Thiên Ân Sư Đức Và Tôn Sư Trọng Đạo ( Lão Tiền Nhân )
Lão Tiền Nhân họ Hàn, tên húy là Ân Vinh, tự là Kiệt Khanh, hiệu là Vũ Lâm, lại có hiệu là Khiết Thanh, lúc về già tự hiệu là Bạch Thủy Lão Nhân, là người của trấn Phan Trang, huyện Ninh Hà, tỉnh Hà Bắc, sinh ra vào ngày 22 tháng 3 Thanh Quang Tự năm thứ 27 ( tây nguyên năm 1901 ) tuế thứ tân sửu, gặp đúng lúc những năm Canh Tý có sự biến, liên quân của 8 nước xâm chiếm, khu vực Kinh Tân gặp phải chiến loạn, vừa ra đời thì ngày kế lập tức do mẫu thân bồng đến nhà ông ngoại để tị nạn.
Từ nhỏ nhận được sự dạy bảo của ông ngoại, học thuộc thư sách, hiểu rõ lễ tiết, hiếu thuận với phụ mẫu, hữu ái với huynh đệ đã hình thành nên tính cách của người.
Người 8 tuổi thì nhập học biết chữ, thuộc lòng tứ thư ngũ kinh, lập chí noi theo Cổ Thánh Tiên Hiền. Đầu năm Dân Quốc, các cường quốc liên tục luân phiên xâm phạm, Lão Tiền Nhân cảm thấy vô cùng đau lòng đối với sự suy nhược bại yếu của Trung Quốc, bèn lập chí nghiên cứu ngành công nghiệp sản xuất, hy vọng để chấn hưng quốc uy, do đó năm 17 tuổi, người đến Thiên Tân, thông qua người giới thiệu đến xí nghiệp thương mại để công tác. Do hết sức trung thành, giữ vững cương vị nên nhận được sự tín nhiệm sâu sắc của chủ đầu tư, năm 20 tuổi thì được đề bạt làm giám đốc của xưởng nhuộm dệt Đại Đức Long, nghiên cứu tỉ mỉ kỹ thuật, nâng cao chất lượng, thương hiệu nổi trội, lại mở rộng xưởng gia tăng thêm sản xuất. Lúc người 26 tuổi, do tổng giám đốc qua đời, Lão Tiền Nhân lại được bổ nhiệm làm tổng giám đốc kiêm chức xưởng trưởng, thao trì mọi thứ, tất cả các sản phẩm chuyên tiêu thụ ở các khu vực Đông Bắc, cạnh tranh với hàng của Nhật; lúc này Nhật Bản vẫn chưa có người tạo tơ lụa, chỉ có Pháp, Italy sản xuất mà thôi, nhưng sự chuyên tinh hoàn mỹ của hàng vải lụa Đại Đức Long khiến cho người Nhật ngất ngây nể phục, bèn phái người đến xưởng dệt nhuộm Đại Đức Long để học tập.
Dân Quốc năm thứ 20 ( 1931 ) , gặp phải lúc mẫu thân qua đời, người cực kì ưu sầu đau đớn quá độ, lại thêm nghiệp vụ ngày càng nhiều mà trách nhiệm nặng nề suốt ngày đêm, cho đến tháng 7 năm thứ 27, người do làm việc vất vả quá độ trong thời gian dài nên sinh bệnh, thông qua chẩn đoán thì là bệnh phổi kỳ cuối, ho ra máu nghiêm trọng, tất cả các bác sĩ đều bó tay, tự mình cảm thấy chẳng còn hy vọng cầu mong sự sống sót nữa, may mà gặp được bác sĩ trung y là ông Tôn Lan Phương, khuyên rằng đi cầu đạo có thể tránh kiếp tị nạn, phùng hung hóa cát, bèn kỳ vọng khẩn cầu Tiên Phật, đồng ý đến phật đường của pháp tô giới địa để cầu đạo. Sau khi được điểm đạo, được các Tiền Hiền khai thị, nhưng mà thường đến phật đường tuy đi qua vài lần cũng chẳng thấy có ứng nghiệm nào, bệnh thể cũng chẳng thấy có chuyển biến tốt gì bèn cảm thấy chẳng có hứng thú.
