BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tầm Quan Trọng của Công Đức Phí

Tác giả liangfulai on 2022-04-08 16:00:20
/Tầm Quan Trọng của Công Đức Phí

 

Tài thí mà mọi người đã liễu nguyện vào cái hôm cầu đạo gọi là công đức phíphí này một đời chỉ đóng một lần duy nhất vào lúc cầu đạo. Đã gọi là công đức phí thì cũng chính là để giúp mọi người làm công đức. 


Chúng ta biết rằng quá khứ trước kia khi đạo vẫn chưa phổ truyền, người xưa muốn cầu đạo là rất khó khăn. Người cầu đạo nhất định cần phải xả bỏ gia đình và sự nghiệp, tu ở trong những nơi động cổ núi sâu trước, khổ tu khổ luyện, luyện đến công quả viên mãn, làm cảm động trời xanh,  rồi mới được ơn trên âm thầm an bài sắp đặt gặp được Minh Sư chỉ điểm, mới có thể cầu đạo, đắc đạo, gọi là tiên tu hậu đắc. Còn nay chúng ta công đức cạn mỏng, dựa vào đức gì, năng lực gì mà có thể đắc thụ đại đạo nàyđặc biệt là vào những năm tam kì mạt kiếp tai kiếp liên miên, lại là những năm đại thanh toán của nghiệp lực đòi báo nhanh chóng, chẳng có công chẳng có đức thì làm thế nào mà gánh chịu nổinhững tội nghiệp đầy mình mà sáu vạn năm nay chúng ta đã tích luỹ, dựa vào tài gì, đức gì để khiến tiên phật bồ tát phù hộ cho chúng ta đây.

 

Chúng ta hiện nay triêm được sự từ bi của ơn trên, đại đạo phổ độ ở nhân gian, cho chúng ta cơ hội được đắc trước tu sau, vậy nên muốn đắc đạo bèn khá dễ dàng, thế nhưng cũng không phải là rất dễ dàng. Đạo là ngầm chọn người hiền lương. Những người hiền lương đều là những người luỹ kiếp có tu, có đủ căn cơ duyên phận, chỉ cần họ nghe thấy “ cầu đạo phải nộp công đức phí ”, họ tuyệt đối chẳng chút do dự mà sẵn sàng bố thí, như Tổ Sư Lộ Trung Nhất ( Tổ thứ 17 thời kì Bạch Dương - Kim Công Tổ Sư ) khi được vị tổ thứ 16 là Lưu Thanh Hư Tổ Sư bảo rằng " muốn cầu đạo phải nộp 100 đồng công đức phí " , ngài nghe xong trong lòng rất mừng, đã không chút ngần ngại do dự gì đem toàn bộ số tiền hưu trí 100 đồng đã lãnh được mà cung kính dâng lên cho Lưu Tổ. Nếu như là những người căn cơ duyên phận không đủ, hễ nghe nói đến “ phải nộp công đức phí ” thì bèn không muốn cầu đạo nữa rồi, vậy nên dùng góc độ như thế này để xem thì dường như ơn trên đang chốt gác đối với việc cầu đạo, những người chẳng có phước phận thì tự nhiên bị ơn trên lọc trừ ra ngoài, chẳng thể nào cầu đạo.

 

Về thuở rất lâu xa trước kia nữa, cầu đạo vốn chẳng có thu công đức phí, sau đó bởi vì ngài Quan Thánh Đế Quân lâm đàn dặn dòvì để biểu thị lòng thành cầu đạo của cá nhân, nhất định phải thu công đức phí, đấy là khoản công đức đầu tiên làm thay cho linh tánh của bản thân mình. Đại để thì công đức phí này là giao nộp lên trên, do các đại đức tiền bối quản lí vận dụng, thông thường là dùng vào các việc in kinh sách khuyến thiện, cứu tế khốn bần, trợ giúp thúc đẩy phát triển đạo vụ, khai hoang xiển đạo… những cái này đều là làm công đức thay cho những người cầu đạo. Đạo quý báu như thế, vô công bất thụ lộc, đóng một ít tiền công đức phí cũng là điều nên làm, vậy nên cầu đạo phải nộp một ít tiền công đức phí; còn về việc phải nộp bao nhiêu thì là chẳng có quy định đặc biệt cụ thể, tuỳ vào thành ý của mỗi người thì được rồi.

