Phương Pháp tu trì của cư sĩ bạch dương kì
Đạo là từ xưa đã có người tu rồi, mà phương pháp tu trì bây giờ và trước đây có cái gì khác biệt ? Trước khi muốn tham thảo điểm này, trước hết hãy tìm hiểu vì sao phải tu trì ?
Lấy chiếc quạt điện mà nói, nếu bị sự cố ngừng rồi là do công tắc đóng mở thì phải sửa công tắc đóng mở mới có thể khôi phục lại.
Đối với chúng sanh mà nói, 60000 năm nay trôi trong dòng lục đạo luân hồi, tại thế gian có lúc làm người, có lúc làm súc sanh, vì sao chúng ta chưa thể siêu sanh liễu tử, chẳng được giải thoát tự tại ? Nguyên nhân này, thói xấu đến từ đâu ? phải tìm ra để trị liệu, đấy chính là tu trì.
Trước khi thiên đạo đại khai phổ độ, Thánh nhân của tam giáo mỗi vị có dạy bảo dẫn dắt rất nhiều phương pháp tu trì, đáng tiếc đều chẳng phải là đốn pháp. Chỉ nói riêng trong pháp liễu sanh tử mà Phật Như Lai đã nói thì đã có nhiều đến tám vạn bốn nghìn pháp môn, vả lại đều là tiệm pháp. Cho nên, sanh tử chẳng cách nào liễu ngay, chỉ có thể rời khỏi dần dần. Do vậy muốn tu trì trong kiếp này hy vọng siêu sanh liễu tử là chuyện tuyệt đối chẳng thể nào.
Vậy thì Sư Tôn Sư Mẫu truyền thiên đạo này cho chúng ta tu trì, rốt cuộc có tương đối thù thắng và dễ tu chăng ? Nói toạc ra thì thiên đạo là đường tu rốt ráo nhất, tiện lợi nhất. Tu đạo nếu chẳng rốt ráo cũng giống như sanh bệnh mà chẳng có kê đúng thuốc trị đúng bệnh, kết quả chỉ có thể trấn áp mà chưa thể chặt đứt tận gốc. Trị ngọn mà chưa trị được gốc như thế chính là tu phước báo của kiếp sau. Đợi đến khi hồng phước hưởng hết rồi lại phải đi luân hồi. Chỗ thù thắng nhất của Thiên Đạo chính là truyền tam bảo tâm pháp bao hàm đạo thật, lý thật, thiên mệnh thật.
Có nhiều người thường nói : Chúng ta đến thế gian thật tốt mà làm người, chớ có kết oán với người ta, tâm địa tốt chẳng phải là được rồi đó sao ? Cớ sao lại phải tu đạo, bàn đạo, bận đến chẳng ngủ nghỉ vậy ? Thật ra nếu chúng ta có thể nắm bắt được gốc rễ căn bản rồi, còn lại thì làm các hoạt động xã hội từ thiện, cá nhân nghiên cứu, học tập nghiên cứu kinh điển…đều được. Nếu chẳng rõ tông chỉ của Sư Tôn Sư Mẫu thì bạn tuy đã làm rất nhiều việc thiện thì cũng đều là phước báo nhân thiên, chẳng thể siêu sanh liễu tử.
Cái mà Sư Tôn Sư Mẫu lần này truyền cho gọi là “ mạt hậu nhất trước ”, bởi vì chúng sanh sáu vạn năm nay sanh sanh tử tử luân hồi trong biển khổ đã đến bước rất thảm hại rồi. Vì sao lại sớm chẳng truyền, muộn chẳng truyền ? chính là đang chờ đợi thời cơ nhân duyên. Nếu đến sớm, nước rất cạn nên bạn chẳng sợ, đến muộn, nước đã ngập đến mũi rồi thì đã không kịp nữa. Cho nên vào lúc thiên vận Ngọ mùi thay thế nhau, đại khai phổ độ chính là đến đúng lúc. Vì sao bây giờ chẳng bảo bạn ngồi thiền, đến núi sâu tìm bạn luận đạo ? đấy là do thời khắc nhân duyên. Sáu vạn năm nay oan gia nghiệp nợ làm một lần đại thanh toán. Oan nợ đã tích đầy rồi, đang ở rìa mép bùng phát, cho nên vừa đúng lúc thời cơ đến, tam kì mạt kiếp; lúc tai kiếp sắp ập đến thì chẳng thể từ từ mà tu nữa.
