BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thánh Phả

Tác giả liangfulai on 2023-07-11 13:50:08
/Thánh Phả

Thánh Phả

 

Mỗi một Phật đường ví như một đại gia đình mới.


Mỗi vị đạo thân sau khi cầu đạo đều có một đại gia đình mới, có gia phả với họ tên đầy đủ cùng với lịch sử của các thế hệ. Do Phật đường liên quan đến Thánh nghiệp nên cũng có thể gọi là Thánh Phả.


Minh Minh Thượng Đế ví như gốc cội Tiên Tổ ban đầu của mình.


Di Lặc Tổ Sư, Sư Tôn Sư Mẫu, Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân ví như Ông bà các đời của mình.


Điểm Truyền Sư khai hoang thiết lập Phật đường của mình ví như cha mẹ của mình vậy, cho chúng ta có một gia đình này.


Giảng Sư, Giảng Viên, Đàn Chủ, Phó Đàn Chủ ví như những người anh, người chị dạy bảo các em vậy.


Mỗi một vị đạo thân đều là con của đại gia đình mới này, đều có trách nhiệm nghĩa vụ gánh vác cái đại gia đình này, tận hiếu đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên của cái gia đình này, sau này lại lập gia đình riêng, tiếp nối truyền thừa tuệ mệnh cho các thế hệ con cháu đời sau.


Mỗi một người con đều phải không ngừng nỗ lực tinh tấn học tập để trở thành những người con ưu tú có năng lực gánh vác đại gia đình, hộ trì bảo vệ đại gia đình phát triển ngày càng phồn thịnh, an vui hạnh phúc.


Là người con hiếu thảo thì tuyệt đối sẽ không để xảy ra tình trạng “ cha chung không ai khóc ”.


Là người con hiếu thảo thì tuyệt đối sẽ không chê cha mẹ nhà mình nghèo, anh em nhà mình không hòa thuận, không tốt, để rồi đi nhận gia đình khác làm gia đình mình, nhận người khác làm cha mẹ mình, anh em mình.


Là người con hiếu thảo thì sẽ tận trung tận hiếu cho dẫu gia đình mình có nghèo nàn, tệ hại đến đâu, vẫn chỉ một lòng dốc tận tâm sức để cải thiện gia đình ngày càng trở nên tốt đẹp.


Là người con hiếu thảo thì tuyệt đối sẽ không vì một chút chuyện nhỏ, không hài lòng với cha mẹ mà bỏ nhà ra đi.


Là người con hiếu thảo thì tuyệt đối sẽ không vì gia đình ông bà cha mẹ mình ở xa quá mà viện lý do đó để không về với ông bà cha mẹ, cũng chẳng quan tâm đến gia đình nơi ấy cha mẹ, anh chị em mình hiện đang sống như thế nào.


Trăm hạnh muôn thiện, hiếu đứng đầu
Nên biết chữ hiếu là cội nguồn
Tu đạo lấy hiếu đạo làm gốc
Bất hiếu sao chứng quả Phật Tiên ?

Số lượt xem : 249