BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Pháp tướng của thầy Tế Công Hoạt Phật

Tác giả liangfulai on 2022-04-19 22:12:20
/Pháp tướng của thầy  Tế Công Hoạt Phật

Trong tay ta lắc nhẹ chiếc quạt cọ, rượu ngon một bình, rót đổ vào trong miệng, kiểu dáng của một La Hán vân du tứ phương,  thế gian mấy ai có thể học ta tự tại như thế ? Rượu ngon vô vị, quạt gió chẳng mát, rốt cuộc là đang biểu diễn trò ma thuật gì ? Có người bảo rằng : “ ta thích ăn thịt chó, háo uống rượu, điên điên khùng khùng ”, tưởng rằng ta chẳng đàng hoàng, thật ra họ đã nhìn sai rồi ! Thế gian có hòa thượng ăn thịt, trên trời tuyệt chẳng có La Hán uống rượu.


Cũng lúc xưa, ta ở trên trời quán xem thấy những người tu hành xuất gia, miệng ăn chay thanh tịnh, tâm ôm ấp quỷ thai ( trong tâm ẩn giấu những niệm đầu chẳng thể bảo với người khác ) , ít có thiện tri thức khai ngộ phật pháp, đều là mưu sinh kiếm sống; ta chẳng nỡ để cho tuệ mệnh phật môn như dây muốn đứt, do đó mà đầu thai hạ phàm, hóa danh “ Tu Duyên ” phổ độ quần sanh, giả điên giả khùng, du hí nhân gian, chuyên môn “ tác quái ” với những hòa thượng ấy, nghịch pháp độ chơn nhân.

 

Do vậy một số những kẻ tuệ mỏng trí cạn tưởng rằng kẻ Tăng điên dã ta đây là ma quỷ của phật môn, nào biết rằng ta thân điên tâm chẳng điên, cái mà ta niệm là “ kinh chơn chánh ” ( đường hoàng thật sự ) , chẳng sánh với cái “ kinh giả chánh ” ( giả đường hoàng ) của họ niệm. Thật ra những kẻ giả từ giả bi đó mới là lừa ăn lừa uống để cầu cúng dường duy trì cuộc sống; Tế điên ta đến một cái bèn phá vỡ chén cơm của họ, do đó những Tăng nhân lúc bấy giờ giận ta, mắng ta, hận ta.

 

Mãi đến tận nay, phật môn vẫn có tồn thiên kiến với ta, tưởng rằng ta là “ hòa thượng bất tịnh ”, chẳng biết rằng ta là La Hán hóa sinh, thể của nhật quang, thân tàng tam muội chơn đạo, do đó trong miệng huyễn hóa một cái, chỉ đến 3 tấc trong cổ họng có mùi vị, ruột xương chẳng có tí gì, mượn vào đó mà châm biếm mỉa mai các tăng lữ đồng tu mà thôi, đấy gọi là “ ăn không uống không ( không trả tiền ) chẳng mùi vị ”.

 

Người đời gặp ta, ai ai cũng cười ha ha, ta chính là phật như ý, phật hoan hỷ, tế công hoạt phật, ha ha ! Người đời “ hoạt phật ” ( phật sống ) chẳng bái lạy, lại bái “ Tử phật ” ( phật chết ), đáng thương ! Đạo gặp mạt pháp, ta lại giở một chiêu, chẳng đến Phật tự ( chùa miếu ) , lại đến tục gia, thật muốn khiến cho người đời kiến lập Phật hóa gia đình, vạn nhà sanh phật.

