BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Xem trọng bản thân, gánh lên trách nhiệm ( Lời của Thầy ) ( phần 2 )

Tác giả liangfulai on 2022-12-09 09:54:54
/Xem trọng bản thân, gánh lên trách nhiệm ( Lời của Thầy ) ( phần 2 )

Các con đều là những vì sao đầy khắp trời từng ngôi từng ngôi một đảo trang xuống phải độ hoá chúng sanh đấy. Con gánh lấy cái thiên chức này rồi, tâm ý lúc bấy giờ lại là gì đây ? Chớ có đến cái thế gian này chỉ vì ngày 3 bữa, vì danh lợi mà nhọc nhằn bận rộn cả đời mà quên mất đi thề nguyện của con lúc bấy giờ; lúc bấy giờ các con đều là cái tâm của một niệm từ bi mà đảo trang hạ thế đấy !


Các con xem, có vị thánh hiền tiên phật nào không phải là vì chúng sanh mà gánh vác đây ? Có vị thánh hiền tiên phật nào mà giống như kiểu các con, cậu sai tôi đúng, cậu đúng tôi sai, cậu đúng tôi đúng cậu ta sai, làm gì mà có ở trong những thị phi điên điên đảo đảo này ? Họ chỉ có một lòng vì chúng sanh mà thôi, chúng sanh vẫn chưa ra khỏi cái khổ, làm gì có cái tâm khác ? Do đó các con nên thật tốt mà đoàn kết nhau, kiến đạo thành đạo ( được thấy chánh đạo thì lập tức thuận tùng theo ) mới đúng đấy !

 

Phải trên dưới nhất tâm, trên dưới phải có sự tôn ti, lễ tiết này phải hiểu, chớ có để bản thân trở thành tự tu tự bàn. Cái đạo này bèn dựa vào mọi người cùng nhau mà bàn, đoàn kết hợp tác, trong cái tiểu đồng đem cái thế gian này hoá thành đại đồng, phải không ? Tai kiếp nhiều như thế, các con nhìn thấy rồi trong lòng có buồn đau không ? Đạo vốn dĩ là có thể cứu kiếp đấy, chỉ cần các con hành ra bên ngoài, tâm từ bi hễ phát, thì kiếp bèn có thể xoay chuyển, hiểu không ?

 

 

Khi các huynh đệ tỉ muội từng bước từng bước thoái lùi, con hãy dùng cái tâm từ bi, dùng cái tình thủ túc của con để khuyên hoá họ có được không ? Thầy đây xưa nay cũng chẳng muốn đánh rơi bỏ sót bất cứ đồ nhi nào, hy vọng các con cũng thay cho thầy chăm sóc một số các huynh đệ tỉ muội thật nhiều, có được không ? Những điều này cũng chỉ có khi con biết thì mới biết đi làm; ngược lại, nếu như họ làm chuyện sai trái như thế chính là họ chẳng biết, đấy có phải là càng phải đi bao dung, càng phải cho họ lòng yêu thương sự quan tâm ?

 

 

Thầy đây hy vọng đồ nhi có thể trong quá trình tu đạo, bất cứ lúc nào cũng không ngừng khích lệ bản thân, nhắc nhở bản thân, phải nghĩ nhiều xem chúng sanh thiên hạ vẫn còn nhiều như thế, vẫn chưa đi độ hoá, hiểu không ? Thầy hy vọng biết bao các con trong quá trình tu đạo có thể không chịu khuất tất trước những sóng gió mãnh liệt, có thể phụng hiến một cách chẳng oán chẳng hối, có được không ? tấm lòng kiên nhẫn phải dựa vào bản thân con nâng cao, tu đạo trong những gian nan hiểm trở, càng phải không quên nguyện lực của con, không quên một niệm của con lúc bấy giờ; hãy thật tốt mà làm trụ cột của ông trời.

