BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tu đạo khẩu đức rất quan trọng ( Hoạt Phật Ân Sư từ huấn )

Tác giả liangfulai on 2023-07-10 20:09:35
/Tu đạo khẩu đức rất quan trọng      ( Hoạt Phật Ân Sư từ huấn )

Hôm nay thầy nhân cơ hội để gặp gỡ với các đồ nhi đây. Nguyên nhân chủ yếu để  gặp mặt là muốn các con “ hồi quang phản chiếu ”.


Bởi vì các con đến từ các nơi, bởi vì các con về nhà rồi. Về nhà có thứ cảm giác thoải mái, về nhà chính là phải có cảm giác tự tại, tự tại chính là để cho thân tâm của con cảm thấy một chút phiền não đau khổ đều chẳng có, mới gọi là về nhà. Con đã về nhà chưa ? Con tu, bàn đạo có đau khổ, có phiền não hay không ?

 

Con đều đã biết nhà của con ở đâu rồi, cớ sao con vẫn không về nhà vậy ? Vì sao thế ? Đấy chính là bởi vì con tu đạo chẳng có nắm bắt được gốc rễ.

Tu đạo vốn dĩ là bắt đầu từ tâm. Hôm nay các đồ nhi về nhà mẹ rồi, thế nhưng con phải đem tâm dung nhập vào trong cái gia đình này.

 

Bởi vì đồ nhi các con phân tâm quá nhiều rồi; con từ bây giờ hãy ngẫm nghĩ xem, tính từ lúc con cầu đạo đến nay, tâm của con có phải là đã thêm vào rất nhiều gia vị rồi ? Vậy hôm nay nguyên vị ( mùi vị gốc vốn có ) của Đạo là gì vậy ? Nước tinh khiết ! Thế nhưng cái mà con bây giờ nhổ ra lại là cái gì ? Nước đắng, nước chua, nước cay, lại còn có nước thối. Cái gì gọi là nước thối ?  Chính là những oán hận, phiền não, oán trách đầy bụng, nói những thị phi đúng sai của người khác, đấy đều là những rác bẩn.

 

Hôm nay cơ hội khó được, chẳng phân bạn, tôi, chẳng phân thân phận, chẳng phân Điểm Truyền Sư, Đàn Chủ, Giảng Sư, Bàn Sự Nhân Viên, người nước ngoài Thái Lan, người Việt Nam, lại còn có người Mã Lai… các con đều là những đồ đệ của thầy, đều là một phần tử tu đạo, đều là một người tu đạo muốn liễu thoát biển khổ, siêu sinh liễu tử, vậy thì con hôm nay có phải là phải thật thà, rõ rõ ràng ràng mà đem tâm của con mở rộng, tự mình kiểm tra một phen, con đã thiếu cái gì ? con đã đắc được cái gì ? con phải cải tiến những gì ? Từ lúc Tiền Nhân của con thành đạo đến nay, con đã tiến bộ được bao nhiêu ? Hay là con đã hoang phế tháng ngày ? Hãy làm một sự kiểm tra trắc định đối với bản thân.

 

Thầy vì sao đến vào lúc này ?

 

Tiền Hiền của các con muốn khiến cho mỗi một người các con sau khi có thể đắc được một chỉ của Thiên Mệnh Minh Sư thì thật sự có thể giải thoát khỏi biển khổ, họ dùng tánh mệnh để bảo lãnh các con, cái mà đắc được không phải chỉ là muốn một cái hình tướng rằng các con ở đạo trường mà thôi, mà là muốn mỗi một người các con sau “ sự giải thoát ngay lúc ấy ” là một người thật sự có thể liễu thoát sanh tử, siêu khí nhập lí.

 

Tất cả mọi thứ mà họ làm thảy đều không phải là vì tốt cho bản thân họ; tất cả những thứ mà họ làm chính là bi mẫn mọi người đều là anh chị em, phải không ?

 

Mỗi người trong quá trình tu bàn đạo đều nói rằng mình gánh một sứ mệnh thay trời tuyên hóa. Con thường thường nghĩ rằng mình có một trách nhiệm, mình phải thay trời tuyên hóa, mình phải đến độ các cậu, phải không ? Mình phải đến độ hóa các cậu, mình phải hy sinh phụng hiến, đấy là sứ mệnh của mìnhvậy sau khi con có những niệm đầu như thế rồi, có phải là đã có sự phân biệt, con là vì cái gì mà làm ? Mình rất vĩ đại, mình là thay trời tuyên hóa, thì có một cái Ngã tướng. Cho nên con bèn có một cái “ Tôi ” đang độ hóa “ Con ”, có cái “ Tôi ” rồi, con sẽ còn thường thường quán chiếu những hành vi, sự tu hành của bản thân không ? Con bèn sẽ thường thường “ Tôi ” rất vĩ đại, “ Tôi ” hy sinh phụng hiến đi làm, con với cái tâm thái như vậy thì con đã rơi vào tướng công đức của sự chấp tướng rồi.

 

Thầy hôm nay buộc phải lâm đàn là để bảo với các con phải đem cái “ Tôi ” hóa bỏ đi.

 

Tu đạo là để cho tâm của bản thân con hồi phục lại sự thanh tịnh chẳng triêm nhiễm bất cứ những sự thiện hoặc ác, thị phi đúng sai. Con chấp “ Mình thay trời tuyên hóa ” chính là chấp “ thiện ”, con chấp “ thiện ” ( ngoại công đã làm rất nhiều, nội đức chẳng có tu ) , cái mà con làm chính là “ phước báo hữu lậu ”. Con có làm, thì gọi là “ có làm việc thiện ”.


Các đồ nhi ơi, con rất biết làm việc thiện, con rất biết bố thí, thế nhưng thành tựu của con sau này sẽ ở đâu, tự mình con hãy phán đoán đánh giá một cái. Con có nghĩ qua rằng, dựa vào tâm thái hiện tại của con bây giờ, con sau này sẽ thành tựu ở cõi nào đây ? Con có nghĩ qua hay chưa, tự mình đã phán đoán đánh giá hay chưa ?

 

Con nhìn thấy người khác làm sai rồi, con sẽ nổi giận chứ ? Con nhìn thấy “ người nào đó, anh thân là giảng sư sao lại làm ra những hành vi không hợp lí như thế ? ” Con đã nổi giận chưa ? Con có phải là đã phê bình anh ta rồi, do đó nội tâm của con bèn có “ đúng ” và “ sai ”, “ tốt ” và “ xấu ”, “ thị ” và “ phi ”. Vậy đôi mắt của con nhìn người : Ôi, cái người này làm sai rồi, thì đã có “ thị phi ”.

 

 

 

 

Đôi tai nghe thấy :  Ôi, giảng sư lại nói những cái không đúng của người khác rồi, anh ta không thể nói như thế. Đấy cũng là “ thị phi ”. Sau đó miệng bèn đang nói những cái đúng hay không đúng của người khác, đấy cũng là “ thị phi ”.

 

Vậy đôi mắt con nhìn có thị phi, tai nghe có thị phi, miệng nói có thị phi, vậy thì con bèn có sự đối đãi, có sự đối đãi rồi thì lục căn của con sẽ vẫn còn thanh tịnh sao ? Sau khi lục căn không thanh tịnh, quả báo mà con đắc được là cái gì ? là phước báo hữu lậu ( công đức là viên mãn ).

 

Con thích người ta nói “ công đức vô lượng ”, thật ra thì công đức của con bèn sẽ chẳng “ sáng ” rồi, đúng không ?

Do vậy, thầy muốn các con bắt đầu nhận biết “ lục căn thanh tịnh ”. Con hôm nay tu, bàn đạo, lúc mới bắt đầu, Tiền Hiền muốn con hành tam thí, muốn con đi độ người, đều là khởi từ sự từ bi, bởi vì những thứ tốt đẹp thì phải đem chia sẻ với những người thân với con nhất, do đó đấy chính là niệm từ bi của con. Khi niệm từ bi của con đi hành ra ngoài thì con rõ ràng thiết thực đã làm được “ thật sự chỉ là cho người ta cái thiện, cho người ta cái tốt ”, những điều mà miệng nói ra quả thật chỉ là những lời có, ích lợi cho người khác.

