BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

SỰ TU TRÌ VÀ TỐ CHẤT HÀM DƯỠNG NÊN CÓ CỦA NHÂN TÀI TRONG ĐẠO TRƯỜNG

Tác giả liangfulai on 2024-03-01 19:17:02
/SỰ TU TRÌ VÀ TỐ CHẤT HÀM DƯỠNG NÊN CÓ CỦA NHÂN TÀI TRONG ĐẠO TRƯỜNG

SỰ TU TRÌ VÀ TỐ CHẤT HÀM DƯỠNG NÊN CÓ CỦA NHÂN TÀI TRONG ĐẠO TRƯỜNG

( Phiên dịch bởi Liềng GV. )

 

Lời Nói Đầu

 

Tế Công Hoạt Phật Từ Huấn :

Cuộc sống mấy khi được như ý, hãy xem nhẹ danh và lợi 

Học thầy tiêu diêu tự tại không phiền não

Người đời sáng chói, riêng ta mịt mù

người đời trong trẻo, riêng ta hỗn độn

Chí lớn tầm nhìn càng phải xa, lòng dạ càng nên rộng lượng.


Tố chất hàm dưỡng và tu trì của nhân tài, có thể bắt đầu từ những kỹ năng sau:

 

1.Giới Trừ Kiêu Ngạo

Tục ngữ có câu: “ Kẻ kiêu tất bại” và “ Khiêm thụ ích, mãn chiêu tổn”. Khiêm tốn là điều kiện thiết yếu để thành công, có tác dụng cân bằng và là máy điều hòa của cảm xúc. Khiêm tốn có thể làm cho tâm hồn trong sáng và tĩnh lặng, đối nhân xử thế sẽ tự nhiên phù hợp.

 

Giáo Hóa Bồ Tát Từ Huấn

 

Người tu đạo không thể nhàn nhã. Luôn đề cao cảnh giác trước tâm của mình, sai một li sẽ đi ngàn dặm. Không cảnh giác phòng bị những chuyện bất ngờ thì không được hành sự. Có phòng bị cẩn thận thì sẽ tránh được tai họa.

 

Người tu đạo không thể kiêu, kiêu sẽ mất lễ, mất lễ người sẽ bỏ đi, mọi người sẽ ghét bỏ.  Tâm không định, thì uổng công tu đạo. Người tu đạo không thể đơn độc, phải được tả hữu trợ giúp, dùng hiền nhân phụ tá, cư xử khéo léo, chúng hiền ai vào chức nấy thì có thể tuyên hóa.

 

Người hành đạo trong lòng có nhân, trong thi hành có nghĩa, dùng trí phân biệt công lỗi, dùng lòng dũng cảm dẫn dắt, dùng thành tín thi hành lâu dài.

Người hành đạo trong tâm bình đẳng, trong việc làm có thiện, không vì lợi ích, không vì công đức.

Người hành đạo trong lòng có dũng, trong hành động có nhu, dung hợp đoàn kết hài hòa về nhân sự chịu đựng nổi hoàn cảnh, trung thành mưu sự hơn mưu mô trục lợi. Duy trì như thế trên thế gian, thì còn điều gì có thể ràng buộc?

 

Nguyệt Tuệ Bồ Tát Từ Huấn

 

Một khi khởi tâm kiêu ngạo thì trong lúc nên đồng ý cũng sẽ cố chấp.

Một khi kiêu ngạo thì sẽ đánh mất tiêu chuẩn khách quan.

Một khi kiêu ngạo thì sẽ cự tuyệt lời chân thành khuyên bảo và sự chỉ dẫn của người khác.

Một khi kiêu ngạo thì sẽ lệch khỏi quỹ đạo trên con đường quen thuộc, mà đi về hướng thiên lệch đánh mất chính mình.

Một khi kiêu ngạo sẽ dẫn đến con đường địa ngục vì trở thành một người thầy lầm lẫn, chớ chẳng phải người con của chân lý.

 

《Kinh Dịch• Quẻ Khiêm》

 

「Khiêm, hanh. Thiên đạo hạ tế nhi quang minh. Địa đạo ti nhi thượng hành. Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm. Địa đạo biến doanh nhi lưu khiêm. Quỉ thần hại doanh nhi phúc khiêm. Nhân đạo ố doanh nhi hiếu khiêm. Khiêm tôn nhi quang, ti nhi bất khả du. Quân tử chi chung dã.」

Dịch nghĩa :

(Khiêm thì hanh thông, đạo trời giúp xuống mà làm cho sáng sủa. Đạo đất thấp mà đi lên cao, đạo trời làm vơi chỗ đầy mà thêm chỗ khiêm.  Đạo đất làm nghiêng đỗ chỗ đầy mà tụ vào chỗ khiêm. Quỷ thần làm hại chỗ đầy mà làm phúc cho chỗ khiêm. D(ạo người ghét chỗ đầy mà ưa thích chỗ khiêm. Khiêm thì cao mà sang, thấp nhưng không thể vượt qua, đó là chỗ sau chót của đấng quân tử.)

Khiêm, có nghĩa là nhún nhường, từ tốn, tự hạ mình, thấy mình thấp kém, thiếu thốn v.v… dù là Thiên Đạo, địa đạo, nhân đạo hay quỷ thần… cũng đều ghét đầy Doanh và ưa thích cái vơi cái thiếu khiêm.

