BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Chớ phạm vào những hành vi cống cao tự đại, hủy báng người khác ( Từ huấn của Vô Cực Lão Mẫu )

Tác giả liangfulai on 2023-05-12 21:58:21
/Chớ phạm vào  những hành vi cống cao tự đại,  hủy báng người khác      ( Từ huấn của Vô Cực Lão Mẫu )

Chúng nhi nữ mỗi người đều có sở trường của mình, nếu có thể khép miệng nói ít thì nhất định có thể phát huy tiềm năng to lớn hơn. Trong quá trình tu bàn đạo phải vô cùng trung thành, nỗ lực tu bàn.


Các Tiền Hiền trong lúc cứu thế độ người chẳng có cách nào làm đến mức mọi việc đều viên mãn, do vậy mà dẫn đến không ít những oán hận của mọi người, thế nhưng vẫn phải “ ngẩng đầu không thẹn với trời, cúi đầu không thẹn với người ”, tuyệt đối chẳng phải là những lời không hay chẳng có căn cứ có thể làm tổn thương được, phải lấy việc “ âm thầm độ thế, ít ngôn lời ” để răn đe cảnh giác bản thân.

 

Con người không phải là Thánh Nhân, chẳng phải là thập toàn thập mĩ, chẳng cách nào đạt đến những tiêu chuẩn khác nhau trong lòng của mỗi chúng sanh, thế nhưng phải kiên trì lấy mục tiêu của bản thân, chỉ có một cách nghĩ tu đạo “ trở về Vô Cực Lí Thiên ”, đơn thuần và kiên trì, tự nhiên trong sự âm thầm bất ngờ chư thiên tiên phật nhất định hạ phàm đả bang trợ đạo.

 

Mẫu mong rằng các con chớ đem cái tâm của tiểu nhân để đo lòng dạ của người quân tử; nếu cảm thấy có chỗ Tiền Hiền suy nghĩ cân nhắc không được chu đáo thì có thể gợi ý cho họ, nếu cảm thấy Tiền Hiền nghiêm túc chăm chỉ vất vả thì có thể khích lệ, thế nhưng chớ có hoài nghi thành ý cứu độ chúng sanh của họ, chớ có làm tổn thương phẩm cách của họ trong sự hủy báng, nếu không thì việc phá sự Hòa Hợp Tăng sẽ phải chịu quả báo vô gián của địa ngục A Tì.

 

Thân là mỗi một phần tử của đạo trường, ngoài việc nỗ lực phối hợp đạo vụ ra, càng nên quan tâm lẫn nhau, chớ có hiểu lầm lẫn nhau, ngờ vực, phê bìnhphàm những gì mắt nhìn thấy, tai nghe thấy ( căn trần tương đối ) đều sẽ chịu khảo; hãy dùng tâm đi cảm nhận trách nhiệm và ý nghĩa thật sự của việc bàn đạo thì mới có thể gặp khảo mà không ngã. Mong rằng các con chớ quên tâm nguyện ban đầu, hiểu rõ mục đích và trách nhiệm của việc đến nhân gian kiếp này, thật tốt mà bàn bạc nghiên cứu thảo luận với các tiền hiền, chớ có mà ma sát, xung đột với họ mới là hành vi cử chỉ của người tu hành.

 

“ Tu hành, tu hành ” tu sửa những hành vi của bản thân mìnhtuyệt đối chẳng phải là yêu cầu người khác vì chúng ta mà thay đổi. Tu hành và nhân viên nghiệp vụ không giống nhau, độ chúng sanh chẳng phải là xem thành tích hiệu quả của công việc, hôm nay có bao nhiêu chúng sanh cầu đạo được cứu ? bao nhiêu người tiếp nhận chân lý tham gia các lớp nghiên cứu ? Không phải vậy, mà là tu sửa những tập tánh, những thói hư tật xấu của bản thân mình, khiến cho người khác cảm nhận như gặp được người thầy tốt giỏi thành khẩn dạy bảo, noi theo sẽ được ích lợi mà đến cầu đạo tu đạo.

 

Cuối cùng, Mẫu khích lệ các con rằng : “ bàn đạo không dễ, khai hoang phật đường không dễbáng đạo dễ dàng, hủy phật đường dễ dàng; làm tổn thương người khác thì dễ dàngđộ hóa người khác thì chẳng dễ ”. mong các con hãy ngộ cho thật kĩ !