 

Các con là những nhân viên bàn sự, là được sự khẳng định của ông trời đấy ! Có thể làm những việc gì, phải để bản thân mình xác định, phải có mục tiêu, phải có phương hướng. Các con giống như là được ông trời thuê làm công vậy, mời các con đến làm việc thay cho ông trời; thế nhưng người mới vào làm thì khó tránh khỏi vẫn cứ là có rất nhiều chỗ chẳng cách nào thuần thục khéo léo, chẳng cách nào vận dụng linh hoạt. Những người mới làm việc và những người đã làm 30, 40 năm rồi đương nhiên là khác nhau, đúng không ? Đương nhiên là càng làm thì càng thuần thục, gừng càng già càng cay, càng có địa vị chỗ đứng mà ! Chớ có mới bắt đầu gặp phải một số khốn khó thì bèn nhát khiếp chùn bước chẳng dám tiến lên, bèn buông tay rồi, hiểu không ? Phải không ngớt mà đi làm thì mới có thể bước bước cao thăng, không thể ngưng lại, chẳng có thời gian để ngưng lại đâu, biết không ? Mọi người phải tận tâm tận sức, có sức ra sức, có thời gian ra thời gian, như thế hiểu được ý của thầy không ?

 

Các con mỗi một người đều cho rằng bản thân mình là đúng, mỗi một người đều cho rằng đấy là đang nói người khác, thầy đây lẽ nào chẳng biết các con sao ? Nếu như các con muốn thụ giáo, thì phải gánh lên trọng trách đại nhiệm. Trong trách đại nhiệm chính là phải làm tốt vai trò của nhân viên bàn sự. Không chỉ làm tốt vai trò của nhân viên bàn sự mà thôi, còn phải thật sự hướng vào bên trong mà tu, bàn sự nên tận tâm tận sức, mà lại phải nắm được cái gốc rễ căn bản đấy ! Nội đức phải tu thế nào đây ? Các con chỉ nghĩ rằng các con đã làm việc làm được một cách rất tốt rồi, thế nhưng đấy là thật sự làm được rất tốt sao ? Là thật sự đã tận bổn phận rồi sao ? Thầy đây yêu cầu đòi hỏi chẳng cao, chỉ hy vọng các con thật lòng sám hối, chớ có gặp phải kiếp nạn, chớ có đến lúc ấy thầy muốn cứu con cũng rất khó.

 

Hãy ngẫm nghĩ xem, các con vì chúng sanh đã bỏ ra bao nhiêu tâm sức ? Con đối với bản thân lại đã hạ bao nhiêu công phu ? Con đối với nguyện lực của mình lại tận tâm bao nhiêu ? Phải lập nguyện liễu nguyện, thử dũng cảm tiến hướng về trước nào !

 

Nói đến việc ăn chay, nếu như nói tất cả mọi hoàn cảnh môi trường bên ngoài đều chẳng có vấn đề rồi, vậy thì vấn đề chính là ở bản thân của con, bởi vì con chẳng xả xuống được cái khẩu phúc này đấy ! Để thầy khuyên các con vậy, tự mình hãy thật tốt mà suy ngẫm, con hôm nay chẳng ăn chay, một mặt nghe đạo lí, một mặt vẫn còn tạo xuống những tội nghiệp sát sanh. Con một ngày đã làm bao nhiêu công đức ? Đã giảng nói mấy câu đạo lí ? Một tháng con đã độ mấy người ? Các đồ nhi ơi ! Công đức của các con phải làm đến lúc nào mới có thể viên mãn đây ? Các con muốn siêu sanh liễu tử, thế nào rồi đây ? Ăn người ta rồi lẽ nào chẳng cần phải hoàn trả lại sao ? Đấy chẳng phải là thầy đang cưỡng bức các con; một người học đạo, học phật mà chẳng ăn chay thì chẳng tồn một chút cái tâm từ bi, học phật gì đây ?

 

 

 

 

 

 