 

2. Kiên Giữ Nguyên Tắc

 

Phương pháp tu bàn có thể thay đổi, nhưng nguyên tắc làm người không thể thay đổi, cho dù trôi giạt khốn khó, cũng phải kiên giữ nguyên tắc.

Mạnh Tử rằng:

 

 «Người thợ khéo không vì người thợ vụng mà bỏ thằng, mặc. Chàng Nghệ không vì kẻ bắn dở mà thay đổi phép dương cung» thận trọng thì sẽ thành công, xem nhẹ tức sẽ thất bại.

 

Trần Thái Tuyệt Lương:《Sử Ký•Khổng Tử Thế Gia》

Khi Khổng Tử đến nước Trần, bị cắt bỏ lương thực, người theo ông đều đổ bệnh, không ai dậy nổi. Tử Lộ tức giận đến gặp Khổng Tử và nói: “Quân tử cũng có lúc khó khăn và vô phương như vậy sao?” Khổng Tử nói: “Quân tử trong cảnh nghèo khó vẫn có thể giữ chánh đạo. Còn tiểu nhân trong cảnh nghèo khó sẽ làm bất cứ điều gì sai trái.”...................

 

Tử Lộ đi ra ngoài, Tử Cống vào gặp. Khổng Tử nói: " có câu thơ như thế này: " Không phải tê giác cũng không phải hổ, nhưng sao lại đi vào nơi hoang dã". Đạo ta muốn truyền chẳng xấu xa? Tại sao ta lại ra nông nổi này? "

 

Tử Cống nói: "Đạo của Phu tử đã đạt đến cảnh giới rất cao, nên người dân thiên hạ không thể tiếp nhận rộng rãi, không biết có thể hạ tiêu chuẩn  xuống một chút để đáp ứng nhu cầu xã hội không?

 

Khổng Tử nói: “Người nông dân giỏi gieo trồng tốt nhưng chưa chắc mùa màng bội thu; người thợ giỏi có thể có tay nghề tinh xảo nhưng công việc chưa chắc làm cho người ta vừa lòng; người quân tử trau dồi đạo đức của mình theo những đường lối chính và giữ nó, điều chỉnh nó mà không thể làm cho nó được người ta theo. Bây giờ không lo tu trị chánh Đạo , ngược lại còn muốn hạ thấp hơn để mong người ta dung nạp mình, hỡi cao xanh, vậy chí hướng này không hề cao cả! "

 

Tử Cống đi ra ngoài, Nhan Hồi vào gặp. Khổng Tử nói: “Nhan Hồi, có câu thơ như thế này:" Không phải tê giác cũng không phải hổ, nhưng sao lại đi vào nơi hoang dã". Đạo ta muốn truyền chẳng xấu xa? Tại sao ta lại ra nông nổi này?.”

 

Nhan Hồi đáp "đạo của phu tử hết sức lớn lao, nên cả thiên hạ không ai dung nạp được, Tuy nhiên, nếu phu tử đã muốn mở rộng phát huy thì cứ theo đó mà làm, dù không được dung nạp thì đã sao ?"

 

Người ta không dung nạp nhưng sau này người ta sẽ thấy phu tử là người quân tử.  Đạo không được trau dồi, đó là cái điều ta lấy làm xấu hổ. Đạo đã trau dồi mà vẫn không được dung nạp thì đó là điều xấu hổ của kẻ làm vua một nước, và các quan đại thần cầm quyền khác. Người ta không dung nạp phu tử thì có hại gì? Về sau người ta sẽ thấy phu tử là người quân tử”.

 

Khổng Tử nghe xong vui vẻ nói: "Có chuyện như vậy sao? A. Hậu duệ của Nhan gia! Nếu ngươi có nhiều của cải, ta rất muốn làm quản gia quản lý tài chính giúp ngươi!”.

 

Lão Tử từng nói: Thượng sỹ văn đạo, cần nhi hành chi. Trung sỹ văn đạo, nhược tồn nhược vong. Hạ sỹ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu bất túc dĩ vi đạo.

Bậc thượng sĩ sáng suốt nghe đạo, hiểu được, thì gắng sức thi hành; kẻ tầm thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ; kẻ tối tăm nghe đạo, cho là hoang đường, thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa.

Khổng Tử cũng nói: “Chi Lan sinh vu thâm cốc, bất dĩ vô nhân nhi bất phương; quân tử tu Đạo lập đức, bất vi cùng khốn nhi cải tiết”.

Dịch nghĩa : "Cỏ Chi Lan sống ở hang núi sâu, không vì ở chốn không người mà không thơm; người quân tử tu Đạo lập đức, không vì khốn cùng mà thay đổi."

 

3. Mỗi người đảm nhận vai trò riêng, hỗ trợ lấp đầy những khiếm khuyết.

 

Ai nấy đều có sở trường riêng của mình, cũng có ưu điểm và khuyết điểm khác nhau, cá nhân chúng ta chẳng phải cũng như vậy sao ? Có sự hiểu biết này, sẽ có thể bao dung và ngưỡng mộ người khác, sau đó nghĩ cho người khác, rồi mới có thể giúp đỡ và hợp tác với nhau, bổ sung cho nhau những khiếm khuyết, tương trợ tương thành.

