Xem trọng bản thân, gánh lên trách nhiệm ( Lời của Thầy ) Phần 1
Người chẳng buông xuống được và người nâng lên chẳng nổi đều sẽ cảm thấy rất đau khổ.
Người mà đã thật sự tham ngộ phật pháp thì dũng cảm gánh vác trách nhiệm của sinh mệnh.
Dụng hết tâm cơ minh tranh ám đấu thì vĩnh viễn chẳng cách nào hợp đồng được; chỉ có trực tâm của các con mới có thể hợp đồng với vũ trụ. Chỉ cần các con có thể đại công vô tư, có thể quét trừ những dục vọng riêng tư, vậy thì muốn bàn về hai chữ “ đồng tâm ” này thì mới có thể được; nếu không, các con cá nhân mỗi người có cách bàn sự của mỗi người, quan điểm đều khác nhau, phải làm sao mà hợp đồng đây ?
Đồ nhi ơi, nếu như Đàn Chủ, Giảng Sư chẳng rõ lí, người mà thân làm Điểm Truyền Sư bèn có trách nhiệm rồi. Cậu ta chẳng đến, tôi cũng chẳng đi, đấy có gì khác biệt so với những phàm phu tục tử ? Đấy là lời làm phật lòng của thầy nói đấy ! Những lời khuyên bảo thành thật thì là chói tai khó nghe lọt. Hy vọng các con đều có thể làm được đến sự đồng tâm đồng đức thật sự, vậy thì là đúng rồi ! Hãy thật sự đem cái nhân tâm, dục vọng riêng tư của các con buông xuống, thật tốt mà hộ trì tất cả chúng sanh trong thiên hạ.
Đồ nhi ơi, nếu như lại còn những người tuỳ ý làm bừa làm bậy, khuyên bảo mãi chẳng chịu thức tỉnh, thì các con nhất định phải để cho mọi người biết có một người kiểu như thế. Các con trước hết phải thành khẩn khuyên bảo anh ta một cách riêng tư, phải giúp anh ta chỉnh sửa cho ngay đúng; hễ khi thường khuyên mà chẳng tỉnh, vẫn cứ chấp mê bất ngộ thì không thể không để cho mọi người biết có sự việc như thế này rồi. Các con nhất định cần phải nói ra thì mới có thể tránh một Ma căn lẻn vào đạo trường, như thế thì đạo trường mới có thể thanh tịnh. Nếu như tin tưởng thiên về kẻ yêu ngôn hoặc chúng này một cách dễ dàng, dẫn người vào tà bỏ chánh, thì là tự tạo nghiệt đấy !
Đồ nhi ơi, Nếu như trên dưới chẳng thể đồng tâm, thì sẽ dễ dàng chuốc đến những khảo nghiệm không cần thiết. Thầy hy vọng mỗi một người các con gặp phải có chuyện gì không hợp lí thì dù là một việc thôi cũng chớ có đi làm; có việc gì đều nhất định phải bẩm báo lên trên, không thể lại cứ tự mình ra chủ ý một cách riêng tư nữa, để tránh đánh mất đi trật tự, làm loạn mất phật quy. Thế nhưng những người ở phía trước cũng không thể đem việc bẩm báo lên trên của hậu học xem thành là chuyên quyền yêu cầu đòi hỏi các hậu học đấy ! Các con những người làm Tiền Hiền, trên phương diện nhân cách nhất định phải đặc biệt chú ý. Làm người thì nhất định phải đường hoàng chính đáng, đặc biệt là tiền tài, nếu như công tư thường làm chẳng rõ, hỗn hợp lẫn lộn với nhau chẳng cách nào phân rõ, vậy thì con sẽ phá hoại mất tình cảm giữa Tiền Hiền con đây với các đạo thân, dẫn đến ảnh hưởng đến sự khai triển của đạo vụ. Nếu như giữa các đạo thân đã khởi lên cuộc bàn cãi về tiền bạc gì đó, các con hãy nói xem, đến lúc ấy sẽ có một kết cục tốt đẹp đó sao ? Do đó nói “ thủ tục nhất định cần phải rõ ràng ”, công tư nhất định phải phân rõ, biết không ? Tiền mà người ta đưa cho con, con nhận lời người ta muốn làm cái gì thì phải làm cho người ta cái đó, chẳng thể tự tác tự thông minh, lấy cái tiền này để làm những ứng dụng việc khác, phải không ? Lỡ như cái tiền này đã xảy ra vấn đề, con làm sao mà đi gánh vác trách nhiệm này đây ?