“ Một miếng rau cúng, khởi tử hồi sinh, một phần bi nguyện, thủy chung chẳng đổi ”
Không lâu sau, ông Tôn và các vị thân hữu gợi ý đi Bắc Bình trị liệu, thông qua sự kiểm tra của bệnh viện Hiệp Hòa, bệnh phổi kỳ cuối chẳng cách nào chữa trị được, chỉ có thể tĩnh dưỡng. Đúng vào lúc đang ưu phiền, gặp được ông Cung Bành Linh ( dẫn bảo sư ) bàn đạo ở Bắc Bình giới thiệu đến một phật đường của Tây Thành để tạm trú dưỡng bệnh. Mười ngày sau, Cung Tiền Nhân nói rằng : “ có một cái lớp nghiên cứu hôm nay phải kết thúc, cậu có thể đi nghe, nếu thành tâm cảm động sự từ bi của tiên phật, có lẽ không chừng bệnh sẽ khỏi ”. Do vậy, Lão tiền Nhân bèn đã đi đến đó, ngày đó, được thầy Tế Công từ bi hiển hóa, cảnh tỉnh mê tân. Cuối cùng, lúc bế ban, thầy Hoạt Phật nói rằng : “ biểu hiện của các con rất tốt, mọi người các con thảy đều phát tâm nguyện, Lão Mẫu hoan hỷ, cho nên hôm nay Lão Mẫu từ bi, bất kể các con có bệnh gì, hãy thành tâm kính ý ăn đồ cúng để trước Lão Mẫu, trăm bệnh đều khỏi ”. Lão Tiền Nhân được cơ duyên này, nghe thấy liền vội vàng tiến về trước, dùng đũa gắp ăn một miếng rau, lúc ấy đúng vào mùa đông, đồ cúng vô cùng lạnh, vào miệng một cái ngay lập tức cảm thấy toàn thân lạnh buốt. Thầy Hoạt Phật lại nói : “ con thay ông trời bàn đạo, tai bệnh nho nhỏ chẳng là cái gì, chủ quyền mạng sống của con là ở ông trời, chết rồi còn có thể sống lại ”. Lão Tiền Nhân nghe lời này của thầy, trong lòng phát một thệ nguyện rằng : “ nếu bệnh khỏi rồi, toàn bộ sự nghiệp đều không làm nữa, nhà cũng chẳng cần, sẽ một lòng thay trời bàn đạo ”. Từ đấy người chẳng đến bệnh viện, thuốc cũng chẳng uống, nhưng điều áo diệu là bệnh thể ngày càng thấy chuyển biến tốt. Không bao lâu sau, bệnh chẳng thuốc mà tự khỏi.
Dân Quốc năm thứ 30, Lão Tiền Nhân lãnh thụ thiên mệnh làm Điểm Truyền Sư.
Lão Tiền Nhân phụng mệnh của Tôn Sư Mẫu đến Đài Loan khai hoang xiển đạo.
Tháng 5 năm thứ 36, Lão Tiền Nhân và mọi người nghiên cứu việc khai hoang, trước hết phái các vị Tiền Hiền như Lưu Chấn Khôi, Trương Ngọc Đài, Lí Ngọc Minh, Trần Hồng Trân, Hác Tấn Đức, Lưu Toàn Tường, Vương Liên Ngọc đến Đài Loan. Không bao lâu sau, do Sư Tôn về trời, đạo vụ của các nơi tạm ngưng, yên lặng nhẫn nại chờ đợi Sư Mẫu chỉ thị. Sau đó có người gợi ý đến Tây An khai hoang. Lão Tiền Nhân cũng đã điều phái Điểm Truyền Sư, bàn sự nhân viên, Tam Tài đến Tây An.
Dân quốc năm thứ 37 ( năm 1948 ) , Lão Tiền Nhân vốn dĩ ban đầu dự tính đến Tây An bàn đạo, lúc sắp đi thì từ biệt với Sư Mẫu, báo cáo với Sư Mẫu rằng : “ tất cả mọi thứ chuẩn bị đều đã vận đến Tây An rồi, người cũng đã đi rồi, tiền cũng đã đi rồi, qua vài hôm nữa đệ tử cũng phải đến đó. ”
Sư Mẫu nói rằng : “ Con chớ có đến Tây An, bởi vì danh tiếng của con quá lớn rồi, muốn đi phải càng xa càng tốt, sự đời sau này biến hóa vô thường, tốt nhất là con hãy đi về hướng đông nam để khai đạo, con hãy đi đài loan vậy ”, lại ban cho cái tên là “ Ân Vinh ”.
