BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thủ Trung Tận Nghĩa

Tác giả liangfulai on 2022-08-17 14:39:55
/Thủ Trung Tận Nghĩa

Lời nói đầu

Thời đã đến những năm tam kì mạt kiếp, ơn trên từ bi giáng xuống đại đạo, đại khai phổ độ. Đại nguyện từ bi to lớn của Tổ Sư Di Lặc, Sư Tôn, Sư Mẫu phổ độ Tam Tào, độ hoá các chúng sanh hữu duyên, đấy là mối kì duyên xưa nay chưa từng có.


Chúng ta sống gặp thời kì này, vừa đúng lúc gặp Minh Sư, được nghe đắc đại đạo, điều càng vinh hạnh là chúng ta có thể tiến vào cánh cửa của Phát Nhất Sùng Đức, theo Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân tu bàn đạo. Tiền Nhân thông minh duệ trí, đề xướng chế độ đạo trường “ tập thể lãnh đạo, chỉnh thể dẫn dắt phát động ”, đã sáng lập nên viên đá nền vĩnh viễn tiếp tục truyền thừa có giá trị lịch sử to lớn vĩnh hằng của Phát Nhất Sùng Đức. Tiền Nhân càng dẫn đầu đề xướng kết cấu hệ thống hành chính của lớp Trung Nghĩa tự, và phương thức vận hành của 10 tổ phân công, khiến cho đạo trường Phát Nhất Sùng Đức dưới sự gia bị của thiên mệnh Sư Tôn, Sư Mẫu và sự lãnh đạo mạnh mẽ của Tiền Nhân Lão, từ đạo trường bình an hướng đến đạo trường tiêu chuẩn, càng khiến cho cả đạo trường hướng đến một kỉ nguyên mới vừa rộng rãi vừa to lớn vừa đa nguyên hoá.

 

Ý nghĩa của Trung Nghĩa

 

Trung, là trung với Vô Cực Lão Mẫu, trung với Lão Tổ Sư, Sư Tôn, Sư Mẫu, trung với Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân, trung với đạo trường, phật đường, trung với thiên chức, với nguyện đã lập.

 

Nghĩa, là nên phát huy tinh thần trợ giúp những người nhỏ bé yếu đuối, những người gặp nguy nan khốn khó, kiến đạo thành đạo các đạo trường, phật đường hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau ) khiến cho cả đạo trường đều có thể cùng đồng bộ sánh bước, sáng tạo ba nhiều bốn tốt ( người cầu đạo nhiều, lớp viên pháp hội nhiều, lớp viên các lớp nghiên cứu nhiều; học tu giảng bàn cái nào cũng tốt ) cùng xây dựng Di Lặc đại gia viên.

 

Hoạt Phật Sư Tôn đã từng từ bi khích lệ chúng ta rằng : “đời người đến cũng vội vàng, đi cũng vội vàng, thầy tặng các con một câu “ hãy thủ trung tận nghĩa ”. Đối với đạo phải trung thành, đối với người phải tận nghĩa, trung nghĩa ở cái thế gian này đã không còn tồn tại nữa, các con phải đem nó hiển hiện ra lại, được không ? ”. Những lời này của Thầy đã bảo với chúng ta một cách rõ ràng việc chúng ta phải thủ trung tận nghĩa.

 

Tinh thần thủ trung tận nghĩa

 

Trong đạo trường tận trung, trung với trời, trung với đạo trường, trung với Tiền Nhân, trung với bản thân, trung với cương vị chức trách.

 

Trong đạo trường tu bàn phải có hành vi ngay chánh, một lòng chẳng hai, dốc toàn tâm toàn sức, càng phải trì giới, khắc chế kiểm soát bản thân, trong ngoài như một, suất tánh hiển chơn, chẳng tham danh lợi, nhất tâm chỉ ở việc đoan chánh bản thân, thành toàn người khác.