Về phần giữa các đạo thân với nhau thì cũng chớ có dính líu đến sự qua lại về tiền bạc, bất kể con có lí do gì cũng đều chớ có tí ti tham niệm. Con tuyệt đối không thể bởi vì trên tay có một chút khoản tiền công của người ta bố thí thì lấy khoản tiền công ấy đi làm những việc khác, tuyệt đối không thể có loại việc này phát sinh đấy ! Hãy làm người một cách đường đường hoàng hoàng, quang minh thanh thản thư thái, làm một tấm gương tốt sáng ngời cho người khác, được không ? Nếu các con có thể làm được như thế thì mới không uổng phí hai từ “ Tiền Hiền ” kia đấy !
Ngay lúc hồi thiên giao chỉ về “ đại sự phổ độ Tam Tào ” , thầy đã có thể xem là hoàn thành trách nhiệm rồi; thế nhưng vì sao mà thầy vẫn phải thường mượn khiếu ? Bởi vì chúng ta là “ tình thầy trò ” ! Cũng cùng cái đạo lí đó, những chúng sanh mà các con độ hoá, con đã độ để họ lên bờ, cho dù là con có nghìn vạn gánh nặng đi nữa, con vẫn phải chăm sóc cho họ, bởi vì con có “ cái duyên dẫn bảo sư ” với họ, cũng giống như là thầy với các con vậy. Tu đạo, bàn đạo không thể sơ sài qua loa được; tu đạo bàn đạo không cho phép con xem thường, xem nhẹ, đương nhiên cũng chẳng dễ dàng vận hành. Nếu như cái tâm của con lên lên xuống xuống, thì làm sao mà ứng phó với cái tâm thiên biến vạn hoá của chúng sanh đây ? Quay về phật đường thầy chẳng phải là muốn nhìn thấy thân thể của con, mà là muốn xem xem cái tâm của con ! Cho dù là con ngủ gật, thầy cũng chẳng để tâm, điều quan trọng nhất là con đã tìm thấy nội tâm của bản thân con hay chưa ? đã biết được sứ mệnh và trách nhiệm của bản thân con hay chưa ? Chẳng phải là vì người khác, mà là vì bản thân.
Các con thường nói rằng nhân viên khai hoang nên tinh thông mọi việc, đúng không ? Chúng ta đứng ở phía trước, người ta nhìn xem, một động tác, một ánh mắt, một câu nói, người ta đều nhìn thấy rõ rõ ràng ràng cả đấy, phải không ? Do đó chúng ta là những đại sứ do đạo trường phái ra càng phải chú ý bản thân. Chúng ta nói chuyện phải có đạo ngôn, tư thái bề ngoài phải có đạo thống, hành vi cử chỉ phải có đạo hạnh, lúc rảnh rỗi phải trau dồi phong phú, phải đọc sách thật nhiều thì giảng bài mới không hoang mang chẳng biết giảng thế nào, như thế người ta mới cảm thấy rằng con có tiến bộ đấy !
