BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tâm Niệm Tạo Nhân Quả (Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Tác giả liangfulai on 2022-04-25 18:43:41
/Tâm Niệm Tạo Nhân Quả (Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Con người hễ động niệm, bất kể là thiện niệm hay ác niệm, đều sẽ nhận được sự cảm ứng của ông trời. Những nhân quả của chúng ta chính là từ động niệm mà đến, vậy nên phải cẩn thận những niệm đầu của chúng ta, phải biết rằng tâm có thể tạo thiên đường, tâm có thể xuống địa ngục, tâm có thể thành Phật tổ, tâm cũng có thể thành Ma đầu.


 

Lúc tịnh xuống, trong tâm chớ có nghĩ ngợi bậy bạ, nghĩ nhiều sẽ làm tổn thương đến tinh thần. Khi con có rất nhiều những niệm đầu, rất nhiều những tư tưởng, rất nhiều những suy nghĩ bất bình mà khiến cho linh của con chẳng cách nào bình tĩnh được, đấy đều là do nghiệp lực đang quấy nhiễu lôi kéo. Vì sao mà người khác đều tịnh xuống được, còn mình thì lại không tịnh được, đấy chính là do nghiệp lực của bản thân, nghiệp thức đang hiển hiện ra.

 

Mỗi một người chúng ta đều có lí tưởng, trí tuệ, thế nhưng mà dục vọng thì lại cứ thường dẫn sáu tên trộm vào công kích tâm đấy, tâm bèn sẽ bị ảnh hưởng, tâm viên ý mã thì không tốt đâu ! Con có hai lòng thì có vọng tâm, có vọng tâm thì có lòng tham muốn, có lòng tham muốn thì sẽ sản sinh vô cùng vô số các tâm. Con chẳng rõ đạo lí thì con ở nhân gian bèn vĩnh viễn đều đang bận lòng lao phí tâm sức tinh thần, nhân gian có những việc mà bận lòng mãi không xong đấy !

 

Tâm niệm của con người quan trọng biết bao ! Một người nếu như thường ở trong những nỗi lo lắng ưu sầu bất an thì người ấy làm việc bèn chẳng thể bình thuận, hiểu không ?

Niệm đầu của một người có thể ảnh hưởng đến sự thành bại của cả đời của người ấy. Thông thường thì một người từ nhỏ chịu sự ảnh hưởng của môi trường hoàn cảnh như thế nào thì sẽ có những niệm đầu như thế nấy, mà những niệm đầu không tốt sẽ trở thành cái bóng ám ảnh của người ấy sau khi trưởng thành lớn lên, những niệm đầu tốt thì sẽ trở thành nền tảng thành công của người ấy sau khi trưởng thành. Trong tâm của chúng ta nếu như có bất cứ những cái bóng ám ảnh nào thì phải nhanh chóng mà quét trừ sạch, bởi vì những cái bóng ám ảnh này sẽ làm nhiễu loạn tâm của mình; vậy nên tâm người rất khó mài giũa rèn luyện. Có người bị người ta mắng, bị sỉ nhục, không được tôn trọng mà có thể cười cho qua chuyện, cũng có người vốn dĩ chẳng ai mắng chửi anh ta, cũng chẳng có xem thường anh ta, chỉ là giống như có chút không thân thiết với anh ta thôi thì anh ta bèn hoài nghi, thường hay đa tâm, nghi ngờ nhiều, bèn chẳng tin tưởng người khác, bất cứ ai cũng đều bị anh ta tẩy xoá sạch, bất kể người ta làm tốt như thế nào đều chẳng cách nào bù đắp, người như thế chính là tự tìm phiền não đấy !

 

Chớ có kết oán với người ta, chớ có nhìn không thuận mắt thì mắng chửi khinh thường, các con nên học cái tâm từ bi của Tiên Phật, từ từ mà dùng cái chơn tâm thật lòng để đi cảm hoá người taTâm niệm của mỗi người đều sẽ đánh động người khác, chỉ là xem coi con dùng tâm niệm tốt hay là dùng tâm niệm xấu mà thôi.

 

Đồ nhi ơi, chúng ta sau khi ngày 3 lần phản tỉnh bản thân thì phải đem những thứ nên buông thì đều buông xuống, bất cứ những sự chấp trước gì bèn chẳng còn nữa. Hôm nay có nỗi khổ, con chớ có cứ mãi chấp trước nỗi khổ, bởi vì lúc chấp trước nỗi khổ thì niềm vui của con bèn không đến nổi; trái lại, nếu như con chấp trước niềm vui, con bèn sẽ nhanh chóng khổ đấy.

 

Tâm niệm của bản thân rất quan trọng, các con nói nói xem Giới nghĩa là gì ? Có rất nhiều những cái mà người khác không biết mới là cái mà con mãi cứ phải sửa cho ngay lại, dù ở một mình chỗ vắng vẻ không có người vẫn phải giữ lòng ngay thẳng đoan chính, các con thường thường cứ vào những lúc mà người khác không chú ý thì hay để cho cái tâm của mình tuỳ tiện muốn làm gì thì làm, như vậy là không đúng đâu đấy.

