Tiên Phật, bởi vì chỉ nói mà không làm thì vĩnh viễn chẳng có ngày thành tựu.

Chính là cái gọi là “ một phần cày cấy, một phần thu hoạch ”. Có cày cáy mới có thu hoạch. Phải cần mẫn mà đi làm. Tụng kinh chẳng bằng giảng kinh, giảng kinh chẳng bằng dựa theo kinh mà hành. Nên ra sức nỗ lực mà hành mới là cái đạo của Thánh Nghiệp.

Cho nên nói : ngoài tu đạo ra còn phải bàn đạo, phải tham dự nhiều vào các hạng liệt bàn đạo, đem những gì đã biết thật tốt mà hành ra bên ngoài.

Các đệ tử Bạch Dương nên thuộc lòng các loại phật quy lễ tiết – phật quy là luật thiên giới, chẳng tuân làm sao về miền cực lạc quê xưa ? cho nên, thân là đệ tử bạch dương nên thuộc làu đối với phật quy lễ tiết, tông chỉ của đạo, 15 điều phật quy, lễ hiến hương sáng tối, lễ hiến hương, hiến cúng mồng 1, 15, lễ bàn đạo…đều phải vô cùng thuộc lòng.

Bàn đạo phải tận tâm tận lực : chúng ta không nhất định có thể làm mỗi một việc đều tận thiện tận mĩ, nhưng phải noi theo tinh thần của Chư Cát Lượng, cúc cung tận tụy, tử nhi hậu dĩ ( tận hết tâm sức, chẳng từ gian khổ, mãi cho đến chết mới thôi ). Chúng ta nên học tập đại chí hướng tu đạo bàn đạo của Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân. Đại nguyện của Lão Tiền Nhân là “ gánh kiếp cứu đời, chẳng có bắt đầu, chẳng có kết thúc ”, đại chí hướng của Tiền Nhân Lão là “ hóa thiên hạ thành một nhà, cộng cửu châu thành một quốc ” còn đại nguyện của Lão Tổ Sư của chúng ta là “ hóa thế giới sa bà thành liên hoa bang ”.

Mỗi một đệ tử Bạch Dương chúng ta đều có đại nguyện lực của mình, bất luận là Đàn Chủ, Giảng Sư, Bàn Sự Nhân Viên, chúng ta đều là giúp đỡ cho Ân Sư để cùng bàn đại sự Tam Tào phổ độ này. Hãy xem nhiệt tâm thành khẩn của Lão Tiền Nhân trong việc thành toàn người. Những người đến thăm Phúc Sơn đến một nhóm lại một nhóm, nhưng ngài nói đến giọng cũng khàn rồi, giảng đến răng đau, miệng cũng sưng lên rồi mà ngài vẫn không ngừng giảng. Tiền Nhân Lão cũng vậy, chỉ cần dẫn đến phật đường những đạo thân gặp mặt qua một lần, lần sau ngài đến không nhìn thấy họ nhất định ngài sẽ hỏi thăm đến họ. Một phần tâm như thế này nếu như chẳng phải ngài đem hết mọi tâm sức đều đặt lên mình chúng sanh thì làm sao có thể như thế được ?

Tinh thần học chẳng ngán, nhẫn nại chỉ dạy cho người khác mà chẳng biết chán mệt của Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân đều đáng để cho chúng ta học tập. Ân Sư của chúng ta vì sao mà mất, mọi người có biết không ? là vì bôn ba khắp nơi đi bàn đạo vất vả nhiều quá mà lâm bệnh. Chúng ta phải học hỏi tinh thần tu bàn đạo của Sư Tôn Sư Mẫu, Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân.

 

Phải hành công lập đức :

 

Hành ngoại công : tam thí song hành – tài thí, pháp thí, vô úy thí

 

Độ người cầu đạo : có thể độ người cầu đạo chính là quý nhân

 

Thành lập phật đường : để chúng sanh có một nơi cùng tu bàn, là pháp thuyền cứu độ chúng sanh, là nơi giới thiệu thiên đường.

