Lời dạy từ bi của tiên phật
Mỗi một quan điểm về sinh mệnh đều vô cùng trang nghiêm. Mình không can thiệp bạn, chỉ cần mình đủ tốt thì Mình có thể cảm hoá được Bạn.
Huỷ diệt Người thì chỉ cần một câu nói. Bồi dưỡng đào tạo một con người thì lại cần đến nghìn vạn lời. Xin hãy khẩu hạ lưu tình
Trong tất cả các bệnh nhân thì Bác Sĩ là khó chữa nhất. Trong tất cả các chúng sanh, người tự cho rằng mình đúng, là người khó độ nhất.
Luỹ kiếp đến nay có ai chưa từng làm qua Bố Mẹ của mình ? Oan gia thù địch, Ân oán thân sơ , có gì khác biệt đâu ?
Không có việc thì cũng đừng nói những chuyện tầm phào ngồi lê đôi mách. Thị phi thường nảy sinh từ những lời nói tầm phào.
Những gì mình có được cũng sẽ theo sau cái chết của mình mà trở thành thuộc về người khác. Vậy sao không nhân lúc hiện tại mà bố thí cho những người thật sự cần đến ?
Những ai khen ngợi, tán thán con đều không phải là người Thầy tốt. Những ai có thể chỉ ra khuyết điểm của con mới là Thiện Tri Thức thật sự
Không khoan thứ cho người khác, chẳng bao dung cho người khác, chỉ là làm khổ bản thân mình thôi. Quên ơn nhớ Oán, làm sao có tư cách nói đến tu hành
Chẳng phải ai đó khiến cho ta phiền não, mà là ta lấy lời nói, hành động của ai đó để làm phiền não bản thân.
Những người trong lòng chứa đầy cách nhìn và cách nghĩ của bản thân vĩnh viễn sẽ không nghe thấy âm thanh của chân lý
Khi dùng tâm phiền não, tất cả đều là nghiệp chướng, là Thế giới xấu xí. Khi dùng tâm thanh tịnh, thế giới bèn biến thành thế giới lưu ly.
Đừng nên hỗn tạp sự ngạo mạn vào trong trí tuệ của mình. Phải dùng sự khiêm tốn của mình ôm lấy trí tuệ.
Người khác không thể cho con phiền não, thật tế là do con không thể buông xả được cái tham, sân, si, mạn của chính mình. Người khác đâu có làm cho con đau khổ đâu.
Tự tư tự lợi,tham danh tiếng lợi ích, ngũ dục lục trần,tham, sân, si, mạn nếu có một chữ chưa buông xả thì mãi không thể vào được cửa này.
Có thể tự hạ mình đến mức thấp nhất, đó mới là tôn quý thật sự. Nếu khinh mạn người khác tức có tội vô lượng vô biên.
Có một cái tâm từ bi chân thành, thanh tịnh bình đẳng, chánh giác vô tư thì sẽ có tất cả mọi thứ.
Phật Đà từ xưa đến nay chẳng miễn cưỡng người khác đi làm những chuyện mà người ta không thích. Phật Đà chỉ là bảo với chúng sanh cái gì là thiện, là ác. Thiện ác vẫn phải do mình chọn lựa, sinh mệnh vẫn phải do tự mình đi nắm bắt.
Trầm mặc là sự trả lời tốt nhất cho những lời huỷ báng. Vĩnh viễn chân thành, khiêm tốn, cung kính đối với người khác chính là đang làm trang nghiêm bản thân mình.
Người khác không thể cư xử tốt với mình,thì không nên đi trách người ta, phải quay đầu để phản tỉnh bản thân. Nếu bản thân mình không có lỗi,sao lại không thể ở tốt với người ? Người chẳng thể hiểu được đạo lý cao nhất,sẽ vẫn cứ đổ lỗi cho người khác. Do vậy cho dù anh ta nghiêm túc tu học, tinh tiến chẳng mỏi,cũng không cách nào khai ngộ, không cách nào thành tựu. Nguyên nhân là do nghiệp chướng của mình không có cách nào để tiêu trừ, không biết được lỗi lầm của mình ở đâu.