 

Con phê bình giảng sư làm như thế không đúng, phê bình vị đạo thân ấy làm không đúng. Đương nhiên, tu đạo là có tầng thứLúc mới bắt đầu, trước hết biết cái gì là đúng, cái gì là sai, như vậy thì con mới phân biệt rõ thị phi thiện ác, sau đó đi hành, đấy là nền tảng cơ sởLúc mới bắt đầu con đang hành thiệnthế nhưng con đến nay tu đạo đã bao nhiêu năm rồi, Tiền Nhân của con thành đạo mấy năm rồi, con đã tiến bộ rồi chưa ? Cái gì cũng mặc kệ chẳng quản, cái gì cũng đều chẳng phiền não, đấy gọi là “ tiến bộ ” sao ? vậy cũng không phải.

 

Khi con có chỗ gánh vác, con có thể một tí tí đều chẳng động niệm, con có thể vô cùng hoan hỷ, con có thể gánh vác, chỉ có “ tốt ”; những cái đúng hay không đúng của người khác, chỉ khen ngợi, không phê bình, đấy gọi là tu khẩu đức, thế nhưng lại không thể nói một cách giả dối.

 

Do vậy con hôm nay đương nhiên sẽ không so đo mình độ bao nhiêu người, mình đã thành tựu bao nhiêu đạo trường, đạo trường của mình có bao nhiêu hậu học, những cái này có ích sao ?

 

Hậu học nhiều, bản thân mình nếu như nội tâm không thể thản nhiên đối mặt với mọi thứ, đem những việc thiện ác thị phi xem nhạt đi, dùng tấm lòng từ bi để từ từ dẫn đạo thì càng nhiều người chỉ sẽ chuốc lấy càng nhiều phiền não.

 

Con phát hiện ra rằng : độ người càng nhiều lẽ ra là công đức càng lớn; công đức càng lớn thì tánh nóng lẽ ra sửa càng tốt, cớ sao mà hậu học càng nhiều, trái lại phiền não cũng nhiều, tánh nóng lại nhiều, dễ nóng cáu, lại càng khiến người ta chán ghét vậy ? Vì sao vậy ?

 

Đấy chính là cái sứ mệnh của “mình ”, “mình ” phải thay trời tuyên hóa. “mình ” phải đi làm,  “mình ” rất vinh hạnh … mà thầy vừa mới nói; đều là “ Con ”, con sẽ có cái tâm cao ngạo ngã mạn ẩn giấu trong đó, con bèn quên mất rằng mình đã lấy quan niệm lấy bản thân mình làm trung tâm.

 

Thật ra thầy đây muốn bảo với các con một việc nho nhỏ :  xem được nhiều, mài được nhiều, khảo được nhiều, xả được nhiều thì tự nhiên thành tựu cũng nhiều; thế nhưng nếu như nhìn không thấu, xả chẳng được thì tự nhiêu phiền não cũng nhiều theo; do vậy mà tu đạo chẳng phải là con ở vị trí nào thì gọi là dễ tu, ở vị trí nào thì tương đối không dễ tu, chỉ xem con có muốn tu hay không mà thôi. Tu rất đơn giản, bắt đầu từ đôi mắt của con, nhìn thấy người khác đều là những thứ tốt.

 

Nếu như có một người nhổ đờm bừa bãi khắp nơi, con nhìn thấy thì sẽ có cảm giác gì ? Con sẽ khởi lên những niệm gì ? Phải có niệm đầu của người tu đạo đấy, hợp với “ niệm đầu của lục căn thanh tịnh ” mà thấy đã nói ( niệm đầu là niệm đầu của ngay lúc ấy ).

 

Lớp viên thứ nhất : tiếp nhận, chẳng nổi giận, chớ có giống anh ta như vậy.

Sư Tôn : anh ta chẳng phải nhổ đờm ở nhà con, con vì sao lại phải nổi giận ? “ chớ có giống anh ta như vậy ” đại biểu rằng anh ta không tốt, con tốt, con vẫn là có cái niệm đầu của thị phi, như thế vẫn không phù hợp tiêu chuẩn làm phật.

Lớp viên thứ 2 : Cảm thấy mất vệ sinh.

Sư Tôn : vậy con chẳng phải là đang phê bình anh ta sao ?

 

Lớp viên thứ 3 : Có một vị giảng sư có một lần nọ nhìn thấy con chó đang đại tiện, anh ta bèn thuận tay nhặt lên, đã làm cảm động một vị đạo thân đến cầu đạo. Vậy nếu như nhổ đờm, chúng ta cũng cứ như thế đi dọn giúp anh ta vậy.

Sư Tôn : Con chó đi đại tiện xong thì chạy đi rồi, nó sẽ không biết, cũng sẽ chẳng ghi nhớ; cũng lẽ đó, nếu như người đó nhổ đờm, con nhanh chóng lấy giấy vệ sinh lau chùi đi, tâm thái của người nhổ đờm sẽ như thế nào ? “ anh xem thường tôi à ? ” “ sao anh lại muốn làm nhục tôi ? ”, liệu sẽ có những phản ứng như thế không ? Vậy thì con khiến cho đối phương đã khởi tâm sân hận, con đã chọc tức anh ta rồi đấy. Nếu như là con nhổ đờm, người ta nhanh chóng lau chùi đi, có phải là con sẽ rất mất mặt ? Bởi vì con là người tu đạo, con sẽ nói : “ xin lỗi, tôi đã nhổ đờm bừa bãi ”. Thế nhưng, anh ta là một người chẳng có tu đạo, con làm động tác này, vậy con có phải là xem thường anh ta, con ô miệt xúc phạm anh ta ? Cho nên cái đáp án này vẫn không phù hợp tiêu chuẩn, không hợp với đức hạnh của bậc Thánh Nhân. Con đã rõ chưa ? Vậy chúng ta nên có động tác như thế nào ?

 

Lớp viên 4 : Đấy là phản ứng sinh lí tự nhiên, chỉ là đang bài trừ chất độc của bên trong cơ thể.

Sư Tôn :  như thế cũng không phù hợp với sự từ bi vi hoài của Phật. Thêm một chút nữa … con nhanh chóng nghĩ rằng : “ anh ta có phải là thân thể có bệnh rồi, anh ta nhất định là không khỏe, không dễ chịu rồi ”. Vậy con có phải là sẽ muốn giúp đỡ anh ta, giải quyết ốm đau của anh ta, con thậm chí có thể càng sâu hơn một tầng nữa, chớ có mà cảm thấy rằng anh ta đáng ghét hoặc đáng tởm, mà là chân thành muốn giúp đỡ anh ta : “ Anh ta nhất định là thân thể không khỏe, mình có phải là nên bảo anh ta bắt đầu ăn chay để cải biến thể chất, thì sẽ không tùy tiện nhổ đờm ”. Do đó, điều mà thầy muốn bảo với các con là tu đạo chỉ là tu cái niệm đầu này mà thôi. Những niệm đầu của các con bây giờ đều là những cái sẽ làm tổn thương người. Khi con cảm thấy đáng tởm, có phải là sẽ có cái tâm chán ghét người khác, xem thường người khác, Phật có xem thường chúng sanh không ? Phật sẽ nhìn thấy một con chó thì cảm thấy rằng : “ con là kiếp trước chẳng có tu, làm chuyện xấu, cho nên con kiếp này đáng bị như thế ”. Phật sẽ như thế chăng ?

 

Do đó cảnh giới mà con hôm nay tu đạo là muốn siêu sanh liễu tử. Cảnh giới của siêu sanh liễu tử là gì ? Siêu khí nhập Lí !

 

Con đem ý niệm, tấm lòng của Phật Tổ ra để đo lường thì con sẽ biết con hiện tại đang ở cảnh giới nào, con sẽ biết sau này con phải đi về đâuTu đạo chẳng có một sự đánh giá, chẳng có một tiêu chuẩn, chẳng có một cái tâm hướng lên, con ở đạo trường cho dù đã 20 năm, 30 năm, con vẫn cứ thế chẳng có chỗ thành tựu; cái mà con làm chỉ có phước báo, thế nhưng bàn về công, bàn về đức thì con vẫn còn kém phật rất xa đấy. Hiểu không ?