Trước đây đạo là đơn truyền độc thụ, nay là vì cứu kiếp mà giáng, do vậy đại khai phổ độ. Trước đời Tổ thứ 15 thì trước tiên bàn tả đạo bàng môn như gõ, đánh, niệm, xướng. Còn khi thời cơ đến thì chơn truyền xuất hiện.
Đạo thế nào là thật ? điểm huyền quan là thật ( tức thọ kí, Kinh Thánh rằng : lúc ngày tận thế, những người trên trán chẳng có đóng thần ấn thì gặp kiếp nạn. Những người được Đức Chúa Trời đóng ấn sẽ nhận được sự bảo vệ đặc biệt bởi Đức Chúa Trời và phước hạnh cứu rỗi của Ngài ngay cả trong kỳ đại nạn của thời kỳ cuối cùng. < Khải Huyền 7:1-17 >
Từ xưa đến nay, cái mà tiên phật truyền thụ, là tự tánh phật mà mọi người đều có, phát lộ ra ngoài, tức là chỉ ra bổn tánh của bạn. Bạn chính là thánh nhân, là chư phật bồ tát, cảnh giới quang minh sáng ngời chính là ở đây, thập phương thế giới cũng ở ruộng báu một tấc vuông này, thế giới hoa nghiêm ở đây, tịnh độ nhân gian cũng ở đây, đây là nơi thuần tịnh nhất, quang minh nhất, tức là từ xưa đến nay, Phật Phật mật truyền bổn thể, sư sư mật phó bổn tâm. Có bổn thể ( linh ) chúng ta mới có thể đi đây đi đó, có Thể mới có thể dụng ( mặc áo, ăn cơm ). Sáu vạn năm nay chẳng biết bổn thể, cho nên dụng sai hết thảy. Từ ba đời ( Nghiêu, Thuấn, Vũ ) đến nay thì đã phân chẳng rõ nhân tâm, đạo tâm rồi.
Nhân chi sơ, tánh bổn thiện ? bổn ác ? tức là thiện ác đã rơi vào đối đãi rồi. Chúng ta đắc thọ chơn truyền, truyền trực tâm của chúng ta, điểm này linh nhất, bạn và tôi đều như vậy. Cái tâm tiên thiên từ cung nê hoàn của đỉnh đầu kéo xuống, thông qua mắt có thể thấy, mũi có thể hít thở ( Thượng đế dựa vào hình dạng của ngài nặn nên hình con người bùn đất, rồi hà sinh khí vào mũi thì thành người sống có linh hồn ) miệng có thể ăn, truyền mãi đến hệ thống tiêu hóa, đường trực tuyến này gọi là hoàng trung thông lý, lấy nguyên thần làm bảo vệ, làm trực tâm để dựa dẫm, đấy là một con đường tiên thiên mà Lão mẫu đã sanh, chẳng dạy mà hành, chẳng học mà biết.
Đạo chẳng thuộc tu, nói tu bèn rơi vào giai cấp. Sám hối, hành công liễu nguyện, độ người là quyền pháp, còn thực pháp thì có chỗ khác, bình đẳng. Lão Mẫu đã sanh ra cho chúng ta, chẳng phải do học mà có. “Nay con được một chỉ, phiêu phiêu nơi thiên đường, chẳng có sinh và tử, chung nhật luyện thần quang” Một chỉ của Minh Sư tuyệt đối siêu sanh liễu tử, chẳng ở chỗ tu. Nay sở dĩ phải tu là bởi vì tâm can của chúng ta đã mê muội rồi, đánh mất trực tâm mới phải tu. Thật ra chỉ cần có lòng tin gìn giữ cái gốc, tùy việc mà ứng cảnh, làm việc mà chẳng nhận rằng mình có công lao, qua rồi thì quên đi những việc tốt mà mình đã làm, đấy là thực pháp. Sẽ chẳng vì khuyên người ăn chay hoặc đã độ vài chục người cầu đạo mà vui ba năm chưa thể quên. Đương nhiên đấy là những điều đáng vui, nhưng đối với việc siêu danh liễu tử mà nói thì vẫn chưa đạt tiêu chuẩn qua.