Đến phật đường phải như thế nào ? ( nhiệt tình ) cái gì là nhiệt tình ? ( mọi người giống như huynh đệ tỉ muội vậy, đạo thân nếu như có chuyện thì bất luận thế nào cũng chẳng từ mọi gian nan hiểm trở, dốc tận mọi khả năng sức lực của mình để giúp đỡ ). Pháp hội nhiều tổ như vậy, tổ nào cần phải nhiệt tình ? ( tổ tiếp đãi ) Ngoài ra, còn thiếu những gì ? Sự ấm áp, phải không ? Phật đường như thế nào mới có sự ấm áp ? Các con có sự ấm áp hay không ? Muốn đem sự ấm áp cho người khác thì bản thân trước tiên phải ấm áp phải không ? Tự mình lạnh lùng thì làm sao mà cho người ta sự ấm áp được đây ? Trước khi nhiệt tình và ấm áp, thì trước tiên phải thế nào đây ? Phải chủ động mỉm cười với mọi người đấy ! Hôm nay thân là nhân viên bàn sự thì là phải tiếp đãi người ta đấy, bởi vì quen thuộc đối với cái phật đường này, do đó mới có thể dẫn người ta tiến vào, mà các con lại là làm dẫn bảo sư của người ta đấy, đúng không ? Các con dẫn dắt người ta đi thì là người đi ở phía trước, vậy thì phải làm tấm gương tốt, cái đầu tiên là phải mỉm cười đấy ! Xem xem các con mỗi người đến phật đường đều che giấu chẳng bộc lộ cảm xúc, yên yên tĩnh tĩnh tiến vào, nhìn thấy người ta gật đầu chào thì chuồn đi rồi, như thế làm sao mà được đây ! Xem xem các con mỗi người ngoại hình đều khá, mặc giày, trang phục, đầu tóc cũng đều chỉnh tề rồi, chỉ là cái gương mặt ấy thiếu đi nụ cười. Các đồ nhi chỉ cần sửa đổi một chút, thì sẽ cảm thấy cả người càng hoàn mĩ hơn rồi. Các đạo thân nhìn thấy người này không tồi, người kia cũng khá, thì ra mỗi một người của phật đường đều khá đấy ! Vậy thì cái chỗ này chắc chắn là tốt rồi, phải không ? Như thế có phải là mọi người giúp đỡ lẫn nhau thì đạt đến hiệu quả thành toàn rồi không ? Như vậy thì sẽ không cảm thấy việc thành toàn người rất cực khổ, đúng không ?

 

Các đồ nhi đều hiểu cái gì là con đường tu đạo không ? Có phải là mỗi người đều nên tu đạo ? Vậy thì bây giờ chúng ta bàn về vợ chồng. Vợ chồng đồng tu có tốt không ? Các con xem xem đạo trường nhiều người tu bàn như thế, một trong các lợi ích ưu điểm của vợ chồng đồng tu đấy chính là cho những người chẳng có vợ chồng đồng tu ngẫm nghĩ xem : “ Ôi chao ! sao mà đều là vợ đến phật đường, còn chồng thì chẳng thấy đâu vậy ? sao mà đều là chồng ngồi ở đây, còn vợ ở đâu vậy ? ” là một nữa còn lại của con phản đối việc con đến phật đường, hay là một nữa còn lại của con cảm thấy rằng con làm chưa được tốt lắm, cho nên anh ta ( chị ta ) đối với cái đạo này cũng không thể hoàn toàn thể ngộ, có phải vậy không ? ” Nếu như nói trong một gia đình, chồng đi đến phật đường, vợ phản đối, vậy thì nên làm thế nào đây ? Có phải là bản thân mình phải thường xuyên phản tỉnh, ngẫm nghĩ xem vấn đề ở chỗ nào ? Nếu như con đang giúp đỡ đạo vụ, thế nhưng một nửa còn lại của con đều chẳng đến phật đường, vậy thì con nên làm thế nào ? Trước hết hãy bảo anh ta ( chị ta ) đến nghe một ít bài, chớ có cho anh ta ( chị ta ) áp lực quá lớn, phải không ? Thế nhưng có một số người, là ông trời đang tạo tựu anh ta, sẽ cho anh ta những áp lực thích đáng, do đó cũng không phải là nói không thể có những áp lực này, chủ yếu nhất là muốn anh ta cảm nhận được sự ấm áp giữa các đồng tu, phải không ? Giữa các đồng tu phải giúp đỡ lẫn nhau, khích lệ lẫn nhau, phải bỏ ra sự quan tâm nhiều một chút, chúng ta hỏi thăm nhiều một chút, tuy rằng không quen thân với người ta lắm, thế nhưng chúng ta chủ động đi thăm viếng, quan tâm, cho người ta sự ấm áp, họ cảm nhận được rồi, lại nói với họ những chuyện khác bèn chẳng khó khăn gì rồi. Do vậy các đồ nhi phải thường xuyên nhắc nhở bản thân, bản thân trước tiên phải ấm áp thì mới có thể cho người ta sự ấm áp.