 

Thật chẳng dễ dàng gì con lại gặp được cái gọi là một chỉ của Minh Sư, siêu khí nhập Lí, thế nhưng cái mà con hành thì sao ? Danh phải hợp với thực tế đấy ! Con hôm nay đã đắc được đạo, con bèn nói rằng có thể trực siêu rồi ! Con chỉ là có cơ hội mà thôi, có cơ hội của một phần trăm, “ cơ hội ” mà thôi ! Con chẳng có thật, vẫn bằng với số “ 0 ”.

 

Con nhìn thấy đức hạnh của Tiền Nhân, thế nhưng con đã nhìn thấy tâm của ngài ấy chưa, con đã học được tâm của ngài ấy chưa ? Con đã học được tâm của phật, đã học được tâm của Tiền Nhân chưa ? Nếu như con chưa học được, cho dù là con ở đạo trường 20, 30 năm, con vẫn là chẳng có chỗ thành tựu.


Thầy đây không mượn khiếu nữa chính là muốn các con chớ có chấp tướng, chớ có chỉ toàn là dựa vào Tiên Phật đến để dặn dò thì con mới đi hai bước. Hiện tại vốn dĩ chính là lúc tự đòi hỏi bản thân, tự mình nhắc nhở bản thân. Tiên Phật có đến lâm đàn, nói chuyện với con hay không, thật ra là như nhau cả, bởi vì Phật vốn dĩ chính là ở trong tâm của con, con phải có tiêu chuẩn đo lường tự chủ. Cái gì gọi là bất nhị pháp môn ( pháp môn không hai ) ? Điều mà anh ta làm là đúng, điều mà anh ta làm là sai, như thế thì có thị và phi, thì có một, có hai rồi. Do đó, con nhìn thấy Điểm Truyền Sư hy sinh phụng hiến như vậy là điều tốt; Điểm Truyền Sư một chút khuyết điểm cũng chẳng có, vậy thì con chỉ có “ một ” mà; con chẳng có nhìn thấy cái không tốt của Điểm Truyền Sư, con chẳng có nói chuyện thị phi của Điểm Truyền Sư, thì là  “ không hai ”, mới là pháp môn không hai. Con tu pháp môn thượng thừa, vậy con có “ Không hai ” không ? Con mỗi ngày đều ở một, hai, thị, phi, đúng, sai, thiện, ác, tốt, không tốt, vậy thì con làm sao mà siêu khí nhập Lí đây ?

 

Vô Cực Lí Thiên là gì ? Vạn pháp quy nhất, nhất quy hư không, thế nhưng con đều chưa có quy “ nhất ” đấy; cái mà con nhìn thấy đều là những khuyết điểm của người khác, đều là những cái không tốt của người khác, vợ không tốt, chồng không tốt, con cái làm điều sai, ông chủ không tốt, vô úy thí nấu cơm nấu không được tốt, sắc mặt của ai không tốt … Ôi, đều là nhìn thấy những cái không tốt, vậy cũng gọi là “ một ” sao ? Đấy gọi là “ thị phi thiện ác ”. Do đó, “ lục căn thanh tịnh ” là gì ? Là cái mà con nhìn sẽ không khiến con cảm thấy rất phiền não.

 

Con nhìn thấy người ta làm điều sai, vậy con sẽ đau khổ hay không ? con sẽ phiền não, oán trách hay không ? Những cái này đều có sự đau khổ thị phi thiện ác. Con nghe có hiểu không ? muốn làm không ? Nếu như con chẳng muốn làm, chẳng muốn cải biến, chẳng muốn thầy đây chỉ đạo cho con, vậy thì thầy cũng chẳng nói nữa. Vậy 20 năm, 30 năm, 40 năm đều vẫn cứ là như vậy, chẳng có một người nào thành đạo, chẳng có một người nào thành tựu, đều vẫn cứ là như nhau vậy. Con chỉ là càng bàn càng hoằng triển, nhà càng xây càng nhiều, hình tướng càng lúc càng tốt, thế nhưng sao ? sâu thẳm trong nội tâm con là một mớ tạp loạn ! Như thế là chẳng có ích gì, chẳng có thành tựu đâu đấy !

 

Những giảng sư, nhân viên bàn sự, đàn chủ thâm niên, nếu các con chẳng nhận biết rõ đối với đạo, chẳng biết dụng công như thế nào, bắt tay vào như thế nào … Những đạo lí này các con có nghe qua chưa ? Con đã nghe qua rồi thế nhưng con chẳng có nỗ lực dụng tâm. Con bảo rằng mạt hậu đến rồi, con lại nói những hiện tượng hỗn loạn của đạo trường, đạo trường loạn sao ? Người ta đơn thuần ngây thơ hồn nhiên đương nhiên sẽ không loạn, loạn là loạn ở ai, loạn ở tâm của mình ! Đạo trường có loạn hay không ? Con nhìn thấy đạo trường loạn, đấy là tâm của con đang loạn. Con nhìn thấy người ta không đúng, thật ra là con không đúng; con có cái niệm đầu của thị phi thiện ác; người ta làm việc tốt có cần phải ca ngợi, người ta thành toàn rất nhiều người ăn chay có cần phải ca ngợi hay không ? Vậy con cớ sao nhất định phải nói rằng : “ cậu làm như thế này là không đúng ”, “ cậu làm như thế đó là không đúng ”, thì là con đúng, thì là con tốt nhất à ? Con bảo thủ, hủ lậu thì là tốt nhất sao ? Sai rồi ! Con chỉ cần giữ được cái tâm của con, đấy mới là điều tốt nhất.

 

Con hôm nay tu đạo, chớ có ưa thích việc người khác khen ngợi con. Khi có người khác nói con, con phải vô cùng cảm ân, biết không ?

 

Điểm Truyền Sư có mắng người không ? ( Không ! ) Vậy thì các con vô phước rồi. Con bị cằn nhằn qua chưa ? Khi người ta cằn nhằn con, ngay lúc ấy con cảm thấy như thế nào ? Có vui không ? Không vui mà, hay là sẽ nổi giận ! Con muốn tiến bộ không ? Muốn tu đạo có thành tựu không ? Vậy thì con không thể nổi nóng, thế nhưng cái gọi là không được nổi nóng chẳng phải là “ mình không nổi nóng, mình nhịn, mình buộc phải nhẫn nhịn, mình phải gồng nhịn ” … vậy thì công phu của con không tốt; con phải cảm ân.

 

Con từ nhỏ đến lớn, ai thích cằn nhằn con nhất ? Cha mẹ của con hay cằn nhằn con nhất, đúng không ? Vì sao vậy ? Bởi vì họ muốn con tốt, họ giáo dục con là hy vọng con tốt, có cha mẹ nào là muốn hại chết con không ? Do đó cha mẹ hay càu nhàu con. Cha mẹ hay càu nhàu chúng ta, do đó hiện tại người hay càu nhàu chúng ta nhất, con chẳng phải là không biết, họ có thể chính là cha mẹ kiếp trước của con. Đồng tu hôm nay của con, họ thường nhìn con chẳng thuận mắt, thường hay chỉ trích con, con có biết không, người ấy chính là mẹ của con kiếp trước đấy ! Họ yêu thương con một cách chân thành khẩn thiết, cái tâm muốn giáo dục con, hy vọng con tốt để thành tựu con, con biết không ? Cho nên con có phải là phải cảm ân.

 

Vậy thầy nói, người mà hay cằn nhằn người khác thì là cha mẹ của người ta, cho nên con nhìn thấy người ta không đúng thì con bèn cằn nhằn người, cứ mãi mắng người, cứ mãi chỉ đạo người khác, là như thế sao ?

 

Thầy lại bảo với con một chuyện, người mà thường thường hay cằn nhằn người, thường thường mắng người, nếu như con rất có công đức lớn, nếu như con tu được rất tốt, con cứ tha hồ mắng, con cứ tha hồ cằn nhằn, bản thân con sẽ như như bất động, bởi vì con chẳng bị ảnh hưởng.