 

Khai hoang hạ chủng

 

Kiến đạo thành đạo

 

Điều thứ 78 tâm ngữ dặn dò của Thiên Nhiên Sư Tôn rằng :

 

Cái đạo vụ mà chúng ta hộ trì lo toan không thuộc về bất cứ ai, mà đó là của Lão Mẫu. Sự lãnh đạo trong nhân sự, đó là thể hiện của sự tụ họp nhân duyên. Thế nên không nên tồn tại suy nghĩ tu đạo vì một người nào đó. Phải mở rộng tấm lòng của các con để nâng cao lý niệm tu đạo bàn đạo, trong lúc kiến đạo thành đạo để quảng kết thiện duyên. Trong lúc vận chuyển càn khôn mở rộng đạo trường, phải để tất cả mọi người đều được thành tựuChỉ cần có một ít thành quả cũng nên biết ơn trong lúc hồi hướng, chuyển tất cả thành quả đó về Lão Mẫu của chúng ta. 


Điều thứ 98 tâm ngữ dặn dò của Thiên Nhiên Sư Tôn rằng :

Đừng tranh công đoạt quả trên đạo trường, phê bình sự thật giả của thiên mệnh của những tổ tuyến khác, rồi yêu cầu đạo thân phải điểm huyền ( cầu đạo ) thêm một lần nữa rồi mới tin tưởng. Thậm chí ngay cả những đạo thân cũng một Lão Tiền Nhân lãnh đạo, nhưng không cùng Tiền Nhân hay Điểm Truyền Sư cũng bắt người ta điểm lại, hay bảo rằng cái điểm của người khác vô hiệu. Không lẽ Thầy thừa lệnh ký thác của Lão Mẫu và Tổ Sư, đem cái Thiên Mệnh nhất chỉ chân truyền chí tôn chí quý ban cho các con đi tu bàn, chỉ có tay của con mới là ngón tay vàng, còn tay của người khác là ngón tay sắt chăng ? Làm như vậy quả thật là phạm vào cái đại giới làm cho thân phật chảy máu, phá vỡ sự hòa hợp tăng đoàn.

Thiên mệnh kim tuyến được xây dựng trên cơ sở chân tu thật bàn, thật sự hy vọng các đồ nhi tôn trọng nguồn gốc hệ thống các tổ tuyến, kiến đạo thành đạo, cùng nhau thành toàn, , cùng nhau gìn giữ sự an lành hòa thuận của Đạo Trường Tam Tào.

 

4. Thành đạo

 

 

 

 

Mục đích cuối cùng của việc tu bàn đạo là trong lúc viên mãn tự tánh, cải thiện xã hội, cứu trợ người khác thì hiểu được sự vĩ đại của phật tánh mà có thể kỉ lập lập nhân, kỉ đạt đạt nhân ( tự mình làm tốt việc tu dưỡng lập thân xử thế và cũng khiến cho người khác có thể làm tốt việc tu dưỡng lập thân xử thế; tự mình cầu đắc được sự thông đạt, cũng khiến cho người khác cầu đắc được sự thông đạt ), kỷ giác giác nhân, tự giác giác tha ( tự mình giác ngộ rồi lại giúp cho người khác giác ngộ ), tự mình tốt cũng muốn người khác tốt. Tiền Nhân rằng : “ tu đạo bàn đạo độ người, độ bản thân để thoát ra khỏi vòng sanh tử ”. Mục đích cuối cùng nhất của việc tu đạo bàn đạo là muốn có thể siêu sanh liễu tử, đạt bổn hoàn nguyên.

 

Điều thứ 29 tâm ngữ dặn dò của Thiên Nhiên Sư Tôn rằng :

 

Đừng để sau mấy mươi năm tu bàn Đạo, chỉ có sự gia tăng về sự giàu có và danh tiếng, mà tự tính và trí tuệ chẳng có gì tiến bộ. Nếu như vậy chỉ tu được cái phước đức mà thôi, điều này thì chúng sinh mạt hậu cần phải hiểu rõ.


Hôm nay tu bàn đạo là viên mãn tự tánh mong có thể cải thiện xã hội, cứu trợ người khác, tự giác giác nhân. ( Có một số người bàn đến sau cùng khi sư diệt tổ, vậy thì rơi vào sự uổng công tu mà thôi. Mục đích cuối cùng của việc tu bàn đạo là nhờ vào việc tu bàn đạo để thể hội được sự vĩ đại của tự tánh, phật tánh ).

