Sự phóng thích và siêu vượt của tâm linh ( Hoạt Phật Lão Sư từ bi )
Sự phóng thích và siêu vượt
của tâm linh
( Hoạt Phật Lão Sư từ bi )
「佛用一切法,為渡一切心,若無一切心,何用一切法。」
“ phật dùng tất cả pháp, để độ tất cả tâm, nếu chẳng tất cả tâm, cần chi tất cả pháp ”
Đại đạo vô hình vô tướng, vô biên vô tế, do đó nếu muốn dùng trí tuệ của chúng sanh để suy lường phỏng đoán trí của phật, vốn dĩ chẳng dễ dàng; nếu muốn nhìn thấu rõ phật là gì thì duy chỉ có trước tiên phải nhìn thấu rõ nơi sâu thẳm nội tâm của bản thân mình có cái gì ? Nếu như chỉ có “ Phật ” , thì chẳng cần phóng thích hoặc siêu việt rồi.
Tu đạo chỉ ở chỗ thay đổi bản thân, lúc nào cũng phản tỉnh, sau khi tu đạo tâm cảnh phải chăng đã nâng cao ? có sự tồn tại của vết dơ, khoảng cách thế hệ hay không, đem nó phóng thích đi thì chẳng còn những quải ngại nữa rồi, đấy cũng chính là cầm được lên buông được xuống, như thế mới có thể hợp nhất với thiên tâm, chính là cái gọi là “ ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ” ( nên không có chỗ trụ mà sanh tâm ) .
Làm thế nào phóng thích tâm linh đây ? hãy bắt tay vào từ chỗ quét tâm địa. Tham, sân, si là 3 gốc rễ của địa ngục, từ đấy sinh sôi nảy nở mở rộng mà hóa thành nghìn nghìn vạn vạn. Hãy quét sạch hết tất cả những chỗ sâu thẳm của nội tâm, không tồn tại bất cứ thứ gì, cho dù là các niệm thiện, niệm ác cũng không tồn tại, để tránh chấp trước ở hai đầu, tạp niệm quét sạch hết, tự nhiên tâm trống, thì tấm lòng rộng mở rồi.
Tu đạo cần có tánh ngộ, thấy cơ thì phải có thể ngộ, ví dụ như nhìn thấy hoa nở hoa tàn mà lĩnh ngộ thì ra đời người có hạn, thì những gì nhìn thấy trước mắt đều là không có; nhìn thấy sự thành, trụ, hoại, không mà một tòa nhà đã trải qua mà lĩnh ngộ được cái sắc thân này cuối cùng rồi cũng sẽ như vậy. Nhất cơ nhất ngộ, từng tí một lũy tích lại, cuối cùng rồi cũng sẽ có lúc giọt nước xuyên đá ( nước chảy đá mòn ) phá trừ tà trí, bất cứ lúc nào cũng trầm tâm tịch tĩnh, định, tĩnh, an, lự mới có thể đắc ( tâm đắc, cũng chính là sự lĩnh ngộ ), mới có thể siêu trần vượt giác, vượt ra tất cả mọi thứ.
Tất cả mọi tri thức của con người đều từ bên ngoài, từ sách mà đến, chẳng phải từ suối nguồn trí tuệ chỗ sâu thẳm của nội tâm mà đến; nước suối của thiên hạ từ núi Côn Luân mà đến, cảnh sắc mặt trời mọc ở núi A Lí yêu kiều đẹp đẽ, sao không thi thoảng trầm tịch một cái, lấy được nguồn trí tuệ của nội tâm sâu thẳm, phản quán mặt trời mọc của nội tâm sâu thẳm vậy ?
Cái gọi là phóng thích chẳng phải là tất cả mọi sự vật hoàn toàn đều chẳng quản, phải biết rằng trách nhiệm của con người chưa liễu dứt thì trở thành “ nợ ”, do đó trong lúc phóng thích phải có cái tâm trách nhiệm, trách nhiệm nhất định cần phải gánh lên, chỉ cầu chớ có đi chấp trước giữa lúc làm lúc hành.