Hôm nay khai hoang ở bên ngoài phải giống như làm dâu vậy. Một người con dâu tốt thì nhất định là trên viên dưới dung, chớ chẳng phải là hễ gặp phải chuyện gì thì nhanh chóng đẩy Điểm Truyền Sư ra, vội vàng đẩy giảng sư thâm niên ra, chẳng phải như thế đâu đấy ! Chúng ta gặp phải sự việc thì phải đem nó xem như là những cái này đều là trách nhiệm của mình, chẳng phải là trách nhiệm của người khác, bởi vì con là nhân viên khai hoang, các con gánh trách nhiệm to lớn biết bao nhiêu bản thân con có biết chăng ? Các đồ nhi phải hiểu, hôm nay vì sao các con phải đi ra ngoài khai hoang đây ? Là bởi vì nhìn thấy những chúng sanh khổ nạn, nên con mới đi ra ngoài khai hoang phải không ? Khai hoang có vất vả khổ cực không ? trong lòng tương đối khổ hay là thân thể tương đối khổ ? Vì sao mà trong lòng khổ đây ? Ôi ! cũng là bản thân các con thích cam nguyện mà ra cả đấy ! Vì sao mà trong tâm lại khổ ? ( chẳng buông xuống được, nhìn không thông suốt, suy nghĩ tiêu cực ). Chẳng buông xuống được những gì đây ? Chẳng buông xuống được gia đình đó sao ? Bởi vì lo sợ chẳng có tiền dùng ? Vậy thì chẳng buông xuống được những gì đây ? ( chẳng buông xuống được những chấp trước của bản thân ) đấy là rất xem trọng bản thân, tự mình rất quan trọng, đúng không ? Các con lúc nào rất quan trọng ? khi độ hoá chúng sanh chẳng có các con thì có thể được không ? Do đó các con rất quan trọng.
Có khi con chẳng buông xuống được thì người khác bèn chẳng giúp được con
Các đồ nhi trong việc đảm đương gánh vác rất nhiều trách nhiệm khó tránh khỏi sẽ có một số chỗ không viên dung, chẳng viên mãn với người ta, phải không ? Sau đó thì trong lòng bắt đầu bèn suy nghĩ tiêu cực rồi : “ Mình việc gì mà phải vất vả khổ cực như vậy, mình việc gì mà phải buông xuống Đài Loan cái nơi tốt đẹp như thế mà đến đây sống chịu tội ? ” Sẽ vậy không ? Hay là la cứ la : “ là bản thân mình muốn đến đấy, phải trách ai đây ! ”. Mỗi lần lúc té ngã thì oán trời trách người, có hay không ? Có thể mắng thì cũng đã mắng rồi, muốn trách, thì người đầu tiên nhất định là trách Thầy : “ Ai bảo mình đã nhận lời thầy làm chi ? ”; người thứ hai nhất định là Điểm Truyền Sư : “ lúc bấy giờ kêu mình đến đây để làm gì vậy ? ”. Người thứ ba, nhất định là trách Điểm Truyền Sư của địa phương đó rồi ! Do vậy những người mà có thể trách thì đều đã trách cả rồi. Thế nhưng các con hiện tại vẫn là ngồi ở đây, phải không ? Như thế chẳng phải chính là “ tìm bệnh ngoài da ” đó sao ? Nếu đã là đi ra ngoài khai hoang bàn đạo rồi, thì phải xác thực làm được đến đạo ngôn, đạo mạo, đạo hạnh. Tuyệt đối chớ có quen lâu rồi chẳng câu nệ giữ lễ, quen thuộc với các đạo thân nơi địa phương đó rồi thì nói chuyện cũng tuỳ tiện rồi, hành động lời nói cử chỉ đều tuỳ tuỳ tiện tiện rồi, như thế thì sau này người ta sẽ xem thường con đấy ! Tuy rằng nói là vấn đề nhỏ, chúng ta càng phải quan tâm, phải dùng phương pháp thích đáng, chớ có quên rằng các con như là những nhà ngoại giao truyền đạo vậy, phải có những điều kiện mà nhà ngoại giao nên có. Hôm nay các đồ nhi bởi vì Đạo mà kết duyên, do đó cái mà các con triển hiện ra bên ngoài thì phải có phong mạo của đạo. Lại nữa, phải đọc sách thật nhiều vào; không đọc sách nhiều vào thì đầu óc bèn sẽ trống rỗng, đầu óc trống rỗng thì tuỳ tiện nghĩ bừa nghĩ bậy. Ra ngoài rồi thì ít nhiều phải giảng nói đến đạo lí, đúng không ? Chẳng phải nói chỉ có giảng sư mới phải tinh tấn đạo học. Nếu đã phát nguyện phải đi ra ngoài giúp đỡ người khác, chúng ta bèn phải giúp người đến cùng, thật không tốt nếu tiễn đưa phật chỉ tiễn đến một nửa !