 

Nếu như con vẫn chưa tu đến cảnh giới của Thánh Hiền Tiên Phật, vậy khi con cằn nhằn anh ta, nói anh ta, anh ta chịu nghe, chịu sửa đổi, đi hành công liễu nguyện, làm rất nhiều việc thiện, vậy thì con có côngNếu như sau khi con cằn nhằn anh ta, anh ta nổi giận lên rồi, anh ta lại đi làm rất nhiều những chuyện xấu, vậy con khiến cho anh ta phiền não rồi, vậy thì con đã tạo nghiệp rồi. Tạo nghiệp rồi thì rơi vào nhân quả của người ta rồi. Do vậy con có phát hiện ra không ? Người thường hay mắng người thì thân thể đều không tốt, có không ? người thường thường mắng người, cằn nhằn người thì thân thể không tốt, càng thê thảm hơn nữa thì đạo tâm chẳng có, nếu như bản thân lại không hành công liễu nguyện, vậy thì rất nhanh chóng rời khỏi đạo trường, bởi vì con phải gánh vác lấy nhân quả của người khác, con không ngừng tạo nghiệp. Do vậy, người chẳng có công chẳng có đức thì không thể thường thường cằn nhằn người khác, biết không ? Người có công có đức thì con cứ tha hồ cằn nhằn, tha hồ mắng.

 

 

 

Vậy thầy đây có đang cằn nhằn các con không ? chẳng có đâu, thầy chỉ là đang phân tích mà thôi. Thầy chẳng nói là con không tốt. Cái gọi là cằn nhằn là cái gì vậy ? “ ê ! cậu làm như thế không đúng ”, con trực tiếp nói, mắng anh ta làm như vậy không đúng, đấy mới là cằn nhằn. Thầy hôm nay đâu có, thầy đâu có nói con không đúng, phải không ?

 

Cho nên con phải biết phân đấy; Khi con thoái tâm rồi không thể nói đều là do thầy mắng mình. Hôm nay các đồ nhi phải học tập, tu đạo chính là đem cái tâm của bản thân mình chăm lo cho tốt, nhìn thấy người khác đều toàn là những cái tốt. Con xem người ta tuy rằng tuổi tác đã lớn mà chí khí càng hào tráng; lớn tuổi thế này rồi vẫn phải ngồi ở đây nghe đạo lí, có mệt không ? Con xem người ta lớn tuổi thế này rồi, bảo rằng không đau, không nhức, không mỏi thì đều là dối gạt người cả đấy. Có dùng thể nhất định sẽ mệt, vì sao ông cụ ấy lại không mệt ? bởi vì ông cụ ấy vui vẻ, năng lượng của cụ ấy đầy đủ thì chiếu hóa toàn thân, do vậy mà những tế bào cực kì mệt mỏi ấy toàn bộ đều bắt đầu hoạt hóa lên, tự nhiên sẽ không mệt. Do đó phải khen ngợi người ta già cả vậy mà có thể thể hội được đạo, mà không ngừng hy sinh phụng hiến đem đạo hành ra bên ngoài. Con xem trên thân ông cụ ấy có đạo không ? Có đấy, con nhìn thấy thì sẽ cảm thấy cái đạo này rất tốt.

 

Nếu như con nhìn thấy một người đứng chẳng có tướng đứng, ngồi chẳng có tướng người, vậy lúc này con bèn nghĩ : Ông ấy nhất định là thân thể rất không thoải mái, mình đi giúp ông ấy xoa bóp, cho nên tâm thái của con đều là tốt cả, con sẽ nổi giận sao ? Những khởi tâm động niệm của con đều là tốt cả, vậy thì con mới phù hợp tiêu chuẩn siêu khí nhập Lí. Do vậy, đồ nhi nhất định phải phản tỉnh suy ngẫm một phen, bắt đầu từ giờ trở đi là lúc đem tâm của bản thân mình chăm sóc cho tốt, chớ có thường thường đi hủy báng người khác.

 

Thầy lại nói một chuyện rất quan trọng với đồ nhi; các con nếu như chỉ muốn có công mà chẳng có tội thì phải thực hành triệt để những cái này.

Các đồ nhi ơi, cái gì gọi là Phật Pháp Tăng ? Con có nghe qua tam bảo chưa ? chẳng phải là tam bảo mà thầy đã truyền cho, mà là Tam Bảo Phật Pháp Tăng. Hủy báng Phật Pháp Tăng thì sẽ đắc được hậu quả gì ? sẽ rơi vào Vô Gián Địa Ngục. Vậy Vô Gián Địa Ngục là gì ? Là những nỗi đau khổ vô hạn, vĩnh viễn chẳng được siêu sanh. Vậy thì cái gọi là hủy báng là cái gì ? là chỉ trích, nói những cái không đúng của người khác, mắng … những cái này gọi là hủy báng.

 

Vậy Phật thì sao ? Phật là gì ? Tu đến viên mãn, thành tựu rồi thì gọi là Phật. Vậy Phật có phân cái gì ? có phân làm hiện tại thành phật, vị lai thành phật, lại còn có phật quá khứ, có phải là đều là phật ? Vậy con là phật vị lai, cậu ta là phật vị lai, con chó là phật vị lai, tất cả những chúng sanh trên thế giới đều là phật vị lai; cậu ta tương lai sau này sẽ thành phật hay không, con biết không ? Vậy hôm nay ai đó đã làm điều không đúng, con phê bình cậu ta rồi, vậy là con đang phê bình ai ? đang phê bình phật vị lai.

 

Vậy con nói rằng : cậu ta không đúng thì mình phải nói đấy. Có lúc Phật đang giáo hóa chúng sanh sẽ dùng “ điên đảo khảo ”, hành vi mà cậu ta thực hiện sẽ có chút “ điên đảo ”, thế nhưng cậu ta là phật đến hóa thân, một loại pháp môn vì muốn hiển thị, độ hóa chúng sanh, vậy con có biết cậu ta là phật không ? Con nhìn chẳng thấy, con nhục nhãn phàm thai, chẳng có thiên nhãn thông, vậy con hủy báng cậu ta rồi thì sẽ thế nào … xuống Vô Gián Địa Ngục. Do đó con hủy báng một người có đáng sợ không ? Người ta làm không được tốt, con đi nói cậu ta, có đáng sợ không, cái này trong vô hình trung thì con đang tạo ra tội nghiệp không tốt đấy ! Các đồ nhi ơi ! Cho nên chớ có nói những cái không tốt của người ta, chớ có nói những thị phi của người khác, đấy gọi là hủy báng phật vị lai.

 

Vậy còn pháp thì sao ? Có đến hàng nghìn hàng vạn pháp môn, là để độ hàng nghìn hàng vạn chúng sanh. Căn cơ của mỗi một chúng sanh không giống nhau, cần phải có những phương thức khác nhau để dẫn giáo họ, để họ từ từ dẫn nhập đến sự tu hành.