Sau khi đắc đạo chẳng phải là giống như phụ nữ giặt quần áo, phải dốc hết dức để tẩy rửa trắng tinh. Đạo là : nhất niệm hồi quang chiếu đại thiên ( Tạm dịch : một niệm hồi quang phản chiếu soi khắp đại thiên thế giới ) . Quay đầu lại xem, những vướng mắc níu kéo của chúng ta nhiều biết bao nhiêu, toàn bộ đều buông xả xuống hết thì được rồi, Tây thiên tuy xa nhưng trong phút chốc thì đến.
Đạo thuộc tiên thiên, nhưng mà đắc trước rồi tu sau, cái đắc trước là trực tâm, cái tu là cái tâm hậu thiên, khiến cho tâm và tánh dựa vào nhau. Con đường xưa của sáu vạn năm nay đã đi quen rồi; giờ mở ra một con đường mới, giả sử nếu chẳng có người dẫn dắt một lần, hai lần cho bạn, thì bạn sẽ chẳng đi tốt được. Niệm đầu nếu thường đi lệch rồi thì sẽ nuôi dưỡng thành thói quen như cơm bữa vậy. Đây là con đường phải tu, chân lí mọi người đã đắc được rồi, sáu vạn năm nay tự ngỡ rằng là đúng nhất định cần phải sửa lại cho đúng, lấy chân lí đạo đức làm trung tâm. Nếu phân hai thì chúng ta cãi nhau, sẽ trách tội nhau, nếu chẳng được đối phương nhận lỗi sai với mình trước thì mình sẽ bỏ mặc không quan tâm đến họ, đấy tức là tập khí bạo lưu mà thiền gia nói. Phàm việc gì cũng đều là tương đối, phải từ trong đó tìm ra một cái đạo trung dung. Người tu đạo mà là người tiêu cực cảm thấy việc gì cũng chẳng thuận, thì cho rằng chẳng cần tu đạo nữa, càng tu càng phiền. Người tích cực sẽ nghĩ rằng lúc không tu đạo thì sóng yên gió lặng, bình đạm nhạt nhẽo vô vị, tu rồi trái lại muôn vẻ sắc màu, có khi thầy khảo, có khi con cái khảo. Tâm cảnh của con người phải chuyển mới được, giống như một người tính tình nóng nảy, cái tánh quen đụng chạm kích động một cái thì nổi nóng liền, tiếp cận phật đường nhiều thì sẽ từ từ kiểm thảo cải tiến. Anh ta có lẽ sẽ nói rằng : tâm của tôi chẳng hư xấu, vốn dĩ là như thế, nổi nóng xong rồi thì chẳng có việc gì; bản thân anh ta chẳng có việc gì, nhưng người khác có thể đã bị tổn thương rồi.
Đạo ( linh tánh ) vốn dĩ là tốt, chẳng thuộc tu. Cái phải tu chính là cái tâm này. Lục Tổ đàn kinh ghi chép : vì sao Đại sư huynh ( Thần Tú ) chẳng đắc được y bát, mà một Huệ Năng giã gạo thì lại đắc được y bát vậy ?