 

Điều thứ 30 tâm ngữ dặn dò của Thiên Nhiên Sư Tôn rằng :


Trong cả quá trình tu Đạo, dụng, xả, hành, tàng phải có thể kiêm cố với nhau, lấy những việc của ngoại vương, để khai sáng bốn phương, đấy là bàn những Đạo vụ hữu hình. Lấy những đức nghiệp của nội Thánh, để nâng cao tâm tánh, đấy là bàn những Đạo vụ vô hình, thế mới có thành tựu. ( Tu bàn đạo là một thể của hai mặt, cuối cùng vẫn phải hiểu sự vĩ đại của phật tánh ).

 

Điều thứ 35 tâm ngữ dặn dò của Thiên Nhiên Sư Tôn rằng :

 

Dùng công tâm để tu Đạo, bàn Đạo, đem những công đức và thành tựu, chuyển cho Lão Mẫu và thập phương chư Phật Bồ Tát, như vậy sẽ không rơi vào chướng ngại nhận người mà tu Đạo.

 

Điều thứ 26 tâm ngữ dặn dò của Thiên Nhiên Sư Tôn rằng :

 

Không nên quá cường điệu và chú trọng đến số lượng của Phật đường và Đạo thân, mà sinh tâm niệm tranh đoạt sở hữu, như thế không đúng. Hễ có sự thiên lệch thì trong lòng có sự tính toán, sẽ dễ dàng sa vào ma Đạo. Nên biết: Bình công định quả sau này của Trời cao sẽ dựa vào đức tính, giới luật, tâm niệm, nguyện hành, hỏa hầu mà định giáng thăng, không dựa vào phước đức hay tiếng tăm hình tướng bên ngoài.

 

Điều thứ 39 tâm ngữ dặn dò của Thiên Nhiên Sư Tôn rằng :

Nên nuôi dưỡng tâm cảnh không nơi nào không phải Lý Thiên, không nơi nào không là tịnh độ, nghĩa là bồ đề đạo phong rộng bố nhân gian, thế thì Thầy còn gì phải ưu tư phiền muộn? Hy vọng đồ nhi trân trọng những phút giây mình còn tồn tại, để tạo ra những cơ hội đặc biệt như thế. ( Đừng có chấp trước ở việc tương lai phải trở về Lý Thiên. Ân Sư rằng : tâm cảnh của con hiện tại chính là nơi quy túc của con sau này ( quy túc : nơi trở về cuối cùng ), hãy nắm bắt ngay trước mắt là tịnh độ, ngay trước mắt chính là Lý Thiên. )

 

Điều thứ 52 tâm ngữ dặn dò của Thiên Nhiên Sư Tôn rằng :

 

Hy vọng các con tiến có thể bàn, lui có thể tu. Cũng như lời Thầy từng nói “ tu đạo tu tâm, bàn đạo tận tâm, tu bản thân mình để cứu người khác, nhưng khi bắt đầu thì phải kiên trì đến cùng. ”

( Tiền Nhân Lão lúc quy không, Ân Sư lâm đàn tại phật đường Đức Minh nói rằng tu đạo phải tu đến cái quan luận định ( công tội thị phi của một đời người phải đợi đến sau khi người đó chết, đậy nắp quan tài rồi mới có thể luận định)

Có câu nói rằng “ nhìn người chỉ nhìn nửa đời sau ”. Lúc trẻ tuổi làm ca kĩ vũ nữ, tươi cười bắt khách. Lúc về già gả cho người ta rồi theo chồng, nếu có thể giữ bổn phận cái đạo làm vợ, thật tốt mà làm người thì cuộc sống bẩn thỉu suy đồi nửa đời trước của cô ta chẳng có trở ngại gì đối với cô ta.

Trái lại, những phụ nữ thủ tiết, đến tuổi về già mất đi tiết tháo kiên trinh, do vậy cái chí hạnh cao thượng thanh bạch, những tiết nghĩa gian khổ mà nửa đời trước cô ta đã giữ đều trở thành bóng nước ảnh tượng. Đời người còn như vậy, tu đạo học phật cũng như thế ! Chúng ta lúc mới cầu đạo phát nguyện rộng lớn phải độ hóa chúng sanh, thế nhưng bị một chút khảo nghiệm thì đã thoái đạo rồi,  vậy thì khiến cho những canh tác vất vả trước đây đều hóa thành chẳng có, cho nên nói rằng : “ nhìn người chỉ nhìn nửa đời sau ” “ đời người nhìn kết quả, trồng trọt xem thu thành ”.