 

Vốn dĩ tu đạo là một việc cực kì bình phàm, chỉ cần làm người xử sự tận tâm tận lực trong cuộc sống sinh hoạt ngày thường, chỗ nào cũng nghĩ thay cho người khác, chẳng vì lợi ích của bản thân mà làm ra những việc tổn người lợi mình, lúc nào cũng thận trọng, làm được đến mức tâm khẩu hợp nhất, làm việc vững chắc thiết thật, chẳng có xen tạp bất cứ cái tâm hư giả thì được rồi, như sách Trung Dung đã nói “ dung đức chi hành, dung ngôn chi cẩn, ngôn cố hành, hành cố ngôn dã ” ( Dịch nghĩa : những đức hạnh bình thường phải nỗ lực thực hiện; những lời mà thường ngày nói ra cũng phải cẩn thận; có chỗ làm không tốt hoặc không đủ thì chẳng dám không nỗ lực đi làm, nếu bản lãnh có thừa cũng chẳng dám tự mãn. Những lời mình nói phải phù hợp với những việc mình làm, những việc mình làm phải phù hợp với những việc mình nói ); thế nhưng quay nhìn lại những người tu đạo hiện nay thì người có thể đạt đến cảnh giới này thật chẳng có mấy ai. Đại đa số đều tư tâm dụng sự, chẳng dùng công tâm để đối đãi với người, dẫn đến việc tạo thành đủ thứ những thị phi, đấy lẽ nào là những hành vi mà người tu đạo nên có hay sao ?

 

Do vậy có thứ tâm như thế này thì là chúng sanh không thể thấy phật tánh. Vì thế, Lục Tổ nói rằng : “ những chúng sinh trong lòng, chính là tâm tà mê, tâm cuồng vọng, tâm bất thiện, tâm đố kỵ, tâm ác độc, đủ thứ các tâm bất thiện như trên, toàn bộ đều là những chúng sinh trong tự tâm ”là để khiến cho những người tu đạo có chỗ cảnh giác, nay đưa ra từng ví dụ về một vài điểm đã phạm vào tâm cống cao, tâm đố kỵ để làm tham khảo :

 

1.   Tự cho rằng cái mà mình tu là Tiên Thiên Đại Đạo, cái mà người khác tu là Hậu Thiện Đạo, mình siêu vượt hơn người khác. Thật ra Tiên Thiên hay Hậu Thiên đều là Lí Thiên. Do chúng sanh vẫn chưa đạt đến cảnh giới của Phật nên tâm mới có sự phân biệt giữa Tiên Thiên Hậu Thiên. Phật không chịu sự câu thúc trói buộc của Ngũ Hành, đến đâu cũng là Phật; còn chúng sanh chịu sự câu thúc trói buộc của Ngũ Hành, đến đâu cũng là chúng sanh. Như Địa Tạng Vương Bồ Tát vì để cứu những vong linh địa ngục ra khỏi biển khổ mà cam nguyện vào địa ngục, đối với Địa Tạng Vương Bồ Tát mà nói, địa ngục chính là Thiên Đường. Còn chúng sanh nếu đến Thiên Đường, do Thiên Đường chẳng có tửu ( rượu ), sắc, tài, khí, đối với chúng sanh mà nói thì cũng là địa ngục. Do vậy mà thiên đường hay địa ngục chỉ là sự sai khác một niệm của lòng người, Tiên Thiên Hậu Thiên cũng là như vậy. Do đó mà Nam Hải Cổ Phật nói rằng : “ Tâm tư chẳng tà thì đâu chẳng phải là Nam Hải ( tịnh độ ), chí nơi đạo thì nhà của ta tức là Tây Phương ”.

 

2.   Tự ngỡ rằng rộng biết tinh thông tất cả các kinh sách huấn văn, làm đàn chủ, giảng sư có thể nói thiện đạo, lễ tiết tinh thông mà kiêu ngạo tự đại. Thật ra đọc nát nghìn kinh vạn điển, giảng nói đến mức cảm động thiên thần trên trời tung rải hoa cúng dường, thậm chí là trả bài thuần thục lưu loát cũng chẳng phải là Đạo, vẫn là chết ở bên trong phật pháp, bởi vì chẳng thể làm đến cảnh giới tâm và khẩu, biết và hành hợp nhất, nói rỗng nói suông cũng chẳng có ích chi, Lục Tổ rằng : “ khẩu tụng tâm hành, tức là chuyển kinh; khẩu tụng mà tâm không hành, tức là bị kinh chuyển ”. Tiếp theo hãy nghe một bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng : “ tâm mê pháp hoa chuyển, tâm ngộ chuyển pháp hoa, tụng lâu chẳng hiểu thấu, nghịch ý nghĩa trong kinh. Vô niệm (không chấp thật) niệm tức chánh, hữu niệm (có chấp thật) niệm thành tà. Hữu vô đều chẳng chấp, Tự tánh luôn luôn hiện. ”, ý nói rằng tâm mê mà tụng kinh pháp hoa thì bị pháp hoa chuyển tụng; nếu tâm có thể ngộ, tuy không chấp tụng pháp hoa, cũng có thể chuyển tụng pháp hoa. Nếu như chấp tụng kinh điển mà trì tụng lâu rồi chẳng rõ ý nghĩa chơn thật, lẽ nào chẳng phải là mâu thuẫn đi ngược lại với nghĩa thật trong kinh mà làm oan gia ! Do đó mà chẳng có niệm chấp trước tức là chánh tâm chuyển kinh, nếu như có niệm chấp trước thì là tâm tà, bị kinh chuyển mất rồi; có hay không đều không chấp trước, đấy chính là tự tánh vạn đức đầy đủ như thao túng lèo lái vạn pháp.

