Những lời từ bi của Phật Thích Ca Mâu Ni
Những lời từ bi của Phật Thích Ca Mâu Ni
( Lớp ôn tập Hoa ngữ đạo trường Nhật Bản Phát Nhất Sùng Đức
- Tiến Đức Đàn – Tokyo )
Thích Đạo Gia tô vốn một tông
Chủng tộc chẳng phân vốn tương đồng
Phật tại tự tâm chớ xa cầu
Tìm được chân tâm chân lý dùng.
Vì một đại sự nhân duyên nên chúng ta hội tụ nơi đây, hãy hỏi xem tâm của các hiền sĩ cảm nhận như thế nào ? là cảm ân hay là sám hối ? ( cảm ân, sám hối đều có ).
Xưa nay cầu đạo phải có đủ biết bao nhân duyên mới có thể xúc thành; ngày nay các hiền sĩ cầu đạo đắc được dễ dàng, những người trân trọng thì lại lác đác chẳng mấy ai; những người cầu đạo mà không tu thì lại càng nhiều.
Lý ở chỗ nào ? Phật ở nơi đâu ?
Có chiếu theo đạo lý mà đi làm không ? có dựa theo chân lý mà tu không ?
Những người gặp thuận cảnh mà cảm ân thì không nhiều, những người gặp nghịch cảnh trách trời thì nhiều; thuận nghịch vốn tự chuốc vời; nếu là người thật sự cảm ân thì làm gì có những oán trách ?
Thế nào gọi là “ Phật ” ?
( Lớp viên trả lời rằng : Phật là chúng sanh giác ngộ đối với chân lý ); chúng sanh giác ngộ đối với chân lý vẫn chưa đạt đến mức là Phật, phải nhắc nhở chúng sanh giác ngộ, đấy mới là Phật thật sự.
Chúng sanh một khắc chẳng giác ngộ thì thề không thành Phật, không độ tận chúng sanh thiên hạ thì không chịu thành Phật, đấy mới là Phật thật sự.
Chúng sanh một khắc chẳng giác tỉnh, thì Phật một khắc cũng chẳng nghỉ ngơi. Dù rằng chỉ có một chúng sanh trầm luân biển khổ, Phật cũng sẽ ở trong biển khổ thề quyết cứu vị chúng sanh ấy lên, đấy mới là Phật thật sự.
Thế nào gọi là “ pháp ” ? Pháp không đại biểu cho chân lý. Pháp cũng không đại biểu cho con đường; pháp là một số các phương pháp mà cần phải có trong lúc con đang đi con đường này, do người, do việc, do vật mà có chỗ bất đồng. Các loại pháp môn chẳng phải là vì bản thân mà mở, mà là vì chúng sanh mà mở. Các loại pháp môn chẳng phải là vì để thành tựu bản thân, mà là vì để thành tựu chúng sanh, chẳng phải là vì để mài luyện bản thân, mà là vì muốn cứu chúng sanh.
Chân lý quy chân lý, thêm pháp vào bên trong chân lý thì mới có thể đem chân lý dùng ở trên đường chánh; chân lý nếu chẳng thêm pháp, chân lý bèn dễ dàng bị tà dắt kéo. Chân lý thêm pháp môn, thêm chế độ, thì mới có thể dẫn đạo chúng sanh đi vào con đường đạo này. Vậy nên “ Phật pháp ” gộp lại với nhau, chính là con đã đắc được một điểm này rồi, còn phải cộng thêm cái pháp này nữa, tu trì bản thân, để thành tựu chúng sanh. Nếu chỉ là tu trì bản thân mà chẳng thành tựu chúng sanh, vậy thì vẫn chưa thành một vị Phật. Vậy nên “ phật pháp ”, muốn thành phật phải dựa vào pháp, pháp phải dựa Phật; Pháp chẳng có Phật thì chẳng phải là pháp; Phật chẳng có pháp thì khó mà thành Phật; Phật pháp gộp lại với nhau, đấy chính là chúng sanh.
Phật Pháp gộp lại vì sao là chúng sanh ?
( Lớp viên trả lời : có chúng sanh mới có phật pháp ). Đáp đúng rồi.
Bởi vì có chúng sanh mới có phật pháp; nếu chẳng có chúng sanh, vậy thì phật pháp dùng để làm gì ?
Nếu chẳng có Phật pháp, chúng sanh bèn chịu khổ rồi, chúng sanh bèn vĩnh viễn trở thành chúng sanh, dùng phật pháp để cứu độ chúng sanh, đạo lý chính là đơn giản như thế.
Phật pháp tồn tại chính là vì có chúng sanh, chúng sanh khắp thiên hạ nhiều như thế, vậy nên càng cần phật pháp.
