Ấn chứng của Tam Bảo
Cái chơn ngã (cái tôi thật) của con người là một đoàn hư linh quang viên giác chiếu, vốn chẳng có một vật thì ở đâu mà có nhiễm trần? lại cần chi một pháp, chỉ tăng thêm sự tạo tác?
Chỉ do chúng sanh rơi vào phàm trần, chấp ở vạn hữu (vạn vật), trước ở hình tướng, chưa thể nơi tướng li (rời) tướng, dẫn đến cái chơn như bổn lai như bị mây đen dày đặc che kín lấy mặt trời, viên châu sáng bị triêm nhiễm bụi trần khiến cho ánh sáng của nó chẳng được hiện rõ. Nay các Phật tử được nghe đến đạo, đắc thụ tâm truyền tuy rằng rất nhiều, nhưng do chưa thể hiểu sâu Như Lai thật tướng, rỗng chấp âm tướng lí luận, chẳng thể dựa theo thiên tánh mà nỗ lực thực hành, giống như vẽ cái bánh để giải trừ cơn đói vậy (dùng không tưởng để an ủi bản thân), cuối cùng cũng chẳng được no. Lại càng có những người tự cho là thông minh, chấp ở tứ quả bàng môn của Thuật, Lưu, Động, Tĩnh, rốt cuộc chẳng biết rằng đã rời xa cái đạo của tự nhiên rồi.
Nay được Hoàng Mẫu đại từ và Di Lặc Tôn Phật rộng mở từ môn (cửa từ bi), cho phép truyền xướng diệu ý của tam bảo tâm pháp, hy vọng đem đại đạo chí thiện chí mĩ sớm ngày hành nơi thiên hạ, đại phóng ánh sáng chói lọi rực rỡ chiếu rọi khắp tam thiên đại thiên thế giới.
Tam Bảo quan, quyết, ấn mà Thầy đã truyền cho vốn là bí bảo thiên cổ bất tiết, phi nhơn bất truyền (thiên cổ chẳng tiết lộ, chẳng gặp đúng người thì không truyền), là vua của tất cả các pháp, phổ bị Tam Tào, là tâm pháp tổng nhiếp thượng, trung, hạ căn. Do vậy ý nghĩa của tam bảo thì người sâu hiểu nghĩa sâu của nó, người cạn thấy nghĩa cạn của nó; căn khí tam thừa đối với sự lãnh thụ của tam bảo chơn tạng tự nhiên mỗi cái có sự khác nhau. Tam bảo chơn tạng này thật sự là mật pháp và tâm pháp của siêu sanh liễu tử, trong đó chứa đựng bao hàm đạo thống chơn truyền, thiên mệnh chơn truyền và tâm pháp chơn truyền. Tuy rằng các Phật tử đắc đạo là từ người lãnh thụ gánh vác thiên mệnh, thế nhưng tam bảo chơn tạng vẫn chẳng giảm đi một tí ti. Các Phật tử đắc đạo nếu có thể dựa theo tam bảo chơn tạng tu trì thì kiếp này tu trì, kiếp này tức được giải thoát, chẳng rơi vào lục đạo luân hồi, càng có thể gặp Phật, nghe Pháp, chứng quả ở Long Hoa Tam Hội.
Người tu hành chớ có bởi vì cứ mãi ngồi thiền mà độc thiện kì thân (chỉ lo cho bản thân mà xem nhẹ quyền và lợi ích của người khác); ngoài việc thân tiếp nhận sự điểm hóa, chỉ đạo của Thầy ra còn phải đồng thời chăm lo đến bên trong bên ngoài, hành thiện tích đức, nhị lục (thời thời khắc khắc) tham thiền, suất tánh bất loạn mới có thể đạt đến quả vị của cửu phẩm liên đài.
Lục Tổ Đàn Kinh (phẩm Đốn Tiệm) rằng :
Sanh lai tọa bất ngọa,
Tử khứ ngọa bất tọa.
Nguyên thị xú cốt đầu,
Hà vi lập công khoá.
Dịch nghĩa:
Lúc sống thì ngồi chẳng nằm,
Lúc chết thì nằm chẳng ngồi.
Vốn là đống xương hôi thúi,
Ðâu thể thành lập công quả?