 

Thánh Huấn Tiên Phật:

 

Vì vậy, nên tùy theo năng khiếu của mỗi người mà sắp xếp vị trí thích hợp. Nếu đặt không đúng vị trí, thì chỉ gây phiền phức cho mọi người. Có người thích hợp đứng trước tiền sảnh, có người thích hợp đứng sau hậu cần để chuẩn bị công việc. Không có người thập toàn thập mỹ, dù sao vẫn có những khuyết điểm, tự động hỗ trợ bù đắp lẫn nhau mới có cuộc hạ màn tốt đẹp. Khi con đảm nhận vai chính, phải chăng đã chú ý đến vai phụ cần làm những việc gì, phải chăng sẽ tự động đi đến giúp đỡ họ? Hay con nghĩ đây là công việc của họ và họ có thể tự mình làm được?

 

Khi con đảm nhận vai phụ, phải chăng có thể nhiều thêm phần tâm sức chú ý đến những điều mà vai chính không để ý tới, chứ chẳng phải nghĩ rằng hắn là nhân vật chính, mắc gì ta phải động não suy nghĩ giùm? Có thể thời điểm này con làm vai chính, trong một khoảnh khắc tiếp theo biết đâu sẽ chuyển sang vai phụ. Trong quá trình chuyển đổi phải chăng con đã nhìn rõ vai trò? Khi con đảm nhận vai chính, phải chăng đã tận tâm tận lực hoàn thành tốt công việc này? Khi con diễn vai phụ, phải chăng đã dốc toàn sức phối hợp với vai chính. Khi đảm nhận vai phụ đừng ra vẻ làm việc như một nhân vật chính, khi đảm nhận vai chính đừng khước từ trách nhiệm của chính mình.

 

4. Tấm Lòng Rộng Rãi

 

Tục ngữ nói :’’ đứng cao thì trông được xa” người nếu có thể đứng ngoài lập trường, lòng dạ rộng rãi, thì tầm nhìn cũng tự nhiên rộng lớn hơn, thì suy nghĩ lời nói và hành động, đối nhân xử thế, điều có thể tránh được những khuyết điểm như tầm nhìn hạn hẹp, thấy cây mà không thấy rừng.

 

Nguyệt Tuệ Bồ Tát Từ Huấn

 

Thấy núi là núi, thấy nước là nước, nhưng khi con đi sâu vào một chút, thấy núi không là núi, thấy nước không là nước, nhưng đến khi con nâng cấp cao hơn nữa, thấy núi vẫn là núi, thấy nước vẫn là nước, thực ra tất cả mọi thứ đều chẳng thay đổi, chỉ có tâm của con thay đổi.

 

Tế Công Hoạt Phật Từ Huấn

 

Trong cuộc sống có thăng trầm lên xuống là điều bình thường. Trong tu đạo có lên xuống thăng trầm cũng là lẽ bình thường đúng không? Vì thế khi con rơi xuống vực sâu hay đi lên đỉnh cao, con không cần tủi thân tự trách hoặc tự cao ngạo mạn, bởi vì đây là đạo tự nhiên, có lên có xuống. Chỉ cần con bò lên dốc này, dốc khác lại tiếp tục đợi con, từng dốc từng dốc qua. Cuộc sống chính là có nhiều thăng trầm như vậy, con muốn sống thì phải qua từng ải từng ải một, từng núi từng núi một, có cao có thấp, có niềm vui có nước mắt, có tiếng cười cũng có khóc lóc, và con đang sống, nên còn sống chính là còn hy vọng.

 

Thánh Huấn Thiên Nhiên Cổ Phật

 

Giữa chân mày hãy để 1 từ “khoan” (rộng rãi) ! Tâm địa tấc vuông như được thăng hoa. Tâm lượng rộng bao nhiêu thì phước lớn bấy nhiêu, hà tất tính toán những việc cỏn con. Trời đất làm nhà, bốn bể chèo lái, mái chèo long đong, chỉ để sang bờ bên kia, từng bước vững chắc, không sợ mưa gió đan xen. Một đóa hoa một thế giới, một cành lá một bồ đề, ngay lúc ấy là bước ngoặc chuyển tiếp, nuôi dưỡng phát triển một cách sống động, thế mà lại tìm kiếm cảnh diệu kỳ trong thiền, khám phá thể tướng không, kết quả tự muộn phiền, nghi hoặc lượn quanh khó lý giải. Mở thông một điểm khiếu, mê ngộ nào cách xa, chuyển thành niêm hoa cười, nào đâu cần thốt lên nửa lời. Chim hót nhảy trên cành, bốn mùa cảnh êm đềm, thiên địa tâm cùng đạo, ơn trạch rọi chiếu cảm hóa dân chúng mê muội, nhanh chóng cởi trói, từ phàm mà trở thành thể kim cang, khi mọi tâm tà dậy sóng thì đều tiêu trừ ngay tức khắc.

 

5. Kích Phát Sức Mạnh Bên Trong

 

Có câu nói là : ‘thiên sanh ngã tài tất hữu dụng’, mỗi người đều có tiềm năng riêng, chỉ phụ thuộc vào con có chịu phát huy hay không?

