Các chủng loại quán chiếu ( Chuyển thức thành trí )
Tu hành, điều quan trọng nhất chính là chuyển thức thành trí. Nếu như không thể chuyển thức thành trí, chỉ có thể nói là tu luyện mù quáng. Còn muốn chuyển thức thành trí thì toàn nương cậy vào công phu quán chiếu. Cái gì gọi là quán chiếu đây ? Chính là không chấp trước cảnh giới lục trần bên ngoài, có thể nắm bắt kiểm soát cái tâm của chính mình, không bị cảnh giới lôi kéo, không bị cảnh giới lay chuyển.
Quán chiếu có thể chia ra vài loại sau :
1.Phản tỉnh : Có thể tự phản tỉnh, là một loại năng lực cơ bản nhất của người tu hành. Như Tăng Tử “ Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: Vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ? " ( Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc cho người ta đã làm hết mình, hết lòng trung thành chưa ? Giao thiệp với bạn bè, có có thành khẩn, giữ được chữ tín chưa? Những lời thầy dạy dỗ đã luyện tập chưa ) , Nhan Hồi dựa vào “ Tứ Vật - khắc kỉ phục lễ ” ( Tứ vật : Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động : không hợp với lễ thì không nhìn, không nghe, không nói, không làm ) đều là những phương pháp tốt của quán chiếu. Đời Tổ thứ 15 nói rằng : “ Hiện nay tu đạo không tham thiền, không đả toạ, tam tỉnh tứ vật chơn công phu ”
2. Sám hối : khi thông qua sự phản tỉnh, quan sát phát giác ra có lỗi lầm sai trái thì nhất định cần phải sám hối. Sám hối là bài tập tất yếu của tu hành, liệt vào nguyện thứ tư của Phổ Hiền Thập Đại Nguyện Vương. Duy chỉ có sám hối mới có thể tiêu trừ những nghiệp chướng của luỹ kiếp một cách rất nhanh chóng. Do vậy, bất luận là loại tông phái nào, sám hối nghiệp chướng đều liệt vào môn học nhất định cần phải tu học.
3. Mặc niệm chơn ngôn, niệm phật, trì chú : đều có thể hàng phục vọng tâm, khiến nội tâm thanh tịnh, càng là pháp môn tu hành quan trọng. Loại kiểu tu hành này không bị sự hạn chế của thời gian, không gian, là vô cùng thù thắng. Tịnh Độ Tông thì cực lực đề xướng việc “ trì danh niệm phật ”, nếu có thể không xen tạp, không gián đoạn, chắc chắn rất nhanh có thể đạt thành “ công phu thành một phiến ”; và kế đến “ Sự nhất tâm bất loạn ” ( đoạn kiến tư hoặc ); “ Lí nhất tâm bất loạn ” thì là phá một phần vô minh, thấy một phần pháp thân, cùng một cảnh giới với minh tâm kiến tánh. Lúc này đăng cực lạc chắc chắn sanh vào cõi thật báo trang nghiêm độ - thượng phẩm thượng sanh.
4, Lạy Phật, khấu đầu : lạy phật, khấu đầu không chỉ là sự tu hành, mà cũng là sự vận động rất tốt, càng là tu công phu thiền trong động, do đó “ Di Lặc Chân Kinh ” nói rằng : “ yếu tưởng thành phật cần lễ bái ” ( nếu muốn thành Phật, siêng lễ bái ).
5. Đọc các kinh điển đại thừa : “ Quán Vô Lượng Thọ Kinh ” và “ Di Lặc Thượng Sanh Kinh ” đều nhắc đến việc phải đọc tụng các kinh điển đại thừa. Đọc kinh là pháp tu hành Tam Vô Lậu Học – Giới, Định, Tuệ cùng lúc hoàn thành. Từ “ Lục Tổ Đàn Kinh - Phẩm tham thỉnh cơ duyên ”, chẳng khó để phát hiện ra rằng những người tu hành lúc bấy giờ đều là hạ công phu rất sâu trên một bộ kinh điển. Ví dụ như Pháp Đạt tụng “ Kinh Pháp Hoa ” 3000 bộ; Trí Thông xem “ Kinh Lăng Già ” có hơn ngàn lượt; Tỳ Kheo Ni Vô Tận Tạng, Chí Triệt, Ấn Tông pháp sư đều đọc tụng “ Kinh Niết Bàn ”.
Từ đây có thể thấy, nếu có thể lựa chọn một bộ kinh điển đại thừa khế cơ, đọc được một cách thuần thục trôi chảy lưu loát, chỗ nào cũng lấy kinh điển làm nền tảng chỗ dựa, cái tâm tà mê chẳng khởi, cơ duyên chín muồi, thì chẳng khó khế nhập biển tánh.
6.Tĩnh toạ, tu quán, tham thiền : cũng là phương pháp quán chiếu, lại còn đủ thứ các pháp môn khác, chỉ cần là phương pháp có thể khiến cho tâm chẳng bị cảnh chuyển thì chính là quán chiếu.
Điều phải chú ý là pháp rốt cuộc là pháp, nó chỉ là công cụ, giống như Phật ở trong “ Kim Cang Kinh ” đã nói : “ Này, các Tỳ Kheo, các ông phải biết rằng, pháp của ta nói ra đó, dụ cũng như thuyền bè, đến pháp còn phải xả bỏ, huống nữa là phi pháp ! ”. Do vậy, tuyệt đối không được chấp pháp, đặc biệt là tĩnh toạ tham thiền, dễ khiến cho người ta chấp trước nhất, “ Kinh Lăng Nghiêm ” có nói đến năm mươi loại ấm ma đều là do đối với cảnh thiền sản sanh sự chấp trước mà tạo thành, không thể không cẩn thận đấy !
Chúng ta đắc được Minh Sư một chỉ điểm, từ huyền quan khế nhập, “ một niệm hồi quang, thân tâm đều Không ”, đấy mới là chơn quán chiếu.
“ Lục Tổ Đàn Kinh ” nói rằng : “ nếu khởi chơn chánh bát nhã quán chiếu, thì trong khoảng một sát na vọng niệm đều diệt, nếu nhận biết tự tánh, hễ ngộ tức đến phật địa ”.
Số lượt xem : 394