Kiểm tra lại Thánh Hiền Tiên Phật xưa nay chẳng có ai không cầu Minh Sư mà thành. Do đó người muốn cầu siêu sanh liễu tử, tu đạo thể ngộ chân lý thì làm gì có người không tận tâm tìm cầu Minh Sư điểm hóa mà hành thiện lập đức? Nay thiên vận tam thiên khai thái, chơn tông phổ giáng, có kẻ chẳng biết thiên thời, chẳng cầu Minh Sư điểm hóa mà tu luyện mù mờ, chơn đế chẳng cách nào tham ngộ, tánh mệnh chẳng cách nào lập. những phước đức tại thế như vầy, tuy rằng nhiều như số cát của sông Hằng, nhưng do không thể minh tâm kiến tánh nên cũng chỉ có thể hưởng thụ phước đức của nhân gian, thiên giới, hoặc làm những vị thần của tam giới mà thôi.
Lục Tổ Đàn Kinh rằng: “chẳng nhận biết được bổn tâm của tự mình thì học pháp vô ích ”. Nay tham quan 「善行候息室」“ thiện hành hậu tức thất”, các hồn tuy rằng có thể hành thiện ưa thích bố thí, tụng kinh lễ phật, học pháp tu đạo, nhưng ở nơi của bổn tâm Phật tánh lại mất đi sự tham chứng của việc ứng hiện, do vậy tuy rằng có thiên tước có thể hưởng thụ, thế nhưng rời siêu sanh liễu tử vẫn còn một khoảng cách lớn. Hy vọng các tu sĩ trên thế gian đọc xem quyển du kí này có thể suy nghĩ sâu xa thật sự ngộ ra, thật nhiều hướng về vị bồ tát nơi núi Linh Sơn để tu dưỡng, tự có thể hóa công đức và khí thiện ngưng thành bổn lai diện mục tròn trịa sáng chói lọi. (Phần trên trích lục ở “Thiên Phật Viện Du Kí ”).
Sự tu dưỡng của cổ thánh tiên hiền là tu từ cái gốc rễ căn bản; khởi tâm động niệm là gốc rễ; cái mà Minh Sư chỉ điểm cho chính là cái gốc rễ này.
Tu trì tam bảo cái pháp môn tu hành này là phương pháp tu hành gốc rễ nhất, trực tiếp nhất, đơn giản nhất. Chớ có xem nhẹ một chỉ huyền quan, một chỉ điểm này gọi là “thọ kí ”, gọi là “minh tâm”, là chỉ điểm cho mọi người tìm thấy bổn lai diện mục chơn chủ nhân của bản thân mình, mở ra cửa khiếu sanh tử, cho nên không thể xem thường được. Đắc được cái này là một đại sự nhân duyên, hãy thật tốt mà tự thêm trân trọng lấy.
Bảo thứ nhất của tam bảo điểm ở nơi đây khiến cho con minh tâm, để cho con thủ huyền, đem vạn niệm quy về một niệm, lại đem cái niệm này buông xuống, đấy chính là bổn lai diện mục của con. Huyền quan là cánh cửa, là nơi bắt tay vào. Mở cửa chính ra rồi thì đi vào bên trong mới có thể tìm thấy chơn chủ nhân, đến cảnh địa cực cao vẫn cần phải tiếp tục nỗ lực cầu tiến bộ lớn hơn.
Tự phản tỉnh giác ngộ đạo là bước thứ nhất của việc tu hành. Bước thứ nhất con làm chưa tốt thì sẽ bước chẳng ra được bước thứ hai, lộ trình vạn dặm là bắt đầu từ bước đầu tiên (ví như muốn xây tòa nhà cao tầng trăm trượng mà không đào móng đóng cọc thật tốt là không được). Sự thành công của sự việc là từ nhỏ đến lớn dần dần tích lũy nên. Tu đạo chẳng biết phản tỉnh thì làm sao có thể đi xa được? Diệu dụng của tam bảo tâm pháp có thể khiến cho tự tánh của chúng ta dần dần quang minh sáng ngời.
Lợi ích, diệu dụng của tam bảo thì nhiều, nhưng phải dùng ở trong sinh hoạt hằng ngày, dùng ở tự thân. Khi tâm của con không bình tĩnh hãy niệm niệm ngũ tự chơn ngôn thì sẽ có diệu trí tuệ. Khi mê hoặc mất phương hướng thì phải tham bái, nghĩa là hỏi hỏi bản thân, phản tỉnh bản thân vì sao lại xuất hiện những vấn đề như thế này? Trước hết hãy tìm ra gốc rễ rồi hãy giải quyết. Như thế chính là diệu trí tuệ.