 

Từ Huấn Tiên Phật

 

Con người thường rơi vào những cuộc tranh giành thắng thua không cần thiết. Bề ngoài có vẻ như có lý lẽ và quan điểm, nhưng đôi khi thắng lại là thua, thua lại là thắng. Trong quá trình của đời người, thất bại không phải là một điều đáng sợ, điều đáng sợ là sau thất bại này không còn dũng khí đứng dậy hoặc tự hạ thấp mình. Tuy nhiên sức mạnh mỗi người có thể phát ra thì lại là hoàn toàn kín kẽ. Khi một người muốn theo đuổi mục tiêu, bản thân lại không hành động, thì sức mạnh cũng không phát huy, vậy mục tiêu này khi nào mới đạt được? Ai chuyên sở trường nấy, ai tận năng lực nấy, thì không ai phải lo lắng về không có vị trí , lo lắng về không có việc làm, lo lắng chẳng ai biết đến, chỉ mong bản thân trở thành người tài giỏi thật để người khác biết đến. Sức mạnh là do tự tạo ra, cũng là bởi tạo ra mà tạo thành. Ngay bây giờ các con nên tranh thủ đặt ra mục tiêu dài hạn và những mục tiêu ngắn hạn, cho dù dài hạn hay ngắn hạn đều cần phải dốc toàn lực vào công việc.

 

Thế nào là vĩ mô ?: có thể nhìn thông, nhìn xa, nhìn rộng, vẫn không vì thế mà xao động, trong lòng thản nhiên vô ưu, không dính mắc vào mọi sự vật, và buông xuống tất cả những chấp trước trong lòng. Khi các con đi trước thời đại, thì phải có tầm nhìn xa biết trước và giác ngộ trước, càng phải có tấm lòng rộng mở, thì mới không bị vướng mắc vào trong sự vật. Nếu đã đứng ở vị trí này rồi, thì phải tập trung toàn bộ sức lực vào mục tiêu này, đừng nên có tâm tự ti mà xem nhẹ bản thân, càng không nên giới hạn bản thân chẳng thể phát huy và đột phá…Hãy mở rộng tâm trí, đặt kế hoạch dài hạn, mở rộng tầm nhìn , không bị đả kích bởi những cản trở, phải có phong thái cao thượng, thì mới có thể vượt qua sự chấp mê của bản thân.

 

Thế nào là vi mô ?  Dùng tâm đi trải nghiệm, dùng tâm đi suy nghĩ và dùng tâm nghiền ngẫm. Trong quá trình các con học tập, phải có phẩm chất khiêm cung và cũng cần có kiềm chế dè dặt cảm xúc, thậm chí phải tồn tâm cảm ơn đối với người và mọi thứ, càng phải nắm bắt mọi cơ hội học tập, dùng tâm chuyên chú và khả năng quan sát nhạy bén để kiểm nghiệm, tiếp đó truyền vào động lực mạnh mẽ. Cần nỗ lực thực hiện như câu"cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân". có nghĩa là nếu có thể bỏ thói cũ đổi mới, ngày ngày duy trì đổi mới, ngày ngày cập nhật cái càng mới hơn. Đừng giống như chiếc bình bông hư mà không thực, càng không như con lừa ở nước Kiềm, tài trí kém cỏi chẳng có thực lực kỹ năng nào khác. Nỗ lực là chủ lực lớn nhất để đạt được sự thành công. Các con phải dùng toàn bộ tâm huyết quán xuyến trong quá trình ấy. càng phải lấy dũng khí ra. Chỉ có dũng khí mới có thể vượt qua được. Nếu không, khi khảo nghiệm và thử thách ập đến, nếu các con không có vốn sẽ không có khả năng chống cự, sau đó sẽ nhanh chóng bị bị hao mòn, thậm chí bị xóa sổ.

 

6. Chịu Trách Nhiệm Với Chính Mình

 

Kiếp này được sinh ra làm người, được bề trên ưu ái, được liệt vào một trong tam tài, là sự vinh hạnh biết bao! Nhưng trời không nói, đất không nói, duy chỉ con người mới có thể tham gia hiệp trợ trời đất, dưỡng dục chăm sóc vạn vật, là trách nhiệm trọng đại biết bao! Có câu nói “tận kỷ chi vị trung”, con người nên dốc hết sức của bổn phận, gánh vác trách nhiệm của bản thân, và hoàn thành sứ mệnh của mình, thì mới không phụ lòng kiếp này làm người, kiếp sau đến thêm chuyến nữa.