Phật pháp trong tâm chính là một chữ “ đức ”, có đức thì đủ để cảm hoá người khác, có đức thì có thể dẫn đạo chúng sanh, có đức thì có thể hoá vạn vật, có đức thì có thể khiến cho ương ngạnh u mê giác tỉnh; nếu như chẳng có đức thì làm sao có thể giác người khác được ? chẳng có đức lại làm sao có thể dẫn đạo chúng sanh ?
Tự giác thì trước tiên phải biết tu trì, phải hiểu đạo lý trước. Chẳng biết tu trì, chẳng biết đạo lý, làm sao mà tự giác ? tự giác mà chẳng có đức, lại làm sao giác người khác đây ? Vậy nên muốn giác người khác vẫn phải có đức hạnh trước tiên.
Thế nào gọi là “ đức hạnh ” ? Những tánh khí thói hư tật xấu của bản thân có lúc thường hay chẳng cách nào tự giác; con cho rằng đấy không phải là tánh khí thói hư tật xấu, nhưng có thể người khác cho rằng đấy là thói hư tật xấu; con cho rằng bản thân chẳng có tánh khí xấu, nhưng có thể người khác cho rằng con tánh khí thói hư tật xấu rất nhiều.
Vậy nên trước tiên phải tự giác, sau khi giác rồi thì mới biết sửa, mới biết tu, mới có thể xây dựng đức hạnh. Có thể nghe theo những gợi ý của người khác, chọn nạp ý kiến của người khác mới là đức. Có thể thuận tùng người khác, dựa theo đạo lý để đi chớ không cố chấp, đấy cũng là một thứ tu. Nhỏ nhẹ khiêm tốn hạ mình hướng vào nội đức, đấy mới là tu sửa thật sự.
Thế nào gọi là “ lý ” ? Làm người xử sự có đạo lý, đấy cũng được xem là lý. Thế nhưng lý tuy rằng chẳng có giới hạn, vẫn phải có thước đo chuẩn mực; có thước đo chuẩn mực ở trong sự không có giới hạn, phải cân nhắc nặng nhẹ như thế nào ? Chính là trên hợp lòng trời, dưới hợp ý người, cũng chính là cái gọi là thuận trời ứng người, có thể thuận theo thiên lý mà đi, có thể thuận theo lòng người mà đi, đấy mới là chân lý. Nếu như lòng người trở nên xấu, nên làm thế nào đây ? lòng người làm trái ngược với đạo đức nhân nghĩa thì không thể thuận theo lòng người mà đi.
Vậy nên từ xưa Thánh Hiền Tiên Phật đem cái lý này, cái đạo này giảng nói rõ ràng trong sự mập mờ, để cho các con đi hiểu, đi hành, đi tham ngộ; đấy chính là vì lòng người hiện nay biến hoại, nên là pháp môn duy nhất để cứu độ họ. Vậy nên “ giới, định, tuệ ” ba cái có đủ, dựa theo đấy mà tu hành. Trong giới sanh định, trong định sanh tuệ, ba cái không rời thì mới có thể khiến cho bản thân định vị trong lý.
Thiên khảo nhận nghiệm, không được oán người, chỉ có thể soi ngược tự phản tỉnh lại mình; con người có thiện nguyện thì trời tất phù hộ. Gặp khảo có thể chẳng oán trời trách người, thì mới có thể gặp dữ hoá lành. Gặp khảo càng kiên định, đạo tâm của bản thân càng có thể mài luyện ra bản thân; muốn bản thân đắc được trí tuệ thì phải tự bản thân đi mài luyện. Tự bản thân chẳng mài luyện, thì chơn trí tuệ chẳng cách nào hiển hiện ra được. Vậy nên trời khảo tất có nguyên nhân, tất cả mọi cái dựa theo chân lý mà đi làm thì sẽ không sai. Tiên Phật chẳng giúp các con giải quyết bất cứ vấn đề gì, thế nhưng lại hy vọng các con từ trong vấn đề đi nâng cao bản thân các con, hy vọng từ trong sự cắt gọt mài giũa của bản thân các con đi tăng thêm trí tuệ của các con.
Muốn thành Phật thì tự bản thân phải tu trì tốt. “ Chúng sanh ” mới là Phật, “ Phật ” chẳng rời khỏi chúng sanh. Danh lợi vật chất trong nháy mắt, phú quý khó mãi ở bên mình, chân thành hướng đạo mới hiển hiện, huệ nhãn khai triển vạn bát niên. Có phú quý chi bằng có trí tuệ, có danh lợi chi bằng có đức tánh. Chớ để cho những dòng chảy ô trược của trần thế cuốn nhạt đi cái đạo tâm của con; càng kiên định đạo tâm của mình hơn nữa thì khảo nghiệm tất qua đi, tâm cảnh tất nâng cao.