 

Ha ha ! Người đời thường cười ta điên điên khùng khùng, thật ra Đạo Tế ta tuy điên mà chẳng khùng, nay giải thích cái lí ấy như sau : cái gọi là “ điên khùng ” là tinh thần thất thường, lời nói hành động chẳng có chút trật tự, giống kẻ ngốc nghếch ngờ nghệch vậy. Phật ta tuy là vẻ bề ngoài trông điên khùng, nhưng trong tâm ta một dải chơn không, tất cả lời nói hành động đều xuất phát từ tự nhiên, vả lại lời nói có thể khuyên người đời hướng thiện, hành động thì là độ chúng sanh quay đầu về bờ, hoàn toàn khác với người đã nói đến ở trước. Có câu rằng “ đại trí nhược ngu ” ( người có trí tuệ cực cao thường thường thì vẻ bề ngoài trông giống như rất bình phàm ).

 

Tế điên ta thì là chỉ một cái tâm xích tử này ( tâm trẻ sơ sinh ), người ta Vô Ngã, vô quải vô ngại, muốn cười thì cười, muốn khóc thì khóc, muốn say thì say, muốn ngủ thì ngủ, nhất bổn thiên nhiên dựa theo thiên tánh mà hành; khác xa với những người thông minh trong thiên hạ tâm cơ đa đoan ( giảo hoạt nham hiểm muôn màu muôn vẻ ) , lo lắng vướng bận vô hạn, suốt ngày trong lòng bận đông bận tây, bận hoài chẳng nghỉ, những kẻ chỉ vì tư lợi, thật là khác biệt rất xa như giữa đất với trời.

 

Chưa biết là người đời có tin chăng ? Kẻ điên như ta đây trái lại có thể tiêu dao tự tại; những người tự cho mình thông minh mà làm bừa làm bậy trái lại lại đọa vào biển khổ; đấy là ta tuy ngu nhưng thật chẳng ngu; họ tuy trí nhưng thật chẳng trí đấy.

 

Do vậy mà ta nói rằng : ta tuy điên nhưng thật chẳng điên, trái lại, những người tinh thần tán loạn, tranh đoạt trên đời chẳng ngưng, tuy là chẳng điên nhưng thật lại điên !

 

Xã hội hiện nay vì sao lại loạn như thế, bởi vì đều đã đem quan niệm về quỷ thần vứt bỏ đi rồi; nếu như chúng ta chẳng tin có quỷ thần, chẳng tin rằng có tiên phật, như vậy làm việc gì, chỉ cần người khác chẳng nhìn thấy thì được rồi, như thế sẽ dễ dàng làm ra những việc đi ngược lại với thiên lí lương tâm.

 

Chúng ta ở trong pháp hội, mục đích quan trọng nhất chính là muốn mọi người xây dựng quan niệm như thế. ( Thầy giúp quạt cho các lớp viên ) Như vậy có cảm nhận gì đây ! rất mát mẻ dễ chịu phải không ! Tâm lí rất mát mẻ dễ chịu có phải là rất vui ! Cái quạt này của ta là quạt mát mẻ dễ chịu đấy ư ? Trời lạnh như thế này, quạt là quạt cái gì đây ! ( Trong tâm chúng ta có những chỗ không thoải mái thì hãy quạt chúng đi, quạt đi những cái không tốt ) Lại còn điều càng quan trọng hơn nữa là đem những người tốt, những người có duyên quạt vào đây.

 

Chúng ta đến dự pháp hội chớ có xem thường bản thân, chúng ta tam sinh hữu hạnh ( có phước phận do 3 kiếp có tu ) đấy. Các con hát có khó hay không ? lần thứ nhất tương đối khó chỉ cần có người bắt giọng bài nhạc, cũng giống như các con muốn đến đi sâu vào nghiên cứu cái đạo này, con phải bước ra bước thứ nhất đến dự pháp hội thì con phải tính toán rất lâu, chỉ là khác chỗ chưa có cầm máy tính để tính toán mà thôi; nhưng sau khi con tiến vào hiểu rõ rồi thì con chẳng cần máy tính rồi, phải không ?