Lão Tiền Nhân đối với sự chỉ thị đột ngột như vậy thì nhất thời khó mà đón nhận được, vả lại đã có những người đến Đài Loan khai đạo vài lần, gặp phải đủ thứ những khốn khó, đều vô công mà về, do vậy mà trong lòng còn đang do dự. Sư Mẫu nhìn ra được tâm trạng của Lão Tiền Nhân, bèn nhấn mạnh rằng : “ Con đi Đài Loan khai đạo, 10 năm đầu nhất định là rất khốn khó, thế nhưng con phải nhẫn nại; 10 năm sau ta bảo đảm chắc với con rằng đại đạo sẽ hồng triển, nếu không phải là như vậy, thiên mệnh mà ta lãnh là có vấn đề ” . Lão Tiền Nhân nghe rồi bèn quỳ ngay tại chỗ tiếp nhận chỉ thị của Sư Mẫu. Lúc sắp đi, Lão Tiền Nhân chẳng dám nói với phu nhân của Lão Tiền Nhân rằng phải đến Đài Loan, bởi vì lúc bấy giờ chiến tranh hỗn loạn, hễ từ biệt một cái thì chẳng biết khi nào mới có thể lại tương phùng, chỉ còn cách bảo với phu nhân rằng đi vài hôm thì về. Phu nhân biết rằng Lão Tiền Nhân sắp đi xa, lại chẳng dám ngăn cản, chỉ còn cách khóc to vô cùng bi thống, thế nhưng Lão Tiền Nhân vẫn xách hành lí lên, dẫn theo đứa con trai, cũng chẳng quay đầu lại nhìn thì đã ra khỏi cửa nhà rồi. Sau sự việc ấy, có người hỏi Lão Tiền Nhân vì sao không quay đầu lại để nhìn mọi người, Lão Tiền Nhân bảo rằng loại tình cảnh ấy dù cho là người cứng rắn có trái tim sắt đá cũng đau lòng, thì ngài làm sao dám quay đầu lại đây ?
Lão Tiền Nhân bèn đem đạo vụ bàn giao dặn dò thỏa đáng; ngày 8 tháng 7 năm thứ 37 vượt biển đến Đài Loan. Những vị Tiền Nhân trước sau kế tiếp nhau đến Đài Loan còn có Kì Ngọc Dong, Trần Hồng Trân ( lần trước đến Đài Loan nửa năm, do bệnh mà quay trở về lại Thiên Tân, đây là lần thứ 2 đến Đài Loan ), Lưu Học Côn, Trần Tuấn Thanh và Tam Tài.
Trước hết là mua nhà tại Đài Bắc, do ngôn ngữ chẳng thông, việc khai hoang xiển đạo bị gặp khó khăn trở ngại.
Năm Dân Quốc thứ 38 ( năm 1949 ) chính cục ( tình hình chính trị ) đã diễn ra sự thay đổi cực lớn, Đại Lục bị chiếm đóng, hải hạp lưỡng ngạn ( hai bờ eo biển Đại Lục Đài Loan ) bị phân trị chia cắt, tin tức chẳng thông, kinh tế bị cắt đứt giữa chừng, đài tệ lại bị mất giá, 4 vạn đài tệ cũ chỉ đổi được 1 đồng đài tệ mới, cuộc sống đột nhiên lập tức rơi vào cảnh khốn cùng, nhưng vẫn chẳng từ gian khổ vất vả, tích cực khai hoang; lại dưới sự dẫn dắt của ông Lí Thanh Hạ đã mua cửa hàng chụp ảnh Thanh Niên ở Đẩu Lục, thành lập Phật Đường.
Dân Quốc năm thứ 39 ( năm 1950 ) tại Đài Bắc Lão Tiền Nhân dẫn dắt lãnh đạo mọi người thiết lập công ty thương mại Đồng Đức, đặt hóa đơn, làm mua bán, khuân hàng hóa, ban ngày ép mì sợi để kiếm kế sinh nhai, ban đêm thì bàn đạo, do làm việc cực nhọc vất vả quá độ mà đã mắc phải bệnh. Vì làm việc vất vả mệt nhọc quá mức nên bị viêm màng phổi, tình hình nguy cấp, mọi người khấu cầu Lão Mẫu từ bi ban thêm tuổi thọ, và phát tâm trợ đạo khai hoang, trợ in nghìn bộ “ Đào Viên Minh Thánh Kinh ” để liễu nguyện, bệnh tình bắt đầu dần dần chuyển biến sang hướng tốt. Từ sau đó trở đi Lão Tiền Nhân cả đời cung tụng kinh Minh Thánh chưa từng gián đoạn.