 


Điều thứ 10 tâm ngữ dặn dò của Thiên Nhiên Sư Tôn rằng :


Người tu Đạo trong thời kì mạt hậu, phải phát tâm đại nguyện. Phải làm sao để cho tâm của mình, được đề cao như tâm của chư Phật Bồ Tát Thập Phương. Nếu không chỉ cầu sự liễu thoát kiếp này đời này, làm sao đạt được chân lý pháp hải?

 

Điều thứ 55 tâm ngữ dặn dò của Thiên Nhiên Sư Tôn rằng :

Nếu chỉ cầu sự giải thoát trong kiếp này, thì cái duyên với thầy cũng chỉ trong kiếp này thôi. Nếu có thể phát từ niệm quảng đại bồ tát mà không bị mê muội, quảng kết thiện duyên làm lợi cho chúng sanh, thì nguyên hội tiếp theo ắt hẳn sẽ đến trần gian nữa. Như thế sẽ mãi làm bạn với thầy để độ hóa ta bà, đời đời kiếp kiếp đều làm sư hữu, thế mới là bi nguyện hào tình vĩnh hằng của người tu đạo.

Chúng ta phải nâng cao bản thân mình, đời đời kiếp kiếp đều phải lấy việc tu bàn đạo làm chí hướng, có thể theo bên mình Ân Sư để bàn đạo là phúc khí của chúng ta, chúng ta nên trân trọng ).

 


Điều thứ 90 tâm ngữ dặn dò của Thiên Nhiên Sư Tôn rằng :

Hãy tu đạo một cách thực tế, hãy cố gắng hộ trì tuệ mệnh của đạo bàn. Thầy chẳng để lại gì cho các con, chỉ các con có thể đối đãi tốt hàng nghìn hàng vạn anh chị em chân tu thật luyện, để cho họ đi lên, để cho họ thành tựu, để cho họ về đến Lý Thiên. Cổ Đức dạy : “ nếu muốn chứng phật đạo vô thượng, trước tiên phải làm trâu bò cho chúng sinh. ” Người tu đạo phải có tinh thần để chúng sinh đạp trên đôi vai của mình mà thành đạo. Thầy nguyện như Chư Phật Bồ Tát, lấy máu thịt của mình lót đường cho chúng sinh tu đạo thành phật một cách vững vàng.

 


Điều thứ 94 tâm ngữ dặn dò của Thiên Nhiên Sư Tôn rằng :

Người tu đạo phải có quy củ, nề nếp, chân thành. Dù cho con chỉ là một hậu học nhỏ bé rửa nhà vệ sinh, dâng khăn, sau này vẫn có thể thành tựu thiên tước. Nếu chỉ chú trọng biểu hiện, tính toán công đức mà nghĩ rằng mình là quân tử, không có tấm lòng khoan dung độ lượng, dung nạp ôn hòa để tiếp dẫn chúng sinh, thì không thể liền mạch với lòng trời. Như thế thì thành tựu cũng sẽ chỉ có giới hạn, vả lại thành đạo trong một kiếp không có nghĩa đảm bảo đời đời kiếp kiếp không thoái chuyển. Thế mới biết người tu đạo rất cần rèn luyện cái tâm chí thuần, chí thành, chí chân và chịu cực khổ không oán than. Quan trọng hơn là luôn đối đãi tốt với những chúng sanh chưa độ, chưa ngộ.

Một vài điểm trên là để chúng ta có sự thể hội và lý niệm đối với việc thành đạo. Ân Sư hy vọng chúng ta nâng cao đến cảnh giới của Phật Bồ Tát, đời đời kiếp kiếp tu bàn đạo, đời đời kiếp kiếp đến nhân gian độ hóa chúng sinh. Chúc phúc các vị Tiền Hiền đều có thể đạo thành thiên thượng, danh lưu nhân gian.

Số lượt xem : 1186