 

Thánh Huấn Tiên Phật

 

Chịu trách nhiệm với bản thân mình, chịu trách nhiệm đối với sứ mệnh nên hoàn thành, chịu trách nhiệm đối với tương lai của mình, chịu trách nhiệm đối với mục tiêu đã lập, hết thảy những điều này không thể tách rời khỏi bản thân. Đạo lý là vô cùng vô tận, các con cũng biết không ít, nhưng đối với trách nhiệm mà mình nên gánh chỉ là tiến trước một chút, vì sao vậy? trách nhiệm quá nặng gánh con không nổi sao? Nói đi nói lại phụ thuộc ở bản thân mình có sẵn lòng đi làm hay không? có can đảm đi làm hay không? muốn độ người, muốn dẫn dắt người, muốn khởi phát người, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là khởi phát bản thân mình trước. Ngay cả chính mình còn chưa khởi phát được, làm sao dẫn dắt người, khởi phát người ?  Đối với trách nhiệm mà mình nên gánh hết thảy đều phải làm được, bởi vì thành công là của chính bản thân các con, tuyệt đối không ai bởi ai mà thành công. Bất luận các con lựa chọn con đường nào đều nên tận tâm tận lực, “ kẻ tự lập tất năng lập người, kẻ tự trị tất năng trị người.” mọi con đường đều dẫn đến la mã, bản thân con sẽ chọn lựa thế nào? Làm thế nào để thao trì ?

 

Châm Ngôn

 

Dùng đạo của thánh hiền dạy người dễ, dùng đạo của thánh hiền khắc phục mình khó

Dùng đạo của thánh hiền thốt nên lời dễ, dùng đạo của thánh hiền tự thực hiện khó

Dùng đạo của thánh hiền phấn chấn ban đầu dễ, dùng đạo của thánh hiền mãi khắc phục khó

 

7. Tu Tâm

 

Tướng do tâm sanh, lòng người hiểm nguy, tâm người biến hóa vô thường. Nếu mọi lúc không phản tỉnh tâm mình, thì sẽ có sự sai lệch không được ngay thẳng.

 

Thánh Huấn Trường Sanh Đại Đế

一拋七十二變法 為善為惡取於它

Một ném bảy mươi hai phép biến    là thiện là ác tùy thuộc vào nó

格其心物致其知 修心養性莫偏差

truy cứu tới cùng cái lí của sự vật     tu tâm dưỡng tánh đừng sai lệch

 

8. Tiếc Phước

 

Người biết cảm ơn, tự nhiên sẽ khiêm tốn hạ mình. Người biết trân trọng phước báo, tự nhiên sẽ tiết kiệm trân trọng mọi vật, với đức tính như vậy, càng có thể khiến họ không ngừng tạo phước, tích phước, hưởng phước vô tận.

 

Thánh Huấn Tam Thiên Chủ Khảo

 

如古詩:「鋤禾日當午,汗滴禾下土,誰知盤中飧,粒粒皆辛苦。」

Như cổ thư :’’sừ hòa nhật đương ngọ,Hãn trích hoà hạ thổ. Thuỳ tri bàn trung xan, Lạp lạp giai tân khổ.” tạm dịch:

 Cày đồng đang bui ban trưa

M hôi thánh thót như mưa rung cày

Ai ơi bưng bát cơm đy

Do thơm mt ht đng cây muôn phần.

 

Ngạn ngữ xưa có câu : “Một hạt cháo một hạt cơm, nên nhớ rằng chẳng dễ gì mà có được.” Những lời này đang khuyên nhũ chúng ta rằng, hãy trân trọng từng hạt gạo. Ngày nay ở đây các con có thể thưởng thức những món ăn ngon, nhưng ở một nơi khác trên thế giới có những người 1 ngày không đủ 3 bữa và đang chịu cảnh nghèo đói. Họ cũng là con người, nhưng lại có cảnh ngộ khác nhau. Các con may mắn được sinh ra trên hòn đảo quý báu Đài Loan này, càng may mắn hơn gặp được thiên Đạo, trong môi trường tu bàn tốt như vậy, nhưng không biết trân trọng phước báu, cũng không biết cảm ơn, trải qua mỗi ngày trong sự xa hoa lãng phí và hưởng thụ; đem tất cả những đồ ăn thừa đổ vào thùng đựng cám heo. Những hành động đơn giản này, trong vô hình làm giảm đi những phước lành mà các con nên có được.

 

9.   Tam Thanh Tứ Chánh, Tam Tỉnh Tứ Vật (lấy giới làm thầy)

 

 A. Tam thanh: thánh phàm thanh, tiền tài thanh, nam nữ thanh. 

      Tứ Chánh: ngôn chánh, hành chánh, thân chánh, tâm chánh

 

Nguyệt tuệ bồ tát từ huấn : Kỷ luật của các con là thận trọng hay là trang trọng ? Làm thế nào để phân biệt ? Là từ hành vi động tác thường ngày, từ tinh thần phong thái của các con bộc lộ ra một cách tự nhiên, thậm chí cả giọng nói của các con cũng bộc lộ trọn vẹn. Các con có bao nhiêu sự chân thành, có bao nhiêu tâm tư, thì ở ngoài sẽ thể hiện ra bấy nhiêu.

 

B. Tam Tỉnh Tứ Vật

 

1.Tam tỉnh: Vị nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền, bất tập hồ?

Mưu việc cho người khác có hết lòng không ? dựa trên tu đạo mà nói, chính là thay trời tuyên hóa, cứu vớt chúng sanh, vậy con đã tận trách nhiệm chưa?

Đối với bề trên: phải chăng đã dốc hết sức thay trời tuyên hóa, phổ độ chúng sanh ?

Đối với đạo: phải chăng đã dốc hết sức mở rộng đạo vụ, tôn sư trọng đạo ?

