BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tinh Thần Trung Nghĩa

Tác giả liangfulai on 2022-06-23 17:11:14
/Tinh Thần Trung Nghĩa

( Kết Duyên Huấn của Bất Hưu Tức Bồ Tát

tại thành phố Tokyo của Nhật Bản năm 2008 )


Sứ mệnh trung thành tâm chẳng hai

Noi theo Khổng Minh tâm chí hoài

Cúc cung tận tụy mãi đến chết

Gánh vác truyền thừa Đạo tồn mãi.

 

Mang tinh thần nghĩa dũng gánh vác

Như ngài Quan Thánh Đế tận trung

Trung đồng nhật nguyệt, nghĩa cao cả

Chính nghĩa xông thẳng đến trời xanh.

 

Triết học tinh vi và nhất quán

Như già trẻ một mối đồng quy

Về thế giới đại đồng thực hiện

Theo lý tưởng Khổng Lão Phu Tử.

 

Thiên chức thần thánh và tôn quý

Như Sùng Đức Bạch Dương tu sĩ

Đem đạo truyền cửu châu vạn quốc

Lấy thân thị hiện đạo tôn quý.

 

Tu sĩ Bạch Dương cần phải mang

Tinh thần trung nghĩa lòng quả cảm

Tiết tháo kiên trinh tính cao thượng

Trước sau như một đem đạo bàn.

 

Gạt bỏ tâm riêng tư vị kỉ

Dẹp trừ tâm vọng tham sân si

Hỷ nộ ai lạc đều dọn sạch

Nơi nhân tâm, thanh tịnh vô vi.

 

Nơi sự việc yêu cầu tự tâm

Chí thành chẳng nghỉ, có thủy chung

Đầu cuối như một tận tâm sức

Thanh chánh liêm minh đức cao thượng.

 

Phải có thể thận trọng kĩ lưỡng

Như trên băng mỏng, đối vực sâu

Kiềm chế tự thân rất nghiêm ngặt

Nhưng đãi người dùng tâm khoan dung.

 

Trung bản thân, ngày ngày đổi mới

Đã tốt giỏi, muốn tốt giỏi hơn

Trung với thiên chức, lòng tận tụy

Khiến thù thắng tôn quý lợi nhân.

 

Trung với đạo trường, khiến phát triển

Mạnh mẽ phồn thịnh, có trật tự

Trung với chúng sinh, khiến họ khả

“Tứ vô lượng” cùng lái pháp thuyền.



Trung với tổ sư, khiến có thể

Tinh thần vĩnh viễn đời sau truyền

Đạo truyền thiên hạ ân ban khắp

Thay Sư bố đức hạnh tuyên dương.

 

Lấy Thiên tâm làm tâm của mình

Khom mình nỗ lực dốc sức hành

Dẫn đạo trường đồng lòng hòa hợp

Đạo vụ hồng triển gương sáng trong.

 

Thường cẩn thận dè dặt đau đáu

Như đi băng mỏng, đối vực sâu

Yêu cầu bản thân hợp đại chúng

Yêu cầu mình viên mãn chúng sinh.

 

Yêu cầu mình thành tựu chúng sinh

Với chúng sinh hòa hợp hòa thuận

Chẳng sợ những thói đời hỗn loạn

Chẳng sợ thời vận khốn tối tăm.

 

Nêu chính nghĩa chẳng mưu danh lợi

Hoằng dương đạo nghĩa chẳng tính công

Trung tính thành thật để hành đạo

Nghiêm với tự thân, mẫu mực hành.

 

Tinh thần tu bàn của Tiền Nhân – tận trung

Từ huấn của Bất Hưu Tức Bồ Tát :

Kiếp này của tôi tu bàn giữ vững Thánh tâm của Sư Tôn, Sư Mẫu, Lão Tiền Nhân, giữ vững tinh thần trung nghĩa, tận trung với đạo trường để đạt Thiên tâm, vậy nên các vị Điểm Truyền Sư nhóm phụ trách hỡi, các vị đã ở trong đạo vụ trung tâm, thay ta trông cái ngôi nhà này, các vị phải toàn tâm, Thiên tâm, chẳng thể phân tâm. Vì việc phàm mà phân loãng đạo tâm, sau khi phân loãng đạo tâm rồi thì chẳng thể chuyên nhất vì Thánh nghiệp Sùng Đức to lớn lâu dài này nữa. Các vị nếu như nghe hiểu lời của ta thì cần phải chân thành khẩn thiết, nhận thức chính xác nỗ lực thực hiện.