 

Một người rất giàu có, thế nhưng tánh khí nóng nảy của anh ta không tốt, vì để giáo hóa anh ta cho nên mới bảo anh ta rằng : cậu phải hành tài thí, cậu làm tài thí cho nhiều vào thì cậu sẽ thành phật. Câu trả lời như vậy đúng hay không ? Con có tin hay không ? ( Lớp viên : chắc là không đúng, nếu như chỉ có hành tài thí mà chẳng có hướng vào nội tâm để tu thì chắc rằng sẽ không thành phật ) . Vậy thì con chính là phê bình Tế Công Hoạt Phật thầy đây rồi ? Con có thể hiểu biết được nhân duyên của cậu ta không ? Con có thể nhìn thấu nhân duyên của cậu ta không ? Thầy nói rằng cậu ta hành tài thí thì nhất định có thể thành đạo, con có tin không ? vì sao lại tin ? Bởi vì thầy là Tế Công Hoạt Phật đấy ! Cậu ta nói cậu ta hành tài thí cậu ta bèn có thể thành phật, vậy con có tin không ? Cậu ta không phải là Tế Công Hoạt Phật, con có tin không ? Không tin, đúng không. Vậy thì con cũng sai rồi. Cậu ta có thể thành phật hay không có liên quan gì với con không ? Có quan hệ với chuyện sanh tử đại sự của con không ? Con chẳng thể biết thấy nhân duyên của cậu ta, còn cậu ta có thể biết thấu nhân duyên của cậu ta đấy. Cậu ta tu đến thành phật rồi, con biết không ? Con nhìn không thấy, con nhục nhãn phàm thai, con chẳng có thiên nhãn thông, cho nên con có thể nói rằng phương pháp của cậu ta là sai không ? Chúng ta không thể biết thấu nhân duyên của người khác, khi sự tu trì của chúng ta vẫn chưa đến cái cảnh giới ấy, người ta dùng bất cứ phương thức nào để giáo hóa chúng sanh thì chúng ta chỉ là có thể : “ Wow ! cậu ta rất tốt, cậu ta dạy người ta hành thiện, cậu ta rất tốt đấy ”. Chúng ta không thể đi phê bình đấy chẳng phải là căn bản, hiểu không ?

 

Do vậy, cho dù người ta nói rằng niệm phật vãng sanh tây phương, con có tin không ? ( không tin ) nếu như không tin, vậy thì con lại sản sanh sự hủy báng rồi. Người ta có một số người kiếp trước hành công liễu nguyện, công đức đầy đủ; họ kiếp này chỉ cần niệm phật thì có thể nhất tâm thanh tịnh vãng sanh tây phương, vì sao con lại không tin, vì sao lại không thể vậy ? Con tin hay không tin có quan hệ với việc họ có thể thành phật hay sao ? Con tin hay không tin có quan hệ với chuyện sanh tử đại sự của con hay sao ? Con một câu “ tớ không tin cậu ”, vậy chẳng phải là đang kết oán thù với họ sao ? biết không ?

 

Do đó người ta làm bất cứ việc gì, vạn giáo tề phát đều là đang giáo hóa chúng sanh ! Cơ Đốc Giáo có thể thành phật không ? mỗi người đều có nhân duyên của mình. Sau này nếu con chẳng biết rằng có thể hay không thể thì phải nói rằng “ mỗi người đều có nhân duyên của mình ”. Cho nên người ta nếu như đi bên Cơ Đốc Giáo rất thành tâm, con lại hà tất khăng khăng muốn kéo người ta đến cầu đạo, lại nói với người ta rằng “ bên đó của cậu là giả đấy ” ! Nếu như con có thể phân tích cho cậu ta khiến cho cậu ta cảm thấy con rất tốt mà nguyện ý tu theo con, vậy thì tùy nhân duyên vậy. Nếu cậu ta không chịu thì con cũng chớ có mà hủy báng đấy ! Cái gì gọi là hủy báng ? là nói người khác không tốt đấy.

 

Cái gì gọi là hành thiện tích đức ? hãy nói lời tốt cho nhiều vào ! Cái gì gọi là lời tốt ? phàm là những lời nói có ích lợi cho người khác đều là những lời tốt. Chớ có nói “ cậu không đúng ”, vậy thì không đúng rồi, đấy là lời không tốt.

 

Do vậy, tu đạo bắt đầu từ đâu ? Chỗ nhỏ nhặt phải từ “ tu khẩu ” đấy.

Chúng ta lại nói “ Tăng ”. Tăng là gì ? Là người tu đạo đấy, người xuất gia cũng gọi là Tăng. Vậy các con chính là Tăng.

 

Vậy nói người ta tu đạo tốt hay không tốt có quan hệ với con hay sao ? Thế nhưng thường thường người ta tu không được tốt, các con đều muốn cằn nhằn một cái, vậy nếu như cậu ta quả thật làm không được tốt, có phải là nên mắng ? Nên mắng thì con cũng chẳng có tư cách để mắng, bởi vì con vẫn chưa tu đến viên mãn giống như phật vậy. Con mắng người khác thì con phải gánh vác nhân quả. Thầy đây đã thành tựu rồi, thầy mắng thầy chẳng cần phải gánh lấy, bởi vì thầy như như tự tại, do đó người mà mắng người khác phải cho người ta công đức, biết không ?

 

Do vậy, bất kể người ta tu được tốt hay không tốt, con mắng họ, con chỉ trích họ thì con chính là đang hủy báng họ. Con hủy báng họ thì có phải là hủy báng phật pháp tăng ? Vậy con hủy báng phật pháp tăng thì sẽ đọa vào Vô Gián Địa Ngục; Vô Gián Địa Ngục chính là con sẽ đau khổ rất nhiều, phiền não rất nhiều.

 

Con hôm nay nói người khác không đúng, người ta sẽ tranh cãi với con không ? Con không ngớt đau khổ vậy thì con chính là ở Vô Gián Địa Ngục luân hồi chẳng ngưng ! Chính là khiến cho con không ngừng phiền não; khi con cảm thấy rằng “ mình rất phiền não ”, đấy chính là Vô Gián Địa Ngục rồi.

 

Lớp viên : vị đạo sư của chúng ta rất vất vả, vì việc phổ độ Tam Tào, khắp nơi độ hóa chúng sanh, chúng ta phải quan tâm thể hội tâm của thầy )

 

Con chẳng cần quan tâm thể hội tâm của ta, con phải hiểu tỏ tâm của bản thân con, phải hiểu rõ tâm của chính mình, biết không ?

 

Thầy đây đã thành phật rồi, thầy đau khổ phiền não thì thầy vẫn là thầy. Con chưa có thành phật, con đau khổ phiền não, con sẽ luân hồi chẳng ngưng.

 

Do đó, con bắt đầu từ hôm nay trở đi, phải rất cẩn thận tâm của chính con. Con bây giờ không tu, không sửa, không làm, con nhìn không thấu đối với vợ chồng, con cái … ai, thật ra tất cả những thứ này thảy đều là nhân duyên cả. Tốt thì con phải nhìn thấu, bởi vì đấy là nhân duyên; không tốt thì con cũng phải nhìn thấu, đấy là chấp nhận nghe theo sự sắp đặt an bài của số mệnh. Vậy tại sao mệnh của con chẳng thể đổibởi vì tâm của con chẳng có sửa đổi đấy, tâm của con, niệm của con chẳng có chuyển đấyNếu như con là thiện niệm, con là từ bi, con là lục căn thanh tịnh, gặp phải cái gì cũng đều là tốt cả thì con làm sao lại có đau khổ được ? Cớ sao con nhìn thấy những phiền não của người khác, người khác làm sai mà con phải đau khổ như thế vậy ? Các đồ nhi con thật ngốc; người khác làm sai thì người khác phải đi chịu tội, người khác phải đi chịu phạt, sao lại là người khác làm sai mà con đang chịu phạt vậy ? Người khác làm chuyện sai, sao lại là con đang chịu đau khổ vậy ? quả thật là đồ nhi “ ngốc ”, có phải là rất ngốc. Người khác làm chuyện sai, người khác không thể liễu sanh tử, cớ sao con phải tự mình đau khổ, biến thành bản thân không thể liễu thoát sanh tử ? Người ta tốt hay không tốt, đấy là chuyện của người ta, có liên quan đến sinh tử đại sự của con hay không ? Vậy cớ sao con phải để tâm đến cái tốt và không tốt của người khác một cách khổ sở vậy ?

 

Được rồi, phải về rồi. Thầy rất yêu thương trân trọng bản thân, phải về thì cũng rất tự tại mà đi. Bao năm rồi, có còn muốn những năm đó lại đến nữa ? Lại vài năm đến nữa nếu có thể nhanh thêm chút tu thành thì tốt rồi, con vẫn còn muốn lại khổ thêm nhiều năm như thế nữa sao ?

 

Nếu như thầy chẳng có lâm đàn, chẳng có hiển hóa, con cũng sẽ cảm ân chứ ? Có hay không có đều tốt mà ! Có hay không có đến vẫn không phải là như nhau hay sao, vậy thầy đã nói nhiều như thế, tâm của con có cải biến không ? Đâu có đâu, Thầy nói nhiều như thế, con sẽ nhanh chóng thành đạo trở về sao ? có thể không ? Do đó thầy nói nhiều như thế có liên quan gì với con không ?