Đối với bản thân: phải chăng đã dốc hết sức hoàn thành mỗi việc, giữ đúng sơ phát tâm ban đầu ?

 

Kết giao bạn bè đã giữ chữ tín chưa: chính là thừa thượng khởi hạ, từng lời nói từng hành động, trong lòng phải chăng không có sự lừa dối, các con đã giữ chữ tín chưa?

 

Đối với bề trên: lập chí hoằng nguyện phải chăng đã thật sự đi thực hành? Phòng tối không sợ mưa dột, chính trực không sợ dù ở một mình.

 

Đối với đạo: kỳ vọng của tiền hiền phải chăng đạt được? Chỉ dẫn hậu học phải chăng lấy thân làm giương?

 

Đối với chính mình: lời nói và hành động phải chăng giữ chữ tín? Đối nhân xử thế phải chăng thành tín?

Kiến thức thầy truyền dạy đã luyện tập chưa: chính là tâm pháp sư truyền, là huấn văn chư thiên tiên phật phê và những lời nói khích lệ của các vị tiền hiền, con đã tham ngộ chưa? Con đã thực hành chưa?

 

Đối vối bề trên: phải chăng đã ghi nhớ lời dặn dò của Lão Mẫu và chư thiên thần thánh? Phải chăng đã dùng tâm thể ngộ và thực hành?

 

Đối với đạo: phải chăng đã nghiêm túc tham khảo nghiên cứu ? phải chăng đã áp dụng vào việc tu bàn?

 

Đối với chính mình: phải chăng đã vun đắp những nơi thiếu sót? Phải chăng đã cải thiện những lỗi mà người ta đã nhắc?

 

2. Tứ Vật

 

Nhan Uyên vấn nhân. Tử viết: Khắc kỷ phục lễ vi nhân. Nhất nhật khắc kỷ phục lễ, thiên hạ qui nhân yên. Vi nhân do kỷ, nhi do nhân hồ tai ? Nhan Uyên viết: Thỉnh vấn kỳ mục. Tử viết: Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động. Nhan Uyên viết: Hồi tuy bất mẫn, thỉnh sự tư ngữ hĩ.

Dịch nghĩa :

Nhan Uyên hỏi về đạo nhân. Khổng tử nói: "Khắc phục ham muốn của mình theo lễ. Nếu một ngày làm được vậy, thiên hạ sẽ theo về đức nhân. Thực hiện đức nhân do mình thôi, lẽ nào phải nhờ người khác sao? "

 

Nhan Uyên nói: Xin thầy cho biết từng mục nhỏ để thực hiện đức nhân. Khổng tử nói: "Việc trái lễ chớ xem, không hợp lễ chớ nghe, không hợp lễ chớ nói, không hợp lễ chớ làm. " Nhan Uyên nói: Con dù không minh mẫn cũng xin làm đúng lời thầy.

 

Phi lễ vật thị」: thấy như không thấy, giữ lấy tâm bên trong, bất cứ thời khắc nào, có thấy không chấp, tâm vui sướng như đám mây, tịnh lặng như mặt đất. Phàm những vật thuộc hình tướng, thân ở nơi hình tướng, thì tâm hãy giữ lấy huyền quan, hình tướng ấy sẽ tự phá vỡ. Thân tại nơi hình tướng, nếu tâm ý phóng túng ra ngoài, sẽ trôi dạt như bèo. Trên phương diện việc, con người thường thấy một mặt, mà không rõ toàn diện sự việc thì việc sẽ có sự tổn hại nhất định. Nếu thấy mà đúng lễ, thì hết thảy mọi việc sẽ đúng lý, các mặt sẽ được chu toàn, gọi là nhìn bằng con mắt ngay chánh.

 

Phi lễ vật thính」: Đừng nhẹ dạ nghe lời người ta nói, nhiễu loạn nhĩ căn. Chỉ một niệm sai lệch, bèn mang đến hiện tưởng hiểm nguy cho chúng sanh. Nếu tâm tịnh giữ chí, thì sẽ đạt đến chí Đạo. Khi tâm tò mò nảy lên, sẽ tổn hại đến nội thần. Lắng nghe những điều có ích, thì thể ngộ sẽ sâu sắc hơn. Lắng nghe những điều vô bổ, thì sẽ sa ngã nhanh chóng. Tai không nghe nhiều, thì tinh khí sẽ ở trong thận. Nếu mọi niệm thuần chánh, thì ngũ khí triều Nguyên.

 

Phi lễ vật ngôn」: Không nói đúng sai của người khác, thì tự nhiên không cần gánh lỗi trên miệng. Bàn luận nói xấu, tâm cũng khởi ý nghĩ xấu, thì miệng sẽ tạo khẩu nghiệp, tạo tội trong tâm. Nói ra không khó, làm ra mới khó. Một lời đã nói ra thì khó rút lại, nên đừng tùy tiện nói. Nếu nói tùy tiện, thì sẽ tạo nhân quả. Khẩu có bốn điều ác, gây ra nhiều tội lỗi. Nói mà đúng lý, thì nghe cũng có ích. Khuyên người làm thiện thì công không thể xóa bỏ. Nói điều vô ích thì người nghe có hại, dễ gây cho người làm việc chẳng lành, mãi không thể trở mình. Lỗi lầm từ miệng gây ra nhiễu loạn lan truyền đến khắp nơi.