Bởi vì một vị là nhìn trên phương diện “ giáo ” : thời thời cần phất thức, vật sứ nhạ trần ai ( luôn luôn phải lau chùi, chớ để dính bụi trần ). Một vị đã ngộ cái “ bổn lai vô nhất vật, hà sứ nhạ trần ai ” ( xưa nay không một vật, nơi nào dính bụi trần ? ) . Cái tâm ngay thẳng ( bổn thể ) vốn có, chẳng phải do người dạy, chẳng phải là tạo tác. Cũng như là nhìn thấy một đứa bé sắp bị xe đụng phải, bất kể người nào phát hiện thì cũng sẽ nhất định lập tức kéo đứa bé khỏi nơi nguy hiểm, cứu lấy nó một mạng. Cái “ thiên lí lương tâm ” ngay thẳng này là mọi người đều có. Một niệm ngay lúc ấy chẳng cần phải người ta dạy. Con người ta biết tửu sắc tài khí, tham sân si ái, đấy là cái tâm hậu thiên, phải điều chỉnh, phải tu sửa, vấn đề phải đối mặt, dụng chút công phu. Cái mà sư tôn sư mẫu truyền cho chúng ta là tâm ngay thẳng, còn cái chúng ta tu lại là cái tính nóng nảy, lại thêm một chút tâm hậu thiên, “ có tôi ” sẽ có cái sĩ diện của tôi, xã hội của tôi, danh lợi của tôi, địa vị của tôi, còn trực tâm thì đánh mất rồi. Tu đạo chỉ là phải hóa bỏ đi những lòng tham, dục vọng, chấp trước này thôi.
Lúc chúng ta cầu đạo đã có lập mười điều nguyện lớn. Điều thứ nhất là sau khi đắc đạo thì thành tâm bảo thủ, thật tâm sám hối ( tu luyện ). Cái gì gọi là thành tâm bảo thủ, phải bảo thủ cái gì ? Sau khi đắc đạo chẳng nhiều thêm được cái gì, cũng chẳng ít đi cái gì ( tự tánh bất tăng bất giảm ), chỉ là trước đây mê muội mất, nay ít nhiều có chút khai ngộ; trước đây đen tối hắc ám, nay ít nhiều có chút quang minh. Chúng ta phải gìn giữ cái điểm linh quang này, sau khi khai quang điểm nhãn phải khiến cho tâm đăng ( ngọn đèn trong tâm ) bảo trì sự quang minh, bất luận trong gia đình hoặc xã hội, chúng ta đã tiến đạo rồi thì phải chịu đựng nổi những sự hiểu lầm, hủy báng, nếu không sẽ dẫn động ra những tập tánh mà sáu vạn năm nay chưa hóa bỏ được. Do vậy, trị liệu cái này thì phải thật tâm sám hối. Các tôn giáo đều rất xem trọng sám hối, bởi vì chỉ cần là người thì phải ở chung với người, ở chung thì sẽ có những sự việc có mức độ thích hợp nhất định, phải cân nhắc nặng nhẹ mà phạm phải lỗi lầm. Chẳng sợ đã phạm lỗi, chỉ sợ chẳng sửa lỗi, chẳng phải chỉ là nhận lỗi bằng miệng mà phải phát hiện từ đáy lòng, cảm tưởng những cái không tốt của bản thân mình, đấy là trọng điểm của sám hối, sám hối càng sạch rồi thì tiến đạo sẽ càng nhanh.
Từ dụ của Sư Mẫu có nói rằng : quét dọn sạch sẽ thân tâm thì cũng sẽ không có phiền não rồi. Thế gian có những phiền não vô tận đều do thân tâm chẳng sạch mà dẫn đến, cho nên nên dùng pháp quán chiếu khiến cho tâm sạch sẽ, cũng chính là “ quan tâm chăm sóc niệm đầu ”, trước khi tâm niệm chưa khởi phát thì đem nó thủ tiêu đi. Không được đợi niệm đầu khởi rồi mới nói : Ồ, sao mình lại như thế ! đấy đã là niệm cuối rồi, cũng giống như cái chén đã làm vỡ bể rồi, nên vào lúc trước khi chưa làm vỡ bể phải vô cùng cẩn thận mới được. Phật là bình tâm tịnh khí, chúng ta lấy đó làm chuẩn, kiểm thảo bản thân.