Chúng ta phải nói ít làm nhiều. Vấn đề lớn nhất của các con chính là vấn đề nhân sự mà ! Có người thì là không hợp với những người đi ra ngoài cùng mình, có người thì là không hợp với những đạo thân của địa phương đó, có người thì là không hợp với Điểm Truyền Sư, đúng không ? Vì sao mà không hợp vậy ? Đều yêu cầu đòi hỏi đối phương, đều hy vọng đối phương trưởng thành, đều là vì để tốt cho đối phương, phải không ? Thế nhưng có hay không việc quay đầu lại nhìn xem bản thân ? Ôi ! Bản thân mình có phải là thật sự tốt như thế ? Lúc chúng ta yêu cầu đòi hỏi người khác, có khi phải quay đầu nhìn xem lại bản thân, đặc biệt là đối với những đạo thân của địa phương đó, sự trưởng thành của họ nhất định chẳng có nhanh bằng con, thế nhưng mỗi một động tác của con, mỗi một ánh mắt của con, có thể sẽ giúp đỡ họ trưởng thành, cũng có thể sẽ làm trở ngại đến sự trưởng thành của họ, hiểu không ?
Do đó thầy mới nói ! Hôm nay con bước ra bên ngoài một bước khai hoang con đường, có phải là lại nhiều thêm một cầy mầm đạo ? Thế nhưng trong hành trình này có biết bao nhiêu những sứ mệnh thù thắng đây ? Các con đều là những người vác lấy ngọn đuốc, các con đều là những bậc Thánh của một mạch chơn truyền, Điểm Truyền Sư ban cho con cái trách nhiệm này, các đồ nhi phải gánh vác lên, vả lại phải rất bằng lòng nguyện ý gánh vác lên, chớ có mà tâm không cam tình chẳng nguyện, rồi sau đó sự việc lộn xộn bừa bậy mà làm, như thế đều là tạo tội đấy ! Hiểu không ?
Bởi vì việc mà hôm nay chúng ta làm là Đại Sự Tam Tào, do đó tuyệt đối chẳng phải là nhân gian tuỳ tiện làm một cái thì được rồi. Nếu đã là Đại Sư Tam Tào, chúng ta phải dùng cái tâm gì để đi làm đây ? Dùng thiên tâm đi làm có dễ không ? Không dễ dàng đâu đấy ! Nếu như quả thật có thể dùng thiên tâm để đi làm, vậy thì con chính là Bồ Tát sống rồi ! Mỗi một người các con đều là một vị Bồ Tát sống, bởi vì các con đang cứu độ những chúng sanh khổ nạn, do đó nhất định phải tồn cái tâm của Bồ Tát, tâm từ bi nhất định phải có đủ; nếu như cái tâm từ bi chẳng đủ thì là rất dễ dàng gặp phải khảo nghiệm đấy, hiểu không ?
Có người nói : “ Chao ôi ! Bàn đạo chỉ còn có hai năm nữa thôi ! Do đó mình tranh thủ bây giờ mau chóng bàn đạo ” , phải không ? Còn lại có hai năm thôi, do đó các con tranh thủ bây giờ để mau chóng bàn đạo ? Nếu như ôm giữ loại tâm thái này để làm việc, tâm bèn chẳng có một trăm phần trăm, hiểu không ? Thời khắc này trong tâm của các đồ nhi tuôn vọt ra biết bao nhiêu những vui buồn đắng ngọt; bất kể là tốt hay xấu, cái tốt thì chúng ta tiếp tục, cái không tốt thì chúng ta nhỗ đến tận gốc, bởi vì các con là những người truyền đạo mà ! Trên thân con có sứ mệnh trọng đại như thế, trên quan niệm nhất định phải đúng đắn thì mới có thể kiên trì lâu dài được.
