BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tam quy y

Tác giả liangfulai on 2022-06-24 19:53:28
/Tam quy y

 

1. Quy y Phật ( giác ngộ bổn tánh ) :  Bổn tánh của con người khởi đầu là Phật tánh, chúng ta phải quay ngược khôi phục lại bổn lai diện mục ( mặt ban đầu vốn có ),quay lại  bản tánh bình dị chân thật, phải trừ bỏ thất tình lục dục và tham sân si …

 

2. Quy y Pháp ( tâm chánh ) :   Thể tâm vô thiện vô ác,  một ngày phản tỉnh lấy tâm của mình 3 lần, thì là có thể hồi quang phản chiếu, quay về bổn tâm.

 

3. Quy y Tăng ( tịnh thân ) :  trai giới thanh tịnh, giới trừ sát, đạo, dâm, vọng, rượu, khôi phục lại Thân Bồ Đề chánh đẳng chánh giác.


Do vậy :

Quy y Phật nghĩa là Giác, ứng hiện lương tâm của phật, làm công việc của phật, đấy là quy y tự tánh Phật;

Quy y pháp, nghĩa là Chánh, là là chân lý vô cực rời khỏi tất cả hình tướng ngôn ngữ, khi không chấp tướng, vô vi mà làm, đấy chính là quy y pháp của tự tánh;

Quy y tăng nghĩa là không rời khỏi quy giới, nên vĩnh viễn gìn giữ xích tử chi tâm ( cái tâm hài nhi ), đấy chính là quy y tăng của tự tánh,

Cho nên quy y tam bảo chính là quy y tam bảo tự tánh, nếu có thể dựa vào tam bảo tự tánh này mà siêng năng tu trì, phật tánh quang minh, thì có thể liễu thoát luân hồi, bước lên được bờ bên kia.

 

VÔ TƯỚNG TAM QUY Y GIỚI

(Trích lược từ Phẩm Sám Hối Thứ Sáu trong Pháp Bảo Đàn Kinh)

 

Khuyên các thiện tri thức, nên QUY Y TỰ TÁNH TAM BẢO: Phật tức là GIÁC, Pháp tức là CHÁNH, Tăng tức là TỊNH.

Tự tâm quy y GIÁC thì tà mê chẳng sanh, thiểu dục tri túc, hay lià tài sắc, gọi là LƯỠNG TÚC TÔN.

Tự tâm quy y CHÁNH, niệm niệm chẳng tà kiến, vì chẳng tà kiến nên chẳng có nhơn ngã, cống cao, tham ái, chấp trước, gọi là LY Dục TÔN.

Tự tâm quy y TỊNH, tự tánh đối với tất cả cảnh giới trần lao ái dục đều chẳng nhiễm trước, gọi là CHÚNG TRUNG TÔN. Nếu tu hạnh này là tự quy y.

Phàm phu chẳng hiểu, từ sáng đến tối thọ tam quy y, nếu nói quy y Phật, Phật ở chỗ nào?

Nếu chẳng thấy Phật thì dựa vào đâu mà quy y? Nói lại thành vọng. Thiện tri thức, mọi người hãy xem xét kỹ, chớ lầm dụng tâm, trong Kinh rõ ràng nói là quy y tự tánh Phật, chẳng có nói quy y tha Phật. Tự tánh Phật, chẳng quy y thì đâu còn chỗ nào để quy y nữa! Nay đã tự ngộ, mỗi mỗi đều phải quy y TỰ TÁNH TAM BẢO, bên trong tự sửa tâm tánh, bên ngoài kính mến mọi người, tức là TỰ QUY Y vậy. ”

Thời cổ xưa, người ta nói tam bảo thì nói phật, pháp, tăng. Thời cổ xưa, cách nói này mọi người không phát sinh sự hiểu lầm. Chúng ta bây giờ nên nói Giác Chánh Tịnh. Vì sao vậy ? Nói Phật Pháp Tăng rất dễ dẫn đến hiểu lầm. Phật Pháp từ xưa lưu truyền đến nay đã có hơn 2500 năm, đời đời tương truyền, tránh không khỏi có một số những tri kiến không chính xác pha tạp vào trong đó, giải thích sai ý nghĩa thật của tam quy y, như câu mà người trung quốc thường nói : “ lấy lỗi truyền lỗi ” ( tiếp tục truyền bá phổ biến xuống những thông tin không chính xác )