 

Nói đến cái sứ mệnh nhân duyên, hoài bão lí tưởng này, lí tưởng của các con có lớn không ? Lí tưởng của các con là gì ? Tu đạo, bàn đạo chẳng phải là hô khẩu hiệu đâu ! Con có rất nhiều lí tưởng, con có rất nhiều hoài bão, đấy đều là khẩu hiệu đấy ! Rốt cuộc có chỗ nào khác ? Lí tưởng hoài bão của các con ở đâu đây ? Có một số các Đàn Chủ thật sự rất có tâm, họ chỉ là thiếu sót chẳng biết nói giảng mà thôi. Cũng có người rất là có tâm, cũng rất biết giảng nói, thế nhưng lại là chẳng chịu bước ra. Có người thì rất tệ hại, rất hay nói, thế nhưng nhìn cũng chẳng nhìn thì bình luận rồi. Giảng sư dẫn lớp chẳng phải là biết giảng bài, biết hát thiện ca, biết cắt gọt trái cây, như thế thì gọi là dẫn lớp; phương thức dẫn lớp này thì gọi một số các bà tuổi trung niên đến cũng biết đấy ! Có một số giảng sư dẫn lớp còn đến muộn hơn người ta, lại còn đi về sớm hơn người ta, vậy thì người ta có những vấn đề gì, nhìn thấy Điểm Truyền Sư lại chẳng dám hỏi, muốn thỉnh giáo con, con lại đi về mất rồi, người ta có vấn đề hỏi con : “ Cái đạo này như thế nào ? ”, câu trả lời của người dẫn lớp là : “ tôi cũng chẳng biết nữa ”, kết quả là để cho những nghi hoặc của những người ấy vẫn là mối nghi hoặc, con cũng chẳng quay về đi thỉnh giáo, như thế con bảo là dẫn lớp đó sao ? Có ai chủ động đi hỏi đạo trường gần đây có những tin tức gì không ? tuần sau mở những lớp học gì ?

 

Việc tu đạo, bàn đạo hiện nay hạnh phúc hơn nhiều rồi, cũng là may mắn đấy ! Đuổi kịp cái thời cơ này, con có việc để làm thì mới tốt, chẳng có việc để làm thì con mới phải phiền não đấy, biết không ?

 

Là ai nói con vô dụng ? Là ai bảo con tánh khí không tốt ? Là ai nói con cái này chẳng tốt, cái kia chẳng tốt ? Là ai cảm thấy đạo không đủ thâm áo ? Là ai không thể nhảy thoát khỏi những sự việc nên nhảy thoát khỏi ? Vì sao vậy ? Có người nói : “ Mình cái gì cũng đều chẳng biết, mình đến đạo trường chẳng biết để làm gì ”. Đạo trường chẳng có xếp đặt việc để cho con làm sao ? Sự việc nhiều đến có thể từ bên này sang đến bên kia, các con thì thật sự chẳng biết làm đó sao ? Có biết quét dọn không ? có biết lau sàn không ? có biết phục vụ người khác giảng nói một ít đạo lí không ? Có biết gọi điện mời đạo thân quay về phật đường lên lớp không ? ( biết ), như thế con còn biết rất nhiều thứ, đúng không ? Có ai nói là con không tốt đó không ? ( không có ) . Điểm Truyền Sư có mắng con rằng : “ sao mà ngốc như thế ” hay không ? ( không có ) Vậy thì là tự bản thân chẳng cho mình cơ hội rồi ! Do đó tự mình phải hiểu rõ, hôm nay vì sao phải tu đạo bàn đạo ? Cái mà vì chẳng phải chính là để bản thân mình liễu nguyện đó sao ? Do vậy phải xem trọng bản thân.