Các con đi ra bên ngoài khai hoang, điều quan trọng nhất là mọi người phải khích lệ lẫn nhau. Người này tâm trạng này không tốt thì nhanh chóng đi hỏi thăm an ủi một cái; người kia sinh bệnh rồi thì mau chóng xem xem anh ta cần những gì. Bởi vì thân ở nơi đất khách quê người, chẳng có tiện lợi giống như ở quê nhà của mình vậy. Nếu như giữa mọi người với nhau đều chẳng quan tâm, vậy thì đạo vụ làm sao mà bàn được đây ? Do đó mọi người phải khoẻ mạnh đấy. Nhục thể cũng rất quan trọng. Nhục thể nếu như chẳng chăm sóc cho tốt, dù có tâm đi chăng nữa đều chẳng có sức đâu ! Do đó bản thân chúng ta ra ở bên ngoài thì tự mình phải bảo trọng đấy !
Đồ nhi phải biết trân trọng bản thân, càng phải biết cảm tạ, trong lòng thật sự cảm tạ Thiên Ân Sư Đức, chớ nếu không mỗi người đều chỉ là lên bục giảng đi nói mình cảm tạ ông trời cho mình như thế này, có thể đi ra ngoài khai hoang liễu nguyện, liễu tội …, thế nhưng miệng nói thì đều rất dễ đấy ! trong lòng nếu như chẳng có thật sự thể ngộ được tầng này, con bèn khó tránh khỏi có sự oán trách, khó tránh khỏi có cái tâm có sự bất cam, tâm có sự bất bình. Phải biết rằng, có thể đi ra bên ngoài thì là tốt nhất đấy. Chúng ta chẳng phải đi ra bên ngoài chế tạo vấn đề, chúng ta đi ra bên ngoài giúp đỡ cho họ chẳng còn vấn đề, hiểu không ?
Các đồ nhi có khi đều ôm giữ một thứ quan niệm rằng : “ Bản thân mình đều làm không tốt rồi, mình còn đi ra bên ngoài bàn đạo sao ? ”, có đúng không ? Thế nhưng, Điểm Truyền Sư lại thật sự rất xem trọng các con, khăng khăng ép con đi ra bên ngoài, có phải sẽ cảm thấy rất khổ não khó xử ? Vậy thì làm sao đây ? Vừa phải bàn đạo, sau đó con lại có việc phàm phải làm, lúc này thì việc thánh và việc phàm lại giao chiến rồi. “ Đạo trường nhiều người như thế, cớ sao việc này nhất định phải mình làm ? ”, đều đã nói qua những lời như thế, đúng không ? “ Kì lạ thật, vị đạo thân đó đã tham gia đến lớp gì rồi, vì sao không thể tự mình đi đến phật đường, lại còn phải mình đi đưa đón ? ”. Chúng ta lấy thánh phàm để nói, các đồ nhi rốt cuộc là trước tiên phải xử lí tốt việc phàm, hay là xử lí tốt việc thánh trước ? Làm sao đây ? Thầy bảo với các con một chuyện ! “ Vô phàm bất dưỡng thánh - chẳng có việc phàm thì chẳng thể dưỡng lấy việc thánh ”, do đó việc phàm vẫn là rất quan trọng, đúng không ? Thế nhưng Thầy lại còn phải bảo với các con ! “ Vô thánh phàm bất thuận - chẳng có việc thánh thì việc phàm chẳng thuận ” ! Đấy là cái ý gì đây ? Cái gọi là “ vô phàm bất dưỡng thánh ” bởi vì cái nhục thể này của chúng ta phải ăn cơm, huống chi là trên thân chúng ta lại có nhiều trách nhiệm như vậy, chúng ta có