 

Viên mãn tự tại, thói hư tật xấu tánh nóng trừ bỏ đi, hỏa hầu bồi luyện đủ. Tâm của con nếu như rất viên mãn, vô quải vô ngại, chẳng có những tà tư vọng niệm thì là rất viên mãn rồi, làm bất cứ việc gì, đi ở ngồi nằm đều rất viên mãn; giống như cái hồ lô này ( thầy cầm cái hồ lô trên thân lên ) cớ sao hồ lô chẳng có nắpbởi vì con chẳng có cầu đạo chẳng có mở ra, các con có phải là phải đến cầu đạo, phải đến điểm mở ? Các con muốn cầu đạo có phải là phải có người dẫn con đến, tuy rằng thầy đây chẳng còn nhục thể, chỉ còn cách mượn tay của người khác để điểm mở cho các con; chưa có cầu đạo có phải là giống như cái hồ lô này miệng chưa mở ra, cần phải nhờ vào vật gì đó để mở nó ra ( thầy mở miệng hồ lô ngay tại chỗ ) , cầu đạo thì giống như mở miệng của cái hồ lô này ra vậy; thầy mượn tay của điểm truyền sư để mở ra cho các con.

 

Ha ha ! Cái chổi này của Lão nạp và cái chổi của nhân gian không giống nhau. Cái chổi của nhân gian là quét trừ những rác bẩn trên đất; cái chổi này của ta là chuyên quét những rác bẩn trong tâm người, một cái là hữu hình, một cái là vô hình; cái hữu hình là quét trừ những rác bẩn trên đất, cái vô hình là quét trừ những rác bẩn của nhân tâm, thế nhưng người đời chỉ biết quét trừ những rác bẩn trên đất, mà chẳng biết quét trừ những rác bẩn của tâm linh, chẳng phải là cực kì đáng tiếc đấy sao ? Do vậy Lão nạp hy vọng người đời khi đang cầm cái chổi lên quét đất thì cũng nên đồng thời phản vấn bản thân – trên đất quét rất sạch sẽ rồi, tâm địa ( mảnh đất tâm ) phải chăng cũng đã quét dọn sạch sẽ ?

 

Thầy mỗi lần đến đều điên điên khùng khùng, thầy mặc nào là áo rách ()giày rách ()mũ rách (), chữ rách (phá ) là ý nghĩa gì ? nhìn phá ( nhìn biết thấu ) cõi nhân gian, tất cả những hư hoa giả cảnh, thầy đi chân không chính là ý nghĩa chân giẫm đất chắc ( làm việc thiết thực nghiêm túc vững chắc ) .

 

Tế công là hoạt phật, Tế tư là chúng sanh

Tế công là thầy, Tế tư là đồ nhi

 

Hiện nay đâu đâu cũng là Tế công, ai mới giống Tế công thật ? vậy làm sao mà phân biện đây ? Tế công thật sự là công tâm nhất phiến, đạo lí, lí luận rõ ràng, ông ta chẳng quản những thị thị phi phi của người đời, chỉ quản việc làm thế nào đi thông đạt con đường của tự tánh.

 

Cái gì gọi là Tế công ? “ Tế ” chính là giúp đỡ, “ Công ” chính là vô tư, cái gì là hoạt phật ? “ Hoạt ” chính là bất tử - không chết, “ Phật ” chính là thiên tâm phật tánh.

 

Chúng ta phải tế thế cứu nhân, chúng ta phải độ hóa những chúng sanh trên thế giới; duy chỉ có dùng cái tâm vô tư mới có thể, bởi vì cái tâm vô tư là bất tử, là cái thiên tâm chân thật đang tồn tại, cho nên đấy là ý nghĩa của 4 chữ “ Tế Công Hoạt Phật ” này liền lại với nhau.

 

Vậy thì các con hôm nay bái Tế Công Hoạt Phật làm thầy, trên thực tế là bái bốn chữ này làm thầy, biết không ? Bởi vì người người đều có cái tư tâm rất nghiêm trọng, thiên kiến rất nghiêm trọng, có không ? ( có người đáp có, có người đáp không ) sao có thể không có được ? Có, có tư tâm có thiên kiến, do đó chẳng cách nào vì chúng sinh mà hy sinh, chỗ nào cũng vì bản thân mình, việc gì cũng vì bản thân mình, đấy đâu có phải là thiên tâm, là tư tâm.

