BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ý nghĩa của việc tụng kinh ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Tác giả liangfulai on 2023-07-11 13:30:13
/Ý nghĩa của việc tụng kinh  ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Tụng Kinh chẳng bằng giảng kinh, giảng kinh chẳng bằng y theo kinh mà hành


Chỉ là tụng kinh mà chẳng đi thể ngộ, chẳng đi hành ra bên ngoài, có được không ? Kinh văn là thứ mà các vị Phật, Bồ Tát thành đạo lưu truyền lại xuống, trong đó có rất nhiều điều khiến cho con có thể tỉnh ngộ, có thể tự ngộ, giác ngộ, khiến cho tự tánh đột nhiên dung hội quán thông. Con nếu như chẳng đi nhớ, chẳng đi hành, chẳng đi thể ngộ thì là tụng uổng công.

 

Vì sao mà Hoà Thượng, Ni Cô phải tụng kinh ? để cho tâm của mình thanh tịnh. Tụng kinh có thể khiến cho tâm của mình thanh tịnh, quan trọng nhất là hồi hướng công đức, đúng không ? Mình với vị đạo thân nào đó, vị giảng sư nào đó, vị đàn chủ nào đó, người nào đó … khi gặp phải oan nghiệt triền thân, chẳng có Điểm Truyền Sư ở đây thì phải làm sao đây ? Phải tụng kinh hồi hướng công đức cho các oan khiếm; bởi vì tụng kinh lúc tụng ra ngoài, lúc một người tụng kinh văn một cách rất chí thành, nó có thể sản sanh phật pháp, phật lực, phật quang vô song, sau đó đem cái này gửi hồi hướng cho oan khiếm, oan khiếm ấy ngay lập tức được giải thoát, sẽ chẳng đau khổ, khiến cho họ cảm thấy chẳng còn khổ như thế nữa, bởi vì phật quang là ấm áp đấy, khiến cho họ cảm thấy hơi lạnh chẳng còn nặng như thế nữa, bản thân chẳng còn hàn lạnh như thế nữa, khiến cho họ tự cảm giác cái cảm giác ăn rất no, rất ấm áp. Họ cần loại “ lương thực ” này ! Do đó thầy nói rằng tu đạo phải tụng kinh.

 

Chúng ta tu đạo bảo trì gìn giữ cái tâm thanh tịnh, chẳng sanh tạp niệm. Kinh Di Lặc tụng hồi hướng công đức cho những oan khiếm ấy; Kinh Đào Viên Minh Thánh có tác dụng tránh tà, xa lìa tà ma. Lúc tụng kinh này, tất cả các ma tà ác đều chẳng dám xâm phạm con, và con là người có tâm thành thì nhất định có cảm ứng.

 

Tụng kinh là hồi hướng công đức, để những trở ngại trên con đường tu hành này của các con chẳng có nhiều như vậy, oan khiếm ít đến kéo con, trên đường tu đạo khá thuận khá êm thấm. Nếu như ở đằng sau người ta kéo chân của con, muốn đi đi chẳng nhanh, muốn chạy chạy chẳng khỏi, vừa chạy vừa té ngã, có phải sẽ rất khổ sở không ? Cùng là đạo lí như nhau cả đấy ! Tu đạo không thể nói rằng bởi vì mình không thích, do đó mình không bằng lòng, mình chẳng cần, mình chẳng muốn, con hiểu không ? ( Hiểu ). Mỗi người ít nhất phải biết đọc thuộc lòng một bộ kinh, tâm kinh cũng được, thanh tịnh kinh, Di Lặc Cứu Khổ Chân Kinh cũng được, tối thiểu phải hiểu được như nhau, sau này sẽ có sự giúp ích.

 

 

Trong “ Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện ” có nói : “ những thiện sự như thế mà đều có thể đem hồi hướng cho Pháp Giới, thì công đức của người này sẽ là trong trăm ngàn đời đều được hưởng sự vui sướng vi diệu, tối thượng.