Có thể nhớ lại cái lúc ấy cầu đạo muốn chúng ta bình tâm tịnh khí nhìn phật đèn, quỳ nghe lời dặn. Tâm cảnh của chúng ta như có sóng nước, khởi lên làn sóng nhỏ rồi thì phải cẩn thận, không thể đợi đến vọt trào lên sóng bạc đầu thì đã quá chậm rồi. Trong nhị lục thời trung ( cả ngày ) lúc chúng ta thành toàn hậu học hoặc tiếp nhận chỉ thị của Tiền Hiền, ít nhiều sẽ vì một câu nói chẳng thuận tai mà trong lòng rất không thoải mái, do vậy chúng ta quan tâm chăm sóc tâm niệm phải giống như mèo bắt chuột vậy, niệm đầu khởi lên một cái thì nhanh chóng nắm bắt lấy, tâm niệm tác quái, phải nhanh chóng hồi quang phản chiếu, chớ có để cho tập khí bạo lưu dễ dàng tuôn ra. Tiền bối nói một câu nặng lời, trong lòng bèn chẳng cân bằng, vì sao chẳng chịu nổi sự mài luyện vậy ? chỉ muốn nếm ngọt mãi. Trẻ sơ sinh muốn lớn lên thì phải dứt sữa, chúng ta muốn thành tựu đạo nghiệp thì phải qua được khảo nghiệm.
Chúng ta từ thượng thừa thảo luận đến hạ thừa, đạo chẳng thuộc tu, mặc áo, ăn cơm, gánh nước, chuyển củi đều là đạo. Hiện tại rơi xuống một bậc, nói là phải giống như mèo bắt chuột quan tâm chăm sóc lấy tâm niệm, cuối cùng chúng ta mượn dùng nguyện sám văn của ba bữa đốt nhang mà Sư tôn Sư mẫu đã truyền cho chúng ta để thực hành, đấy là sự sám hối có sự giúp ích nhất, cứu cánh liễu ý nhất đối với người tu đạo từ xưa đến nay. Có Di Lặc Tổ Sư ( chưởng thiên bàn ) làm chỗ dựa, dựa vào từ tâm tam muội của ngài gia bị, sám hối vì những quyến thuộc trực tiếp. Phương pháp sám hối có rất nhiều, chính là đem những lỗi sai, những ô uế trong tâm mình hoàn toàn nói ra hết mà cảm thấy thảnh thơi, thổ lộ hết những lời trong lòng với những bạn bè thân thích mà có thể bảo mật cho mình, nhưng vạn nghìn lần tuyệt đối chớ có đổ hướng vào xe rác tồi tệ, nó sẽ rơi vãi đầy ven đường, chưa thể nguyên phong bất động đem chúng đến bãi rác. Cho nên, đối tượng mà mình sám hối, kể khổ phải tìm người đại đức, một mặt có thể tránh được việc người đó tạo khẩu nghiệp, mặt khác là vì bản thân “ bộc lộ sám hối ”. Ngoài ra còn có thể nói ra hết với tiên phật; đệ tử : “kiền tâm quỳ tại, minh minh thượng đế liên hạ, thỉnh tiên phật xá tội, từ bi gia linh, đấy gọi là “ hữu tướng sám hối ”( còn gọi là Sự sám ).
“ Vô tướng sám hối ” ( Lý sám ) : rốt ráo nhất thì giống như ánh sáng mặt trời rất nhanh làm tan chảy các tảng băng vậy, thể ngộ tự tánh là không, quá khứ thì để nó qua đi, những hành vi sau này mới là quan trọng nhất, nguyện nhất thời tiêu trừ tan rã hết những ô uế trong tâm, tiêu trừ hết mọi hành vi sai trái, trọn chẳng khởi lặp lại. Chỉ hối hận là chẳng có ích.