 

Bốn chữ “ Tế Công Hoạt Phật ” này, từ sau khi các con cầu đạo thì đã in trong tâm, các con cứ mãi cho rằng đấy là tên của một tượng phật, phải không ? Tế công là Tế công, các con là các con, hai cái phân ra phải không ? Các con đều cứ mãi đem phân tách ngài ấy ra, đúng không ? Con bảo rằng ngài ấy là thầy, con là đồ nhi; ngài ấy là Đại Tế Công, con là Tiểu Tế Công; Ngài ấy là Tiên Phật, con là người của cõi phàm; đấy có phải là hai thứ tâm ! có mà ! Như thế thì có tâm phân biệt, thầy sẽ đem những lời này nói rõ ràng, để con hiểu rằng xưa kia có một vị tiên phật, tên của ngài ấy gọi là Tế Công Hoạt Phật, đấy là một ví dụ, chỉ là nhắc nhở con mà thôi.  

 

Cái gì là thầy ? cái gì là đồ nhi ? “ Thầy ” là thiên lí lương tâm của bản thân con, “ đồ nhi ” là cái tâm mê muội của bản thân con, mỗi một người đều có hai thứ tâm, một thứ là tâm tốt, một thứ là tâm xấu, đúng không ? ( đúng ) Các con đều có một thứ tâm lương thiện và một thứ tâm không tốt ở cùng nhau phải không ? Thường thường đều là như vậy, vậy thì cái tâm tốt của con chính là thầy, cái tâm không tốt chính là đồ nhi; thầy phải dạy bảo đồ nhi, đồ nhi phải nghe lời của thầy, chính là như vậy, nghe hiểu không ?

 

Mượn vào việc bái lạy cái hình tượng này, nhắc nhở với con rằng nội tâm của các con có một vị thầy, chớ có chạy ra bên ngoài đi bái sư, biết không ? Đấy là mượn vào một hình tượng để khải phát chỉ thị cho con, khiến cho con có chỗ lĩnh ngộ, khiến cho con hiểu rằng vị thầy thật sự chẳng ở bên ngoài, cũng chẳng phải là ở phật đường.

 

Thật ra hiện nay mọi người xem Tế Công, do tâm tồn Tế Công, bên trong tiềm ý thức, Tế Công là thầy, mình là đồ nhi của Tế Công, vị thầy thật sự ở trong tâm con; con hoạt bát, công tâm, tế thế thì là “ Tế Công ”. Thế nhưng chớ có hiểu lầm, lấy việc noi theo Tế Công làm lí do mà ăn thịt uống rượu, mạo danh lừa gạt khắp nơi; đấy là dối mình gạt người, cũng là hại người hại mình, hiểu không ? Công đạo ( sự công chánh, công bằng ) tự ở nhân tâm, chẳng có riêng tư, chẳng có thiên vị, công công chánh chánh, tế nguy phù khốn ( cứu tế những người khốn khổ nguy nan ) , tâm địa từ bi mới là “ Tế Công đồ ” ( đồ nhi của Tế Công ).

 

Đối đãi với người không thể quá đặc biệt; quá đặc biệt thì có thị thị phi phi; nếu dựa theo tiêu chuẩn công bằng công chánh thì là vì thầy mà hành đạo, thay thầy mà hành đạo; thay thầy hành đạo chính là “ Công ”, thay ma hành đạo chính là “ Tư ”, khi tư tâm tuôn trào ra thì là khế nhập ma đạo, hiểu không ? Các con mới vào đạo trường, vẫn chưa hiểu gì cả ! Có một số những đạo lí khá sâu, phải từ từ đi ngẫm nghĩ; thầy từ từ phê huấn giảng giải, để các con nhận thấu rõ cái “ Đạo ” này.