Hãy cảm ơn những người đối xử tốt với chúng ta, vì đã nhận được sự chiếu cố từ họ. Cũng hãy cảm ơn những người có ác ý với chúng ta đã tiêu trừ đi nghiệp chướng của chúng ta. Có ai không phải là Thiện Tri Thức ? Có ai chẳng phải là Phật Bồ Tát ? Những người ở quanh ta đều là Phật Bồ Tát, đấy gọi là tu hành, đấy gọi là niệm phật thật sự, để cho cả đời chúng ta đều sống trong sự thành kính cảm ân. Cuộc đời phong phú biết bao. Đấy chính là ý nghĩa cuộc đời và giá trị của chúng ta.
Tất cả pháp đều do duyên sanh,Phật chủng cũng từ duyên mà sanh ra. Thấy tất cả mọi người, mọi việc, mọi vật là Chư Phật Như Lai, thì đấy chính là duyên Phật. Thấy tất cả mọi người, việc, vật đều là phàm phu, thì đấy chính là cái duyên Lục Đạo.
Nếu có thể chuyển niệm, tức thì như Như Lai. Vấn đề là con có làm chủ được không ? Hay là vẫn để cho phiền não làm chủ như cũ ?
Người khác huỷ báng ta, làm nhục ta, xem thường ta là đáng, là việc tốt lớn nhất giúp ta tiêu nghiệp chướng, giúp ta nâng cao cảnh giới, giúp ta khai mở trí tuệ, thật không kịp để mà cảm kích. Nếu như khởi tâm phẫn hận, thì chính là vong ân phụ nghĩa, thì không phải là người, thì nhất định đoạ lạc.
Vì sao tâm lượng của chúng ta bây giờ trở nên nhỏ hẹp như vậy ? nhỏ đến mức hai người cũng không cách nào sống tốt với nhau. Vốn dĩ là lượng chu sa giới , tâm bao thái hư, nếu không thật sự nhìn thấu buông xả, bảo con khấu đầu bao nhiêu cái, niệm bao nhiêu lần danh hiệu của Phật, cũng đều vô ích thôi.
Người ta đánh chúng ta, mắng chúng ta, ta đứng đàng hoàng cung kính mà tiếp nhận lời dạy bảo của A Di Đà Phật, tuyệt đối không nên cả hai đều đoạ lạc. Chúng ta cảm kích họ, nếu không có họ, chúng ta làm thế nào xoá bỏ ác nghiệp ? Làm sao hàng phục phiền não tập khí từ vô thuỷ kiếp đến nay ?
Đối với những đứa con hư, bố mẹ vẫn cứ là tương đối bận tâm. Cho nên đối với những chúng sanh tội nghiệp thâm trọng thì càng nên thương xót đồng cảm họ, chứ không phải là bỏ rơi họ.
Nếu không có cảm nhận khổ nạn, thì không dễ dàng gì mà đồng cảm với người khác. Muốn học từ bi thì bản thân mình trước tiên phải chịu khổ chịu nạn.
Một câu A Di Đà Phật có thể thu phục niệm đầu Tham Sân Si Mạn, đấy là công phu, đấy gọi là biết niệm Phật.
Nghịch cảnh là quá trình trưởng thành tất yếu phải trải qua. Người có thể dũng cảm mà tiếp nhận nghịch cảnh thì cuộc đời sẽ ngày càng vững mạnh.
Đối với kẻ ác thì chúng ta dùng thiện tâm thiện hành để đối đãi, lâu dần, kẻ ác cũng sẽ bị cảm hoá hướng lên. Họ không thể quay đầu, là do tu hành của chúng ta chưa tốt. Phải sanh tâm hổ thẹn, tâm sám hối vì 「Mình làm chưa tốt, chưa thể giúp họ quay đầu 」.Thấy họ tạo ác, đoạ lạc mà sanh khởi tâm đại từ bi, cho nên Bồ Đề thuộc chúng sanh. Cái ân tình giúp đỡ chúng ta này làm sao mà báo đáp nổi.