 

Thế nhưng phải xem trọng bản thân điều gì đây ? Đấy chính là trọng điểm. Có người nói, tôi xem trọng bản thân, do đó tôi nhất định phải giảng bài, không thể làm vô uý thí, loại công việc này nhất định là cho những người không biết giảng bài để họ làm đấy, phải không ? Các con lại chẳng phải là những đạo thân mới, những người ở phía trước vẫn còn cứ để người ta nói rồi lại nói, tự bản thân đều chẳng biết ngại ngùng sao ? Có khi các con cũng sẽ tiếp nhận trách nhiệm của chủ ban, người chủ ban rất quan trọng, chủ ban và những người trợ ban ( trợ lớp ) thông thường sẽ phạm phải những lỗi gì ? Phân biệt chẳng rõ thị phi tốt xấu thì đã hành sự lỗ mãng rồi, phải không ? Con có cái tâm dè dặt cẩn thận hay không ? Chủ ban phải có sự uy nghi của chủ ban, giảng đạo lí là việc của giảng sư, chủ ban phải có đầu óc bình tĩnh, đi nghĩ xem đợi lát nữa phải dùng cái tâm phật đi trả lời những vấn đề đột nhiên mà đến của người ta. Cái gọi là “ trợ ” nghĩa là phò trợ, thế nhưng giữa các con ở đây làm đều không được viên mãn lắm. Đem chủ ban mà nói, mỗi một hành vi, lời nói, cử chỉ của người chủ ban người ta đều nhìn thấy, mà lớp viên sở dĩ chẳng cách nào phát tâm lắm thì chủ ban chí ít phải gánh lấy một phần ba, thậm chí là toàn bộ trách nhiệm đấy !

 

Khai hoang cho đến nay, có một số các con đều đã mệt nhừ cả rồi, nếu như vẫn có thể một chút lời oán trách đều chẳng có, vậy thì mới là không đơn giản. Tu đạo chẳng phải là ở chỗ con cứ mãi xông về phía trước thì công đức bèn rất nhiều. Con nếu như chỉ quan tâm những người mà con muốn quan tâm đến, mà thờ ơ bỏ mặc những người con chẳng muốn quan tâm, sự sao lãng hờ hững này bèn quả thật là quá lớn rồi. Khi con một lòng xông hướng về phía trước, cũng phải lùi về sau ngẫm nghĩ lại xem; còn những người ở phía sau cũng phải chạy ra ngoài xem xem, vậy mới có thể gọi là làm việc một cách thiết thực dựa theo tình hình thực tế của sự vật, những sai lầm như thế cũng sẽ khá ít đi !  Cái thời đại sức quyến rũ cá nhân thì từ cái đời của Lão Tiền Nhân các con đã mang đi rồi, hiện tại là lúc xem trọng sự đoàn kết, chẳng đoàn kết thì bàn cái đạo gì đây ? Những ân oán cá nhân là chuyện nhỏ, con đem những ân oán cá nhân kéo liên luỵ vào đây thì làm chậm trễ trì hoãn huệ mệnh của chúng sanh, đấy mới là chuyện to lớn, có lỗi với bất cứ ai đấy ! Những việc mà con tự mình làm thì phải tự mình gánh chịu lấy. Các con thường thường bởi vì chẳng thể gánh vác, cho nên cảm giác bất lực cũng từ đấy mà sản sinh. Các con thường nói “ tổ đức dày ”, đã đến lúc mạt hậu này rồi, nếu như vẫn cứ dựa vào tổ đức, tự mình vẫn chẳng đi làm, các con phải cẩn thận đấy, đấy là ải thứ nhất của khảo nghiệm. Hãy ngẫm nghĩ mà xem, các con có bao nhiêu tổ đức có thể dựa cậy vào ? Các con muốn làm một đứa con bại gia đó sao ? Các con đương nhiên là muốn làm một người mang lại sự vinh quang vẻ vang cho tổ tông, phải không ? Do đó các con phải tự động tự phát gánh lấy trách nhiệm, thì mới có thể tự tánh tự độ đấy !