gia đình phải chăm lo, lại còn có rất nhiều cái đạo làm người mà chúng ta phải đi làm cho trọn vẹn, do đó nhất định cần phải khiến cho việc phàm viên mãn; việc phàm viên mãn rồi thì mới có thể đến phật đường trau dồi làm phong phú tâm linh, khiến cho trí tuệ khải phát, có nhân sinh quan mới. Thế nhưng có một ngày, con phát hiện bản thân bị phật đường trói buộc rồi, pháp hội tham gia càng nhiều càng thảm, đã đến mức độ gọi bất cứ lúc nào cũng đều đến, nếu như chẳng bất cứ lúc nào gọi cũng đều đến thì là không tận tâm không tận sức; sau đó sau khi thiết lập phật đường rồi thì lại càng thảm. Mình đóng vai trò là Đàn Chủ, nếu như mở lớp Đàn Chủ thì nhất định phải đến, lại bắt đầu cảm thấy bị phật đường trói buộc rồi, trở thành không tự do rồi, cảm thấy có rất nhiều nỗi khổ tâm khó mở miệng nên lời. “ Xem này, sau khi mình đến phật đường, người trong nhà đều cảm thấy mình làm không tốt, chưa có tận hết trách nhiệm, cứ mãi đến phật đường, là hoà thượng ni cô ăn rau đấy ! ”, rất nhiều lời khiến cho trong lòng mình có rất nhiều những nỗi khổ tâm khó mở miệng nên lời. Thế nhưng, thầy lại bảo rằng “ Vô phàm thánh bất thuận ” ! Nếu như bây giờ cho con một cơ hội đem những việc phàm của con xử lí tốt, thầy đây dám nói rằng các con vẫn sẽ không thuận lợi lắm, bản thân các con chắc hẳn có kinh nghiệm. Do đó, vì sao hôm nay phải đến phật đường, đấy là trọng điểm.
Một đời của con người có những năm tháng nhất định mà mình phải đi qua, và có những sự việc nhất định mà mình phải trải qua, đấy cũng chính là nói con người đến trên thế giới này có sứ mệnh nhất định, những việc này vì sao lại xảy đến trên thân của mình, chính là biểu thị rằng đấy là điều mà một đời này của con phải học tập đấy. Bởi vậy, mỗi một người ở trong một cuộc đời này đều có những thứ phải học tập, đều có những thứ mà mình phải trưởng thành, do vậy mà những khốn khó và môi trường hoàn cảnh mà mỗi người gặp phải đều khác nhau. Có người nói rằng : “ Thứ mà mình phải học tập nhiều như vậy, khá là mạng khổ ”. Thế nhưng con người thì là sống đến già học đến già, học được nhiều thì cái tài sản này mới phong phú, do đó mà những người càng mệnh khổ thì tương lai sau này càng có tiền. Các đồ nhi phải biết, trong một đời này đều là đang học tập, do đó mới gặp phải những chuyện mà nghĩ không thấu, rõ ràng là câu chuyện của người khác, sao mà nay cũng lại rơi vào trên thân của mình rồi ? Bất kể là gặp phải những sự việc gì, đều là cơ hội để bản thân mình học tập trưởng thành cả. Điều quan trọng nhất là thầy muốn để các con biết rằng một đời này nhất định phải có mục tiêu, phải có phương hướng, phải có một đích đến.
