BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ý Nghĩa Lời Kinh Thỉnh Đàn

Tác giả liangfulai on 2023-02-17 11:53:01
/Ý Nghĩa Lời Kinh Thỉnh Đàn

Ý Nghĩa Lời Kinh Thỉnh Đàn

 

Kinh Thỉnh Đàn tức là cung thỉnh vị Chân Tể vũ trụ muôn linh Minh Minh Thượng Đế lâm đàn, và cung thỉnh thập phương Chư Phật, vạn Tiên Bồ Tát và các bộ Lôi, bộ Phong, bộ Hổ, bộ Long cùng nhị thập bát tinh tú giáng Đàn hộ pháp hộ Đạo để bàn đạo của Thiên Nhân tam thiên, khiến cho các Tà Ma đều lui tránh, phù hộ che chở cho việc bàn đạo được bình an thuận lợi, không tiết lộ thiên cơ, có công dụng như Đàn Kinh nói “ dùng cà sa che chung quanh ” để truyền tâm pháp.


Sau khi thắp đèn Phật, hiến cúng xong thì tiếp theo là lễ thỉnh Đàn.

Kinh Thỉnh Đàn chính là chân ngôn. Nghi lễ cung kính tụng kinh Thỉnh Đàn là vô cùng thần thánh trang nghiêm. Trong thời gian ấy, đại chúng cần phải giữ im lặng, không được ồn ào náo động đi lại, để biểu thị sự kính trọng, và cũng duy chỉ có giữ im lặng, thành tâm kính cẩn tâm niệm, tập trung ý chí, vậy thì mới có thể cảm vời Tiên Phật giáng lâm Pháp Đàn. Tất cả các nhân viên tham gia đều cần phải xếp hàng ngay ngắn, nam nữ phân ban, thành kính lắng nghe kinh văn tuyên thỉnh. Người cung tụng “Kinh Thỉnh Đàn” nhất định cần phải trai giới tắm gội, và là những người chức vị Điểm Truyền Sư, Đàn Chủ, Giảng Sư hoặc nhân tài thanh khẩu thì mới được.

 

Nội dung của Kinh Thỉnh Đàn như sau :

 

請壇經:

大眾肅靜,各列齊班,俱整衣冠,誠敬聽宣

八卦盧中起祥煙

育化聖母降臨壇

關帝居左純陽右

二十八宿護法壇

老母至壇,諸神儼然。右指呼叱,左指呼鞭

雷部風部,虎部龍部,各顯威嚴

爾等恭立,細聽吾言

今逢三天大道顯然

諸部神真護庇靈壇

鬼神聽旨,切莫冥頑

遇難救難,遇災除焉。遇善相助,遇事相瓣

大劫遠退,星曜靈官

領帝 勅令,速辦天盤,三曹之事

一 一詳參,不准退意,時時皆然

各進爾職,鎮壓三天

母命諸真,代吾傳宣

見道成道,運轉坤乾

十二元辰,各據其天

時势將至,勿違,特宣。

 

 

Đại chúng túc tịnh, các liệt tề ban, câu chỉnh y quan. Thành kính thính tuyên :

( Đại chúng yên lặng, các hàng các tốp ngay ngắn, áo mũ đều chỉnh tề, thành kính lắng nghe ban bố lệnh )

Bát quái lư trong khởi tường yên

                                  ( trong lò hương Bát Quái phảng phất dậy khói lành )

Dục Hóa Thánh Mẫu giáng lâm Đàn

Quan Đế cư tả, Thuần Dương hữu,

                                 (  Quan Thánh bên trái, Thuần Dương bên phải )  

Nhị Thập Bát Tú hộ Pháp Đàn.

                                 ( các thần cai quản hai mươi tám chòm sao hộ Pháp Đàn )

Lão Mẫu Chí Đàn, Chư Thần nghiễm nhiên, hữu chỉ hô sất, tả chỉ ha tiên

            ( Lão mẫu đến Đàn, Chư Thần trang nghiêm ngay ngắn, ngón tay bắt ấn, cầm chiếc roi thần )

Lôi Bộ, Phong Bộ, Hổ Bộ, Long Bộ, các hiển uy nghiêm

                               ( Các bộ Lôi, Phong, Hổ, Long mỗi mỗi đều hiển hiện sự uy nghiêm )

Nhĩ đẳng cung lập, tế thính ngô ngôn

                              ( Các ngươi đứng kính cẩn nghe kĩ lời ta nói )

Kim phùng Tam Thiên, đại đạo hiển nhiên

                            ( Nay gặp lúc thời tốt Tam Thiên Lý Khí Tượng lo liệu việc Tam Tào thâu viên, đại đạo đã phổ giáng thế gian một cách rõ ràng )

Chư bộ Thần Chân, hộ tí linh Đàn

                      ( Tất cả các vị Thần, Chư Thiên Tiên Phật đều phải giáng lâm hộ trì Pháp Đàn )

Quỷ Thần thính chỉ, thiết mạc minh ngoan

                     ( Quỷ Thần nghe ý chỉ, chớ có ngu muội ngang bướng )