Chớ có quên mất ngọn đèn sáng trước mắt! nhắm mắt thủ huyền, xem xem bản thân mình có tối mờ không? tĩnh thì tự quán, động thì quán xem lẫn nhau, con mắt mở ra, xem xem tự tánh phật ở nhà không?
Chơn nhân làm chủ mới có thể tự tại, các đồ nhi mới có thể vân du thế giới, đi khắp bốn bể thấy cảnh chuyển cảnh, bất kể khi con nhìn thấy bất kì sự vật gì, nó đều có thể nhắc nhở con, chỉ điểm rõ ràng khiến cho con tỉnh ngộ, khiến cho con mở trí tuệ, mở ra chiếc khóa tâm của con, nút thắt phải mau mau giải ra, nếu không con sẽ ngạt thở, bởi vì quá chặt rồi, con phải thả lỏng ra.
Gốc rễ của tu đạo: uống nước nhớ nguồn, tùy duyên bắt đầu từ chỗ nào? gốc rễ đến từ chỗ nào: đến từ chỗ mà Minh Sư chỉ điểm, con đã tìm thấy gốc rễ chưa?
Trên sách tướng (sách về tướng số) nói rằng: ấn đường và sơn căn tiếp nối nhau. Chỗ mệnh căn là nơi tụ tập của tinh khí thần; thần chạy đến con mắt, do đó Lão Tổ Tông mới nói phải vẽ rồng điểm mắt. Một điểm chơn tánh bao phủ trời đất, linh hoạt có thể thay đổi thành lớn thành nhỏ, đầy khắp bên trong vũ trụ.
Con muốn thân thể khỏe mạnh thì thứ nhất tâm linh phải lành mạnh; thứ hai phải tận nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; thứ ba phải tĩnh. Người hiện nay đều quá lo lắng bất an, chẳng đủ tịnh; con chẳng nhân nghĩa thì đương nhiên gan không tốt, phổi không tốt, thận không tốt, tâm không tốt rồi. Con đã tận nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, con có thể tịnh thì có thể tâm linh lành mạnh, ở đâu có bệnh tật? đấy mới là cái đạo dưỡng sanh.
Muốn so sánh thi đua khoa học kĩ thuật với người ta thì mỗi ngày mỗi tháng đều có những phát triển và tiến bộ mới mà mình vĩnh viễn đuổi theo không kịp; muốn so đo tài hoa đấy đều là cành non, bởi vì Lão Tử nói rằng: “為學日益,為道日損 vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn” (theo học (hiểu theo nghĩa thường) thì mỗi ngày ( dục vọng và tinh thần ) ngày một tăng ); theo đạo thì mỗi ngày (dục vọng và tinh thần hữu vi) một giảm); phải bảo thủ lấy gốc rễ, đem tinh thần phát huy ra mới là đúng đắn.
Thi kinh nói rằng: "永言配命,自求多福 vĩnh ngôn phối mệnh, tự cầu đa phúc"; người quân tử tu đạo nếu có thể thường tự mình giám sát phản tỉnh, phối hợp thiên lí thì chẳng cần phải vọng cầu phú quý, tự nhiên có thể gặt hái được rất nhiều hạnh phúc.
Hôm nay hiểu được điểm sáng này trên thân của chính mình, thầy thắp sáng “mồi lửa đạo” này của đồ nhi, muốn các đồ nhi đi truyền đạt , truyền đạt mở rộng đèn đuốc ánh sáng. Những năm tam kỳ mạt kiếp, đạo giáng hỏa trạch (nhà dân), vạn nhà sanh Phật, có một ngọn lửa này mới có sức sống sinh khí, mới có thể hiển hiện sống động mạnh mẽ, sanh mệnh mới có ánh hào quang rực rỡ.
Tam bảo bạch dương vốn là kết tinh của thiên địa vạn pháp, bao hàm hết cả diệu ý chơn truyền của các đời Tổ Sư, quán triệt toàn bộ thật tướng áo cơ của thiên kinh vạn điển xưa nay.
Tâm lý không cân bằng thì sẽ thế nào? làm thế nào để làm yên nguôi nỗi đau thương trong lòng? hãy tĩnh lặng xuống có được không? tĩnh tĩnh tâm, chúng ta phải tìm chơn chủ nhân ra, chúng ta dùng tam bảo, bởi vì các con đều chẳng có thường xuyên hồi quang phản chiếu, gặp phải một tình huống thì trong tâm của các con sẽ rất bàng hoàng.
