BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tiếng Lòng của thầy Tế Công Hoạt Phật ( Tế Công Hoạt Phật từ bi )

Tác giả liangfulai on 2023-07-09 21:05:35
/Tiếng Lòng của thầy Tế Công Hoạt Phật  ( Tế Công Hoạt Phật từ bi )

Dân quốc năm thứ 105 ( năm 2016 ) ngày 9 tháng 3


 

1.  Trách nhiệm là ở trên thân của mình, chớ chẳng phải là ở trên thân của người khác. Trên thân của mỗi đồ nhi đều có sứ mệnh chức trách của mỗi người.

Mỗi đồ nhi rồi đều cũng sẽ mệt, đều sẽ khổ, đều sẽ gánh vác. Xem coi con có cái tâm ấy không, đi gánh vác việc giáo hoá họ, thành toàn họ.

Thầy sẽ không buông bỏ bất cứ một chúng sanh nào có duyên với thầy; họ có thể bước vào cửa phật thì là có duyên với Phật.

 

2.  Chớ có mà bực bội phàn nàn và trách móc, vì sao mà mình lại khổ đến thế ? Khổ đến từ đâu ? Trong sự tu đạo, nên hiểu rõ định luật nhân quả. Mỗi phật tử có nhân quả của mỗi người, chỉ là cái mà gieo trồng xuống là những gì thôi ? Trách nhiệm căn bản của các con, trong sự liễu nhân liễu quả, trong sự độ hoá, cũng là đang kết duyên đấy ! Thầy chỉ có thể nói với các con rằng : trong số họ, cũng có những người mà đồ nhi đã từng làm tổn thương gây hại qua. Cớ sao lại có sự tranh chấp và đối lập ? Nó có cái nguyên nhân tồn tại của nó; cớ sao lại nhằm vào một số những sự tranh chấp chẳng có đạo lý ? cũng là có nguyên nhân tồn tại của nó đấy ! Có người sẽ trân trọng, đấy là nhân duyên túc thế luỹ kiếp; có người sẽ đối lập, cũng là phương diện nhân quả. Vậy nên, một kiếp này Bạch Dương thịnh hội, mọi người đều đến làm viên mãn đời người và sự tu hành của kiếp này, thì mới có thể viên mãn gặp lại Lão Mẫu.

Thầy 6 vạn năm đến nay, 72 kiếp xuống nhân gian cũng vậy đấy ! Trong vô hình, có thể cũng từng gây hại làm tổn thương qua một chúng sanh nào trong số đó đấy !

Ở trong cuộc sống sinh hoạt đều sẽ xuất hiện, chỉ là chúng ta dùng cái tâm như thế nào để đi tiếp nhận, vậy thì phải dựa vào sự tu trì của bản thân đấy !

 

3.  Lại còn có rất nhiều chúng sanh phải đi độ hoá, bởi vì họ cũng sẽ xuất hiện ở trong cuộc sống sinh hoạt của các con, bất kể sau này sẽ như thế nào ? ra làm sao ? đều phải đi đối mặt khắc phục. Hãy dùng cái tâm cảm ân để liễu kết, như vậy mới gọi là viên mãn.

 

4.  Hãy thật tốt mà giữ tốt trách nhiệm của bản thân. Giảng sư có chia rất nhiều loại, chớ chẳng phải là chỉ ở trên mặt chuyên đề, trên mặt độ người. Giảng sư cũng có người âm thầm lặng lẽ thành toàn đạo thân. Rất nhiều người đã lãnh thiên chức giảng sư rồi, nhưng cái miệng ấy chẳng phải là đang giảng nói đạo lý, đều là đang nói thị phi đấy, chúng ta lấy đó làm cảnh giác.

 

5.  Lúc có khó khăn, hãy đến phật đường nói với Tiên Phật, khấu đầu nhiều, sám hối nhiều, như thế mới không có nhiều những trở ngại gánh vác như thế. Càng làm càng pháp hỷ, chẳng phải là càng làm càng đau khổ. Những người mà có duyên với đồ nhi thì sẽ đến hộ trì bảo vệ các con, những người mà đến gây trở ngại cho các con, là có nhân duyên của họ, chúng ta đều phải đi liễu.

 

6.  Hãy ghi nhớ kĩ, mỗi một chúng sanh, chúng ta đều phải đi thành toàn, giống như thầy đây chẳng có phân biệt. Bởi vì chúng sanh vô minh tạo xuống nhân quả, thế nhưng mà Tam Tào phổ độ, không phân chúng sanh đến từ đâu, đều phải thành toàn, nếu không thì làm sao trở về đây.

 

7.  Nhân duyên của mỗi người đến đâu thì bàn đến đấy, chớ có lo lắng phía sau bàn thế nào. Nhân duyên đến đây thì bàn đến đây, bởi vì duyên phận đến đây mà thôi. Lời mà thầy nói, con hiểu không ?