Còn như chỉ hồi hướng cho thân quyến trong gia đình hoặc cho lợi ích của riêng mình, thì quả báo là sẽ được hưởng sự vui sướng trong ba đời, cứ thí xả một thì được báo đáp vạn lần trội hơn. Cho nên, này Ðịa Tạng! Những nhân duyên của sự bố thí là như thế! "

Nếu chỉ hồi hướng cho bản thân, phát tâm chỉ vì bản thân, vậy thì lợi ích rất nhỏ, công đức chẳng lớn. Bố thí nên hiểu được “ Tam Luân Thể Không ” ( Thí giả vọng thí người bố thí quên việc mình thí, trong lòng không còn ý tưởng là ta bố thí Thụ giả vọng thụ - không còn ý tưởng người được bố thí là ai, và phải vọng ( quên ) sở thí chi vật - vật đem bố thí là tiền bạc hay bất cứ vật gì, mình cũng phải vứt bỏ quan niệm là có nó, là có sự bố thí. Nghĩ thí không, thụ không, vật không như thế chính là cái gọi là Tam Luân Thể Không. Đạo lí ở chỗ : bố thí chẳng trước tướng. Bố thí chẳng chấp trước ở trên hình tướng thì phước đức ấy chẳng thể hạn lượng được. Nếu bố thí chẳng trước tướng, có thể Tam Luân Thể Không, thì chẳng có tướng có thể trụ, cái phước của chẳng trụ tướng giống như thế thì cái phước đức ấy chẳng thể tính đếm được. Bố thí thiện niệm, khiến cho hạo nhiên chánh khí, thiện khí xông thiên hoá đi cái khí hung ác tàn khốc bạo ngược, chân thành cung kính tụng kinh đương nhiên là có công đức, thế nhưng trong Pháp Bảo Đàn Kinh có một đoạn điển cố như sau :

 

Có một vị Hoà Thượng tên gọi là Pháp Đạt, ông ta tụng kinh Pháp Hoa đã tụng hơn 3000 bộ, do đó bèn sanh ra một thứ tâm cống cao. Ông ta đến chùa Nam Hoa đi gặp Lục Tổ Huệ Năng Đại Sư, vốn dĩ tất cả các Tăng Nhơn nhìn thấy trụ trì – Hoà Thượng Phương Trượng, thì đều nên phải đắp y, khấu đầu đảnh lễ một cách cung cung kính kính. Thế nhưng vị Pháp Đạt này bởi vì đã tụng “ Kinh Pháp Hoa ” nhiều đến như vậy bèn đã sanh ra một thứ tâm ngạo mạn “ tôi tụng 3000 bộ “ kinh pháp hoa ”, công đức này chẳng nhỏ rồi ! ”, do đó ông ta gặp Lục Tổ đại sư, lúc khấu đầu lễ Tổ Sư mà đầu chẳng chấm đất.

 

Lục Tổ Đại Sư bèn hỏi ông ta rằng: “ Ðảnh lễ mà chẳng chấm đất bằng như chẳng lễ, trong tâm ngươi tất có chất chứa một điều gì, ngày thường tu hạnh gì ? Vị Tăng Pháp Đạt này cũng đáp một cách rất thẳng thừng rằng : “ Niệm Kinh Pháp Hoa đã hết ba ngàn bộ ”. Sư nói: “ Dẫu cho ngươi tụng đến mười ngàn bộ, nếu ngộ được ý Kinh mà chẳng tự cho là thù thắng, mới đồng một hạnh với ta. Nay ngươi tự phụ cho đấy là sự nghiệp mà chẳng biết lỗi, hãy nghe kệ đây:

Lễ bổn chiết mạn tràng,

Ðầu hề bất chí địa?

Hữu ngã tội tức sanh,

Vong công phước vô tỷ.

 

Lễ vốn trừ ngã mạn,

Ðầu sao chẳng chấm đất?