Khi tâm niệm của con có chỗ tạp loạn, lúc ấy bởi vì con đã bị thức thần lôi kéo, lúc này con phải nhanh chóng hai mắt thủ huyền, nắm chặt lấy bảo thứ 3, mặc niệm ngũ tự chơn ngôn, khi nguyên thần trở về lại làm chủ thì thật giả tự rõ.
Tam bảo là pháp môn nhưng các đồ nhi lại chẳng biết dùng, chỉ biết khi gặp tai nạn mới nhanh chóng dùng tam bảo; bình thường thì đã nên dùng để tu tâm dưỡng tánh, thường niệm thì con sẽ có cảm ứng nơi Di Lặc Tổ Sư và Thầy (Tế Công Hoạt Phật, còn gọi là Nam Mô Quang Minh Lỗi Lạc Phật), gặp phải khó khăn thì cảm ứng sẽ nhanh.
Cục thế của thế giới hồng trần hỗn loạn chẳng ngừng; gốc khổ vô minh của chúng sanh trói buộc làm vướng mắc tâm thần, chẳng được thanh an tự tại, đấy thật là đau khổ biết bao! Các đồ nhi nay gặp được Tam Bảo, hiểu rõ hai đầu của việc đến và đi, nhưng phải có thể khéo dùng tam bảo, an đốn thân tâm của chính mình, hành ngoại công bồi nội đức, đấy là điều rất quan trọng!
Cánh cửa sanh tử ở nơi đâu? nhật nguyệt hợp minh ở nơi đâu? âm dương giao hội tại nơi này! chí thánh chí thiện tại nơi đây! các con đều biết được, thế nhưng các con chẳng có đăng đường nhập thất, phải đăng đường nhập thất, phải chơn công thật thiện.
Phải thường xuyên hướng về trên bản thân mình mà quán, phải hướng về tự bản thân mình để tìm. Hướng về trên bản thân mình mà quán là cái đạo của bậc Thánh Nhân; hướng về trên thân của người khác để xem thì là cái đạo của tiểu nhân. Tâm đã định chưa? lúc nào cũng hồi quang phản chiếu, thường nghĩ đến những cái không đúng của bản thân mình, chẳng phải chính là “有朋自 遠方來 hữu bằng tự viễn phương lai” ( có bạn từ phương xa đến ) rồi sao? Tâm của con thường thả ra ngoài, nếu có thể dành ra chút thời gian để thư giãn trong cái bận rộn, tĩnh xuống để suy nghĩ những lỗi lầm sai trái của mình, tâm thu về một cái thì từ xa mà vào, chữ 【朋】(bằng) của từ 朋友 (bằng hữu) chẳng phải là hai con mắt đó sao ? “有朋自 遠方來 hữu bằng tự viễn phương lai ” (có bạn từ phương xa đến) chẳng phải chính là chơn chủ nhân của con trở về rồi sao? do vậy chẳng phải là vui lắm sao?
Muốn đi con đường tu đạo, trước hết phải hiểu rõ đối với nền tảng của đạo, phải có sự nhận thức đối với thiên lý. Nhận lý chẳng rõ thì gốc sẽ chẳng vững, gặp phải chút chướng ngại thất bại nho nhỏ thì nghiêng ngã đông tây, thất điên bát đảo như muốn sụp đổ. Gốc rễ của một cái cây nếu như chẳng có bám vững chắc, gió thổi một cái thì đã ngã rồi. Cùng đạo lý đó, tu đạo chỉ biết pháp môn, đối với chân lý thì lại chẳng hiểu rõ thì sẽ rất dễ dàng bị mắc vào trong hoàn cảnh khó khăn của người, việc, vật chẳng cách nào giải thoát. Thiên đạo, nhân đạo, những đạo lý này con đều phải hiểu rõ, gặp cảnh thì sử dụng tam bảo thì mới làm việc được vô cùng thuận lợi.
Nổi nóng chính là trong tâm có một ngọn lửa, vậy phải dùng cái gì để khắc phục đây? Tam Bảo. Khi con nổi nóng, trước hết hãy tĩnh cái tâm xuống, nghĩ nghĩ xem vì sao phải nổi giận? Sau khi phát tiết rồi thì có lợi ích gì hay chỗ không tốt gì? thường thường nổi nóng thì thân thể sẽ mệt hư, và cũng sẽ sanh bệnh.