Người tu đạo phải tự giác giác tha như thế nào ?
Trước hết bàn về tự giác, rồi lại bàn về giác tha. Thế nào gọi là “ tự giác ” ? Nhìn thấy 3 nén nhang ở trước mặt, con nghĩ đến cái gì ? Chớ nghĩ nhiều quá, nghĩ nhiều chỉ làm nhiễu loạn suy nghĩ ; nghĩ đến đốt cháy bản thân vậy thì đúng rồi. Biết đốt cháy bản thân, vậy còn chẳng biết tự giác sao ? Biết đốt cháy bản thân thì nhất định chỗ nào cũng nghĩ thay cho người khác. Con biết chỗ nào cũng nghĩ thay cho người khác thì đã trừ đi cái tâm riêng tư ích kỉ, tâm tham, tâm sân, vọng tâm; con biết nghĩ thay cho người khác thì đã có bố thí, biết bố thí tiền tài của con, thời gian của con, tinh thần của con, lại còn một phần tâm của con; con biết được những cái này thì đã có thể giác người khác rồi.
Luật là phương pháp quản thúc gò bó thân tâm; luật không nhất định có nguyên tắc, bởi vì nó cần trộn tạp “ tình ” ở trong đó, đấy chính là cái gọi là “ đối việc nói quy tắc, đối người nói cảm tình ”.
Nếu như chỉ nói quy luật với người ta, vậy thì quá ư là xa cách tình người. Nếu như đối việc nói tình, vậy thì có mất kỉ luật, vậy nên hai cái phải phân rõ ràng. Hãy quản thúc gò bó thân tâm của bản thân, khiến cho nó làm được một cách có lý, lại làm được một cách ngay chánh. Luật chỉ có thể dùng ở trên thân mình, không thể dùng ở trên thân người khác. Nếu như dùng ở trên thân người khác, vậy thì sẽ trở thành con mắt chỉ biết hướng nhìn về người khác, chẳng biết hướng nhìn về nội tâm của bản thân.
( Xin thỉnh thị Phật Tổ : làm thế nào để dẫn đạo chúng sanh nhật bản ? )
Thế nào gọi là “ dẫn đạo ” ? Cũng giống như cha mẹ quan tâm con nhỏ vậy, có lòng nhẫn nại, có lòng thương yêu, cho họ thời gian, phải khích lệ thay cho sự trách móc, tặng cho con bốn chữ “ giáo dục yêu thương ”. Họ không thiếu học thức, chẳng thiếu vật chất, càng không thiếu văn hoá, thế nhưng họ thiếu một thứ, đấy chính là “ tình yêu và chân lý ”. Trong sự xô đẩy của vật chất, họ đã đánh mất đi sự nhận biết của bản thân đối với chân lý, sự nhận biết của bản thân đối với tình yêu thương. Vậy nên hãy cho họ thời gian, cho họ sự quan tâm và nhẫn nại, lòng yêu thương, từ từ đi dẫn đạo họ, như vậy mới có thể lâu dài. Nói phương pháp, e là dùng không phù hợp, phải không ? Thế nhưng hãy tin tưởng ơn trên, tin tưởng bản thân, càng tin tưởng trí tuệ của con, vậy thì đúng rồi.
Các con có muốn trí tuệ không ? ( muốn )
Muốn trí tuệ thì phải tự mình đi gánh chịu bất cứ những sự mài luyện, bất cứ những khảo nghiệm nào, đối với chân lý phải hiểu rõ. Hy vọng con mở ra con mắt trí tuệ của con, dùng trí tuệ của con để đi làm việc.
Muốn khai hoang thì phải mở ra trí tuệ của con, hãy nhớ lấy : chân tâm, lòng nhẫn nại, tâm yêu thương, kiên trì nhẫn nại đến cùng.
Trong cái nhu mang một chút cương, cương như đều dùng.
Cái mà trong lòng nghĩ chỉ cần là đúng thì hãy dũng cảm mà đi làm !
Biết Đạo tốt thì phải nhanh chóng mà đi làm ! Lỡ mất cơ hội tốt, lỡ mất cơ duyên, lỡ mất Tam Tào phổ độ lần này thì chẳng còn lần sau nữa rồi.
Hy vọng các hiền sĩ có thể tăng thêm trí tuệ của tự các con, đi phân biện tốt và xấu, đi phân biện những gì nên làm những gì không nên làm ? Hãy dựa theo đạo lý để tu; đánh mất lý rồi thì không thể hợp lòng người. Không thuận ứng với lòng trời thì không thể hợp lòng người. Hy vọng các con lúc nào cũng triển khai con mắt trí tuệ của các con, thật tốt mà đi làm.
Số lượt xem : 512