Ngộ nan cứu nan, ngộ tai trừ yên, ngộ thiện tương trợ, ngộ sự tương bàn

     ( gặp nạn thì cứu nạn, gặp tai thì tiêu trừ, gặp lành thì tương trợ, gặp Phật sự thì dốc tận sức giúp làm )

Đại kiếp viễn thoái, tinh diệu linh quan

                   ( đại kiếp rời xa, các chòm sao Chư Thiên chiếu sáng )

Lãnh Đế sắc lệnh, tốc bàn Thiên Bàn

( lãnh sắc lệnh của Duy Hoàng Thượng Đế, mau chóng giúp đỡ lo việc thâu viên phổ độ Tam Thiên )

Tam Tào chi sự, nhất nhất tường tham

                    ( đại sự thâu viên phổ độ Tam Tào đều phải nhất tâm nhất ý tham dự đầy đủ kỹ càng

Bất chuẩn thối ý, thời thời giai nhiên

                   ( Chẳng được chùn chân thối lui chẳng tiến, mỗi thời mỗi khắc đều là như thế )

Các tận nhĩ chức, trấn áp Tam Thiên

                  ( mỗi mỗi tận tròn chức vụ, giữ gìn bảo vệ chánh khí của trời đất )

Mẫu mệnh chư Chân, đại Ngô truyền tuyên

               ( Lão Mẫu sắc lệnh chư vị Tiên Chân Bồ Tát thay ta ( Hoạt Phật Sư Tôn ) truyền lời tuyên cáo )

Kiến đạo thành đạo, vận chuyển càn khôn

  ( Chúng nguyên linh Tam Tào cẩn phải kiến đạo thành đạo, chịu thương chịu khó, giúp được gì thì giúp, làm được gì thì làm, vận chuyển càn khôn )

Thập nhị nguyên thần, các cứ kì thiên

  ( Các vị Thần chủ tể thuộc 12 nguyên thần mỗi vị giữ lấy cương vị, kiên giữ chức trách thiên mệnh, thuận theo đạo tiến trước, không được để âm dương điên đảo sai loạn )

Thời thế tương chí, vật vi, đặc tuyên.

 ( Thời thế đã vận hành đến thời điểm tốt phổ độ thâu viên, ngàn lần không được làm trái ý chỉ của ơn trên, nên đặc biệt tuyên bố cho đại chúng khắp nơi đều biết )

 

Ghú giải :

Khi lò hương bát quái được đốt bột trầm, que trầm, khói hương cát tường lượn lờ bay lên, giống như một luồng hạo nhiên chánh khí xông thẳng trời cao. Lúc này thì vị Thỉ Tổ sanh thiên sanh địa sanh muôn vật là Dục Hóa Thánh Mẫu giáng lâm Pháp Đàn, đồng thời vị Trung Thiên Ngọc Hoàng Đại Đế là ngài Quan Thánh Đế Quân cũng đến hộ giá, đứng bên trái của đấng Vô Sanh Lão Mẫu, Phu Hựu Đế Quân Thuần Dương Lữ Tổ cũng đến hộ giá ở bên phải, đồng thời các vị Thần Chủ Tể thuộc nhị thập bát tú cũng đều giáng lâm phù hộ Pháp Đàn.

 

Pháp Giá của Vô Sanh Lão Mẫu giáng đến Thánh Đàn. Các vị Thần hộ giá đến theo cũng đều đạo mạo trang nghiêm ngay ngắn, tay phải bắt thủ ấn, tay trái cầm chiếc roi thần, lớn tiếng lệnh cho Tứ Đại Nguyên Soái bộ Lôi, bộ Phong, bộ Hổ, bộ Long mỗi mỗi đến hiển lộ sự trang nghiêm uy vũ. Tất cả thần nhân cung kính đứng trang nghiêm, lắng nghe kĩ càng lời của ta ( Hoạt Phật Sư Tôn lãnh thiên mệnh chưởng Đạo bàn ).

 

Nay đang gặp đúng thời kì tốt lành Tam Thiên Lý Khí Tượng lo liệu việc phổ độ Tam Tào thâu viên, là thời điểm tốt lành để chứng quả thành chơn. Tiên Thiên Đại Đạo một chỉ điểm kiến tánh thành Phật đã phổ giáng thế gian rất rõ ràng, rộng độ các chúng sinh hữu duyên quy căn nhận Mẫu.

Bởi vì là phụng thiên thừa vận, vậy nên tất cả các bộ Thần, chư Thiên Tiên Phật đều phải giáng lâm hộ trì ngoại vi Pháp Đàn, không được để cho bất cứ tà linh nào xâm nhập nhiễu loạn.