 

 

 

 

Đã nói quá nhiều rồi, cũng đã tận rồi, các con có muốn tuyệt xứ phùng sinh ( lúc nguy hiểm nhất gặp được con đường sống mới ) , có muốn để thiên cơ tái hiện không ? Muốn để thiên cơ tái hiện, con phải theo đuổi đấy ! Có muốn bàn hay không ? Vậy thì con phải nhanh vội lên mà bàn đấy ! Do đó nói, hy vọng là thứ mà ai cho các con đây ? Tuyệt vọng lại là thứ mà ai cho các con đây ? đều là bản thân cả. Đạo trường có hy vọng hay không ? Khá là có hy vọng; chúng sanh có phước hay không ? Nếu bởi vì sự phát tâm của các con, chúng sanh bèn có phước. Bởi vì sự tuyệt vọng của các con, chúng sanh bèn luân lạc bên trong biển khổ, vậy thì con làm thế nào tạo tựu bản thân con đây ? Con làm sao mà không có lỗi với bản thân đây !

 

Các con nói xem có người thương yêu, có người quản là điều tốt hơn, hay là cho trời thương yêu, cho trời quản là điều tốt hơn đây ? ( trời ) do vậy các con sau này chớ có lại đi nghĩ vấn đề thiên mệnh, chỉ cần đi nghĩ xem các con làm có hợp với trời hay không, thì là được rồi. Thiên mệnh nếu mà phải thu hồi, thì là con nhìn không thấy đâu; có hình có tướng đều là hư vọng, do đó chỉ cần khế hợp với trời một cách âm thầm lặng lẽ. Ông trời sao cho phép con hoành hành bá đạo, tuỳ ý làm bậy làm bừa mà bỏ qua chẳng quản ? Chúng ta đều từ trên trời mà đên, càng nên phải làm việc của ông trời, đấy đều là cái đạo lí rất thiển bạch, thế nhưng các con bàn lâu rồi thì lại thường hay dễ hồ đồ. Hồ đồ có rất nhiều nguyên nhân. Loại thứ nhất là giả ra vẻ hồ đồ, cũng giống như các Lão Tiền Hiền, họ chẳng cách nào, chỉ còn cách giả làm ra vẻ hồ đồ : “ Tôi cái gì cũng chẳng biết, những người thanh niên trẻ tuổi biết, thì để họ làm vậy ! ”, đấy cũng là các con đánh lừa bẫy họ vào sự bất nghĩa, mà vấn đề nghiêm trọng nhất của đạo trường chính là chẳng có sự tôn ti trên dưới, cha và con cùng cấp bậc có được hay không ?

 

 

Tu đạo, bàn đạo có trước có sau, do đó phải bám chặt vào tông chỉ của cương thường luân lí, đúng không ? Tôn trọng lẫn nhau, duy trì lẫn nhau, đấy gọi là “ hộ trì ”, hai từ hộ trì này quả thật là rất khó đấy ! “ Hộ ” là con biết làm thế nào yêu thương bảo hộ họ, phải biết làm thế nào bảo vệ họ, lại phải biết làm thế nào để duy trì bảo vệ . Còn về phần “ trì ” thì sao ? , nghĩa là sức nhẫn chịu và tấm lòng không đổi.

 

Minh Sư chỉ rõ bổn tánh của con, cũng chính là cái tâm tánh bổn lai của con, đã kích phát đức hạnh vô tận của con dần dần “ đạt viên ”, để biến hoá khí chất, khiến cho nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của con toàn bộ đều hiển lộ, sám hối tự thanh, chẳng ăn thịt chúng sanh, thân hành bồ tát hạnh, dựa theo cái đạo của bồ tát hành công liễu nguyện. Các đồ nhi nếu có thể niệm niệm đều như Tiên Phật thừa nguyện đến độ hoá chúng sanh, bước bước như Di Lặc hạ sanh, vậy thì bản thân con ngay lúc ấy chính là những hoá thân vô lượng của Di Lặc Tổ Sư, thì có thể tiềm dị mặc hoá ( khiến cho những tư tưởng, tính cách hoặc thói quen của người khác chịu sự ảnh hưởng mà đã khởi lên sự biến hoá trong sự bất tri bất giác ), chuyển dời nhân gian trở thành tịnh độ một cách âm thầm lặng lẽ, xoay chuyển kiếp nạn một cách thầm lặng, khiến nhân gian trình hiện sự cát tường.