Có một số người gặp phải một sự việc, một cửa ải vượt không qua nổi rồi, chẳng phải là kết thúc sinh mệnh, thì là lầm đường lạc lối, đi nhầm vào con đường sai lệch, đấy chẳng phải là kết cục mà Thượng Đế bằng lòng nhìn thấy, cũng chẳng phải là phương pháp mà các con đến trên đời này kết thúc bản thân, những cái này đều là không đúng đắn cả. Do đó các đồ nhi phải biết mục đích mà đời người đến trên cái thế gian này là ngoài việc xử lí tốt bản thân mình ra, còn phải dẫn dắt người khác đi càng tốt hơn. Phương hướng ? Mục Tiêu ? Lí Tưởng ? Chính là phải cứu độ chúng sanh, đúng không ? Phải làm sao cứu độ chúng sanh đây ? Nhất định phải có phương tiện giao thông, phương tiện giao thông chính là chiếc pháp thuyền lớn của chúng ta. Do đó, chiếc pháp thuyền lớn phải mở lái, phải vận hành, mỗi một người mà có tham dự giúp đỡ, tham dự đạo vụ thì đều là những tay chèo khiến cho chiếc thuyền này chạy, cái này chính là cái mà các con phải nhận định.
Nói chuyện có kĩ xảo của nói chuyện, giảng bài có những tư liệu mà giảng bài nên chuẩn bị, chớ có sợ việc nói giảng, cũng chớ có tưởng rằng bản thân mình lại chẳng phải là giảng sư thì bèn không học giảng. Trong một đời này của con người chớ có quên rằng lúc nào cũng học tập, phải thường thường đi đột phá; chớ có nói cái việc này mình không làm, vậy thì con đã định hình bản thân rồi. Một con người cớ sao lại bần cùng nghèo khổ ? Bởi vì anh ta đem bản thân định hình : “ Mình chẳng muốn giao thiệp qua lại với loại người này; mình chính là như thế, do đó mình chẳng giao thiệp qua lại với những người như thế; mình chính là kiểu người như thế, do đó mình chẳng làm những việc như thế nào đó … ” đem bản thân định hình là bản thân chịu thiệt thòi đấy, do đó phải lúc nào cũng học tập tự mình đột phá, chớ có sợ đi dò dẫm tìm tòi; trong lúc dò dẫm tìm tòi, cũng có thể sẽ đụng phải một số góc cạnh, thế nhưng tuyệt đối chớ có bởi vì đụng phải góc cạnh mà sợ hãi, đụng phải rồi thì mới biết chỗ ấy có đồ vật đấy ! Chúng ta nếu như kinh nghiệm nhiều rồi thì những chúng sanh thành toàn bèn càng nhiều. Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát vì sao có thể thành toàn chúng sanh ? Vì sao mà nhà nhà Quán Thế Âm ? Chính là bởi vì những nỗi khổ mà ngài Quán Thế Âm đã nếm trải chính là những nỗi khổ mà chúng sanh đều đã nếm trải qua, do đó ngài có thể hiểu những nỗi khổ của chúng sanh. Nếu như con chưa từng làm qua việc này, con chẳng biết nỗi khổ của người khác, nhất định muốn dạy họ làm như thế nào, điều này thì khác biệt rất nhiều rồi. Do vậy phải thử đi tìm hiểu, đem bản thân huấn luyện thành siêu nhân vô địch.