 

Tất cả quỷ thần ( như Vương Gia, Thiên Tuế, Thành Hoàng, Sơn Thần, Thổ Công, Du Thần ngày đêm, quỷ xoa … ) đều phải nghe theo ý chỉ của Lão Mẫu, không được ngang bướng cố chấp. Khi kiếp sát đến thì cũng phải hiển lộ năng lực thần thông nhanh nhạy khiến cho kiếp nạn tiêu trừ. Gặp việc lành thì phải dốc hết sức tương trợ. Phàm là những việc thiện có ích cho quốc gia xã hội, cống hiến cho nhân loại thì đều phải giúp đỡ hoàn thành. Gặp phải bất cứ Phật sự gì cũng phải dốc toàn sức giúp đỡ khiến cho đạt thành viên mãn. Tất cả mọi kiếp lớn, nạn lớn, kiếp sát lớn, với sự cảm ứng tâm lành của mọi người thì đều có thể lui xa chứ không xâm phạm. Các chòm sao chư thiên chiếu rọi, thiên địa yên tĩnh an ninh. Chư thiên tinh tú và ngũ bách linh quan mỗi mỗi cũng tận chức trách, bảo hộ gìn giữ chánh khí trời đất, phù hộ thiên hạ thái bình, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

 

Khi lãnh nhận sắc lệnh của Duy Hoàng Thượng Đế thì bất luận chư thiên Thần Thánh thiên tào, các chúng sinh đại địa nhân tào, các u minh quỷ hồn địa tào đều phải đến giúp đỡ đại sự Tam Thiên phổ độ thâu viên, đều phải nhất tâm nhất ý tham dự đầy đủ kỹ càng, không được chùn bước thối lui chẳng tiến. Mỗi một thời khắc đều phải tập trung dồn hết tinh thần, giữ chắc cương vị, mỗi mỗi khéo tận hết chức trách mà mình nên tận để áp đảo trấn tĩnh Tam Thiên Lý Khí Tượng, khiến cho việc phổ độ Tam Tào được bình an tường hòa, chẳng có tai, chẳng có nạn.

 

Ơn trên Lão Mẫu sắc lệnh chư vị Tiên Chân Bồ Tát thay ta ( Tế Công Hoạt Phật ) truyền lời tuyên cáo. Các chúng nguyên linh Tam Tào nhất định cần phải kiến đạo thành đạo, chịu thương chịu khó, giúp được gì thì giúp, khiến Tam Tào nhân quỷ tiên đều có thể gặp Phật nghe pháp mà chứng quả, vận chuyển càn khôn, khiến cho vũ trụ nhật nguyệt tinh có trật tự chỉnh tề, đại đạo lưu truyền lan rộng, phổ độ hữu duyên, tiếp tục tuệ mệnh. Cũng khiến cho các vị thần chủ tể thuộc thập nhị nguyên thần mỗi mỗi giữ cương vị, kiên giữ chức trách thiên mệnh, thuận theo đạo tiến trước, không được để cho âm dương điên đảo sai loạn. Thời thế đã vận hành đến thời điểm tốt để phổ độ thâu viên, cũng sắp đến vận chót kì ba, thời kì thiện ác phân ban, đại thanh toán, đại xét xử, đấy là ý trời an bài sắp đặt, ngàn lần không được làm trái với ý chỉ của ơn trên, vậy nên đặc biệt tuyên cáo cho đại chúng khắp nơi đều biết.

 

Ý nghĩa của Kinh Thỉnh Đàn có thể tóm lược như sau :

 

1. Kinh Thỉnh Đàn là mật mã cung thỉnh Vô Sanh Lão Mẫu, Chư Thiên Thần Thánh, Vạn Tiên Bồ Tát giáng lâm, thường gọi là Chân ngôn.

 

2. Cung thỉnh Chư Thiên Tiên Phật lâm Đàn, cùng hoàn thành đại sự phổ độ thâu viên và dưới sự hộ Đàn của Tiên Phật thì khiến cho các Tà Ma đều lui tránh xa, bàn đạo suông sẻ.

 

3. Chúng Tiên Phật hộ Pháp Đàn khiến cho các oan nghiệt của người cầu đạo tạm hoãn việc đòi báo, đợi người cầu đạo hành công lập đức để hồi hướng hoặc độ họ thoát khổ.

 

4. Làm trang nghiêm cả đạo trường, cũng thâu nhiếp cái tâm của người cầu đạo, khiến cho người cầu đạo mới hàng phục tạp niệm, buông xuống vạn duyên, tập trung tinh thần.

 

5. Tuyên thuyết Tam Dương khai thai, tam kì mạt kiếp, đại đạo phổ truyền, đại địa sắp  “trừu hào hoán tượng” nghĩa là “rút hào trong quẻ ra để thay đổi tượng quẻ” , thời vụ tập trung các Nguyên Nhơn về cội nhận Mẫu đã cận kề.

 

6. Tách rời tai mắt người trời, thì việc truyền thụ bí bảo về cội đạo Vô Cực, tam bảo tâm pháp mới không dẫn đến tiết lộ thiên cơ, truyền bừa cho các kẻ cường đạo và tinh linh quỷ quái.

 

7. Thông qua nghi thức Thỉnh Đàn mà sự cùng bàn của người trời hợp nhất, thủ tục thiên bảng ghi danh, địa phủ xóa tên của người mới đến cầu đạo mới được xem là hoàn tất.

Số lượt xem : 2049