 

 

 


 

 

 

Mọi người nhất định phải tay nắm lấy tay, tâm liền tâm đấy ! Hy vọng mượn nhờ vào cái sức mạnh này, mọi người vây tròn lại, tuyệt đối chớ có vết nứt khe hở nào, chớ có để Ma thừa lúc lực lượng mỏng yếu mà xâm nhập ! Vậy thì phải xem các nhân viên bàn sự này rồi ! Các đồ nhi có bằng lòng không đấy ? Chớ có xem nhẹ bản thân, ở phật đường thiếu mất những nhân viên bàn sự này, thì cái đạo này cũng bàn chẳng nổi. Trời sanh ta tất có chỗ cần dùng đến, chỉ là chức vị khác nhau mà thôi.

 

Con có gia đình, Điểm Truyền Sư của các con cũng có gia đình, vì sao mà người ta xả ra được, còn các con thì lại chẳng xả ra được ? Người ta muốn liễu nguyện, lẽ nào nguyện của các đồ nhi thì chẳng cần đi liễu đó sao ? Duy chỉ có các con lại lần nữa phát tâm đi tế thế độ cứu nhân, thì cái nguyện lực này mới có thể thúc đẩy lần nữa. Rất nhiều người vẫn chưa lên bờ, vẫn còn ở trong biển khổ, vẫn còn trầm luân trong ấy, các đồ nhi ơi, các con sao có thể nỡ lòng nhẫn tâm đây ! Mỗi một người các con chỉ cần có một phần thiện niệm này, Tiên Phật thì chỗ nào cũng đều giúp đỡ trợ đạo, đúng không ? Con càng khai hoang, càng độ người, con sẽ càng cảm thấy sự trợ lực của Chư Thiên Tiên Phật. Các con nhất định phải phát tâm lần nữa, thật tốt mà hoàn thành nguyện mà các con vẫn chưa hoàn thành, đem chức trách của các con thật tốt mà gánh lên lần nữa, được không ?

 

 

Mỗi người các con đều phải sống trên tâm linh của chính mình, vả lại càng phải tự mình siêu vượt, chớ chẳng phải là sống trong sự thao trì của Điểm Truyền Sư, Giảng Sư, Bàn Sư Nhân Viên, thì sự tu hành của con mới tự nhiên, mới tự động tự phát, đâu cần phải người khác đi mời con ? đâu cần phải người khác đi thúc giục con ?

 

Đồ nhi ơi ! Các con chớ có đem đời người xem như là một giấc mộng, các con phải nghĩ các con là có sứ mệnh mà đến đấy, là đến trị lí thế gian, để hoàn thành sứ mệnh của các con. Thứ nhất : ngẩng đầu chẳng hổ với trời, cúi đầu chẳng thẹn với đất. Thứ hai : chẳng uổng phí cái ân dưỡng dục của phụ mẫu. Mười tháng mang thai, ba năm bú mớm, sự giáo dục của mười mấy năm, ân cha cao tự trời, ân mẹ dày tựa đất. Tu đạo vốn dĩ rất tự nhiên, chẳng cần miễn cưỡng, cũng chẳng cần người khác hối thúc : nếu như mắt của con hễ nhìn ra ngoài, đều chuyên nhìn thấy những điều không phải của người khác, con bèn vĩnh viễn sống trong nỗi đau khổ. Mắt con nhìn ra bên ngoài, vĩnh viễn đều là người khác chẳng bằng con, vậy thì con vĩnh viễn đều là kẻ thất bại. Con người, sống một năm phải học một năm, mà con thì là ở đâu ? Chẳng nhỏ nhẹ khiêm tốn hạ mình, chẳng bất cứ lúc nào cũng khẩn thỉnh người khác chỉ giáo thì đạo làm sao có thể thành ? Chỉ có khiêm tốn học tập khẩn thỉnh người khác chỉ giáo cho thì mới có sự giúp ích đối với hành trình nhân sinh của con đấy.