 

Phi lễ vật động」: Đừng manh động, cần phải tự tâm ta kiểm điểm nhiều hơn : phải chăng đã hợp lý ? để tránh gánh lỗi do thân tạo ra. Xem xét thời thế, suy nghĩ kỹ càng mới hành động, thì trên đời chẳng có việc gì là không thể làm được. Lễ chính là lý, hành động mà đúng lý, như hành chánh đạo. Hành động mà không hợp lý, nghĩa là đang đi lệch đạo. Như đánh bóng một chiếc gương, hãy loại bỏ bụi bẩnlàm cho gương sáng trở lại, hãy từ bỏ dục vọng, vô cầu, hãy hành động với sự thành thật tôn kính.

 

Tu đạo hành đạo, đừng như trâu kéo cối xay mài gạo, thân tuy hành đạo, tâm đạo không hành. Nếu hành tâm đạo, đâu cần hành đạo. Luôn quán chiếu kiểm điểm tự thân, cho dù có chí hướng cao cả, cũng sẽ bởi thời gian mà dần dần phai nhạt và tan biến. Nếu không dùng tam tỉnh tứ vật tự kiểm điểm, làm sao  có thể tiếp diễn chí hướng, làm sao kéo dài tuệ mệnh ? Các con đều có sứ mệnh thay trời tuyên hóa. Khi phát huy năng lực của mình, càng không nên quên tu trì tự thân, mới mong có thể công viên quả mãn. Mang tam tỉnh tu trên thân mình, dùng tứ vật tu tâm. Thân và tâm hợp nhất thành một thể. Mỗi khi muốn làm điều gì đó, các con nên lấy sự phấn chấn để đạt được thành công. Nếu không có sự hào hứng trong đó sẽ nhợt nhạt và chẳng tốt đẹp, thì vời mọi việc sẽ có ý định rút lui. Tu trì nội thánh dựa trên sự chân thành và trong sáng. Tu trì ngoại vương dựa vào công phu thì dù cả ngày nói chuyện, cũng không tạo tội trên miệng, làm cả ngày việc, không lời oán than. Nay ta đã nói đến đây, hy vọng các con muốn học thì phải học triệt để, đừng lãng phí tâm huyết của Bề Trên và của các vị lãnh đạo.

 

10. Tôn Sư Trọng Đạo, Nghe Sư Điều Khiển

 

(1) Thánh Huấn Giáo Hóa Bồ Tát :

 

Một số ngưởi tu đạo luôn coi mình như khách, đối với những khía cạnh nào đó trong phật đường nhìn không quen, họ chỉ biết đánh giá và so sánh, hoàn toàn không xem đây là việc của mình phải cùng nhau nỗ lực để cải thiện tinh tiến. Các con đã được thiên ân sư đức giáo dục đào tạo, mà đến nay vẫn chưa thể ý thức tự giác đó sao? Đối với dấu chân, tinh thần của những tiền bối đi trước, các con muốn nhắm mắt theo đuôi bám chặt bước chân của các vị tiền bối, hay các con muốn xem mình như một người mới và làm một người ngoài cuộc mà thôi ? Khi đặt việc Thánh và việc phàm lên bàn cân của chính mình bên nào nặng bên nào nhẹ đây? Mỗi một người đều đang tu Đạo, thế nhưng hãy tự hỏi lòng mình đã tập trung tinh thần vào được bao nhiêu? Ai không có áp lực? Ai không có hoàn cảnh, nhưng hãy tự hỏi bản thân đối với việc phàm các con yêu cầu bao nhiêu ? Vậy thì sẽ còn lại bao nhiêu tâm sức để cống hiến vào trong Đạo?

 

Có thể các con cảm thấy rằng các vị tiền hiền chưa đủ trọng lượng, nhưng thực chất họ vẫn âm thầm đồng hành, hỗ trợ các con mọi lúc, chỉ là các con không hề hay biết mà thôi, nên cũng không có quyền can dự những vị tiền hiền này như thế nào. Hãy tự hỏi lòng đã làm tròn tình hữu nghị với tư chất một đồ nhi chưa? Có câu nói là Trường Giang sóng sau xô sóng trước. Hiện nay trình độ tri thức đã nâng cao, cái gì cũng đòi hỏi chuyên nghiệp, cái gì cũng đòi hỏi có tài. Các tiền hiền Điểm Truyền Sư của các con còn nhiều chỗ thiếu xót hoặc có chỗ chưa bằng các con, cho nên xuất hiện một số âm thanh phàn nàn về sự kém cỏi bất tài của tiền hiền, và các con hờn dỗi mình vì sao lại được sắp xếp vào khu này? Thử hỏi nguyên nhân phàn nàn về những điều này là ở đâu ? Lẽ nào cha mẹ thuộc tầng lớp lao động không thể nuôi dạy một đứa con thiên tài sao? Lẽ nào cha mẹ nông dân không thể nuôi dưỡng ra một tiến sĩ sao? Tu Đạo ngày nay không phải là dựa vào danh tiếng và lợi ích của các vị tiền hiền để huyênh hoang khoe mình. Cái gì gọi là tối thượng của hiếu đạo? ( là lập thân hành Đạo, lưu danh hậu thế, mang lại tiếng thơm hiển vinh cho cha mẹ, đó là sự trả hiếu tối cao nhất ). Một người thật sự trưởng thành có tài năng, phải tự mình tạo ra những thành tích xuất sắc để hiển dương tiền hiền và đạo trường, để tiền hiền tự hào về họ. Biển cả rộng lớn như vậy, nhưng nguồn của nó có thể chẳng qua chỉ là một dòng nước nhỏ chạy vào. Nếu biển cả chê bai nguồn nước nhỏ, thì nó sẽ bị khô cạn trong ngày một ngày hai.