 

8.  Các đồ nhi à, các con gây rối làm loạn đến bao giờ ? Ôi con người thời nay ! Môi trường hoàn cảnh cạnh tranh hiện nay, các con cũng giống với những người trong xã hội sao ? Tu đạo thì chẳng có cái tâm đối đãi, cũng chẳng có sự phân tranh. Các con đang tranh cái gì đây ? đối lập với nhau sao ? Các tôn giáo các con còn chưa đi độ hoá thì đã khảo rớt bản thân rồi, đấy gọi là tu đạo đấy ! Tu đạo, chẳng luận lỗi lầm sai trái của đối phương, mà là hãy để ý cái tâm chân thành ấy của con. Khoa học kĩ thuật văn minh phát đạt, nhưng chẳng phải là muốn các con đối lập mâu thuẫn với nhau.

 

9.  Các Tổ các Tuyến chẳng phải cũng là con cái của một Mẹ đó sao ? Pháp ngữ của Tiên Phật cũng là hy vọng các con có thể hiểu. Chúng sanh thời mạt pháp, những tập tánh thói hư tật xấu, những cách nghĩ quan niệm cái Tôi bản thân đều là do luỹ kiếp mang lạinếu như quả thật không tu sửa, thì thật là uổng phí đời người đấy ! Các con có hiểu không đây ?

 

10.              Văn chương là để khải phát lòng người, chẳng phải là để khiến các con xoay vòng vòng trong đó, là hy vọng khiến các con hiểu rõ sự quý báu của việc tu đạo, các con có hiểu không ?

 

11.              Lời nói hành vi cử chỉ thì hãy cẩn ngôn thận hành, nếu không thì có rất nhiều chúng sanh chưa cầu đạo đều để mắt chú ý tới. Thầy nói những lời này, bất kể là thiên chức cao bao nhiêu, đều phải tôn trọng lẫn nhau, các con có hiểu không ?

 

12.              Thầy đây rất đau lòng, các đồ nhi à ! Các con có hiểu nỗi lòng đau xót của thầy không ? Nhìn thấy các con trong sự tu bàn, mỗi mỗi đều chẳng trân trọng nắm bắt lấy nhân duyên cầu đạoỞ thế gian có bao nhiêu năm có thể tu có thể bàn ? Mỗi người đều có cách nghĩ của bản thân, các con liệu có hiểu rằng cái mà ông trời cần là cái tâm trẻ thơ trong sáng hồn nhiên ấy. Thế nhưng các con hiện tại thì sao ? đã chẳng còn hồn nhiên rồi, cái mà các con cần là những gì ? là quyền lực ? hay là địa vị đây ?

 

13.              Mắt trợn tròn nhìn các con tâm tánh chẳng có nâng cao, quan niệm của cái Tôi rót lên thân của người khác, các con liệu có biết đấy là cái mà họ cần họ muốn hay sao ? Cũng giống như cha mẹ vậy, rót lên mình của con cái, đấy là cái mà con cái thật sự muốn hay sao ? Là tự bản thân các con muốn đấy mà ! Chớ có đem những cái mà mình muốn, yêu cầu người khác cũng giống như con vậy, vậy thì quá cưỡng ép người gây khó cho người ta rồi, đấy gọi là tu sao ? Chỉ là đang tu “ bá đạo ” mà thôi ! Sự tu hành thật sự chính là hồn nhiên giản dị như thế, bảo thầy đây nói các con thế nào mới tốt được ? Đồ nhi à ! Thầy đây chẳng muốn nhìn thấy các con như vậy, đấy là một chút tiếng lòng của thầy. Hãy mau chóng quay về, quay về lại cái tâm bồ đề thuần tịnh hồn nhiên ấy, chớ có lại để bị sự chấp trước của bản thân làm vướng mắc bó buộc, vậy thì uổng phí một lần này đến tu hành, các con có hiểu không ?

 

14. Chớ có yêu cầu người khác làm cái gì, mà là các con đã làm cái gì, hãy thật tốt mà tịnh xuống một cái để phản tỉnh bản thân; chớ có làm trì hoãn chậm trễ tuệ mệnh của người khác, cái lỗi như thế là rất nặng đấy.

 

15. Cái mà các con hiện tại vướng mắc, các con có hiểu không ? Khoa học kĩ thuật hiện nay có phát đạt thêm đi chăng nữa, cũng vượt không nổi cái tâm trôi nổi ấy của các con, hãy tịnh xuống mà suy ngẫm cho kĩ. Các con tu đạo, cái mà các con cần là gì ? Mỗi một đồ nhi đều không giống nhau, đáp án chỉ có tự bản thân mình là rõ nhất, hiểu không ? Thầy nói đến đây thôi.

 

 

Số lượt xem : 1003