Vậy nên tinh thần trung nghĩa là lí niệm tu bàn mà trên trên dưới dưới mỗi một người Sùng Đức đều nhất định cần phải có, là không được phép có chỗ dao động thay đổi. Tiếp nữa là trung với chúng sinh, trung với đồng tu, đối với hậu học, đối với đạo trường trong và ngoài nước, phải có thể cứu tế trợ giúp những người yếu thế gặp nguy nạn. Bất luận là chỗ xa đến đâu, bất luận là khó khơi thông kết nối đến đâu thì đều phải giữ vững sự bình tĩnh kiên nhẫn, sức chịu đựng, hãy thật tốt mà chỉ đạo hướng dẫn, giúp đỡ, làm cho hài hòa.

Hãy trung với Tổ Sư, trung với Sư Tôn, trung với Sư Mẫu, trung với Lão Tiền Nhân. Một đường kim tuyến này không được có sai lệch, cũng có nghĩa là nói lí niệm phải đúng đắn, không thể do sự tề phát của các tôn giáo bên ngoài, các con có phương pháp bàn đạo biến thông rồi mà thay đổi cái đạo của một mạch tương truyền này, thay đổi cái nền tảng căn bản của tu đạo, do vậy nên phải khéo bảo hộ cái tâm trung thành ấy.

 

Lời bàn ( chú giải ) :

 

Trung với Tự Tánh Phật thì không để cho các loại tâm Ma dục vọng và tham sân si mạn nghi đến đoạt ngôi làm chủ sai khiến.

Trung với chúng sinh, chẳng từ bỏ chúng sinh, thì có thể tận đại đại hiếu, bởi Chúng sinh đều từng là cha mẹ ta trong lũy kiếp’, và cũng có thể tận đại đại Đễ vì chúng sinh ai cũng từng là anh chị em ruột rà với nhau trong lũy kiếp. Hiếu Đễ đều vẹn tròn. Trung với chúng sinh thì lòng từ bi luôn được trưởng dưỡng càng thêm rộng lớn, nguyện lực hành trì càng thêm sâu rộng.

Trung với đồng tu, thì có thể tận nghĩa, tận tình, tri ân, báo ân dẫn dắt và hiệp trợ nhau vượt qua khó khăn, nghịch cảnh khảo nghiệm.

Trung với hậu học thì có thể tận cái trách nhiệm truyền thừa, lát đường mở lối, vun bồi đào tạo cho các thế hệ mai sau.

Trung với đạo trường, thì có thể tự bảo vệ bản thân và các hậu học không đi theo tả đạo bàng môn muôn màu muôn vẻ làm rối loạn tâm đạo từ bên ngoài, càng không làm rối loạn đường dây kim tuyến giữa đạo trường này với đạo trường khác, bảo vệ đường dây kim tuyến không bị sai lệch vốn dĩ xưa nay theo một mạch tổ tổ tương truyền có gốc cội rõ ràng. Đạo trường nhờ vậy mà chẳng bị loạn vì nhân sự.

Trung với Tổ Sư, Sư Tôn, Sư Mẫu, Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư, Dẫn Bảo Sư thì có thể thể hiện ra tinh thần tôn sư trọng đạo vốn dĩ là cái đức hạnh mà phận học trò, hậu học cần phải có, cần phải hành trì. Có tinh thần trung nghĩa thì có thể vô tư, chẳng thiên lệch, chẳng nhân tâm dụng sự, chẳng phạm lỗi Phật quy lễ tiết, vẹn tròn sự tu dưỡng đức hạnh nội tâm, mới có thể tu thành đạo vậy.

 

Số lượt xem : 3609