 

“ Pháp Bảo Đàn Kinh ” là trứ tác của đời Đường, cách nay khoảng 1300 năm. Trong “ Pháp Bảo Đàn Kinh ”, Huệ Năng Đại Sư truyền thụ Tam Quy, những lời tuyên thệ của ngài là “ Quy y giác, quy y chánh, quy y tịnh ”. Sau đó ngài giải thích Phật tức là GIÁC, Pháp tức là CHÁNH, Tăng tức là TỊNH, chứ ngài không dùng “ quy y phật ”, “ quy y pháp ”, “ quy y tăng ”. Điều này khiến cho chúng ta liên tưởng từ sớm vào triều đại nhà Đường đại khái đã có rất nhiều người hiểu lầm ý nghĩa của quy y tam bảo. Nếu không có người hiểu lầm, Lục Tổ Đại Sư lại hà tất dùng cách nói này ! tất nhiên là đã có rất nhiều người hiểu lầm rồi. Một nghìn ba trăm năm trước nói “ quy y phật ”, “ quy y pháp ”, “ quy y tăng ” thì đã có người sản sinh sự hiểu lầm rồi, huống hồ lại trải qua 1300 năm, hôm nay nói tam quy y, khó trách mọi người hiểu sai ý nghĩa của nó.

 

Vì sao mọi người đều nói phật pháp tăng, ngài Lục Tổ Huệ Năng lại nói là Giác, Chánh, Tịnh ? Chúng ta biết một nguyên tắc rằng : Phật, Bồ Tát, Tổ Sư Đại Đức thuyết pháp, chẳng có cái nào không phải là thường thuận theo chúng sanh; phải thường thuận theo căn tánh của họ, trình độ của họ, những phong tục và truyền thống lưu hành phổ biến nhất thời của xã hội lúc bấy giờ. Có lẽ lúc bấy giờ, mọi người nói Phật pháp tăng đã có sự hiểu lầm rồi.

Quy y phật : cái gì là phật ? nhìn thấy những tượng phật bằng gỗ hoặc đất sét điêu khắc là phật.

Quy y pháp : pháp là kinh điển.

Quy y tăng : tăng là người xuất gia, vậy là đã chấp trước cái tướng này rồi.

Cho nên, ngài Lục Tổ Huệ Năng nói ý nghĩa của phật pháp tăng : phật nghĩa là giác ngộ; pháp là chánh tri chánh kiến; tăng là thanh tịnh chẳng nhiễm, giải thích như vậy thì mọi người sẽ không bị mê hoặc. Phật pháp truyền đến nay, chúng ta nói phật pháp tăng, quả thật là đã mê hoặc chấp trước tướng rồi. Việc này bây giờ rất phổ biến.


Pháp sư Tịnh Không cũng nói rằng :

Bình thường truyền thụ tam quy đều là quy y phật, quy y pháp, quy y tăng, chẳng có nói đến Giác Chánh Tịnh. Phật Pháp là vào thời đại Đông Hán truyền đến, đến lúc Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng xuất thế thì đã gần 1000 năm, việc truyền phật pháp đại khái đã nảy sinh vấn đề rồi. Người bình thường nhắc đến Phật pháp tăng thì sẽ nghĩ đến những tượng phật dùng gỗ, đất sét điêu khắc, kinh điển, người xuất gia, vậy thì sản sinh ra sự hiểu lầm vô cùng lớn. Ba cái này, sau khi phật diệt độ gọi là trụ trì tam bảo. Đó là để biểu pháp, là hình tượng.

Nhìn thấy tượng phật thì phải nghĩ đến Giác chứ chẳng mê, nghĩ đến phải quy y Giác của tự tánh, phải học Phật Bồ Tát, khi lục căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần không phân biệt, không chấp trước, không khởi tâm, không động niệm. Nhìn thấy tượng phật thì tự nhiên nhắc nhở bản thân.