 

Phẩm hạnh trung nghĩa của Tiền Nhân

 

Tiền Nhân Lão ( Trần Đại Cô - Bất Hưu Tức Bồ Tát ) là tay thuỷ thủ lèo lái vĩnh hằng của đạo trường chúng ta. Rất nhiều những trí tuệ và lí niệm mà cả đời ngài đã phụng hiến là cái mà thân là người Sùng Đức nhất định cần phải hiểu biết và học tập noi theo. Tinh thần tu bàn của Tiền Nhân Lão cũng là tấm gương sáng tốt nhất của sự thành công. Tiền Nhân Lão đã trải qua những quá trình gian nan khốn khó, tiếp nhận những sự tôi luyện của sinh mệnh, nở toả ra ánh hào quang của sinh mệnh. Tổng quan về phẩm hạnh đạo nghĩa cả đời của Tiền Nhân Lão thì có thể nói là chân thành thực tế, vận dụng tất cả sự từ bi trí tuệ, lòng trung thành chân thực chẳng đổi dời. Mục tiêu lớn nhất mà Tiền Nhân Lão cả đời nỗ lực chính là phải cứu độ chúng sanh, phải vĩnh viễn không ngừng nghỉ, đạo vụ hồng triển, càng to lớn, có giá trị lịch sử vĩnh hằng, do vậy mà ngài đã đứng đầu đề xướng phát dương tinh thần trung nghĩa, thực hiện thực tế việc vận hành lớp Trung Nghĩa tự, tích cực dẫn dắt lãnh đạo các đạo trường trở thành đạo trường tiêu chuẩn, người người trở thành những người tu đạo tiêu chuẩn.

 

 

 

 

 

Đại Cô Tiền Nhân vô cùng xem trọng tinh thần trung nghĩa. Ngài cho rằng xã hội hiện đại hoá nhất định cần phải có đoàn đội hộ trì mạnh lớn, vậy nên trong việc vận hành đạo vụ thì chọn mô thức tập thể lãnh đạo, chỉnh thể dẫn dắt phát động, thực thi cơ chế lớp Trung Nghĩa tự, phát dương tinh thần trung nghĩa của ngài Quan Thánh Đế Quân, hô hào kêu gọi mọi người phải vạn chúng một lòng, tề tâm hiệp lực, kì vọng tập hợp trí tuệ của mọi người làm đại trí tuệ của đạo trường, tập trung sức lực của mọi người làm năng lực năng lượng to lớn của đạo trường, tập trung đức của mọi người làm đại đức của đạo trường. Lớp trung nghĩa tự một tấm lòng công thúc đẩy đạo vụ, cứu tế giúp đỡ những người khốn khó yếu thế, bỏ ra tâm sức một cách vô vi. Lớp Trung Nghĩa tự thành toàn đạo thân phải có tình có nghĩa, mới có thể rộng kết thiện duyên.

 

Đời sống tu bàn hạnh bồ tát của Tiền Nhân Lão đến Đài Loan 60 năm đã sáng tạo ra đại gia đình Phát Nhất Sùng Đức. Tiền Nhân Lão dùng tinh thần đại trí, đại nhân, đại dũng, thực hiện đại hạnh từ bi hỷ xả, đã kiến lập vững chắc nền móng của sự thành công, đồng thời đã lập xuống tấm gương sáng của sự thành công. Tiền Nhân Lão là một vị đại bồ tát toàn diện.

 

Nay Tiền Nhân Lão tuy đã công viên quả mãn hồi thiên giao chỉ, tất cả mọi người Sùng Đức chúng ta duy chỉ có dùng cái tâm chân thành cảm ân, báo ân và hành động, thủ trung tận nghĩa, trung thành không hai, hộ trì đạo trường, tuyên dương đại đức của Tiền Nhân Lão. Từ việc học tập tinh thần tu bàn của Tiền Nhân Lão mà mở rộng ra phát dương những lí niệm tu bàn của Tiền Nhân Lão, người người hộ trì và thực hiện những sự quy hoạch có tầm nhìn vĩ mô ngó trước trông sau của Tiền Nhân Lão, thực hiện phương pháp và sự vận hành tương quan, không vì những ích kỉ riêng tư hoặc cái nhìn thiên lệch của cá nhân mà làm ra những hành vi trong ngoài không nhất trí, đi ngược lại với nhau. Chúng ta phải hộ trì sự đoàn kết hài hoà của đạo trường, để chúng ta trở thành thiên bách ức hoá thân của Tiền Nhân Lão, tạo lập nên thành quả hồng triển vĩnh viễn truyền thừa tiếp tục.

 

Hoạt Phật Sư Tôn từng nói rằng : “ một nguyện bất diệt gọi là trung ”. Do bởi Tiền Nhân Lão lúc nào cũng không rời Sư Tôn Sư Mẫu, miệng lúc nào cũng nói thiên ân sư đức, tận cả đời bỏ ra tâm sức nơi đạo trường, tích cực đề bạt các hậu học, vì độ hoá chúng sanh mà chẳng oán chẳng hối, chính là cái gọi là “ tận hiếu tận với Vô Sanh Mẫu, tận trung tận với Di Lặc Tôn ”.