Dân quốc năm thứ 40 ( năm 1951 ) lại bị đại khảo liên lụy, quan khảo càng thêm nghiêm trọng. Hác Kim Doanh, Trần Đại Cô, Triệu Đại Cô, Trương Ngọc Đài, Lưu Nhạn Tân gặp phải tai kiếp lao ngục, bị quan phủ bắt giữ, chịu quân pháp giam cầm 3 tháng ( quân pháp : pháp luật mà dùng để chuyên trị những quân nhân phạm tội ) . Lão Tiền Nhân đi ra bên ngoài chẳng bị tạm giam. Lão Tiền Nhân sau khi trở về biết tin, vì muốn cứu mọi người nên cũng tự động đi đầu thú, bị chuyển đến chỗ quân pháp của Đài Bắc, bị giam giữ 12 ngày, đủ hiển hiện ra Lão Tiền Nhân là người thanh bạch lỗi lạc, tinh thần vì đạo quên thân, chẳng sợ mọi khổ nạn dày vò. May thay tiên phật từ bi âm thầm xoay chuyển mới có thể bình an vô sự được thả về.
Lão Tiền Nhân được một điều lành thì khư khư ôm vào lòng mà chẳng để mất, lập chí hướng lớn, phát nguyện lực lớn, giữ lấy cái tâm xích tử sơ phát ban đầu, dùng tinh thần đại vô úy, trung thật tuân theo những lời chỉ dạy của Sư Tôn Sư Mẫu, hành đạo hơn 60 năm, dùng đức hạnh cảm hóa dẫn dắt mọi người, rộng bố thánh đức của Sư Tôn Sư Mẫu khắp bốn biển.
Lão Tiền Nhân cả đời lấy việc hành đạo cứu đời làm chí hướng, lấy tinh thần đạo hóa sinh hoạt, dẫn dắt đề xướng hiếu đạo làm nguyện vọng vĩ đại.
Lão Tiền Nhân đến Đài Loan hơn 40 năm, giảng đạo đức thuyết nhân nghĩa, độ hóa người đời, có thể nói là đếm kể không xuể, không biết là đã độ hóa biết bao nhiêu gia đình tu đạo, người người đều đang tu thân, người người đều đang tề gia ( sửa trị nhà khiến cho các thành viên trong nhà thân ái hòa nhã ) , đều đang giúp đỡ an định xã hội. Từ đây có thể thấy đức hạnh của Lão Tiền Nhân chúng ta vĩ đại biết bao; thứ tinh thần này của Lão Tiền Nhân đáng để cho mỗi một người hậu học chúng ta học tập noi theo biết bao.
Lão Tiền Nhân cả đời phổ biến truyền bá thi hành tư tưởng nho gia.
Dân Quốc năm thứ 68, Lão Tiền Nhân tại Tây Loa sáng lập ra trại trẻ mồ côi Tín Nghĩa, thành lập Phật Đường Tín Nghĩa, tạo phúc cho cộng đồng quần chúng, hồi báo cho xã hội.
Năm thứ 70 ( 1981 ), Lão Tiền Nhân tại Lí Ngư Đàm Bạn thuộc Phổ Lí mua được vài khu đồi, thiết lập Ngôi Nhà Nhân Ái Quang Minh, biểu lộ đầy đủ trọn vẹn tinh thần “ Ta kính trọng bậc cha mẹ ta, cũng kính trọng các bậc cha mẹ của mọi người ; Ta yêu thương con em ta, cũng yêu thương con em của mọi người ” .
Lão Tiền Nhân xưa nay vẫn cứ xem chúng sanh như con cái của mình vậy, xem đạo trường như là ngôi nhà của chúng sanh, do đó bất kể là thiên chức của đối tượng mà mình tiếp đãi cao hay thấp, số người nhiều hay ít, ngài vẫn cứ dốc lòng thành khẩn chân thành, khiến cho người ta cảm thấy được rằng quay về phật đường chính là quay về đến ngôi nhà của Lão Mẫu, ngôi nhà của chính mình.