 

Đạo trường nếu như chẳng có thu nhập thì chi tiêu từ đâu ? Phật đường ví như chiếc pháp thuyền, tiền tài ví như nước, chẳng có nước thì thuyền làm sao chạy, phật đường làm sao có thể vận hành phát triển đạo vụ tốt ? Vậy nên sự thu nạp công đức phí, tuy lấy từ đạo thân, vẫn là dùng ở trong đạo đấy. Tiền của chúng sanh đều hồi hướng lại phục vụ chúng sanh mà thôi.

 

Thu công đức phí chẳng sợ người ta nghi ngờ là lừa gạt tiền tài hay sao ? Phàm người vào đạo đều là tự nguyện, chớ không có cưỡng cầu ép buộc. Còn việc thu nhận công đức phí cũng chẳng phải là ý riêng tư của cá nhân, huống hồ người dẫn người vào đạo nhất định cần phải lập xuống lời thề nguyện, rằng nếu có hành vi dối trá lừa gạt tiền tài của người thì sẽ chịu sự cộng giám của người trời, chịu thiên khiển lôi tru. Mà những người bàn đạo nếu chẳng phải là những người huệ căn thâm hậu thì cũng là những thiện nam tín nữ, việc dối gạt tiền tài bèn bởi thế mà thà chết cũng chẳng làm, ngay cả việc dùng bừa công khoản cũng chẳng dám ! Vả lại rõ ràng có biểu văn, lập xuống thệ nguyện, âm thầm có thần phật giám sát; lòng nghi ngờ nếu đã chẳng có thì ở đâu mà ra nỗi lo sợ ? Vấn đề là Dẫn Sư lúc khai thị, dẫn dắt người cầu đạo đến phật đường cầu đạo phải giải thích nói rõ. 

 

Ngoài việc phải đóng nộp công đức phí ra, liệu còn có phải đóng những khoản phí khác nữa không, và có phải quyên góp tiền hay không ?  Đạo trường chúng ta ngoài công đức phí là cái bắt buộc phải đóng ra lúc cầu đạo, thì ngoài ra vốn chẳng có bắt buộc các đạo thân phải quyên góp, cũng chẳng có bắt buộc phải đóng những phí dụng khác. Duy chỉ có liên quan đến nhu cầu của phật đường các nơi, các hạng phí dụng làm từ thiện thì thảy đều là tự động phát tâm quyên trợ, cam nguyện gánh vác, tuyệt đối chẳng có ý miễn cưỡng ép buộc. Đấy là người có tiền thì tự động phát tâm quyên tiền mà hành tài thí, làm mọi việc thiện; những người chẳng có tiền thì có thể khuyến thiện mà hành pháp thí, khuyên bảo thật nhiều các hiền sĩ tu đạo. Còn những người mà tài thí, pháp thí đều chẳng có năng lực thì có thể dùng tinh thần đại vô uý “ khư khư giữ gìn bảo vệ, hộ trì thiện đạo ” mà hành bố thí vô uý, làm công quả trong đạo trường phật đường, cũng là công đức vô lượng.

 

 

 

Phí công đức lúc cầu đạo nộp,

Khác tiền dầu nhang khói chùa chiền,

Chẳng phải phật đường dùng bừa bậy,

Chẳng phải phí phục vụ Tiền Hiền,

Quan Thánh Đế Quân giáng đàn bảo,

Nghiệm lòng người tin đạo thật, hư ?

Thay in sách thiện và cứu tế,

Còn có thể giải nghiệp tiêu oan,

Công đức phí một lần duy nhất,

Tuyệt đối chẳng định số lượng đâu,

Hai trăm, ba trăm chẳng chê ít,

Năm nghìn, vạn đài ( tệ ) chẳng phải nhiều,

Tự phát ý nguyện chơn tâm hiến,

Biểu văn thăng thiên, ghi chẳng sót . 