 

Chớ có quên mất bốn chữ Tế Công Hoạt Phật này, các con mỗi một đứa cũng đều là “ Tế Công Hoạt Phật ”, biết không ? Chớ có mà xem nhẹ bản thân, được không ? Các con nếu như được thì thầy mới có thể an tâm mà đi, các con nếu như không được, thầy thầy chẳng an tâm mà đi.

 

Sau này phải thường quay về phật đường, phật đường ở đâu ? Phật đường chính là nhà của con, phải thường xuyên quay về nhà của con, được không ? thường xuyên quay về phật đường thì mới sáng, “ Phật đường ” có hào quang ánh sáng thì “ chúng sanh ” sẽ thích quay về, phải không ?

 

Người mà các con hiện tại nhìn thấy là ai ? có nhìn thấy thầy không ? Cái mà con nhìn thấy chẳng qua chỉ là sắc thân của khiếu thủ hình tướng này mà thôi, vị thầy thật sự ở đâu ? ( Lớp viên nói rằng : ở núi Nam Bình Sơn ) ha ……, Khổng Tử rằng : “ ba người đi cùng tất sẽ có người có thể làm thầy ta ”. Vị thầy thật sự ở trong tâm con; diệu trí tuệ của con chính là thầy của con; con có trí tuệ đi phân biện thì chính là thầy.

 

Những điều mà thầy cô giáo dạy bảo cho các con ở trường thì các con đều dùng ở phương diện làm người chăng ? Thế nhưng trong cuộc sống sinh hoạt ngày thường của con, diệu trí của con khải phát mở mang cho sự thông minh và tri thức của con, đấy mới là thầy của con, chớ chẳng phải là cái hình tượng này ở đây mượn khiếu mới là thầy; các con tuyệt đối phải phá trừ cái hình tượng này, nghe hiểu không ?

 

Hy vọng rằng trong tâm của các con không chỉ là Tế Công thầy đây, mà phải thật sự có thể đi “ Tế ” công phổ độ chúng sanh; duy chỉ có chánh kỉ mới có thể thành nhân, tự bản thân mình chẳng có những hành vi, niệm đầu tốt đẹp thì làm thế nào đi cảm hóa người khác; trước hết phải độc thiện kì thân ( bảo vệ gìn giữ sự tu dưỡng tiết tháo của cá nhân ) thì mới có thể kiêm thiện thiên hạ; chánh kỉ trước tiên phải lấy thân mình làm gương cho người khác noi theo.

 

Tế Công, Tế Công, Tế Công, từ thời khắc này trở đi, các con mỗi sáng, trước khi đi ngủ niệm 3 lần “ Tế Công, Tế Công, Tế Công ”, hy vọng rằng các con đều có thể có tâm chí vĩnh cửu bất biến kiên trì đến cùng. Tế công mà trong miệng, trong tâm các con niệm chẳng phải là một Tế công thầy đây, chẳng phải là cái nhân tướng này không thôi, hình tướng là sẽ hủy diệt đấy; thế nhưng cái đạo này muốn tịnh hóa cái tình này như thế nào thì phải có cái hình này, có cái tướng này để phân biện cái đạo lí này, phân biện cái tình lí ( nhân tình và sự lí ) này, hãy đem cái nhân tình ( tình cảm riêng tư con người ) trong tâm chúng ta, đem tình yêu trong tâm chúng ta hóa thành đạo tình, hóa thành tình yêu bao la rộng lớn.