 

3.   Tự ngỡ rằng đã độ người hoặc thành toàn hậu học vô số, những hậu học ở vị trí lãnh đạo nhiều mà cống cao tự đại, thậm chí là tự lập môn hộ để miệt thị các hậu học và tiền hiền đại đức. Vốn dĩ là tự tánh tự độ, khi mê thì thầy độ, lúc ngộ rồi thì tự độ, chớ có chấp trước ở cái tâm mình đã có độ người, có người mà mình đã độ. Bởi vì không có các Tiền Hiền Đại Đức thì lấy đâu ra có hậu học, nên uống nước nhớ nguồn, không thể vong ân phụ nghĩa. Nhưng nếu chẳng có hậu học thì lại làm sao có thể hiển hiện ra sự quang vinh sáng ngời của tiền hiền đại đức ? Do vậy mà Tiền Hiền và Hậu Học phải dung hợp gần gũi liên kết thành một thể, như thế thì đại đạo mới có thể phổ hóa thiên hạ.

 

4.   Tự ngỡ rằng mình tài hoa xuất chúng, đức cao vọng trọng, chỗ nào cũng biểu hiện bản thân, và có thể nhận sự kính trọng của các hậu học và sự xem trọng của Tiền Hiền Đại Đức. Thế nhưng khi gặp phải lúc có người khác tài năng siêu vượt hơn, do vậy mà không còn có thể nhận được sự tôn kính của các hậu học, sự xem trọng của các Tiền Hiền Đại Đức đối với con như trước kia nữa thì sản sanh cái tâm đố kị, chỗ nào cũng đặt điều dựng chuyện, chia rẽ li gián chớ chẳng biết nhìn thấy người hiền năng thì muốn noi theo, lấy ưu điểm của người khác để bù cho khuyết điểm của bản thân mình, trái lại còn tạo thành những hành vi rời đạo. Do căn cơ và thiên chức sứ mệnh mà mỗi người gánh vác khác nhau, chỉ cần giữ lấy bổn phận của mình, như Khổng Tử nói rằng : “ tố vị nhi hành ” ( Dịch nghĩa : ở yên với vị trí hiện tại mà nỗ lực làm tốt những việc mình nên làm ), mọi thứ đều quay ngược lại đòi hỏi yêu cầu ở bản thân thì có thể tâm bình khí hòa, chẳng có chỗ oán rồi.

 

5.   Ngỡ rằng có thể được nghe Thiên Đạo, phật pháp trên thân, chẳng có chút kiêng sợ, chẳng xem ai ra gì, quỷ thần chẳng sợ, tự cho rằng đức tánh cao hơn các vị thần của cõi Khí Thiên, dẫn đến việc lúc gặp phải vận đen xấu đến bên mình mới tâm sanh những lời oán trách, nói những lời nào là tiên phật chẳng từ bi … Phải biết rằng nay tuy đắc đạo, nhưng do có sắc thân giả thể, rốt cuộc vẫn còn là phàm phu tục tử, vẫn cần phải chịu sự câu thúc trói buộc của ngũ hành; trước khi vẫn chưa đậy nắp quan tài để những thị phi, công quả của cả đời người đợi đến sau khi chết mới có thể luận định thì sao có thể cống cao tự đại, tự ngỡ mình là phật tổ mà tự tìm khổ để nếm ?

 

Nói tóm lại, người tu đạo chân chánh nên trừ bỏ đi những tâm chúng sanh, lúc nào cũng nhỏ nhẹ khiêm tốn, đối đãi người thì phổ hành cái tâm cung kính, chính là cái gọi là :” người tôn kính người khác thì cũng được người khác vĩnh viễn tôn kính, yêu thương người khác thì cũng vĩnh viễn được người khác yêu thương ”, không nói những chuyện thị phi của người khác, thường tự thấy lỗi mình, như thế mới có thể kiến tánh thông đạt, không đi ngược lại với chân lý, chính là cái gọi là tự quy y. Nếu không thì những công lao mà trước đây đã rất vất vả mới kiến lập nên thảy đều bị phế bỏ, mà cuối cùng rốt cuộc chẳng thành, lẽ nào chẳng đáng tiếc đó sao ! 

 

Số lượt xem : 731