Thiết lập phật đường gia đình bình thường chúng ta có thể ở gần khấu đầu, lễ phật, lại còn có thể học tập phật quy lễ tiết ở trong phật đường của nhà mình, bản thân mình họ gì thì phật đường trong nhà bèn họ đó, hãy thử nghĩ xem, đấy là một việc tốt biết bao nhiêu, tổ tiên của con triêm quang lớn biết bao nhiêu ! Con cháu có thể làm đến mức khiến cho tổ tiên triêm quang thì một đời này bèn rất có giá rồi, do đó là một sự việc lớn. Chớ có xem nhẹ phật đường nho nhỏ trong nhà mình đấy, ngoài việc mỗi ngày khấu đầu lễ phật ra, có thắp nhang đúng giờ hay không ? Hãy nghĩ xem, hiện nay thế giới bên ngoài công việc bận rộn như vậy, sinh hoạt đều chẳng có sự làm việc nghỉ ngơi bình thường rồi, một khi trong nhà có phật đường rồi, sự làm việc và nghỉ ngơi phải bắt đầu trở nên bình thường. Đêm đêm ngủ phải thức dậy sớm để hiến hương, đến thời gian rồi còn phải sắp trái cây, chỉnh lí dọn dẹp phật đường, những cái này đều là muốn khiến cho các đồ nhi biết cái gì là bình thường ? Trước kia khi chưa có phật đường, các con đều rất tự do, đúng không ? Ngủ đến giữa trưa mới thức dậy ăn cơm cũng chẳng sao; thế nhưng sau khi có phật đường rồi thì phải bắt đầu học tập trở lại bình thường; ngoài việc sinh hoạt làm việc nghỉ ngơi bình thường ra còn khiến cho bản thân làm người một cách bình thường. Trước kia làm người đều không bình thường cho lắm, mỗi ngày đều ra trễ về trễ. Từ sau khi có phật đường rồi, trên mặt hành vi các đồ nhi cũng sẽ bắt đầu thâu kiểm, cũng sẽ bắt đầu kiểm điểm. Sau khi có trách nhiệm của Đàn Chủ, Giảng Sư rồi thì phải làm được càng đoan chánh, phải làm càng tốt, không thể tuỳ tiện được. Các con đều có cảm giác ý thức trách nhiệm.
Các con hiện nay có nhiều những nỗi bất bình, những nỗi đau khổ đã nếm trải khó nói nên lời, chính là bởi vì các con chẳng có xác định bản thân mình cần cái gì, cũng chẳng xác định được bản thân mình cần cái gì, do đó mới rất đau khổ. Sau khi đau khổ rồi lại còn trách người khác, đấy là phương hướng của bản thân chẳng xác định, đúng không ? Do đó thầy muốn đồ nhi biết rằng hôm nay các con phải làm gì, chớ chẳng phải là nói rằng hôm nay đến phật đường nghe một cách rất cảm động, bèn lập chí muốn làm Thánh Hiền Tiên Phật; sau khi trở về nhà rồi lại làm kẻ phàm phu tục tử. Thầy muốn các đồ nhi xác định phương hướng của chính mình, nếu đã muốn làm thì phải làm một cách thật tốt, chớ có làm việc một cách do dự chẳng quyết, tự chẳng ra chủ định được, chớ có bảo rằng nghe thầy điều phái sai khiển, cũng chớ có bảo rằng xem coi người ta sắp đặt như thế nào, như thế dễ dàng thay đổi thất thường, tự mình mâu thuẫn, gặp phải sự không thuận lợi của môi trường hoàn cảnh thì bèn đã thay đổi phương hướng, làm việc như thế thì làm sao mà thành công ?
Người ta nói rằng La Mã chẳng phải là một ngày mà tạo thành đâu, thế nhưng chí ít thì người ta mỗi ngày đều đang tạo La Mã. Do đó chúng ta phải xây dựng phương hướng của bản thân. Có người nói : “ chí hướng của tôi không lớn lắm, làm đến kiểu như hiện tại thì là đủ rồi ”, vậy thì cũng quá không có chí hướng rồi ! Con người đương nhiên đều hy vọng làm càng nhiều hơn, càng tốt hơn, đúng không ? Do vậy các đồ nhi phải thử cải biến xem. Trước mắt chúng ta có một bộ phương thức sinh hoạt, thế nhưng chúng ta có mục tiêu mới, lí tưởng mới, phải thử thay đổi xem, như thế mới là tu đạo đấy ! Cải biến từ chỗ nào đây ? ( Tâm ) trước tiên cải biến bản thân trước, điều chỉnh bước chân của mình. Con phải làm thế nào ? Làm gì ? Nếu như con rất thành tâm muốn thành toàn các đạo thân của một phương, thì phải bắt đầu lấy xả, nghiệp phàm làm xong lúc nào, những cái này đều phải có sự quy hoạch, phải có sự sắp đặt, đúng không ?
Số lượt xem : 702