 

Nhận định rằng đạo là tốt, “ Tế Công Hoạt Phật ” ấy trong tâm con là tốt, nào sợ một ngày nào đó một vị Tế Công Hoạt Phật chạy đến mượn khiếu, ông ta bảo rằng đạo chẳng tốt, là giả đấy, dẫn dắt các con mọi người cùng nhau đi ăn thịt, uống rượu, các con có muốn đi theo hay không đấy ( không muốn ) . Chúng ta phải tin chân lí của chính bản thân mình, tin vào cái tâm phật ấy của bản thân con; bản thân con cũng có phật, con hãy thật tốt mà hành cái tâm phật ấy của con thì cái tâm phật của con sẽ càng triển càng lớn rồi. Thầy hôm nay chẳng yêu cầu các con nhất định phải tin vào cái Tế Công này, nhưng phải tin vào một điểm ấy của Minh Sư của các con, vị “ Tế Công Hoạt Phật ” mà điểm một điểm ấy của Minh Sư của con.

 

Nhân viên bàn sự giúp thầy chỉnh lí y phục và các vật dụng, thầy giật mình hết hồn tưởng rằng có người muốn trộm đồ của thầy ) Thầy bảo rằng : thầy trái lại hy vọng rằng tâm của thầy đều để các con trộm đi, vì sao vậy ? thầy chính là công tâm; nếu như các con trộm mất đi cái công tâm của thầy, vậy thì các con cũng đều công tâm, vậy chẳng phải rất tốt đó sao ? Do đó thầy trái lại hy vọng rằng các con đến trộm, trộm mang đi được vậy thì thầy lại còn vui mừng tột độ, chỉ sợ rằng các con trộm chẳng mang đi được.

 

Những người của cõi phàm vì sao lại đau khổ ? Bởi vì có tư tâm, có tư tâm chẳng có công tâm thì đau khổ rồi; nếu bảo rằng đem cái tư tâm này dẹp mất đi, đem nó vứt sang bên, đổi lấy một cái công tâm, vậy thì đau khổ bèn chẳng còn rồi, nhìn thấy việc gì cũng đều tốt, bạn đối tốt với tôi cũng được, bạn đối xử không tốt với tôi cũng chẳng sao, tôi cũng rất tốt, tôi chẳng mảy may tổn thương tí nào, đấy chính là tâm bình thường, tâm bình đẳng.

 

Cậu đối tốt với tôi thì tôi tốt, mọi người chúng ta đều tốt; cậu đối xử không tốt với tôi cũng chẳng sao, vậy tôi vẫn đối tốt với cậu; hy vọng rằng các con có thứ tâm này, chớ có mà người ta đối xử không tốt với con thì con bèn đối xử không tốt với họ, anh hãy nhớ giùm tôi rằng quân tử báo thù ba năm chưa muộn, vậy có được không ? ( không được ) , vậy là không được đấy ! Như vậy thì con chỉ vì báo cái oán chuột nhắt, vậy mà con phải gặp nhau với họ mấy chục năm trời, như thế chẳng phải là rất đau khổ, do đó mà hãy bình cái tâm, làm cho cái tâm tịnh rồi thì nhìn cái gì cũng tự tại, nhìn cái gì cũng đều vui vẻ hài lòng thỏa mãn, đấy chính là tu đạokhi tâm chẳng thể bình, vậy thì hãy học tập bình tâm. Làm người là phải đơn giản một chút.

 

“ Tế Công Hoạt Phật ” chẳng phải là thầy tự mình gọi đâu, là người thế gian xưng gọi thầy làm Tế Công Hoạt Phật; cái “ Tế Công ” này là ý nghĩa gì ? Là nhất tâm đều là công tâm, toàn bộ đều vì chúng sanh, do đó mà người ta mới gọi ông ta là hoạt phật. Con người chết rồi sẽ thành phật, thành tiên, thành quỷ, thành người hiển lộ chỉ thị rõ điều mà con đã làm. Do vậy mà phải “ hoạt ” ( sống ) đấy, không được “ tử ” đấy, cái phật này chẳng có chết đâu; lúc sống mới có thể làm phật, chẳng phải là chết rồi mới thành phật. Ở thế gian chẳng có làm việc tốt gì, trở về rồi có thể thành phật không ? ( không thể ), phải học thầy làm Tế Công, muốn học thầy rất đơn giản, chỉ cần con tế công, bảo đảm rằng con làm phật sống.