Lão Tiền Nhân trân trọng yêu quý cái phước
Quần áo, vớ của Lão Tiền Nhân hễ mặc đều vài năm, rách rồi thì lại vá, vá đến không thể vá được nữa thì mới vứt bỏ đi, thế nhưng mỗi khi gặp phải ngày nghỉ hoặc khi có khách đến thăm, Lão Tiền Nhân nhất định mặc những bộ quần áo khá mới, bởi vì ngài sợ các đạo thân nhìn thấy quần áo của ngài đã cũ rồi lại mua cái mới để tặng ngài, cho nên quần áo của Lão Tiền Nhân những bộ có lịch sử 20, 30 năm thì vẫn chẳng có gì là lạ; Lão Tiền Nhân vẫn cứ hay nói rằng quần áo của chúng ta là do giặt rửa hư chớ chẳng phải là mặc hư đâu.
Bồn rửa tay ở Phúc Sơn của Lão Tiền Nhân : ống nước chẳng phải là tiếp đến cống rãnh, mà là tiếp đến xô nước. Nước đã dùng để rửa tay xong chảy đến xô nước vẫn có thể dùng tưới hoa, vẩy nước.
Có một lần Lão Tiền Nhân đến nhà bếp, nhìn thấy đạo thân bào bỏ phần da của dưa leo, Lão Tiền Nhân nhìn thấy rồi bèn cảm thấy rất đáng tiếc, thuận tay cầm lên, xử lí một cái thì đã thành một món ăn; trên bàn ăn mọi người cứ khen món ấy rất ngon, hỏi ra mới biết là phần da của dưa leo bị vứt đi, qua tay của Lão Tiền Nhân thì đã trở thành một món ăn ngon.
Lão Tiền Nhân dùng giấy xưa nay vẫn cứ rất tiết kiệm, giấy để luyện chữ thì khuôn ô lớn viết xong rồi thì viết khuôn ô nhỏ, nhất định phải điền chữ đầy cả tờ giấy rồi mới cẩn thận cất đi; do bởi Lão Tiền Nhân yêu quý giấy như vậy, cho nên ngay đến Tam Tài luyện chữ cũng đều học tập sự tiết kiệm của Lão Tiền Nhân.
Lão Tiền Nhân học mà chẳng ngán, dạy mà chẳng mỏi – mỗi ngày đều giảng đạo đức nói nhân nghĩa, có thể nói là “ ngày ra ngàn lời ” .
Sư Tôn đã từng bàn giao dặn dò ngài rằng : “ Chân của con đứng thì miệng phải động, miệng chẳng động thì chân phải động ” , Lão Tiền Nhân cả đời phụng hành, do đó Lão Tiền Nhân nhìn thấy đạo thân thì nhất định đích thân từ bi. Có một lần nọ Lão Tiền Nhân nói giảng từ sáng đến tối, miệng đều rách rồi, sưng cả rồi, lại có một nhóm đạo thân đến nữa, Điểm Truyền Sư muốn Lão Tiền Nhân nghỉ ngơi, Lão Tiền Nhân kiên trì tự mình tiếp tục từ bi; đợi đến sau khi đã đưa tiễn xong nhóm đạo thân cuối cùng, Lão Tiền Nhân nói đùa rằng : “ tôi rốt cuộc cũng biết là thầy mệt chết như thế nào rồi ” .
Đại hiếu nhớ nghĩ đến cha mẹ, cả đời chẳng tổ chức ngày sinh nhật cho mình.
Lão Tiền Nhân cả đời kiên trì chẳng làm sinh nhật ( gặp đúng lúc những năm Canh Tý có sự biến, liên quân của 8 nước xâm chiến, khu vực Kinh Tân gặp phải chiến loạn, vừa ra đời thì ngày kế lập tức do mẫu thân bồng đến nhà ông ngoại để tị nạn ) , do vậy mỗi năm vào ngày 22 tháng 3, ngài đều gọi là ngày Mẫu Nạn, ngài đều một mình thầm lặng ở trong phòng phản tỉnh, sám hối, cảm ân, tưởng nhớ.
Phụ thân của ngài được Lão Mẫu sắc phong làm “ Phúc Đức Đại Tiên ”, Mẫu thân ngài được sắc phong làm “ Ngộ Chơn Đại Tiên ” .
Noi theo Khổng Thánh, chu du liệt quốc
Lão Tiền Nhân 82 tuổi phát tâm đến Mĩ khai hoang, trước sau đã từng đến qua Nhật bản 8 lần, nước Mĩ 3 lần, Thái Lan, Singapore, Mã Lai, Hồng Kong, Ma Cao, Indonesia, Mauritius, Đại Lục, giống như đức Khổng Tủ chu du liệt quốc, vì cứu độ chúng sanh mà bôn ba khắp nơi, bất chấp mọi gian khổ vất vả mệt nhọc, lập ra kỉ lục cao tuổi 94 vẫn ngồi máy bay bay đến Mauritius bàn đạo, 90 tuổi vẫn đến Mĩ.