 

 

Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: ” Niềm tin là nguồn đạo,  mẹ của các công đức, nuôi lớn tất cả căn lành ”. Biển lớn Phật pháp, duy chỉ có niềm tin mới có thể vào được. 

 

Vậy nên ngài Quan Thánh Đế Quân quy định phải nộp công đức phí để cho mỗi một người có duyên mới đến cầu đạo, bất luận người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể hành công lập đức, hiểu được dụng ý của công đức phí mới có thể cầu đạo. Ngoài ra, hiện nay đại chúng suốt ngày bận rộn vì danh vì lợi, đã quên mất sự quang minh ngời sáng của sinh mệnh quan trọng hơn so với tiền tài, thường vẫn hay có câu nói rằng “ thí có phước hơn nhận ”, đấy cũng là dụng ý của ơn trên, phải mượn vào việc này để khảo nghiệm lòng thành tâm và lòng tin của mọi người đối với đạo; có lòng thành lòng tin mới có thể có thành tựu. Còn tờ biểu văn Long Thiên Biểu trình tấu lên trời cũng đã ghi chép rõ ràng cặn kẽ số tiền mà mọi người phát tâm, vậy nên mọi người có thể yên tâm. “ Một đồng tiền nhà Phật, lớn tựa núi Tu Di, hư dối chẳng báo thật, đội sừng mang lông trả. ”

 

Đã từng có một đôi vợ chồng, đều là giáo viên trường trung học. Sau khi họ đến phật đường, được giảng sư khai thị đạo nghĩa cho, cả hai vợ chồng đều rất vui mừng, cũng đều bằng lòng cầu Đạo. Vị giảng sư nọ bảo với họ rằng : “ Cả đời chúng ta, cầu đạo chỉ là một lần này, Tiên Phật quy định, cầu đạo phải nộp một ít công đức phí, những công đức phí này là dùng để ấn tống kinh sách, in sách khuyến thiện khuyên người lánh dữ làm lành, hoặc là dùng công đức phí này để cứu tế những người nghèo khổ khốn khó, những thiện hành này thành tựu nên công đức đều là của quý vị, chẳng phải là người khác. ”. Thế là hai vợ chồng ấy bèn hỏi : “ vậy cầu đạo công đức phí phải bao nhiêu tiền ? ”. Vị giảng sư khai thị đạo nghĩa bèn nói rằng : “ Công đức phí cầu đạo là chẳng có quy định cứng ngắc đâu, bao nhiêu là tuỳ vào thành ý của cá nhân mỗi người. ”

 

Trước kia tại Đài Loan, bởi vì Lão Bá Tánh nghèo khổ, trong nhà không có tiền, vậy nên bèn dùng “ trên 10 cân gạo ” thay cho công đức phí để cầu đạo; còn hiện nay thì Đài Loan đã thoát khỏi sự nghèo khổ rồi, “ trên 10 cân gạo ” hiện nay đều chuyển đổi thành tiền mặt là trên 200 đồng đài tệ, dùng làm công đức phí cầu đạo, cũng có nghĩa là nói nếu muốn cầu đạo thì mỗi một vị công đức phí ít nhất phải trên 200 đài tệ thì mới có thể cầu đạoCông đức phí cầu đạo thì cả đời chỉ có một lần này. Hai vợ chồng giáo viên ấy sau khi nghe giải thích xong về công đức phí này rồi thì họ thảo luận bàn bạc riêng với nhau một chút, sau đó rốt cuộc họ đã quyết định “ không muốn đóng công đức phí ”, vậy nên không muốn cầu Đạo nữa. Vị giảng sư nọ bèn lại càng giải thích tỉ mỉ cặn kẽ hơn, thế nhưng họ vẫn là quyết định không cầu Đạo. Hai vợ chồng họ sau đó bèn nắm tay nhau rời khỏi Phật đường, quả thật là đáng tiếc cho họ, giá trị của cầu Đạo là “ món bảo vô giá ”, thế nhưng có quá nhiều người không biết điều đó. Vị giảng sư nọ tuy rằng có năng lực giúp cho những người này đóng công đức phí, thế nhưng làm như thế thì là chẳng có giúp ích gì đối với người cầu Đạo cả nên đã không làm.