 

Phẩm hạnh đạo nghĩa tận trung tận hiếu của Đại Cô Tiền Nhân đã thành tựu nên thành công đời người của ngài.

 

Tinh thần trung nghĩa của người xưa

 

Nay xin trích thuật một đoạn trong “ Nguỵ Tiết Nhũ Mẫu ” quyển thứ 5 của Liệt Nữ Truyện.

 

Nước Tần công phá nước Nguỵ, giết chết vua Nguỵ, lại còn giết chết mấy công tử của vua Nguỵ, thế nhưng có một công tử chưa ai tìm thấy, vậy nên nước Tần bèn truyền lệnh tại nước Nguỵ rằng : “ ai tìm thấy công tử thì ban thưởng cho ngàn lạng vàng; ai mà che giấu công tử thì phải giết sạch cả gia tộc. ” Nhũ Mẫu của vị công tử này đã cùng trốn chạy với công tử. Một Cựu thần ( bầy tôi cũ ) của nước Nguỵ nhìn thấy Nhũ Mẫu nọ, nhận ra được cô ấy, bèn nói “ Nhũ Mẫu dạo này vẫn khoẻ chứ ? ”. Nhũ Mẫu nói : “ ôi chao ! tôi không biết công tử làm sao. ” Cựu thần nói : “ công tử hiện đang ở đâu ? Tôi nghe nói nước Tần đã hạ lệnh, ai tìm thấy công tử thì ban cho ngàn lạng vàng; còn ai che giấu công tử thì tru diệt cả nhà. Nhũ Mẫu biết chỗ ở của công tử không ? Nếu như nói ra thì có thể được ngàn lạng vàng đấy. Nếu như cô biết mà không nói ra, các huynh đệ của cô bèn không sống nổi ! ” Nhũ Mẫu nói : “ hừm ! Tôi không biết công tử ở đâu. ” Lão thần nói : “ Ta nghe nói công tử cùng chạy trốn với cô đấy. ” Nhũ Mẫu nói : “ tôi dẫu có biết thì cũng không nói ra. ” Cựu Thần nói : “ bây giờ nước Nguỵ đã diệt vong, tông tộc của vua Nguỵ cũng bị tiêu diệt, cô che giấu công tử là vì ai vậy ? ” Nhũ Mẫu nói : “ hừm, người mà thấy lợi quên nghĩa thì là kẻ đại nghịch bất đạo, người sợ chết mà bỏ nghĩa thì là loạn thần tặc tử. Nay phản nghịch gây loạn để mưu lợi là điều mà tôi không bằng lòng, huống hồ chăm dưỡng con cái cho người ta, là vì để cho nó tiếp tục sinh tồn, chẳng phải là vì để giết chết nó, tôi sao có thể vì cầu lợi, sợ chết mà dứt bỏ chánh nghĩa, làm bừa làm loạn ? Ta không thể vì mạng sống của mình mà để cho công tử bị người ta bắt đi. ” Sau đó bèn ôm công tử đưa đi trốn vào núi sâu.

 

Cựu Thần đem hành tung của công tử báo cáo với quân Tần, quân Tần bèn đuổi theo, tranh nhau dùng tên phóng vào họ. Nhũ Mẫu dùng thân thể để đỡ tên cho công tử, bị phóng đến mấy chục mũi tên, cuối cùng bà và công tử đều cùng bị bắn chết. Vua nước Tần nghe thuật lại câu chuyện này rồi thì vô cùng đánh giá cao việc Nhũ Mẫu có thể dốc trung tận nghĩa, bèn hạ lệnh dùng theo quy cách dành cho các ái khanh mà chôn cất cô ấy, vả lại còn dùng nghi thức “ Thái Lao tế tự ” chuyên dành cho Thiên Tử để tế cô ấy, lại còn phong cho anh trai của cô ấy làm Ngũ Đại phu, và ban thưởng cho trăm lạng vàng. Từ điển cố trên chúng ta có thể thấy Nhũ Nương có thể nói là tận trung tận nghĩa, còn Cựu Thần của nước Nguỵ thì là kẻ hoàn toàn bất trung bất nghĩa.

 

Nỗ lực thực hành thủ trung tận nghĩa như thế nào ?