Lão Tiền Nhân tôn sư trọng đạo, thường mang trong lòng sự cảm ân.
Dân quốc năm thứ 37 dựa vào một câu nói của Sư Mẫu “ trong vòng 10 năm đạo bàn chẳng mở rộng được thì con hãy quay về bảo với ta, thiên mệnh của ta là giả đấy ” mà đến Đài Loan.
Lão Tiền Nhân nói rằng : “ có nằm mơ cũng chẳng ngờ đến Đài Loan đã 45 năm rồi, ngồi trong nhà lao cũng đã hai lần rồi, lần thứ nhất 12 ngày, lần thứ 2 thì 7 ngày, chỗ quân pháp cũng phán bản án tù, cũng lưu lại nửa đêm ở cục cảnh sát Đài Trung, chân ngã gãy rồi đã từng một lần ngồi qua xe cứu thương, đào rút phân, tẩy dọn cống rãnh, xây nhà, ép mì sợi, chẻ củi, làm sốt tương chao ớt, trồng rau, việc gì cũng đều đã làm qua rồi, càng chẳng ngờ đến việc đạo trường có thể phổ biến khắp các nước, nay ngờ đâu lại còn có thể đến Mĩ, thật chẳng thể nghĩ bàn. ”
Ghi chú :
( quân pháp : luật quân sự áp đặt lên một đất nước đang có biến loạn; tình trạng thiết quân luật, pháp luật chuyên trị các quân nhân phạm tội )
Sự khẳng định của các phía, liên tục nhận thưởng
Dân quốc năm thứ 81 ngày mồng 3 tháng 12, ngài đến Thái Lan; chủ trì lễ hoàn công Khổng Miếu tại tỉnh Suratthani của Thái Lan. Ngày 13 tháng 12 lãnh nhận sự khen thưởng phát tặng huân chưởng của Hội Trưởng Hội Phúc Lợi Xã Hội Hoàng Gia Thái Lan và Bộ Trưởng Giáo Dục, và được Thiên Hoàng của Thái Lan tiếp kiến.
Dân quốc năm thứ 82, Lão Tiền Nhân giành được huy chương “ Hoa Hạ Nhất Đẳng ” ( Hoa Hạ : tự xưng của Hán tộc thời cổ đại, Trung Quốc, Trung Nguyên ).
Khiêm xung tự mục, dĩ thân thị đạo
( làm người xử sự khiêm tốn hòa nhã nhún nhường để nuôi dưỡng đức hạnh của mình, lấy thân mình làm gương )
Lão Tiền Nhân cả đời hy sinh phụng hiến, Tiên Phật mượn khiếu đã từng phê rằng : “Nhất đại tông sư” ( vị thầy đáng tôn kính của cả thế hệ đương đại ) , “Kim Thế Khổng Tử” ( Khổng Tử đời nay ) , “Nhất Đại Thánh Nhân” ( vị Thánh Nhân của cả thế hệ đương đại ) , “Hoạt Phật tại thế” khẳng định ngài, thế nhưng ngài lại cứ khiêm tốn chỉ thị rằng nếu muốn in thì cũng hãy đợi sau khi ngài đã qua đời rồi thì hãy in.
Lão Tiền Nhân quy không vào năm dân quốc thứ 84 ( năm 1995 ) ngày 26 tháng 1 âm lịch giờ Tí, hưởng thọ 95 tuổi, cả đời hy sinh phụng hiến vì đạo, cả đời phụng hành tư tưởng Nho gia, vô số chúng sanh chẳng phân quốc tịch, chủng tộc, thảy đều chịu nhờ ân trạch ấy, đảng chính các giới, trong nước ngoài nước khẳng định biểu dương tinh thần ấy. Lão Mẫu sắc phong làm “ Bạch Thủy Thánh Đế ” “ thị chơn phật chỉ luận gia thường ” .
Nguyện lập : “ gánh kiếp cứu đời, vô thủy vô chung ”
Di ngôn : “ chỉ cần kế thừa tiếp tục chí hướng của ta, hà tất phải cầu ở thân ta ”
Số lượt xem : 2003