Thân thể của chúng ta giống như phật đường. Có lúc tâm, khẩu, ý chẳng thanh tịnh, cũng giống như quét dọn phật đường vậy, đèn mẫu ( tâm linh ) bám phủ lên bụi trần cần phải lau chùi sạch, đèn nhật nguyệt ( đôi mắt ) triêm nhiễm vết dầu dơ cũng phải lau chùi sạch. Lúc quét dọn sạch phật đường, hồi quang phản chiếu, cảm nhận được pháp mà Sư tôn sư mẫu đã truyền cho chúng ta. Người sâu sắc thì nhìn thấy được cái nghĩa sâu của nó, người cạn thì nhìn thấy nghĩa cạn của nó. Từ việc lau chùi sạch phật đèn thể hội được phi lễ vật thị, thính, ngôn, động ( không hợp với lễ thì không nhìn xem, nghe, nói, hành động ), từ việc quét dọn phật đường mà lãnh ngộ được rằng cũng phải quét dọn sạch sẽ tâm địa của mình, mượn nhờ vào việc mài phẳng lò bát quái mà trong lòng lãnh hội được rằng tâm địa phải từ bi, vĩnh viễn tâm bình khí hòa, bốc lên làn khói cát tường.
Trong vòng những năm thiên đạo phổ truyền, trọng điểm tu trì là ở chỗ nguyện chẳng thể liễu thì khó mà về cố hương. Hãy thật tốt mà hành công liễu nguyện. Độ người cầu đạo là công đức lớn nhất, cứu một mạng người hơn cả xây 7 tầng tháp, huống hồ là cứu linh tánh của người có thể thoát luân hồi, siêu sanh liễu tử. Dùng việc bố thí thất bảo của tam thiên đại thiên thế giới cũng chẳng cách nào sánh được với giá trị của nó ( như trong kim cang kinh có nói ).
Nay phổ độ tam tào, ứng thời ứng vận, các đệ tử thiên đạo phải cùng gánh vác trách nhiệm trọng đại hoằng dương đại đạo, nhân lúc còn một hơi thở mà ra sức vì đạo, khai hoang độ đời, chú ý hành vi tu tâm tánh của mình, do vậy mà chẳng có quải ngại lo lắng. Ở trong thuận cảnh hành nơi thuận cảnh, ở trong nghịch cảnh hành nơi nghịch cảnh ( chẳng vì thuận cảnh mà đi lên con đường “ hoa ”, vì nghịch cảnh mà đi trên con đường “ tuyệt vọng ” ), vẫn gìn giữ sự mộc mạc chất phác, thường thanh thường tịnh, lấy việc ra sức độ người liễu nguyện, khai hoang bố đạo thì đã tự tự nhiên nhiên đi lên thiền định rồi, vả lại có thể chẳng khắc ý nhẫn nhục mà tự nhiên nhẫn nhục. Người bình thường bị thiệt thòi thì nếu không đòi lại sự công bằng thì không cam tâm, nhưng mà trong đạo thì lấy đạo làm tôn, lấy đức làm quý, bị người hủy báng, hiểu lầm thì chúng ta cho rằng có lẽ bình thường ( hoặc kiếp trước ) đã trục lợi từ người khác, làm cho họ thiệt thòi rất nhiều, nay người ta chỉ là đòi lại chút thôi, triêm được ơn trên từ bi, sớm ngày hóa giải, lấy lớn hóa nhỏ, trả lại cho người ta sớm một chút cũng tốt. ( Những oan khiếm của sáu vạn năm nay, một kiếp phải tu thành thì không thể không trả hết trong kiếp này được ).
Khi ra sức trong đạo trường, thì dẫu chẳng khắc ý mở ra diệu trí tuệ ( bát nhã ) mà tự nhiên mở ra diệu trí tuệ. Lúc thật sự phát ra lòng thành tâm muốn độ người nào đó, đi giảng đạo lý hơn nửa ngày trời mà vẫn chưa tự giác được sao mà mình có thể nói được nhiều như vậy, vả lại cái nào nói cũng có lý. Lần phổ độ này, Tam Tào toàn chấn động, có một số vị thần cõi khí thiên công quả chẳng đủ, toàn mượn nhờ nhục thể của người phàm để hành công, vậy nên nếu muốn độ người thì hãy trưng cầu hộ pháp của ơn trên, nhân cơ hội mà trợ đạo gia linh, dụng tâm thể ngộ, nói một lần cho người khác nghe rồi thì những đạo lý này bèn đi vào xương vào bụng, vĩnh viễn thuộc về bạn rồi.