 

Các con đều có “ tự tánh phật ” thì nên hành phật sự ( làm việc của phật ); Nghiêu, Thuấn có phải là hành phật sự không ? cái mà họ làm ra đều là đạo, chính là việc của phật. Hôm nay họ có thành quả không ? Chỉ là danh xưng khác nhau mà thôi, vậy thì họ là người, con cũng là người, sao con lại không thể ?

 

Hôm nay thầy trò cùng nhau hội tụ thì là trân trọng, hy vọng rằng những ngày sau này vẫn có thể tiếp tục mối duyên; hy vọng rằng duyên phận của các con càng lúc càng rộng, mỗi một chúng sanh đều có thể đắc được sự che chở bảo hộ của tâm từ bi của các con. Thầy che chở đồ nhi, giúp đỡ đồ nhi, cũng hy vọng rằng các đồ nhi giúp đỡ tất cả các đồ nhi và tất cả những người vẫn chưa phải là đồ nhi của thầy, vậy mới là công tâm nhất phiến.

 

Tế công khá là có nhân duyên, thế gian có rất nhiều người đều gọi Lão Nạp là thầy, gọi thầy là “ Tế Công ”, thế nhưng ta lại thấy trong tâm của họ lại có rất nhiều cái là “ Tế Tư ”, do đó tên gọi là “ đồ đệ của Tế Công ”, thật ra là “ Học trò của Tế Tư ”, khó trách sau khi họ chết chẳng cách nào nhìn thấy chơn diện mục của Tế Công, đều là nhìn thấy “ Tư giao ” ( những tư tình, giao tình ) của Tế Tư mà thôi.

 

Một người chẳng có công đạo, chẳng nói công lí, tại thế bị người ta khinh thường, qua đời càng là bị Thần từ bỏ, do vậy ta bảo rằng “ Tế công thành đạo ”, “ Tế Tư thất đạo ”. Người nay tu đạo, có người một đồng chẳng xả, xảo ngôn lệnh sắc ( nói những lời rất khiến người ta ưa thích, cảm động, sắc mặt ra vẻ rất hòa thiện, thế nhưng một chút cũng chẳng thành khẩn ), hủy báng những tôn giáo khác, họ đều là tự tư tự lợi, cho rằng tất cả đều là mình tốt, chẳng biết rằng gạo trắng của nhà nhà tuy rằng nguồn gốc đến khác nhau, nhưng hạt giống của nó chẳng qua là thóc lúa, sao nói rằng thóc của mình thơm, thóc của người khác hôi thúi vậy ?

 

Linh Sơn nhất mạch, vạn giáo quy tông, tâm có thể làm phật, rời cái công tâm này thì chẳng có phật có thể làm; biết tu đại đạo, siêng hành đức nghiệp thì vạn nhà sanh phật, “ Tế Công Hoạt Phật ” tự nhiên đến, do vậy nói rằng : “ Tế Công có thể thành phật ”. Hy vọng rằng chúng sanh thiên hạ học tập tinh thần của thầy, tuyệt đối chớ có phân biệt lẫn nhau, tự lỡ mất tiền đồ

 

Tay nhẹ nhàng lắc chiếc quạt cọ,
Bình rượu ngon, miệng kề rót vào,
rượu ngon vô vị, gió chẳng mát,
mấy ai ngộ đang diễn tuồng gì ?

 

Áo cũng rách, giày, mũ cũng rách,
tấm thân gầy ốm, da bọc xương,
khắp nơi cuối xóm đầu đường,
khi mê lúc tỉnh, như điên như khùng.

 

Chổi nhân gian quét dọn rác bẩn,
quạt cọ này quét rác trong tâm,
người đời chỉ quét rác trên đất,
chẳng quét trừ rác bẩn tâm linh.

 

Tay phẩy quạt lòng thầm hy vọng,
người quét đất phản vấn tự tâm,
đất đã sạch rồi, còn tâm địa ?
liệu vẫn còn rác bẩn thẹn lòng ?