Nơi con người và sự việc xung quanh cá nhân đều do nhân duyên mà tụ họp, do đó, tuy có sự phân biệt nặng nhẹ, chậm gấp, nhưng đòi hỏi phải có thể trong lúc cấp dưỡng hiếu kính bậc trưởng bối của mình thì đồng thời không quên những người già cả khác chẳng có quan hệ thân duyên gì với mình, trong lúc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục con nhỏ của mình thì đồng thời cũng không quên những trẻ nhỏ khác chẳng có quan hệ huyết duyên gì với mình. Khi ở đạo trường thì là một thành viên trong đạo, lúc trở về nhà thì là một phần tử trong gia đình, trường hợp nào thì trình hiện pháp tướng nấy, dùng cái tâm bất động để đi hóa giải, tuy nói rằng đạo dễ tu duyên khó liễu, nhưng vẫn phải tận hết tâm để cầu có thể tu đạo liễu duyên.
Gien của cha mẹ mà cái sắc thân này đã thừa hưởng, cộng thêm cá nhân duyên tiền kiếp đến từ thiên thời ( tức thời tiết, xuân hạ thu đông ) và địa lợi ( tức phương vị, đông tây nam bắc ) … , lại còn rất nhiều các nhân tố hoàn cảnh môi trường, giáo dục, bạn bè, sở thích riêng đã tạo thành nhân sinh quan của mình, chấp trước ở bên trong những khốn hoặc nào là cái này là cái mà tôi lẽ ra nên có, cái này là cái mà tôi phải đấu tranh giành lấy, nhưng trên thực tế chúng sanh do sai lầm của phương hướng truy cầu theo đuổi nên đã sản sanh ra mọi đau khổ, đã sản sanh ra nhân quả, đã sản sanh luân hồi.
Do đó, những sự giằng co đấu tranh vật vã, tâm bực giận và các động niệm mà trong nội tâm sâu thẳm đã khởi đều phải buông xuống, sau đó mới có thể bỏ đi Ngã chấp, còn trên mặt tâm linh mới có thể có chỗ siêu vượt. Sức ngộ của cá nhân bởi vì những nhân duyên tiền kiếp mà có chỗ khác nhau, điều này chẳng có đúng hay sai có thể nói đến, chỉ là một quá trình mà người người nhất định phải trải qua mà thôi, cuối cùng rồi cũng sẽ “ có nhiều con đường lớn thông đến La Mã ” ( có nhiều phương pháp khác nhau để cho ra cùng kết quả, nhiều con đường khác nhau dẫn đến mục tiêu chung ). Nếu đã biết rằng tất cả mọi thứ trên thế gian đều là hư giả, mọi thứ đều là hạ phẩm, duy chỉ có tu đạo là tốt thôi, thì còn gì phải so đo tính toán phải nắm chặt trong tay đây ? Hãy nhanh đến hết mức có thể quét trừ tất cả mọi thứ dĩ vãng, rỗng cái tâm, vậy thì đủ thứ những cái mà hiện nay đã gieo trồng, trong tương lai chắc chắn sẽ hiển hiện sự quang minh đấy.
Tuy rằng nhân duyên, những thói quen từ trước đến giờ, môi trường hoàn cảnh của mỗi người không giống nhau, sức ngộ có chỗ khác biệt, những trắc trở đã gặp phải cũng không hoàn toàn giống nhau, thế nhưng nếu như có thể mượn vào những người khác để tu lấy bản thân, trên con đường bàn đạo lúc nào cũng mượn cơ để thể ngộ, lấy đức báo oán, sau khi tự tôn tự trọng còn phải tôn trọng người khác, thì một bầu không khí “ hòa ” và cái nghiệp tường hòa của đạo trường sẽ cảm chiêu vạn vật phát triển thịnh vượng, cảm hóa thiên địa. Thân ở trong ngũ hành, nhưng tâm siêu vượt trên ngũ hành, con người ở trong đó mà chẳng cảm thấy thân ở trong đó. Hãy dùng tấm lòng của biển lớn đem tất cả mọi thứ bao dung ở trong tâm, và hãy dùng biển trí tuệ đem chúng hòa tan, mỗi ngày quán xem giám sát tỉ mỉ nơi sâu thẳm của nội tâm, chẳng lưu lại bất cứ tạp niệm gì. Hãy dùng tất cả sức mạnh trong sanh mệnh có hạn để hành con đường tu đạo bàn đạo này, phóng thích tâm linh, trừ bỏ đi những Ngã chấp thì tâm cảnh tự nhiên nâng cao, hóa bỏ tất cả mọi thứ chớ không phải là bị mọi thứ làm chuyển hóa ( làm biến đổi ), lúc này nguồn trí tuệ của bản thân đã vọt ra, ào ạt tuôn mãi chẳng có chỗ tận cùng ngừng dứt.
Số lượt xem : 581