 

 

Tu đạo bàn đạo có bơ vơ cô độc không ? ( không cô độc ) thế nhưng vì sao các con lại có lúc cảm thấy chán ngán vậy ? Các con thường hay oán trách : “ Vì sao Điểm Truyền Sư mỗi lần đều để mình một mình chiến đấu đơn độc vậy ? ”. Bởi vì con có thể gánh vác trách nhiệm lớn, bởi vì con có được sự hậu ái của ông trời, có những điều kiện thiên nhiên đặc biệt ưu việt, bởi vì Điểm Truyền Sư xem trọng con, bởi vì cũng muốn cho con cơ hội liễu đại nguyện ! Cớ sao con vẫn còn oán trách ? Bởi vì “ mình chẳng có năng lực đấy ! ” phải không ? “ Điểm Truyền Sư ơi, cậu ta khá là tài giỏi, thầy kêu cậu ta được rồi, nếu không thì thầy hãy phái một người đến giúp con vậy ”, có phải là vấn để này không ? Xem thường bản thân như thế thì làm sao mà thành Bồ Tát thành Phật được ? Con nói : “ không sao cả, con uỷ khuất chịu thiệt thòi bản thân, con thành tựu người khác ”. Thành tựu là ở đây sao ? Sai rồi ! Các con phải biết những lúc nào phải biết khiêm hoà lễ nhường, những lúc nào phải nắm bắt lấy cơ hội đấy ! Những thứ ngon thì các con ai cũng đều muốn ăn, rất ít người sẽ nói : “ thứ ngon thì toàn bộ cho người khác, mình chẳng cần ăn, mình lễ nhường ”. Chớ có đợi cho đến khi con trở về thiên đường mới nói : “ Thầy ơi, vì sao mà cậu ta làm Bồ Tát còn con thì quét dọn ? ”. Đấy là bởi vì con quá khiêm tốn lễ nhường rồi, con nhường cho người ta làm Bồ Tát kia mà ! Con chỉ cần làm quét dọn thì là được rồi. Đấy cũng là bởi vì con đều chẳng có làm, lúc ở nhân gian, Tiền Hiền cho con cơ hội đi tu bàn, đi độ hoá chúng sanh, đi gánh trách nhiệm lớn, mà con thì lại nói : “ Điểm Truyền Sư ơi, con đem chức vụ nhường cho các Hiền Nhơn có đức hạnh vẹn tròn đầy đủ đấy ! ”, nhường đến mức cuối cùng con thật sự nhàn rỗi ở đó, cũng chẳng lên được rồi.

 

 




 

Do vậy, các đồ nhi ơi ! Việc độ hoá chúng sanh phải biết tận tâm tận sức, ăn cơm thì nhường cho người ta một chút chẳng sao, thế nhưng cái tâm độ hoá chúng sanh thì phải giống như cái tâm ăn món ngon vậy, phải nhanh lại càng thêm nhanh, chẳng rơi tụt hậu sau người khác. Đương nhiên cũng chớ có nói : “ Điểm Truyền Sư ơi, thầy chẳng từ bi, thầy đều cho cậu ta bàn, cho cậu ta làm giảng sư, thao trì một phật đường, đều chẳng cho con thao trì, thao bàn ”. Lúc Điểm Truyền Sư cho con cơ hội, thì con chớ có thoái thác đẩy đùnKhi Điểm Truyền Sư chẳng có sắp xếp việc cho con làm thì con nên làm thế nào đây ? thì hãy đi làm cái việc con độ hoá chúng sanh vậy ! Chẳng có người quét dọn thì con quét dọn vậy ! Chẳng có người nhặt rau thì con bèn nhặt rau vậy ! Cái này chính là những việc mà bản thân con phải đi làm. Nếu như Điểm Truyền Sư cho con gánh vác đại nhiệm, thì con bèn gánh lên vậy ! Chớ có cứ mãi nói : “ Điểm Truyền Sư ơi, con chẳng biết mà, con chẳng dám đâu, con sợ đấy ! ”. Cái kiểu như thế thì các con vĩnh viễn đều phải rơi tụt về phía sau rồi ! Những người đứng ở phía trước thì vĩnh viễn đứng ở phía trước, còn con thì vĩnh viễn tụt rơi về phía sau, vĩnh viễn luân hồi trong biển khổ sinh tử ! Các đồ nhi ơi, có thể hội được sự đáng sợ của luân hồi hay không ? Có lĩnh hội được kiếp này chẳng làm, sau này thì sẽ hối hận, thứ đau khổ mà có hối cũng chẳng kịp ? Do đó, sau này mọi thứ phải tự động tự phát, xem trọng sự giác ngộ của bản thân, có được không ?

Số lượt xem : 769