BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tận Trung ( Từ huấn của Bất Hưu Tức Bồ Tát )

Tác giả liangfulai on 2024-02-16 21:06:18
/Tận Trung ( Từ huấn của Bất Hưu Tức Bồ Tát )

Tinh Thần Tu Bàn của Tiền Nhân - Tận Trung 

( Từ huấn của Bất Hưu Tức Bồ Tát ) 

 

Kiếp này ta tu bàn kiên trì mang cái Thánh tâm của Sư Tôn, Sư Mẫu, Lão Tin Nhân, kiên trì mang tinh thần trung nghĩa, tận trung đối với đạo trường đđạt Thiên Tâm. Vậy nên các vị Điểm Truyền Sư nhóm phụ trách, các vị đã ở trong đạo vụ trung tâm thay ta trông coi cái nhà này, thì các vị phải toàn tâm, Thiên tâm, không được phân tâm, vì việc phàm mà phân tán đạo tâm.



Phân tán đạo tâm rồi thì chẳng thể chuyên nhất vì cái thánh nghiệp Sùng Đức to lớn lâu dài này. Các vị nếu như nghe hiểu lời ta nói thì nên chân thành tha thiết, hiểu biết rõ ràng mà nỗ lực thực hành.

Lời bàn :   

 

 

 

Vậy nên tinh thần trung nghĩa là lý niệm tu bàn thiết yếu mà mỗi một người sùng Đức từ trên xuống dưới cần có, chng được dao động thay đổi.

Lại nữa, trung với chúng sinh, trung với đồng tu, với hậu học, với đạo trường trong nước, với đạo trường ngoài nước. Phải có thể giúp đỡ kẻ yếu và những người gp khốn khó, bất luận bao xa, bất luận khó giao tiếp đến đâu đi chăng nữa thì đều phải kiên trì chịu khó, nhẫn nại, thật tốt mà đi chỉ đạo hướng dẫn, giúp đỡ, phối hợp hài hòa thích đáng.

 

 

 

Trung với Tổ Sư, trung với Sư Tôn, trung với Sư Mẫu, trung với Lão Tiền Nhân. Một đường kim tuyến này không được có sai lệch, cũng có nghĩa là lý niệm phải đúng đắn, không được do bởi sự tề phát của các tôn giáo bên ngoài mà các vị có những cách bàn  biến thông linh hoạt  ( biến thông linh hoạt nghĩa là dựa theo tình hình khác nhau, thay đổi một cách vô nguyên tắc), làm thay đổi cái đạo một mạch tương truyn này, cái căn bản gốc rễ tu đạo này. Vậy nên phải khéo giữ lấy cái tâm ấy.

Trung tâm đạo vụ Phát Nhất Sùng Đức ngày 28/1/2012.

Lời Bàn :  Tu đạo không rời gốc rễ là tâm tánh. Ngũ tổ Hoằng Nhẫn nói " chẳng biết bổn tâm thì học pháp vô ích. " Xa rời gốc rễ là chơn tâm Phật tánh thì thành tả đạo bàng môn, xa lìa đạo, tức chẳng thể chứng đạo.

Bàn đạo ko rời gốc rễ là đạo thống kim tuyến, từ các đời tổ truyền thừa xuống đến Điểm Truyền Sư trực thuộc cùng dẫn sư đã dẫn độ.

Nếu rời đạo thống kim tuyến, loạn đạo thống kim tuyến tức bỏ gốc tìm ngọn, ví như xây nhà trên ngọn cây, trông chẳng ra cái nhà, như lập gia đình có con có cháu mà chẳng có gốc tổ tiên, như rời bỏ cha mẹ ruột rà mà đi nhận người khác làm cha mẹ vậy, con cháu sau này chẳng biết gốc cội thật ở đâu.

Tu bàn đạo nếu rời bỏ gốc rễ, rốt cuộc vẫn chẳng thể nào về cội nhận Mẫu bởi chẳng khế hợp với Đạo, bèn rơi vào cái phước báo nhân thiên mà thôi. Bởi thế mà huấn văn của Tiên Phật thường nhắc đến tinh thần trung nghĩa. Hễ đã có tinh thần trung nghĩa tức chẳng xa lìa gốc cội, thì chẳng sai lệch với Đạo.

 

 

前人修辦精神-盡忠

 

我這一生修辦,秉持著師尊、師母、老前人之聖心,秉持著忠義精神,對道場盡忠,以達天心。所以負責群點傳師們,你們已經在道務中心,替我看這個家,你們要全心、天心,不能分心。為了凡事,分了道心,分了道心後,你不能專一為崇德這可大可久的聖業。你們若是明白聽懂我的話,就應該要真切、真知力行。

所以,忠義精神是上上下下,每一個崇德人必備的修辦理念,是不容許有所改變動搖。 再來忠於眾生,對同修、對後學,對國內道場、對國外道場,要能濟弱扶傾,無論多遠處,無論多難溝通,都要秉持耐煩、耐力,好好去輔導、幫助、協調。

忠於祖師、忠於師尊、忠於師母、忠於老前人,這一條金線不可有偏差,也就是說理念要正確,不可因外在宗教之齊發,你們有了變通辦道方法,而卻改變了這一脈相傳之道、修道之根本,所以要善護其心。

Số lượt xem : 982