 

Căn cứ vào sự kiến chứng của những vị Đạo Thân đã từng du thiên đàng, họ nhìn thấy tờ Long Thiên Biểu đốt lên đến chỗ của Tam Quan Đại Đế, nếu như người cầu đạo chẳng có tự mình đóng công đức phí, mà là do người khác đóng thay cho, vậy thì là không thấy tên họ của người cầu Đạo trên tờ Long Thiên Biểu, cũng đồng nghĩa với không có cầu Đạo.

 

“ Thiên Bảng chẳng có ghi danh, địa phủ chẳng có xoá tên “, những người cầu đạo này bị mất mát thiệt thòi to lớn rồi, sau này không về trời được chính là bởi vì điều như thế, cho dẫu chúng ta có năng lực giúp cho người ta đóng công đức phí, chúng ta cũng không thể đóng giúp thay cho họ được, vì rốt cuộc đấy là hại họ đấysau này “ Tam Tào đối án ”, người đóng thay phải gánh lấy nhân quả đấy. Vậy nên các đạo thân nếu như trước kia đã từng có giúp người khác đóng thay công đức phí thì các vị phải đem tính lợi hại này nói lại với người cầu đạo, bảo họ đóng bù công đức phí, nếu không thì là không về trời nổi đâu, cũng hy vọng rằng các vị sau này chớ có đóng giúp công đức phí thay cho người khác, đấy là “ hại người ”, cũng là “ hại mình ” đấy !

 

Có cô đàn chủ nọ chia sẽ rằng : 30 năm trước, có vị tổ tiên nọ của cậu bé Kha Đình Uy cầu đạo và quy không; bởi vì lúc cầu đạo trước khi quy không vẫn chưa giao nộp công đức phí 20 đồng, sau khi quy không thì có một con gà mỗi ngày đều đến bới tro trong bát nhang của Tổ Tiên đến lộn xộn cả lên. Mọi người đều không hiểu được ý của nó, sau đó tổ tiên lại thác mộng chỉ thị, bởi vì cầu đạo công đức phí chưa đóng, cho nên không qua nổi Tam Quan Cửu Khẩu. Sau khi được con cháu tại thế đóng thay cho rồi, con gà bèn không còn bới tung làm lộn xộn tro trong bát nhang nữa, xin keo thỉnh thị thì tất cả đều thuận lợi rồi. Từ đây có thể thấy rõ là ơn trên đối với cả quá trình tu đạo đều rõ từng li từng tí.

 

Cầu Đạo vì sao phải nộp công đức phí ?

( Từ huấn của Nhạc Pháp Luật Chủ )

 

 

Thiên Đạo quý báu thời cổ xưa chẳng dễ gì đắc được, muốn cầu chân thiên đạo nhất định cần phải tu 3000 công 800 quả, tu trước đắc saunay chẳng có công chẳng có đức, dựa vào cái gì để cầu đắc đại đạoĐại đạo nếu chẳng phải là bậc có đức hạnh hoàn toàn thì không thành tựu được. Con có thể nói là “ cậu trước tiên hãy đi theo tôi hành công lập đức, rồi thì mới đưa cậu đi cầu đạo ”, độ người như thế thì cơ hội khả năng đến đắc đạo có được bao nhiêu ? Nay dẫn độ một người, bàn đến công đức phí trợ in sách khuyến thiện thì người ta nói là không có tiền, cũng có thể là thật, hoặc là do không tin, càng nghiêm trọng là chẳng dám mở miệng nói, sợ rằng hễ nói đến tiền thì đối phương bèn chẳng cầu đạo, vậy nên con bỏ tiền ra giúp thay cho người ta, như thế thì sự tôn quý của Thiên Đạo bị người bôi xoá rồi.