Nhìn thấy kinh sách thì nghĩ đến Chánh chứ không tà, chánh tri chánh kiến.

Nhìn thấy người xuất gia, bất kể là lớn hay nhỏ, là nam hay nữ, bèn nhanh chóng nghĩ đến lục căn thanh tịnh, nhất trần bất nhiễm, sẽ nghĩ đến bản thân phải tu tâm thanh tịnh

Quy y tam bảo chính là quy y giác, chánh, tịnh. Giác chứ không mê, chánh chứ không tà, tịnh chứ không nhiễm. Thường bảo vệ gìn giữ cái tâm thanh tịnh của mình ! Tâm thanh tịnh chính là giác tâm, nghĩa là giác ngộ, chính là chánh tri chánh kiến. Cho nên, giác, chánh, tịnh thật ra là một mà ba, ba mà một, đều là chỉ chân tâm bổn tánh của chúng ta. ”

 

Các loại tam bảo : có thể chia làm 3 loại

1. Hóa tướng tam bảo :

Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi thành đạo, tại Lộc Dã Uyển ( Migadāya ), nghĩa là Vườn nai, chuyển bánh xe pháp đầu tiên, trước tiên thuyết về Tứ Thánh đế cho 5 anh em Kiều Trần Như. Lúc bấy giờ Phật Thích Ca Mâu Ni là phật bảo, Tứ Đế, Bát chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên .vv là pháp bảo; năm anh em Kiều Trần Như và những vị thánh đệ tử xuất gia tu hành đệ tử của Phật gọi là Tăng bảo, đây đều là những tướng trạng về Tam Bảo khi Phật còn tại thế đã ứng hóa ra nên gọi là hóa tướng Tam Bảo.

 

2. Trụ trì tam bảo :

Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập diệt, tuy rằng không thấy được Kim thân của Phật, nhưng vẫn có thể thấy được các tượng phật bằng ngọc ngà chấu báu, tượng đắp, tượng điêu khắc, tượng vẽ, đấy chính là trụ trì phật bảo. Tất cả mọi giáo pháp mà Phật Đà lưu truyền cho chúng sanh, chia làm Tam Tạng - Kinh, Luật, Luận. Tam Tạng này gọi là trụ trì pháp bảo. Tất cả những vị tăng xuất gia dựa theo những giáo huấn của Như lai, nghiêm trì tịnh giới, gọi là trụ trì tam tăng bảo. Hiện nay tam bảo – tượng phật, kinh điển tam tạng và chúng tăng nhìn thấy được gọi là trụ trì tam bảo.

 

3. Tự tánh tam bảo

“ Giác, Chánh, Tịnh ” tức là tự tánh tam bảo. Quy y tự tánh tam bảo thì chân tâm diệu minh thường tự hiển hiện ra trước mắt, tức đắc vô lượng công đức tự tánh thanh tịnh của chánh niệm, chánh định.

Người học phật nên học tập hành nghi của Phật Đà, phụng hành những giáo pháp của Phật, cung kính tam bảo, mượn việc quy y tam bảo trên sự tướng, sau đó tiếp tục tiến đến thêm một bước khải phát tự tánh tam bảo mới là đích đến cuối cùng của quy y tam bảo.

 

     Quy y chơn phật ( Pháp Bảo Đàn Kinh - phẩm sám hối thứ 6 )

 

Thiện tri thức, tự tâm quy y tự tánh tức là quy y CHƠN PHẬT. Tự Quy Y tức là trong tự tánh trừ sạch những tâm bất thiện, tâm ganh tỵ, tâm quanh co, tâm chấp ngã, tâm cuồng vọng, tâm khinh mạn, tâm tà kiến, tâm cống cao và tất cả những hạnh bất thiện. Thường tự thấy lỗi mình, chẳng nói tốt xấu của người, ấy là TỰ QUY Y. Thường phải hạ mình, cung kính mọi người, tức là KIẾN TÁNH, thông đạt chẳng còn trệ ngại, ấy là TỰ QUY Y.

Số lượt xem : 1814