Nhân tâm có tứ bất chánh, bốn cái bất chánh nào? tâm có chỗ oán hận nổi lên sự phẫn nộ, có chỗ háo lạc (ưa thích) , có chỗ đau đớn khổ sở, có chỗ sợ hãi. Tu đạo chính là phải giải thoát khỏi những sự nhiễu loạn bên ngoài này; những sóng điện từ này sẽ nhiễu loạn tự tánh của chúng ta. Tiên Phật Bồ Tát vì sao không bị nhiễu loạn? bởi vì “thủ trung”! giữ lấy một điểm này của chính giữa, điều đến vừa đúng một điểm này, một điểm này mà Minh Sư đã chỉ điểm, con có canh giữ lấy không? Tâm đều chẳng ở nhà rồi, làm sao mà có thể chánh được? bất chánh thì lại làm thế nào mà canh giữ được? do đó người ngộ đạo là tâm của trí tuệ, người chưa có ngộ đạo thì là tâm của phiền não.
Các đồ nhi ơi, đời người ngoài tiền ra vẫn còn có những sự việc càng có ý nghĩa hơn so với tiền; quyền lực rồi cũng có một ngày nào đó cũng sẽ qua đi. Chúng ta nếu như chẳng biết ngưng, chẳng thể ngừng ở một nơi chí thiện, cứ mãi theo đuổi những công danh quyền vị này đến kết thúc, hai tay buông xuống một cái, có thể mang theo những thứ hữu hình này chăng? Con ở trên thế gian có cái tên tuổi này, quyền thế này chẳng phải là chuyện gì phi thường to tát. Nếu như con có thể ở trong âm dương ngũ hành mà không bị âm dương xoay chuyển, đấy mới là phi thường thật sự! Cho nên phải tu đạo mới có thể đạt đến, sự tình sẽ dần dần theo đó mà thuận lợi như ý.
Phải quy trở về tự tánh mới có thể siêu vượt những cảnh giới vật chất này, chẳng bị vật sai khiến, do đó Thánh nhân dưỡng tánh, phàm nhân dưỡng thân.
Con người rơi vào hồng trần thì có nhân duyên nhất định phải liễu dứt, nhưng người tu hành biết dùng niệm đầu quang minh sáng người để xem xét đối đãi. Hãy trân trọng lấy mỗi một khảo nghiệm giúp thành tựu bản thân mình; hãy trân trọng lấy mỗi một sự tôi luyện giúp thành tựu bản thân mình; hãy trân trọng lấy mỗi một kinh nghiệm giúp nâng cao bản thân mình, hãy trân trọng lấy mỗi một cơ duyên giúp cải biến bản thân mình.
Trong số mệnh tuy rằng phú quý, nhưng nếu làm nhiều việc bất nghĩa, cuối cùng rồi cũng sẽ có một ngày phải có từ phú quý biến thành mệnh bần tiện. Trong số mệnh tuy rằng bần cùng, nếu có thể khéo tích phước đức thì nhất định có thể từ nghèo chuyển giàu. Do vậy, tất cả đều do tự mình tạo. Sự phú quý thật sự là “làm giàu phong phú nội đức gọi là phú, hành thiện hỷ xả gọi là quý”, không chỉ có thể đem lại lợi ích cho người khác, đối với bản thân mình cũng có ích lợi, chính là cái gọi là “càng giúp người mình lại càng có dư, càng cho người mình lại càng có nhiều”, do vậy giàu mà có thể thí thì là đức, nghèo có thể thủ thì là quý; phú quý ở chỗ tích thiện, phú thọ ở chỗ thiện tâm.
Chúng sanh vô minh, chẳng cách nào minh tâm kiến tánh. 【道】(Đạo) ở ngay trước mắt của con, các đồ nhi lại vẫn cứ phải hướng ngoài đi tìm đạo, thật là xả gần cầu xa! Nếu như con vẫn cứ là muốn xem những hình tượng bên ngoài, chấp trước ở người và việc bên ngoài, như thế thì sẽ làm cho bản thân mình mê muội đi. Đạo nơi thầy truyền, tu nơi mình (bản thân). Tự tánh duy chỉ có tự độ, con chẳng tu thì Chư Phật Bồ Tát cũng chẳng cách nào cứu con lên trời được.