Thị phi mỗi ngày có
Chẳng nghe tự nhiên không
Thị phi mỗi ngày có , không nghe vẫn là có
Thị thi mỗi ngày có, xem mình thế nào thôi
Thù hận vĩnh viễn không thể hoá giải thù hận, chỉ làm tổn thương bản thân mình hơn. Chỉ có từ bi có thể hoá giải thù hận, đấy là đạo lý cao nhất vĩnh hằng. Hãy dùng thiện tâm thiện hành đối đãi kẻ ác, đối đãi oan gia. Bắt tay vào từ chỗ khó khăn nhất mới là sự quay đầu thật sự, giác ngộ thật sự
Nhìn thấy tất cả Người, Việc, Vật đều là Phật Bồ Tát thì tâm cảm ơn cung kính thật sự mới có thể khởi sanh, mới có thể khế nhập hạnh Phổ Hiền.
Quán Thế Âm Bồ Tát hoá những lời huỷ phật báng phật của ngoại đạo thành cái làm nghịch tăng thượng duyên cho ta. Ta phải thành Phật, ta không so đo tính toán với tất cả chúng sanh.
Nếu thật sự không cách nào hàng phục niệm đầu sân hận của bản thân thì xin mời nhanh chóng hét to lên trong lòng 「Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi hãy cứu lấy con 」.
Người xác nhận tất cả chúng sanh pháp giới là người của mình, thì gọi là Bồ Tát. Người ấy vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Người ấy hiểu được tất cả Pháp khác gì mộng, huyễn, khác gì điện, sương; như bóng nước, như ảnh tượng. Trong tâm người ấy không có phiền não, không có sự đối lập. Người ấy sống trong trí tuệ cực sâu.
Nhẫn nhục là phương tiện trước tiên của thiền định. Những người lăng mạ, làm tổn thương chúng ta đều là Chư Phật Như Lai đã an bài. Thời gian nhẫn nhục lâu rồi, tâm dần dần bình rồi, định rồi, tâm thanh tịnh trí tuệ bèn mở.
Lục độ Ba La Mật quyết định là thành tựu trong khổ nạn. Nhất định dùng tâm thuần thiện đối đãi với người. Cái thiện này không phải là thiện trong thiện ác. Chịu tiếp nhận sự giày vò, mài giũa đến tinh khiết hoàn mĩ thì đã đi vào cảnh giới Phật.
Chúng ta suy xét thiện, hoàn cảnh sống bèn trở nên thiện ; suy xét ác, hoàn cảnh sống bèn trở nên ác.
Lời trái tai ắt là trung ngôn, sửa sai tất sanh trí tuệ. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước vẫn là ma.
Tất cả các pháp mà duy thức đã biến là từ tâm tưởng mà sanh, là Tâm, là Phật, là Như Lai.
Tất cả chúng sanh pháp giới đều do Như Lai biến thành. Đâu chẳng phải là đạo lý của Như Lai ?
Hoàn cảnh thuận nghịch, thiện ác mà chúng ta đang ở không phải do người khác làm chủ, mà là do bản thân, không liên quan đến người khác, tự mình phải gánh lấy trách nhiệm, và cũng phải chịu trách nhiệm với chúng sanh.
Bất kỳ cảnh giới thuận nghịch nào, cũng đều là cảnh giới của Phật. Bất kỳ duyên thiện ác nào, cũng đều là Phật duyên. Cảm ân vô hạn lại cảm ân, đấy gọi là chuyển cảnh, chuyển phiền não thành Bồ Đề. Đấy gọi là nhìn thấu buông xả, đấy gọi là Bát Nhã, đấy gọi là biết niệm Phật, đấy gọi là tình yêu lớn, đấy là từ bi thật sự.
Quan Âm Đại Sĩ
Tất hiệu viên thông
Thập nhị đệ nguyện thề hoằng thâm
Cứu khổ tầm thanh, vô sát bất hiện thân
Giẫm chân vững chắc đi một bước, còn hơn nói đến một trăm câu lời mỹ miều trống rỗng. Nam mô đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Số lượt xem : 633