 

Tu đạo tu ai ? tu tâm ! Tu cái tâm gì của mình ? cái tâm của lục căn thanh tịnh.

Những cái mà mắt nhìn thấy đều là những cái tốt của người khác, không thể nói những cái không tốt của người khác, cũng không được nhìn thấy những cái không tốt của người khác; cái mà con nhìn thấy đều là những cái tốt, vậy thì con đã tiến bộ rồi. Nếu như con nhìn thấy những cái không tốt của người khác, vậy thì chính là tâm của con chẳng có tu; nếu như nghe thấy người khác rằng … ai da, sao đã kết hôn rồi vẫn còn đi kết giao bạn trai … như thế tốt không ? đúng không ? có liên quan gì đến con không ? ( chẳng có ), vậy thì chớ có mà nói tốt hay không tốt. Người ta kết giao bạn trai là nhân duyên của người ta, hãy học tập nói “ nhân duyên ”, không được nói “ không đúng ”. Sau này phải học tập khi muốn nói người khác không đúng thì con hãy thử đi nói “ cậu nên bố thí nhiều vào ” thế nhưng cũng không thể nói “ cậu đều chẳng bố thí gì cả ”, con có thể nói “ phật đường rất cần đấy, nếu như có thể nhiều thêm một phần của cậu, vậy thì sẽ vô cùng là viên mãn ”, hãy dùng phương thức khích lệ cổ vũ, dùng phương thức nói lời tốt, chớ có mà chỉ trích, vậy thì con bèn chẳng có thị phi rồi, biết không ?

Vậy những cái mà tai nghe chẳng có thị phi, con phải nêu ra đời người biển khổ, con nghĩ “ mình cũng đã già cả như thế rồi lại còn đi cặp kè bạn trai, ôi chao, phải nhanh chóng tu thôi, nếu không thì sẽ rất đáng thương đây ”, vậy bản thân con phải nhanh chóng mà tu, biết không ? Mỗi người đều có nhân duyên của mỗi người, cũng chớ có mà đi chỉ trích người ta rằng “ cớ sao cô ta đã già như thế rồi, tu đạo lâu như thế rồi vẫn còn đi cặp kè bạn trai vậy ? ”. Cô ta cặp kè bạn trai hay không thì có liên quan gì với sinh tử đại sự của con hay không ? Thế nhưng sau khi con nói rồi thì có liên quan đấy, con sẽ rớt xuống !

 

 

Vậy tâm niệm cũng phải như thếnhững cái mà mình nghĩ đều là những cái tốt của người khác, đều phải cảm ân. Cảm ân tối nay đã khuya lắm rồi, thời thời khắc khắc đều có thể mộc dục ( tắm gội, gột rửa ) trong đạo. Con hai mươi bốn tiếng đồng hồ đều có đạo không ? Những niệm đầu trong 24 tiếng của con đều rất chơn hay không ? Con xem con bây giờ nghe thầy nói thì có còn muốn đi cặp kè bạn trai không ? Con bèn chẳng giữ gìn lấy sao ? thế thì chẳng phải là không còn phiền não sao ? Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, miệng chẳng nói thị phi của người khác, không nói những cái không tốt của người khác.

 

Phước báo tích lũy từ đâu ? Từ miệng ! Con ít nói những cái không tốt của người khác, con nói nhiều những cái tốt của người khác, bảo đảm rằng con sẽ là một người rất có phước báo. Lời của thấy đảm bảo, có cần phải đóng con dấu hay không ? Thầy có thể đóng 10 ngón tay cho con, bảo đảm với con ! Miệng con giữ được rồi, con tu khẩu đức rồi, bảo đảm con phước báo vô lượng vô biên.

 

Kế đến nữa là “ niệm ”, “ niệm ” là khó tu nhất đấy. Con bây giờ có thể miệng chẳng nói thị phi, thế nhưng trong tâm có thị phi, vậy không sao ? từ từ từng bước từng bước một mà đi; sau khi con đã tu quen rồi, quả thật niệm đầu đều chẳng có thị phi, chỉ có một cái tâm thiện và thiện niệm mà thôi.

Tuổi trẻ sức tráng nếu chẳng tu thì sẽ càng lúc càng cạn kiệt khô héo tàn úa. Tinh khí thần dụng cạn rồi, niệm đầu của con sẽ giữ chẳng được, cho nên hãy thiểu tư quả dục ( giảm tư tâm, bớt dục vọng ). Bớt những dục vọng gì ? Ăn, uống, vui chơi và còn những hiện tượng sinh lí cũng phải ít ham muốn, nam nữ đều như nhau. Con phải giữ được tinh khí thần của con; con ít dục thì sẽ dễ dàng giữ được niệm đầu, thì mới chẳng có một đống những thị phi phiền não. Do vậy mà hãy tùy duyên kết giao bạn trai, chớ có cả ngày từ sáng đến tối muốn lấy người chồng tốt, đấy cũng là đang phan duyên. Người tu đạo nếu như phan duyên, tốt thì tốt rồi, không tốt thì rất … “ tùy duyên ” tùy nhân duyên của cậu ta vậy, rõ không ?

 

Hôm nay rất là dài dòng, cũng rất là bất đắc dĩ buộc phải như thế, các đồ nhi đã ghi nhớ lấy chưa ? Bởi vì nhân duyên đặc biệt, cho nên những lời nói cũng đặc biệt. Những lời mà hôm khác nói thì sẽ khác rồi. Hôm khác thầy sẽ nói các con làm như thế không đúng đâu, cứ mắng con, con chớ có nói “ thầy nói rằng phải phá tướng, lại cứ mãi mắng con ”. Trường hợp khác thì những lời khác. Hôm nay bảo con phá tướng, ngày mai lại bảo con chấp tướng, vậy con phải chọn cái nào ? Tự bản thân mình biết mình nên đi con đường tu đạo này như thế nào, con phải biết rõ rằng thầy đây cũng có thể mượn tướng để khảo con, cho nên con chỉ cần đem cái tông chỉ “ lục căn thanh tịnh ” mà giữ lấy, dù có biến động như thế nào đi nữa, thầy có thần thông quảng đại như thế nào đi nữa, điểm đá thành vàng, thì đối với con mà nói có ảnh hưởng không ?

 

Nếu như thầy hôm nay đem một miếng này biến thành thỏi vàng, vậy thầy có lợi hại hay không ? Vậy con có muốn bái ta làm thầy hay không ? Cho dù con có một nghìn cái, một vạn cái thỏi vàng như thế này, con sẽ thành phật không ? Cho nên, con phải rõ ràng “ quán vô thường ”, thế gian rất vô thường, sanh tử rất vô thường, nhục thể rất vô thường. Sau khi con khẳng định quán vô thường rồi, con có thể trong sát na ( thời gian ngắn nhất chớp nhoáng ) sẽ biết trân trọng hiện tại, đem cái niệm đầu của con thâu về, vậy thì những cái tốt hay không tốt bên ngoài bèn thật sự đều chẳng có liên quan đến con. Con chỉ cần lục căn giữ được tốt, thanh tịnh, đấy mới là điều đúng đắn, vậy Điểm Truyền Sư tốt hay không tốt có liên quan đến con hay không ? Con bây giờ thì nói không liên quan, thế nhưng con lại sẽ “ ông là Điểm Truyền Sư, ông lệch lạc không ngay rồi, vậy thì cả đạo trường của chúng ta đều lệch lạc bất chánh, chúng ta sẽ vào ma đạo … ” , có thứ niệm đầu này hay không ? Có đấy, vậy con bây giờ lục căn thanh tịnh, giữ lấy, bên ngoài biến đổi như thế nào, con chẳng biến đổi thì có quan hệ gì không ? Ai tu nấy đắc, mỗi người đều tu tốt bản thân, Tiền Hiền tu được tốt, hậu học tự nhiên tốt. Vậy Tiền Hiền các con ai ai cũng đều tu được vô cùng tốt, vậy thì hậu học các con đều ai ai cũng rất tốt. Vậy những cái tốt trước đây thì rất tốt, thầy muốn các con lại càng phải tốt hơn nữa, chớ có mà có sự sai lệch. Do đó, bên ngoài biến động như thế nào, nội tâm của con giữ được, đạo ở đâu ? chính là ở bản thân. Cho nên chớ có mà cả ngày từ sáng đến tối thảo luận những thứ có không có, nói đi nói lại đều là đang nói thị phi, chớ có mà nói tiếp nữa. Tất cả mọi người đều như nhau, hãy đem bản thân mình tu tốt mới là tốt nhất, người ta tốt hay không tốt chẳng có liên quan gì đến chúng ta, biết không ?