Có ngã tội liền sanh,

Quên công, phước vô tận. )

 

Nói đảnh lễ chính là phải trừ bỏ đi sự kiêu ngạo, sự cống cao ngã mạn của bản thân; lúc ông khấu đầu, cớ sao đầu chẳng chấm đất ? Ông bởi vì có một cái “ Ngã tướng ”, do đó bèn có cái tội “ Ngã Mạn ” sanh ra. Ông nếu như chẳng tồn cái tâm có công đức, có mà giống như không, vậy thì phước đức của ông bèn vô lượng vô biên. Lục Tổ Đại Sư lại nói rằng :

Miệng niệm tâm hành tức là chuyển được Kinh, miệng niệm tâm chẳng hành tức bị Kinh chuyển.

Tâm mê Pháp Hoa chuyển,

Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa.

Tụng lâu chẳng hiểu thấu,

Nghịch ý nghiã trong Kinh.

Vô niệm (không chấp thật) niệm tức chánh,

Hữu niệm (có chấp thật) niệm thành tà.

Hữu vô đều chẳng chấp,

Tự tánh luôn luôn hiện.

Lục Tổ Đại Sư nói rằng lúc tâm của ông mê thì ông bèn bị “ Kinh Pháp Hoa ” chuyển rồi; ông nếu tâm hiểu rõ rồi, ông bèn có thể chuyển Pháp Hoa, chẳng bị Pháp Hoa chuyển. Chuyển Pháp Hoa, đấy mới là diệu pháp, chẳng diệu mà diệu; Pháp Hoa chuyển, vậy thì đấy là diệu mà chẳng diệu rồi. Ông đọc tụng kinh điển đã rất lâu, niệm kinh đã niệm hơn 3000 bộ, ông cũng chẳng hiểu rõ, cũng chưa có thể giải ngộ đạo lí của nó, như vậy thì đã sinh ra một loại oán thù đi ngược lại với nghĩa của kinh rồi. Vốn dĩ kinh này với tâm của ông là một đấy, ông bây giờ làm thành hai cái : “À, mình thế là đã có công rồi ! Mình đã tụng nhiều như thế, hơn 3000 bộ Kinh Pháp Hoa ! ” Ở đây đã có chướng thức. Đấy chính là chẳng có hiểu rõ đạo lí của “ Kinh Pháp Hoa ”, chẳng có đem sự cống cao ngã mạn của ông dẹp bỏ đi. 

 

 

 

Phụ lục :

 

Tụng Kinh chẳng bằng giảng kinh, giảng kinh chẳng bằng y theo kinh mà hành

Trong Đạt Ma Huyết Mạch Luận có ghi rằng :

“ Nếu biết tâm mình là Phật, chẳng nên tìm Phật ở ngoài tâm.


Phật không cứu độ Phật. Dùng tâm để tìm Phật, ấy là không rõ biết Phật, nhưng ngoài tâm mà tìm Phật đều là những người không rõ biết tâm mình là Phật.


Phật không tụng kinh, Phật không giữ giới, Phật không phạm giới. Phật không giữ không phạm, cũng không tạo các việc lành dữ.

Như muốn tìm Phật, cần thấy được tánh. Tánh chính là Phật. Nếu không thấy tánh, niệm Phật, tụng kinh, ăn chay, giữ giới thảy đều vô ích. Niệm Phật được nhân quả, tụng kinh được thông minh, giữ giới được sinh lên cõi trời, bố thí được phước báo, nhưng tìm Phật thì rốt cùng chẳng thể được.


Nếu tự mình không sáng tỏ, nên học hỏi nơi các bậc thiện tri thức đã thấu rõ nguồn gốc sanh tử. Nếu không thấy tánh thì chẳng gọi là thiện tri thức. Nếu chẳng như vậy thì dù có giảng nói được mười hai bộ kinh cũng không khỏi vòng luân hồi sinh tử, chịu khổ trong ba cõi, không lúc nào ra khỏi.

 

Xưa có tỳ-kheo Thiện Tinh tụng được mười hai bộ kinh nhưng vẫn không tự thoát khỏi luân hồi, vì không thấy được tánh. Tỳ-kheo Thiện Tinh còn như vậy, người đời nay giảng được năm ba bộ kinh đã xem đó là hết thảy pháp Phật, thật là ngu si.