 

 (2) Tôn Trọng Thiên Mệnh : Đạo chơn Lý chơn Thiên Mệnh Chơn

 

Thiên mệnh là một dòng mạch chảy từ trên xuống cho đến điểm truyền sư và Điểm Truyền Sư đều rất có duyên với chúng ta. Điểm Truyền Sư chung sống với chúng ta và cùng nhau tu bàn Đạo, Người chắc chắn không phài muốn lãnh đạo hay kiểm soát chúng ta. Các Ngài đều là tuân theo minh mệnh của bề trên, chỉ thị của tiền nhân và các vị lãnh đạo để cùng chúng ta đi trên con đường tu bàn này, và cùng nhau nỗ lực hoàn thành sứ mệnh của chúng ta. Vì vậy Điểm Truyền Sư đối với chúng ta là 1 loại trách nhiệm, coi chúng ta như những thành viên trong gia đình, cùng nắm tay để tạo dựng thánh nghiệp bề trên.

 

Tục ngữ có câu: “Nữ vị duyệt kỉ giả dung ,Sĩ vị tri kỉ giả tử” ( có nghĩa là thiếu nữ vì người yêu mình mà trang điểm , Kẻ sĩ có thể vì tri kỉ mà vui lòng chết ) Vì vậy, bất kể Điểm Truyền Sư phải chăng lớn tuổi hơn chúng ta, hiểu biết nhiều hơn chúng ta hoặc có địa vị xã hội cao hơn chúng ta, hoặc thâm niên tu đạo lâu hơn chúng ta hay không, thì chúng ta đều phải kính trọng họ, bởi vì chúng ta không những tôn trọng thiên mệnh, mà còn phải cảm ơn vì ngài đã quan tâm đến chúng ta.

 

Kết Luận

 

Hoạt Phật Sư Tôn Từ Huấn

 

Nhịn một câu, gốc rễ thảm họa không thể nảy sanh.

Khoan dung một chút, chớ cùng người tranh cao thấp.

Nhẫn nại một chút, hố lửa hóa thành ao sen trắng.

Nhường một bước, bèn là con đường tu hành trên nhân gian.

 

Kiếp này may mắn, được nương tựa Thiên Ân Sư Đức, đắc được một chỉ điểm của Minh Sư, ngộ được căn bản,thì nên thật tốt tu bàn, tự giác giác tha. Muốn tế thế độ người, cứu vãn xã hội, trước tiên phải dùng thân thể hiện đạo mới có thể làm rung động lòng người. Muốn khuyên hóa chúng sanh thì nên nâng cao phẩm đức tu dưỡng của chính mình, đây là việc quan trọng không thể xem nhẹ.

 

HOẠT PHẬT SƯ TÔN TỪ BI

 

Luận binh trên giấy, đạo nơi cửa miệng, khó mà chân tu thực bàn!

Xảo trí đa mưu, đạo danh đạo quyền, khó mà chân tu thực bàn!

Tự cao tự đại, chuyên quyền tự phải, khó mà chân tu thực bàn!

Khôn khéo lươn lẹo, tình cảm riêng tư, khó mà chân tu thực bàn!

Bịp bợm ba phải, thông đồng sai trái, khó mà chân tu thực bàn!

Nhận lý không rõ, nhân sự thị phi, khó mà chân tu thực bàn!

Không học đạo nghĩa, chấp vào hình tướng, khó mà chân tu thực bàn!

Tự trói buộc mình, không chịu cầu tiến, khó mà chân tu thực bàn!

Tâm chuyển theo cảnh, lúc làm lúc nghỉ, khó mà chân tu thực bàn!

Qui giới không nghiêm, hư ở lỗi vặt, khó mà chân tu thực bàn!

 

 

Bài thi vô hình của ơn trên hễ khảo thì mới biết công phu tu hành của bản thân như thế nào ? Tu hành phải chân tu thật luyện rõ lý. Mình chẳng biết lúc nào sẽ tiếp nhận đề thi của ơn trên. Ở trong cuộc sống, chỗ nào cũng đều có rất nhiều những cạm bẫy. Hễ không cẩn thận thì sẽ giẫm vào danh lợi, so đo tính toán, oán hận ... đấy đều là những cạm bẫy. Rất nhiều người tu bàn đạo có lúc tiến, có lúc thối, tâm chí chẳng thể kiên định thì sao có thể đạt đến mục tiêu cuối cùng ? Muốn đạt đến mục tiêu cuối cùng thì nhất định phải " kiên trì ". 

Số lượt xem : 473