 

 

Nếu như rất mệt mỏi thì thầy đây phải nói xin lỗi với các con rằng các đồ nhi rất mệt mỏi, đấy cũng là mệnh của các con, cho nên phàm việc gì con hãy cứ chấp nhận nghe theo sự sắp đặt an bài của số mệnh. Hãy chấp nhận số mệnh, giữ lấy tâm của bản thân mình, nắm bắt được lấy cái căn bản gốc rễ, cuối cùng tu đạo là chuyện nhỏ, con sẽ chẳng rõ ràng phương hướng hay sao ? mạt hậu tu đạo con sẽ cảm thấy rất loạn sao ? có không ? Con giữ lấy được lục căn của bản thân mình, tâm của con, cho dù là có biến động thế nào đi nữa thì con vẫn là tu bản thân con, thành tựu cũng là bản thân con. Tốt rồi, các đồ nhi hãy trân trọng, có cơ hội gặp lại sau. 

 

Hai ví dụ về quả báo của việc phạm vào khẩu nghiệp :

 

1)- TỲ KHEO CÙ BA LY:

 

 

Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, lúc ấy có Tỳ Kho Cù Ba Ly (có sách dịch là Cù Ca Lê) đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật rồi thưa:

 

Thưa Thế Tôn, hai Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên tạo các ác hạnh, làm các việc ác.

 

Đức Phật nghe rồi bảo Tỳ Kheo Cù Ba Ly:

- Chớ nói thế, Thầy hãy phát tâm vui vẻ đối với Như Lai, Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên làm việc thuần thiện, không có điều ác.

 

Tỳ Kheo Cù Ba Ly nói lần thứ hai cũng như thế và đức Phật cũng trả lời như thế, lần thứ ba Tỳ Kheo Cù Ba Ly bạch Phật:

 

- Như Lai nói thật, không có hư dối, nhưng Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên việc làm rất ác, không có gốc lành.

 

Đức Phật bảo:

 

Thầy là người ngu si, chẳng tin lời Như Lai mới nói Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên việc làm rất ác, không có gốc lành; nay Thầy tạo ác khẩu này, không lâu sẽ chịu quả báo.

 

Lúc ấy, Tỳ Kheo Cù Ba Ly cúi đầu lễ Phật rồi lui đi; không bao lâu sau thân mọc mụn nhọt, trước nhỏ như hạt cải, sau lớn dần bằng hạt đậu, hột ngô, rồi to dần bằng đầu ngón tay ngón chân cái, tới bằng quả đào, bằng nắm tay. Máu mủ chảy ra, đau đớn khổ sở rên rỉ “nóng quá, nóng quá!” kêu than đau đớncho tới khi chết !

 

Đêm ấy có 2 vị Trời đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật, rồi vị thứ nhất thưa:

- Cù Ba Ly đã chết rồi.

 

Vị thứ hai nói:

- Cù Ba ly chết rồi vào địa ngục.

 

Tôn Giả Mục Kiền Liên nghe sự việc như thế và nghe Cù Ba Ly qua đời chưa được bao lâu, liền đến chỗ đức Phật, cúi lạy rồi bạch:

 

- Thưa Thế Tôn, Cù Ba Ly chết rồi sinh về đâu?

 

Đức Phật nói:

- Người đó sinh trong địa ngục Hoa Sen (có cách ghi địa ngục Bát Đàm Ma).

Tôn Giả thưa:

- Nay con muốn đến đó giáo hóa Cù Ba Ly.

 

Đức Phật bảo:

- Thầy chẳng cần đến đó.

 

Tôn Giả Mục Kiền Liên lại thưa:

- Con muốn đến đó giáo hóa Thầy ấy.

 

Đức Phật im lặng không đáp; Tôn Giả Mục Kiền Liên tại chỗ ngồi liền biến mất, từ vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ liền đến đại địa ngục Hoa Sen. Ngay lúc ấy, Tôn Giả trông thấy có tội nhân đang bị lửa đốt, lại có trăm con trâu đang cày trên lưỡi; Tôn giả hỏi Quỷ tốt, thì được biết đó chính là Cù Ba Ly.

Tôn Giả Mục Kiền Liên ngồi kết già trong hư không, búng ngón tay làm cho lửa tắt trâu ngừng và Cù Ba Ly tỉnh lại. Tôn Giả nói:

 

- Hãy nhìn đây, Cù Ba Ly.

 

Cu Ba Ly ngước lên hỏi:

- Ông là ai?

 

Tôn Giả đáp:

- Cù Ba Ly, ta là đệ tử Phật Thích Ca, tên Mục Kiền Liên.

 

Lúc ấy Cù Ba Ly trông thấy Tôn Giả Mục Kiền Liên, liền thốt lên lời ác:

 

Nay tôi đang bị khổ này vẫn không thoát khỏi thấy ông sao?

 

Cù Ba Ly vừa nói xong, lửa lại bùng lên đốt, có nghìn con trâu cày trên lưỡi; Tôn Giả thấy thế tăng thêm buồn rầu, sinh lòng hối hận, liền biến mất khỏi địa ngục ấy trở về chỗ đức Phật cúi lạy xong đem nhân duyên ấy thưa lại, Ngài bảo:

 

- Trước Ta đã nói: “Chẳng cần đến gặp kẻ ấy”.

 

Rồi đức Phật nói kệ:

 

Người sinh ở thế gian,

Búa rìu từ trong miệng,

Trở lại chém thân mình,

Do những lời nói ác.

Đáng chê đổi thành khen,

Đáng khen thì lại chê,

Tội ấy sinh bởi miệng,

Chết rơi vào địa ngục.

 

Đức Phật bảo tứ chúng:

- Hãy học ba pháp để thành tựu hạnh của mình. Đó là: Thân làm lành, miệng nói lành, ý nghĩ lành; các Ông hãy học điều này.

 

 

 

2) Tiền Thân Sa-di Quân Đề và Quả Báo Ghê Gớm của Nghiệp Ác Khẩu

 

 

Một thuở nọ ở nước Ba La Nại, có một người Thừa Tướng Bà La Môn nhà rất giàu có, của cải châu báu, vàng bạc, lưu ly, san hô, hổ phách, voi, ngựa, trâu, dê, ruộng vườn, tôi tớ, không thiếu một thứ gì, đã quá 80 tuổi, mới sinh được một người con trai, đẹp đẽ đoan chính, nhân tướng vẹn toàn, cha mẹ rất vui mừng, mời các tướng sư, để xem tướng và đặt tên cho con là Quân Đề.  Quân Đề lên mười tuổi, cha mẹ rất yêu quý nên cùng nhau tìm đến chỗ Đức Như Lai ở núi Sái đề lợi nhân đề la, xin cho Quân Đề được theo Phật xuất gia.

 

Bấy giờ Đức Như Lai bốn chúng vây quanh, Ngài đang vì đại chúng Chư Thiên, Long, Quỷ thần, quảng diễn về thế luận, và các pháp xuất thế gian.  Lúc ấy, người Bà La Môn, bạch Phật rằng:

 

- Lạy Đức Thế Tôn!  Con nay tuổi đã gần về già, mới sinh được một người con này, xin Đức Thế Tôn là bậc Đại từ, thương xót che chở tất cả, nay con xin đem người con này của con đến, mong được Phật độ cho xuất gia làm đệ tử Phật.