Tâm pháp, tâm pháp, dụng tâm ở việc truyền pháp. Nếu chẳng dụng tâm truyền pháp thì sẽ chẳng biết tâm. Dụng tâm truyền pháp mới có thể độ tận những chúng sanh trong thiên hạ. Nếu như chỉ thuyết pháp mà chẳng dụng tâm, vậy thì phải làm thế nào khiến cho người khác có thể thể ngộ được? Bất kể là vào núi tu hay tu tại gia, quan trọng nhất chính là tu một cái tâm ấy của chính bản thân mình.
Từ xưa chân kinh chẳng ở trên giấy. Duy chỉ có hướng về trên thân của chính mình đi sâu vào nghiên cứu, đi tìm mới có thể tìm thấy cánh cửa sanh tử của chính mình. Văn tự xem qua rồi, nói nhiều rồi, nó rốt cuộc vẫn là văn tự. Làm chẳng được, hành chẳng được thì chẳng phải là bản thân con tự đi khai quật từ trong tâm tánh.
Con người nếu suốt năm không tắm gội thì bụi đất một đống lớn. Tự tâm của các con cũng như vậy, phải dụng tâm ngày ngày cọ rửa; như thế thay đổi một diện mạo mới hoàn toàn, làm đến【苟日新,日日新,又日新】 “ cẩu nhựt tân, nhựt nhựt tân, hựu nhựt tân. ”
“為學日益,為道日損vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn ” (theo học ( hiểu theo nghĩa thường) thì mỗi ngày (dục vọng và tinh thần) ngày một tăng ); theo đạo thì mỗi ngày (dục vọng và tinh thần hữu vi) một giảm). Chúng ta học đạo, tu đạo và cầu học vấn là khác nhau. Cầu học vấn, văn học, triết học, hóa học …những cái ấy học được càng nhiều thì tri thức sẽ càng nhiều, đấy là tài hoa. Người đời sở dĩ khổ hoàn toàn đều là đến từ vọng tưởng chấp trước quá nặng rồi, do đó theo đạo thì mỗi ngày (dục vọng và tinh thần hữu vi) một giảm; đấy là sau khi con học đạo tu đạo thì tự tánh dẫn sáng tỏ, mây đen bụi bặm càng nhạt càng ít, cái mà giảm tổn đi là đủ thứ những vọng niệm chấp trước. Đạo vốn thanh tịnh chẳng có bụi bặm ô nhiễm.
Phật thuyết bốn vạn tám nghìn pháp môn, ví dụ như: tụng kinh hồi hướng, đả tọa, thiền thất, bát quan trai…nhưng phía sau lại nói: bất nhị pháp môn. Bất nhị chính là 「一」(một) , 「一」(một) chính là đạo, là chơn kinh. Chơn kinh chẳng ở trên văn tự kinh điển, cho nên Thế Tôn nói: chánh pháp nhãn tạng.
Mọi người đều có tư tưởng. Tư tưởng không đúng đắn thì sẽ có những hành vi không đúng đắn, do đó trên kinh nói: Chúng sanh điên đảo mộng tưởng, mất đi chơn đạo. Tư tưởng là đến từ sở tri sở kiến, cũng chính là cái gọi là “tri kiến”. Con người sở dĩ có nhiều vọng tưởng, chấp trước như vậy tìm kiếm nguyên nhân của nó là tri kiến sai lầm (Si : tri thức có bệnh) , theo sự tích lũy của nhiều đời nhiều kiếp thì sự tập nhiễm này rất sâu rất nặng. Sự sai lệch nghiêm trọng của những tri kiến, làm thế nào để dẫn đạo sửa chữa lại cho đúng đây? Trong kinh điển của các bậc Thánh Hiền mấy nghìn năm nay thì có đáp án. Do đó đọc kinh sách chính là đang nghe sự giáo dục của các bậc Thánh Hiền, tiếp nhận những tư tưởng của chân lý.
Nội dung của kinh sách như mưa pháp vậy, có thể nuôi dưỡng tâm của chúng ta, khiến cho tâm linh của chúng ta trưởng thành, thăng lên cao, cũng có thể rửa sạch những bụi trần của chúng ta, khiến cho tâm linh của chúng ta sạch sẽ sáng bóng.
