BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thoát ly sinh tử luân hồi – nhất định phải cầu đạo, tu đạo ( Từ Huấn của Tế Công Hoạt Phật )

Tác giả liangfulai on 2023-07-08 20:46:56
/Thoát ly sinh tử luân hồi  – nhất định phải cầu đạo, tu đạo  ( Từ Huấn của Tế Công Hoạt Phật )

Các đồ nhi muốn thoát rời sanh tử luân hồi thì nhất định phải cầu đạo, tu đạo. Thánh Phật từ xưa đến nay đều là có đắc đạo, tu đạo ( tu hành ) mới có thể thành Thánh Phật, do đó đâu có chuyện người hiện đại chẳng cần cầu đạo, tu đạo thì có thể thành Thánh Phật được ?


 

 

Các con có biết ngài Chí Thánh Tiên Sư – Khổng Tử không ? Tài học của đức Khổng Tử rất phong phú, trí tuệ cao siêu cũng phải vấn lễ nơi đức Lão Tử, sau khi đắc đạo mới trở thành thánh phật.

 

 

 

Đức tánh của Phật Thích Ca Mâu Ni vô cùng vĩ đại, cảnh giới tu hành vô cùng cao siêu cũng phải được sự thụ kí của ngài Nhiên Đăng Cổ Phật mới có thể thành Phật, còn đồ nhi các con đây có trí tuệ cao siêu giống như Chí Thánh Tiên Sư – Khổng Tử không ? Các con có đức tánh cao thâm, vĩ đại, sự từ bi và trí tuệ giống như ngài Thích Ca Mâu Ni Phật không ? ( không có ) , vậy thì phải đến cầu đạo, tu đạo.

 

 

 

 

Ngày xưa, trí tuệ và sự tu hành của các bậc cao tăng đại đức tu hành phật giáo đều vô cùng cao siêu. Họ biết rằng những kinh điển mà Thánh Phật đã để lại vô cùng sâu diệu, do đó trước khi vẫn chưa thật sự đắc đạo, họ chẳng dám tùy tiện giải thích những kinh điển mà Thánh Phật đã để lại, do đó mà chỉ có lấy việc niệm kinh, thuộc tụng kinh điển để làm phương thức tu hành.

 

Ngày xưa, phần lớn những người tu hành tưởng rằng niệm kinh thì có thể thấu triệt, giác ngộ, do vậy những người tu hành ngày xưa phần lớn là niệm kinh, tham thiền đả tọa, còn các Cao Tăng Đại Đức thì ở trong tình trạng bản thân mình vẫn chưa đắc đạo, vả lại vào lúc ấy Tiên Thiên Đại Đạo vẫn chưa đại khai phổ độ, do đó mà dù có giải thích những kinh điển mà Thánh Phật đã để lại như thế nào đi chăng nữa thì đều giải thích chẳng ra được ý nghĩa thật sự của Thánh Phật.

 

Thời kì Bạch Dương Tiên Thiên Đại Đạo ứng vận, Thiên Đạo ứng vận cũng chính là phải Tam Tào ( Thiên Tào, Nhân Tào, Địa Tào ) đại khai phổ độ, do đó mà những đệ tử Thiên Đạo, những nhân viên bàn đạo của thời kì Bạch Dương là chẳng có dư nhiều thời gian để đọc tụng nghiên cứu rất nhiều kinh điển, vả lại các đệ tử Thiên Đạo, nhân viên bàn đạo của thời kì Bạch Dương cũng không có khá nhiều thời gian để có thể bế quan tham thiền đả tọa hoặc là tham thiền ngộ đạo giống như những người tu hành của thời kì hồng dương. Hôm nay các con đắc thụ một chỉ điểm của Thiên Mệnh Minh Sư thì là đã tham được thiền, ngộ được đạo rồiĐệ tử Thiên Đạo, các nhân viên bàn đạo của thời kì Bạch Dương có rất nhiều đạo vụ, thánh sự phải đi bàn, có rất nhiều chúng sanh phải đi độ hóa, do đó chẳng có dư nhiều thời gian để đọc nhiều kinh điển như vậy, do đó mà đức Vô Cực Lão Mẫu vô cùng từ bi, đem những giáo nghĩa của kinh điển của ngũ giáo mà làm cô đọng súc tích lại, kiến lập “ chế độ lễ tiết phật quy nhất quán ”, để cho tất cả những đệ tử, bàn sự nhân viên của Thiên Đạo tuân theo, nói cách khác, cũng chính là đem tất cả những tinh hoa của những giáo nghĩa kinh điển của ngũ giáo “ kinh Koran ”, “ Kinh Thánh ”, Tam Tạng mười hai bộ kinh điển, tứ thư ngũ kinh, và còn có “ Đạo Đức Kinh ”, “ Thanh Tịnh Kinh ” …làm cho cô đọng súc tích lại, trở thành “ chế độ lễ tiết phật quy nhất quán ”. Ông trời đem những đạo lí của ngũ giáo làm cho Nhất quán lại, các con phải đem giáo nghĩa hóa thành hành động để hành công lập đức, liễu nguyện, hành tu bàn đạo, tham gia bàn thánh nghiệp thiên sự.

 

Đồ nhi các con hiện nay đến tu đạo, đồng thời cũng đã nghiên cứu những tinh hoa kinh điển của ngũ giáo, các con cũng đều là đệ tử của ngũ giáo thánh nhân, vả lại là những đệ tử trực thuộc, như thế các đồ nhi tu đạo rất phong phú, rất nhiều bảo tạng đều để các con đắc được rồi, vậy bảo tạng mà các con đắc được so với kim cương của thế gian thì như thế nào ?

 

Các con đắc được bảo tạng của “ Đạo ” là có thể siêu sinh liễu tử, kim cương của thế gian vẫn còn phải tính cara đấy, là có hạn đấy, cũng chẳng có ý nghĩa thực chất, còn bảo tạng của Đạo để các con đắc được rồi, đắc được rồi mà hoàn toàn chẳng phí công phu, do đó con phải trân trọng, biết hài lòng thỏa mãn.

 

Các con đều là chịu khổ chịu nạn mà đến ( những khổ nạn mà cá nhân mỗi người chịu trên thế gian và những khổ nạn của linh tánh trải qua sáu nẻo luân hồi ) , do đó các con đến tu hành bàn đạo là phước phận lớn nhất; vả lại các con trì chay ăn trường kì, thân - tâm - linh thanh tịnh lại sạch sẽ là tiếp cận gần gũi với trời, với thượng đế nhất. Các con rất có phúc khí, có phúc phận do đó phải biết hài lòng thỏa mãn, phải cảm ân, báo ân, liễu nguyện.

 

 

 

 

 

 

Số lượt xem : 669