 

Phật bảo:

 

- Hay lắm Tỷ Khưu ! 

 

Phật bảo như vậy rồi, tức thì râu tóc tự nhiên rụng hết, áo cà sa thấy mặc vào mình.  Rồi Phật vì nói pháp, chỉ bày dạy bảo, khiến cho được những sự lợi ích nên sinh lòng vui mừng, liền chứng được đạo quả, ba minh, sáu thông và đủ tám thứ giải thoát.

 

Bấy giờ Ngài A Nan, quan sát tâm của đại chúng, đều thấy có sự nghi ngờ, nên Ngài liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh y phục, để hở vai áo bên phải, chấp tay cung kính, bạch Phật rằng:

 

Bạch lạy Đức Thế Tôn!  Sa Di Quân Đề quá khứ làm công đức gì ?  Tu hành nghiệp gì?  Mà nay được gặp gỡ Đức Thế Tôn, lại được chứng đạo quả, sao mà mau chóng như thế?

 

Phật bảo Ngài A Nan rằng:

 

- Sa Di Quân Đề, không phải mới ngày nay tu hành mà đã được như vậy đâu, mà do đời quá khứ đã từng cúng dàng cha mẹ chúng Tăng, tu các công đức nhiệm mầu, nên nay gặp được thiện tri thức, lại được chứng đạo quả.

 

Ngài A Nan bạch Phật rằng:

 

- Kính xin Phật nói cho đại chúng được biết.

 

Phật bảo Ngài A Nan:

 

- Nghe cho kỹ, ta sẽ nói cho Ông được rõ:

 

Ở về đời quá khứ, vô lượng ngàn năm, có Đức Phật ra đời, hiệu là Tỳ Bà Thi, tại thế giáo hóa, làm lợi ích cho cõi trời, cõi người.  Hóa duyên đã viên mãn, liền nhập Niết Bàn.  Sau khi Phật diệt độ, ở trong đời chính pháp có một vị Tỷ Khưu tuổi trẻ, thông suốt cả ba tạng: tạng A Tỳ đàm, tạng Tỳ ni, tạng Tu đa la.  Diện mạo tốt đẹp, nhân tướng đầy đủ, giọng tiếng trong trẻo mầu nhiệm, lại rất thông minh, biện bác, thuyết pháp tài giỏi, cho nên được nhiều người quen biết, lại được cả nhà Vua, và những người Bà La Môn cung kính cúng dàng.  Lúc ấy có một vị Tỷ Khưu già, thân hình xấu xí, nhân tướng bất cụ, hơn nữa giọng tiếng lại không được tốt, nhưng thường ưa đọc tụng tán thán công đức của Tam Bảo.

 

Bấy giờ, vị Tam tạng Tỷ Khưu tuổi trẻ, thấy vị Tỷ Khưu già, giọng tiếng không được tốt, liền sinh tâm hủy nhục, mà nói rằng:

 

Giọng tiếng như thế, chẳng khác gì tiếng chó sủa !

 

Lúc đó vị Tỷ Khưu già nói rằng:

 

- Sao ngươi lại hủy nhục ta như vậy ?  Người có biết ta chăng ?

 

Vị Tam tạng Tỷ Khưu tuổi trẻ nói rằng:

 

- Tôi có biết ông chớ, ông là người Tỷ Khưu già Ma Ha La, trong thời kỳ chính pháp của Phật Tỳ Bà Thi, sao tôi lại không biết ?

 

Ma Ha La nói:

 

- Ta nay chỗ sở tác đã xong, phạm hạnh đã lập, và không còn phải chịu thân sinh tử hậu hữu nữa.

 

Vị Tam Tạng Tỷ Khưu tuổi trẻ nghe nói rồi, lòng sinh ra kinh hãi, dựng cả chân lông.

 

Bấy giờ Ma Ha La, liền đưa tay bên phải phóng ra ánh sáng hào quang rất lớn soi khắp cả mười phương.

 

Bấy giờ Tam Tạng, liền cúi đầu lễ bái, cầu xin sám hối:

 

- Tôi là người ngu si, không biết phân biệt Hiền Thánh, nên gây ra nghiệp ác ấy, xin cho tôi đời sau, được gần gũi bạn lành, gặp gỡ Thánh sư, bao nhiêu phiền não đều được sạch hết, cũng như Đại Đức.

 

Phật bảo Ngài A Nan rằng:

 

- Tam tạng Tỷ Khưu trẻ tuổi ấy, vì một lời nói ác hủy mắng Thượng Toạ, mà sau trong năm trăm kiếp, thường phải quả báo làm thân chó.

 

Tất cả đại chúng, nghe Phật nói pháp, đều kinh sợ hãi hùng, và đều phát ra tiếng nói rằng:

 

- Gớm thay !  Gớm thay !  Thế gian độc họa, không gì nặng hơn là ác khẩu !

 

Bấy giờ vô lượng trăm ngàn người, đều lập thệ nguyện, mà nói kệ rằng:

 

- Thà lấy vòng sắt nóng nung đốt, vòng vào đầu tôi, tôi trọn không bao giờ dùng lời độc ác, hủy báng Hiền Thánh, Thiện Nhân.

 

Phật bảo Ngài A Nan và Xá Lợi Phất:

 

- Đối với các chúng sinh, là người Thiện tri thức, ngày đêm sáu thời, thường dùng đạo nhãn, xem xét chúng sinh ở trong năm ngả, người nên hóa độ cho họ, cần phải đến mà hóa độ.

 

Bấy giờ, khoảng giữa hai nước Ma Kiệt Đà và nước Xá Vệ, có năm trăm người khách buôn, phải đi ngang qua một con đường rất nguy hiểm.  Lúc đó, người chủ buôn, có mang theo một con chó.  Bấy giờ người bạn của chủ buôn, vào lúc chập tối, có nấu thịt, để làm thức ăn, tới khuya, con chó ấy ăn vụng hết.  Sáng mai người chủ buôn, và bạn của ông, định lấy thịt ra để ăn, thì biết là chó đã ăn vụng đêm hôm qua hết rồi!  Đang gặp lúc đói khát bức bách, nên họ sinh ra giận tức, liền cầm dao chặt đứt bốn chân của con chó, quăng xác xuống hố rồi cùng nhau bỏ đi nơi khác.  Con chó bị đau đớn quằn quại ở dưới hố trông rất là thảm thiết.

 

Lúc ấy, Ngài Xá Lợi Phất, vào lúc chập tối, dùng đạo nhỡn, đằng xa coi thấy rõ sự thể ấy rồi, nên đến sớm mai, Ngài liền mặc áo mang bát vào trong thành khất thực xong, Ngài liền đi thẳng đến chỗ con chó, đem thức ăn cho con chó ăn, rồi lại vì nói pháp, chỉ bày dạy bảo, khiến cho được những sự lợi ích, nên sinh ra lòng vui mừng.  Con chó ấy nghe pháp rồi, thẹn hổ không vui.  Sau bảy ngày tội hết được thoát làm kiếp chó, sinh lên làm người.

 

Phật bảo Ngài A Nan rằng:

 

- Con chó lúc ấy, nay là Ông Sa Di Quân Đề này.  Do đời quá khứ, hủy báng Hiền Thánh, mà phải đọa lạc vào đường ác, nhưng vì biết ăn năn, thẹn hổ cải hối, và phát thệ nguyện ấy, cho nên nay được gặp Thiện hữu, vì được gặp Thiện hữu, mà được thoát thân làm kiếp chó, sinh lên làm người, được gặp Phật, giải thoát sinh tử phiền não.

 

Phật bảo Ngài A Nan:

 

- Nên phải nghĩ nhớ đến ân đức của cha mẹ, Thiện hữu.  Cho nên người biết ơn, thường nên phải trả ơn.  Thiện tri thức là đại nhân duyên.

 

Khi Phật nói pháp ấy, có vô lượng trăm ngàn chúng sinh, phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cho đến tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật, tất cả đại chúng, nghe Phật nói Pháp rồi đều vui mừng hớn hở, làm lễ Phật mà lui trở ra.

 

 

Số lượt xem : 320