Vi Sao Học Đạo Nên Học Từ Tuổi Thiếu Niên ? ·
Tuổi thiếu niên học đạo dễ dàng thông đạt, là nhờ trí tuệ minh mẫn, và vì chưa bị đời vùi dập, nên ít nhiễm bụi trần ô trược, tánh linh lại trong trẻo cùng phẩm hạnh thanh cao. Bởi vậy nếu thiếu niên biết lo tu, Đại Đạo mau thành.
Tuổi trung niên học đạo khó khăn hơn, bởi thân bị gia đình sự nghiệp ràng buộc, kiếp sống nổi chìm, gông cùm tình ái, nhà ngục lợi danh nên vượt thoát chẳng dễ dàng, do đó khốn quẫn càng thêm khốn quẫn, cho nên phải mất rất nhiều công phu, mới giải tỏa nổi trận giặc mê hồn này vây bủa.
Tuổi lão niên tu đạo càng khó khăn hơn, bởi đường đời đã trải, nào như ăn nhậu, rượu chè, bài bạc, ca hát thứ gì cũng đam mê. Tới lúc vãng chiều xế bóng, khí huyết suy nhược, tâm có thừa nhưng sức không đủ, muốn lên cõi Trời bắt buộc phải tĩnh dưỡng.
Nếu như ngay lúc này thấy rõ được tình đời, lập định được chí hướng quyết tâm vượt thoát nhà ngục nhân sinh, dù thắng hay bại, thì cũng thấy được gương người bạn già tới lúc phải nhắm mắt buông tay. Con cái tới tuổi trưởng thành mỗi đứa một phương, hiện thời cái còn lại để ôm mang, chỉ là trái tim vắng lặng, triền miên nghĩ về quá khứ cùng tưởng tới tương lai. Khi phải vĩnh viễn lìa bỏ cuộc đời ra đi, hẳn là lòng quá đỗi bàng hoàng. Do đó phải nghĩ ngay tới việc, quyết chí diệt dục tu đạo, sửa đổi sai lầm, tu bổ tâm thân, nếu như tinh tấn không lười biếng, tất nhiên có thể tu thành Tiên ông, Tiên bà.
Trái lại nếu như phó thác cái thân già cho những tháng ngày còn lại, thì tới lúc lâm bệnh sẽ hết nói năng, bệnh mỗi ngày một nặng sẽ vô phương cứu chữa. Già mà không tu như đèn dầu trước gió, có thể tắt bất kỳ lúc nào, một sớm ba tấc hơi đứt đoạn, đường đi tới tối tăm, Địa Ngục hiện ra trước mắt, lúc đó hẳn là mọi việc đã quá muộn. Bất kể già trẻ lớn bé đều là Phật, chớ bỏ phí sinh mệnh của mình, miễn là phải tuân theo luật lệ, để không hại tới con đường tiến của kẻ khác, là có thể lên tới được Thiên Đàng.
(Thiên Đường Du Ký)
Số lượt xem : 672