Đọc sách Thánh Hiền, đọc thuộc thư sách, hiểu được lễ tiết, cải biến khí chất, khí chất tốt, đấy là sự thật. Thế nhưng từ xưa đến nay, những người đọc sách Thánh Hiền thì vô số, vì sao nhân loại của mỗi thời đại đều đóng vai tự tư tự lợi, tranh đấu quyền lực, ái hận tình sát…những tham dục nặng như thế này, những sự phẫn nộ oán hận nặng như thế này, những sự chấp mê bất ngộ nặng như thế này? Những người có thiện căn, những người có học thức, văn hóa, có giáo dưỡng, biết lễ phép lẽ nào trong nội tâm của họ chẳng có sự giằng co phản kháng qua hay sao? thế nhưng những người quay đầu thì lại rất ít rất ít. Phần lớn đều là thức thần (tâm thức, tâm phân biệt) thắng lợi, do đó mà trôi theo dòng nước (chẳng có lập trường kiên định, chẳng có mục tiêu phương hướng xác định, thiếu năng lực phán đoán thị phi, chỉ có thể đi theo người khác, chỉ dựa theo hoàn cảnh, trào lưu mà hành động); làm những việc phải hổ thẹn với lương tâm ở những nơi u ám không có người, làm trái rời thường đạo của nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, vì vậy mà những phong tục tập quán của xã hội hiện tại ngày càng không tốt, chẳng còn giống như những người xưa có cá tính thành thật trung hậu, thiên lý chẳng hiện rõ. Trên kinh nói rằng: chúng sanh sở dĩ thường trầm biển khổ là do đã mất đi chơn đạo. Chơn đạo chính là chơn thần, chơn chủ nhân của chúng ta. Chơn thần thoái vị, thức thần làm chủ, đương nhiên muốn thiên hạ đại loạn rồi.
Từ xưa đến nay, những người thật sự có trí tuệ họ vì muốn siêu thoát sự khống chế trói buộc của ngũ hành này, để cho tự tánh có thể tự tại do đó mà phải thiên lý tầm Minh Sư.
Lục Tổ Huệ Năng nói rằng: chẳng nhận biết được bổn tâm thì học pháp vô ích. Con không thể minh tâm thì học tài hoa nhiều như vậy cũng chẳng có ý nghĩa lớn bao nhiêu. Đạt Ma tây lai nhất tự vô (Đạt Ma đến từ phương tây một chữ cũng chẳng có), toàn bằng tâm ý dụng công phu, có thể thấy rằng tâm pháp chẳng ở trên kinh điển. Lục Tổ Huệ Năng mới nói rằng: "tự Cổ Phật Phật duy truyền bổn thể, sư sư mật phó bổn tâm ”. Lục Tổ Huệ Năng lại nói rằng: Người đời suốt ngày chỉ cầu phước điền, chẳng cầu ra khỏi biển khổ sanh tử. Tự tánh nếu mê, phước làm sao có thể cứu?
Kinh điển tam giáo ở Trung Quốc đã có vài nghìn năm lịch sử; đời đời cũng có người giảng bài. Những học sinh này, những thầy giáo dạy học này mỗi người đều hiểu rõ những triết học đạo lý này, thế nhưng tập tính chấp trước của họ, những khổ não thống khổ của họ …đều chẳng cách nào giải trừ dỡ xuống. Vì sao vậy? Bởi vì những thứ của khởi tâm động niệm thì cần phải dùng phương pháp của tâm để hàng phục, để trị liệu, do đó nói rằng: vạn pháp do tâm sanh, vạn pháp do tâm diệt.
Do vậy mới nói, con trước hết phải hiểu rõ đạo lý thì trong tâm của bản thân con mới biết cách nghĩ của bản thân mình có đúng đắn hay không, có hợp lý hay không; không hợp lý thì làm thế nào dùng sức ý chí để chuyển thức thành trí. Sức mạnh tinh thần này là cần phải hạ công phu tu luyện lấy.
Do đó Hoạt Phật Ân Sư lâm đàn dạy bảo chúng ta, cứ hay dặn dò chúng ta rằng cầu đạo rồi vẫn phải đến Phật đường để nghe đạo lý mới có thể rõ lý, rõ lý rồi mới biết “dùng”, mới hiểu được diệu dụng của tam bảo, sự thù thắng của tam bảo tâm pháp. Nếu như chỉ biết sử dụng tam bảo nhưng lại chẳng rõ chân lý, chẳng có chân lý làm nền tảng thì con cũng chẳng có nguyên động lực để tu luyện tam bảo, đấy chính là sự hối tiếc của việc “vào núi báu mà về tay không”.
Số lượt xem : 1409