 

Sau khi hiểu được ý nghĩa và tinh thần của thủ trung tận nghĩa rồi, thân là người Sùng Đức, chúng ta phải đem tinh thần trung nghĩa hiển hiện ra như thế nào để báo đáp Thiên Ân Sư Đức đây ? Cách làm cụ thể có bốn cái sau đây :

 

Lấy thân mình làm gương : Mỗi một người chúng ta đều nên lấy bản thân mình làm gương, có tinh thần thủ trung tận nghĩa, thì mới có thể trở thành tấm gương chuẩn mực cho các đạo thân, thành sự mẫu mực của đạo trường.

 

Nhận chuẩn kim tuyến : vào cái thời khắc tạp loạn này, duy chỉ có nhận lí mới có thể quy chơn, mới có thể phân biện ra thật giả, mới có thể kiến lập chơn công thật đức, mới có thể liễu nguyện hoàn hương. Nhận lí là ngọn đèn sáng tỏ của đêm tối, là tấm biển chỉ đường trở về Lí Thiên, nhất định cần phải nhận lí thành tu, mới có thể chẳng sanh nghi hoặc, mới có thể không bị sự nhiễu loạn của các tướng bên ngoài; tất cả mọi tà pháp đang dần xuất hiện, đều đang làm loạn đạo bàn, tuyệt đối chớ có mà hành động manh động thiếu suy nghĩ thận trọng, nếu không hễ sa chân thì hận ngàn năm, dẫu có hối tiếc cũng đã muộn. Hiện thời thiên thời gấp rút đến cực điểm, mỗi người chúng ta phải lúc nào cũng phản tỉnh, sám hối lỗi sai, nghiêm túc cẩn thận, tuyệt đối chớ có chạy chỗ này chỗ nọ. Phải nhận rõ đường kim tuyến, trước sau thuỷ chung như một, thành tâm thành khẩn mà tu hành.

 

Đồng tâm đồng đức :

 

Huynh đệ tỉ muội phải nâng đỡ dìu dắt giúp đỡ lẫn nhau, không phân biệt anh và tôi; nhìn thấy ai cần giúp đỡ thì phải đưa cánh tay trợ giúp ra để giúp đỡ người ta. Có thể dùng cái tâm cực kì chân thành, cũng có nghĩa là hợp đức đồng tâm để tu bàn; đạo trường không phải là tài sản riêng tư của cá nhân, mà là đạo trường của ông trời, vậy nên tấm lòng phải rộng mở, trí tuệ phải sâu xa, vì ơn trên và các tiền bối của đạo trường mà vĩnh viễn tiếp tục tu bàn một cách thủ trung tận nghĩa.

 

Tận tâm tận sức :

 

Bất luận là cá nhân hay là đoàn thể, điều quan trọng nhất chính là tận tâm tận sức; dùng tận hết tất cả sức lực của mình thì gọi là tận tâm tận sức. Tận tâm tận sức là từ sự nỗ lực mà đến, trước hết nỗ lực, rồi lại tận sức, sau đó thì tận tâm dốc sức. Chúng ta đối với tất cả mọi công việc của ông trời nếu chỉ có nỗ lực không thôi thì không đủ, nhất định cần phải tận tâm tận sức, bởi vì Thiên Ân Sư Đức, chúng ta đã nhận được ân trạch lớn như thế này thì lẽ đương nhiên phải tận tâm tận sức ở trên mọi việc của ơn trên.

 

Kết Luận

 

Thủ trung tận nghĩa, tận tâm tận sức, không chỉ là sự bồi dưỡng của đạo phong, mà càng là viên đá nền vững chắc của sự tu bàn viên mãn rốt ráo. Sinh mệnh có hạn, còn tuệ mệnh thì vô kì hạn; mọi người cần phải tồn chánh tri chánh kiến, củng cố đạo trường, khiến cho tuệ mệnh vĩnh viễn tiếp tục truyền thừa. Mỗi một người Sùng Đức nên dùng cái tâm chân thành và hành động một cách thực tế, mọi người thủ trung tận nghĩa, khiến cho chánh khí tràn đầy, pháp luân thường chuyển, đạt thành sứ mệnh thần thánh cứu độ chúng sanh, xây dựng nên Di Lặc Gia Viên nhất đạo đồng phong. Tu đạo phải uống nước nhớ nguồn, chẳng có gốc thì chẳng cách nào trường tồn. Tu đạo phải thành tâm, cũng phải có lòng kiên nhẫn bền lâu, phải thủ trung tận nghĩa, thật tốt mà nắm chắc theo đường kim tuyến thiên mệnh, mọi cái đều phải cảm tạ Thiên Ân, mọi cái đều là Thiên Ân Sư Đức.

 

Số lượt xem : 1168