Đồ nhi ơi, phải biết thường tồn chánh niệm thì mới  có thể có nghị lực để khắc phục bất cứ những khốn khó gì. Tu đạo đơn giản cũng giữa một niệm, không đơn giản cũng là giữa một niệm của các con đấy ! 

 

Hôm nay con phát ra một thiện niệm, thì sẽ có Phật trợ giúp con một tay, khiến cho con tiến về phía trước càng tốt; tâm niệm là tốt thì bèn sẽ có những cảm ứng tốt; nếu như tâm niệm không tốt thì nghiệp lực bèn nhanh chóng theo sau, tà thần và ma quỷ bèn sẽ theo bên mình con, là tốt hay là xấu đều là ở sự xoay chuyển giữa một niệm.

 

Chớ có việc gì cũng đều đùn đẩy cho là trời khảo; tâm nếu như ngay chánh thì tất cả mọi hành vi đều ngay chánh, nên biết rằng nhất chánh có thể áp đảo vạn tà, một niệm chánh thì trăm tà chẳng xâm, nếu một niệm sai lệch thì vạn ma bèn xâm nhập.

 

Tâm niệm là ngàn biến vạn hoá đấy, nó có thể khiến cho con thành Phật, cũng có thể khiến cho con thành Ma vào địa ngục, tứ sanh lục đạo; vậy nên tâm niệm rất đáng sợ, do đó mà Lục Tổ mới nói “ Vô Niệm ” , cái vô niệm này chẳng phải là đem vạn niệm đều dứt tuyệt, mà là chẳng chấp, chẳng trước, chẳng nhiễm, đấy gọi là vô niệm.

 

Hiện nay A Tu La Vương cũng là lãnh mệnh mà đến bàn đấy, cái “ Tôi ” trong tâm của các con chính là A Tu La. Nếu như con chấp trước tất cả những gì con nghĩ đều là đúng, cái gì cũng đều là con làm thì mới đúng, cái này bèn gọi là A Tu La.

 

Thiên đường chẳng phải là tạo tựu ở trên trời đâu, hay là sau trăm năm mới có thể đến được, mà là “ ngay lúc ấy phải chăng có thể chuyển niệm . Nếu như thời thời khắc khắc đều là suy nghĩ cho chúng sanh, thời thời khắc khắc đều xả mình vì mọi người, hoàn toàn quên đi cái Tôi thì thiên đường tức hiện.

 

Tâm của con chấp trước ở định điểm nào đó thì mới gọi là bận tâm vướng mắc, “ ngay lúc ấy chuyển niệm thì phiền não tức thành bồ đề rồi. ”

 

Các con chớ có tưởng rằng nhất cử nhất động của mình ông trời đều chẳng nhìn thấy, một niệm chính là một luồng điện, sẽ gửi ra ngoài đấy, vậy nên phải cẩn thận tâm niệm của con, không được vọng động đấy !

 

Niệm đầu hễ động, tuyệt đối chớ có nghĩ rằng người khác chẳng biết chúng ta động niệm đầu xấu, trời đất nhất định sẽ giúp con truyền đạt tin tức, truyền đến trên người của bất cứ ai, vậy nên chớ có tự dối dối người, chớ có dối lừa lương tâm của chính mình.

 

Đồ nhi thường thường ở trong cuộc giao chiến giữa phật, ma, giữa lí trí, dục vọng; chỉ trong vòng một ngày thì có khả năng phiền não mọc um tùm, các niệm đầu chẳng đoạn dứt, đấy chính là cái kiếp của các con. “thận tâm vật ư ẩn vi, át ý ác ư động cơ ” ( cẩn thận tâm mình ở những chỗ ẩn vi u tối không hiện rõ và ở động cơ, tuy người khác không thấy nhưng tự biết mà khắc chế. Người quân tử có tu dưỡng nên cẩn thận tâm giữa lúc muốn động mà chưa động, khiến cho niệm đầu chẳng khởi, càng phải vào cái sát na tâm niệm phát động nhất định cần phải lập tức chế ngừng thì mới tránh được cái nhân ác xấu khuyếch trương càng lớn, nước đã đổ đi khó thu hồi lại ), nếu như con có thể làm được tới mức đó chỉ chẳng có gì đáng sợ rồi, đấy chẳng phải chính là “ qua kiếp ” rồi sao ? 

 

Tam Quan Đại Đế từ bi rằng : kiếp nạn không chỉ là nhục thân chịu tai kiếp, chịu khổ, bị thương mà thôi đâu, thật ra kiếp nạn thật sự chính là sự sanh tử luân hồi của luỹ kiếp, càng là bởi vì những sự lôi kéo vướng mắc của vọng niệm; nếu như vọng niệm chẳng ngưng, thì sự luân hồi sinh tử bèn vĩnh viễn chẳng ngừng nghỉ, vậy nên làm thế nào để hàng phục vọng niệm, thường nẩy sinh giác niệm thật sự là then chốt sanh tử của các Tu Tử.

Số lượt xem : 1514