Sự tinh tiến, bố thí, trì giới, thiền định, nhẫn nhục, trí tuệ ở trên là pháp lục độ vạn hạnh của thời cổ xưa tu bồ tát đạo, trước đây phải tu vô lượng kiếp mới có thể thành tựu, nay trong một kiếp này, chúng ta dốc hết sức độ người hành công, hoằng đạo cứu đời, thì trong sự bất tri bất giác mà tự nhiên thành tựu lục độ vạn hạnh, chẳng có khắc ý giới định tuệ thì lại thành tựu giới định tuệ, chẳng có khắc ý đi khắc chế những dục vọng riêng tư của bản thân khiến cho cử chỉ, lời nói hành động hợp với lễ tiết mà đến lúc sau cùng thì tự nhiên tràn đầy đạo khí, thiện khí xông thiên, bất tri bất giác mà thành tựu đạo nghiệp rồi. Đây chính là sự vĩ đại và thù thắng của thiên đạo, trong ý định vốn có ban đầu của Sư Tôn Sư Mẫu, muốn chúng ta hành công liễu nguyện, tuyệt đối có thể trở về cố hương.
Từ dụ của Sư Tôn Sư Mẫu có nói rằng : không được đi những nơi phi lý, không được nói những lời phi lý, không được tiêu những đồng tiền phi lý. Sư Tôn lúc tạm định phật quy có bảo rằng : các đệ tử Thiên Đạo tu hành, thứ nhất phải chánh tâm tu thân, thứ hai phải khắc dĩ phục lễ ( khắc chế những dục vọng riêng tư của mình, khiến cho hành vi cử chỉ hợp với lễ tiết ), thứ ba phải xử sự hòa bình, thứ tư phải xuất nhập liêm tiết.
Lão Tổ Sư từ bi nói rằng : tu đạo chẳng tham thiền, chẳng tĩnh tọa, chẳng tụng kinh, tam tỉnh tứ vật ( ngày phản tỉnh ba lần, không hợp với lễ thì không nhìn, không nghe, không nói, không hành ), nhị lục thời trung ( cả ngày ) hồi quang phản chiếu. Tam bảo tâm pháp của thiên đạo là cái mà các tôn giáo khác chẳng có. Mọi người trong sự tu trì tam bảo tâm pháp thì tùy theo căn cơ khí lượng của cá nhân mỗi người ( thượng, trung, hạ ) ; người thuộc ba căn đều triêm ân trạch, dựa vào căn cơ của mình, phương tiện tu hành, đều có thể thành tựu.
Hợp đồng của tam bảo : Hợp đồng Tí Hợi : lúc cầu đạo thì phát tâm lớn phải có thủy có chung, cùng một gia đình đồng tâm đồng đức, cùng một đạo trường cũng vậy.
Khẩu quyết : làm người làm việc phải có tâm từ bi của tổ sư chưởng thiên bàn, làm việc từ bi, nói lời từ bi, thành tựu đại gia đình thiên đạo.
Huyền quan : chỉ điểm quý báo nhất, trong vũ trụ duy chỉ có điểm diệu trí tuệ phóng quang này mới có thể chiếu soi phá sự hắc ám đen tối của sáu vạn năm nay, tức một ngọn đèn có thể chiếu soi phá cái đen tối nghìn năm, một trí tuệ có thể phá những mê hoặc của vạn năm. Chúng ta lấy cái điểm chủ nhân ông này làm dẫn dắt, chẳng bị thanh sắc ngoại cảnh làm mê hoặc, hướng về mục tiêu của đạo mà tiến về phía trước, trong tâm có đạo, tâm ở trong đạo, có thể đắc được hành trình đời người hạnh phúc, vui vẻ, bình an, như ý, quang minh, đấy là lạc đạo vô ưu ( vui đạo chẳng ưu phiền ).
Số lượt xem : 2050