 

Thiên bảng ghi danh, địa phủ rút tên, đại đạo trực chỉ siêu sanh liễu tử, dễ dàng đắc được sao ? Phần lớn đều nhẹ được dễ mất, dễ bị xem nhẹ coi thường, còn công đức phí là biểu hiện sự chân tâm thành ý đối với trời, là sự phát tâm ban đầu lúc vẫn chưa rõ líTiền tài là sinh mệnh thứ hai của con người, chính là cái gọi là chim chết vì ăn, người chết vì tiền, thiện tài nan xả ( yêu tiếc tiền tài, rất khó mà bỏ ra làm việc thiện ) , chịu bỏ ra thì biểu thị có lòng thật sự muốn cầu đạo. Công đức của tài thí là nhanh nhấtTiền mua mạng một lần duy nhất trong đời, sao mà là cái người khác có thể đóng thay cho được, người khác đóng thay cho đều vô hiệu.

 

Hãy nghĩ mà xem, một người lập xuống đại công, vung tiền vốn lớn đối với Đạo thì cơ hội tương lai muốn vào đạo tiến tu sẽ khá lớn, sau này tiến đạo, đối với đạo cũng sẽ khá quan tâm; những người chẳng có hành công thì thờ ơ dửng dưng, vậy thì e sợ là giả đấy, cũng chẳng có tổn thất, nghi thức cầu đạo long trọng trong sinh mệnh của anh ta bèn giống như ăn cơm vậy, hãy nghĩ mà xem người mình dẫn độ như thế có thể tu bàn sao ? trừ phi con tin chắc rằng anh ta muốn cầu đạo, và ngày sau sẽ đem tiền đến trả, còn không thì những việc hại người chẳng ích mình thì chớ có mà làm. Khuyên người hành công làm việc thiện thì con người thời nay đều sợ là giả đấy, thế nhưng vàng thật chẳng sợ lửa luyện, xem coi lời nói hành vi cử chỉ có đoan chánh hay không, người ta trông con chẳng phải là vì 200 đài tệ, đại đạo này chắc chắn là rất tốt, chớ không tốn thời gian, vậy nên nên cẩn thận đối với công đức phí.

 

Cầu đạo ngoài căn cơ, tổ đức, phật duyên, còn có điểm truyền sư, dẫn bảo sư, 10 điều nguyện lớn, công đức phí là cái căn bản nhất đấy. Điểm Truyền Sư, bất cứ một vị điểm truyền sư nào thì công hiệu đều như nhau cả; dẫn bảo sư, cũng bất cứ một vị nào cũng đều có thể, duy chỉ có 10 điều đại nguyện, công đức phí phải là người đương sự phát tâm, phát nguyệnthà là không cần cũng chớ có mà cưỡng cầu.

 

Thiên đạo có tôn quý hay không, biểu hiện ra từ đâu, thật không dễ gì dẫn độ một vị chúng sanh, khi người ta nhìn thấy những người tham dự chẳng có cái tâm kính nể cẩn thận, làm chấp lễ thường xảy ra lỗi sai, từng màn một nhìn xem trong mắt người ta, thử hỏi xem sự tôn quý của Thiên đạo ở đâu, cho dù là cũng đã cầu đạo rồi, thế nhưng cơ hội muốn tiến tu sẽ mong manh nhỏ bé, vậy nên tất cả những quy phạm, lễ nghi, quá trình, không thể vì vội thời gian, vì lợi ích cá nhân mà cẩu thả sơ suất.

 

Đại đạo chẳng có hình chẳng có tướng, đạo chẳng hoằng người, người có thể hoằng đạo; trời đất chẳng thể nói, trông vào người để hoằng đạo, vậy nên tất cả mọi lời nói, hành vi cử chỉ phải cẩn thận, sự tôn quý của đại đạo biểu hiện ra ở trên thân của những người tu đạo, mọi nguyên tắc phật quy đều không được sơ suất; hễ không cẩn thận thì đã làm hại người khác, cái tội này con làm sao mà gánh nổi; có thể dựa vào tình cảm con người, phong tục của nơi đó mà phối hợp một cách lung linh hoạt bát, duy chỉ có nguyên tắc là không được sửa đổi. Nếu đã muốn tu bàn thì phải đem hành nghi tu bàn biểu hiện ra ngoài, không thể qua loa, ta mong rằng các con có thể suy ngẫm kĩ sâu thêm, không thể nghe qua giảng qua rồi thì thôi đâu.

 

Số lượt xem : 1554