Nếu không rõ được tự tâm, tụng đọc những thơ văn nhàn rỗi đều chẳng dùng vào đâu được. Nếu quyết lòng tìm Phật, phải thẳng hướng đến chỗ thấy tánhTánh ấy chính là Phật.


Phật là người tự tại, là người vô sự, không tạo tác.


Nếu không thấy tánh, suốt ngày mê muội, hướng ra bên ngoài nhọc sức cầu Phật, rốt cũng chẳng được.


Tuy rằng chẳng gì có thể được, nhưng nếu cầu được hiểu biết cũng nên học hỏi nơi bậc thiện tri thức, phải khẩn thiết khổ cầu, khiến cho tâm hiểu rõ được việc lớn sinh tử, chớ để năm tháng luống qua, tự dối mình vô ích.

 

Như có của báu chất bằng núi cao, có quyến thuộc nhiều như cát sông Hằng, mở mắt nhìn thấy đó, nhắm mắt còn thấy được sao? Nên biết rằng các pháp hữu vi đều là ảo mộng. Nếu không gấp rút tìm thầy học đạo, một đời luống qua vô ích. Cho dù tánh Phật vốn tự có, nếu không nhờ nơi thầy, rốt lại cũng không rõ được. Không nhờ nơi thầy mà hiểu được, việc ấy rất hiếm có.


Như tự mình sẵn có duyên lành nắm hiểu được ý thánh thì chẳng cần phải học hỏi nơi bậc thiện tri thức. Đó là những người sinh ra đã sẵn biết, sở học vượt trội hơn người.


Nếu chưa rõ biết, phải chuyên cần khó nhọc mà học hỏi, nhờ nơi kinh điển để được rõ biết. ”

Chẳng biết bổn tâm, học pháp vô ích, nếu muốn tìm phật thì còn cần phải kiến tánh.

Muốn kiến tánh thì cần phải học hỏi được Minh Sư chỉ điểm.

 

Cái gì gọi là Minh Sư ? Hoạt Phật Sư Tôn từ huấn nói rằng : “ đồ nhi ơi, cái gì gọi là một chỉ điểm của Minh Sư ? Minh Sư là bậc đại trí đại giác, có thể giải thoát bản thân, soi sáng người khác, đấy là Minh Sư. Một chỉ điểm là điểm mở cánh cửa trí tuệ của đồ nhi; đồ nhi chẳng biết, con người hễ rơi vào cõi trần thế thì bị những người, việc, vật xung quanh che lấp đánh lừa rồi, chẳng tỉnh ngộ, có khả năng bị nghiệp chuyển, chẳng cách nào tự tỉnh, bèn sẽ chấp trước và thường chấp những việc nhân thế mà đoạ vào bên trong sự luân hồi của sáu nẻo, chịu sự giày vò; nếu như có thể mở ra cánh cửa của trí tuệ, thì phật tánh của các Hiền đồ tự nhiên có thể giác ngộ mà thường trong thường tỏ, thì sẽ chẳng bị nghiệp chuyển, vả lại còn có thể chuyển nghiệp, chính là cái gọi là hàng long phục hổ, vận chuyển càn khôn, đấy gọi là phật pháp vô biên, tiềm năng của phật tánh là vô biên, chỉ sợ bị mê muội chớ chẳng sợ gian khổ; cái phật tánh này bị mê muội đều có liên quan với nghiệp lực và định lựcdo vậy phải thông qua Minh Nhơn chỉ điểm thì trí tuệ bèn sẽ mở; Minh Nhơn chính là người liễu ngộ hiểu rõ, có thể mở ra nơi sở tại của trí tuệ và phật tánh của con, gọi là Minh Sư, do vậy mà một chỉ của Minh Sư nhảy ra khỏi cửa ải sanh tử, gọi là thế đấy. 

Số lượt xem : 355