 

Tay nhẹ nhàng thầy từ bi quạt,
Muôn phiền não khiến trò nặng lòng,
người hữu duyên thầy lại khẽ quạt,
về phật đường, độ thoát tử sanh.

 

Rượu vào miệng thân say tâm tỉnh,
ghẹo người đời thân tỉnh tâm say,
sống trong mộng huyễn tâm này,
say sanh mộng tử vui quên tháng ngày.

 

Tay cầm đùi gà nhai ngấu nghiến,
ghẹo những người khẩu Phật tâm Ma,
thế gian có " thực nhục Hoà Thượng "
La Hán trên trời ăn mới lạ.

 

Rượu vào miệng thành cam lồ vị,
thịt đã ăn cải tử hoàn sanh,
nếu có bản lãnh tầm cỡ ấy,
rượu uống tuỳ hỷ, thịt cứ ăn.

 

Y phục rách rưới – nhìn biết thấu,
Cõi nhân gian giả cảnh hư hoa,
Phàm có tướng là hư vọng mà,
chấp hình tướng, “ Như Lai “ sao gặp ?

 

Tế Điên tồn “ xích tử chi tâm ”
Nên vui đùa với trẻ vô ngại,
cười hay khóc tâm đều tự tại,
thảy đều theo thiên tánh mà hành.

 

Muốn say thì say, ngủ thì ngủ,
Khác xa người tâm cơ đa đoan,
Lòng giảo hoạt nham hiểm muôn vẻ,
Vì tư lợi bận đông bận tây.

 

Chẳng biết người đời có tin chăng ?
kẻ điên lại tiêu dao tự tại,
người thông minh lại làm bừa bậy,
tự dìm vào biển khổ mênh mông.

 

Người trông ngu nhưng lại thật trí,
kẻ trông trí nhưng lại thật ngu,
người trông điên nhưng tâm chẳng loạn,
kẻ chẳng điên nhưng tâm lại điên.

 

Tay cầm hồ lô thường mở nắp,
miệng cười tủm tỉm “ ý chi ”đây ? 
cầu đạo rồi trò mới tỏ ngộ,
pháp bảo mình vốn có nào hay !

 

Nón thuyền thấp thoáng dáng lưng cong,
gánh nghiệp thay trò nên lưng còng,
phận là đồ nhi mấy ai hiểu ? 
mấy ai thương thầy thấu nỗi lòng !

 

Chiếc nón thầy hình thuyền không đáy,
chở mê đồ vượt biển tử sanh,
giày cói ( lác ) rách tẩu khắp thiên hạ,
hành vạn dặm cứu độ quần sanh.

 

Nghiệp nợ mười phần, thầy gánh bảy,
chừa ba phần đợi trò lập công,
Oan khiêm nợ cũ hồi hướng trả, 
mòn mỏi đợi trò tu thật tâm.

 

Áo rách tả tơi, Oan Khiêm kéo,
thường mắng thầy nào phải Tế Công,
Tế Tư " vì trò " nên thiên lệch,
bảo vệ đồ nhi, đâu còn Công.

 

Mỗi khi đồ nhi cất tiếng gọi,
thầy từ bi ơi, thầy Tế Công,
giật mình hốt hoảng thầy mau lại,
để đồ nhi khổ, đâu đành lòng.

 

Thế gian đồ nhi mấy ai hiểu,
nước mắt thầy rơi, ai cảm thông ?
bình an thuận lợi mấy ai nhớ ?
gặp chuyện khổ rồi, nhớ " Tế Công " !

 

Phật hiệu thầy, mấy ai tỏ ngộ ?
tấm lòng thầy mấy trò rõ hay ? 
Tế thế cứu nhân Công tâm dụng,
Thiên tâm Phật tánh bất tử dùng.

 

Những ai bái Tế Công Hoạt Phật,
Thì thật ra bái bốn chữ này,
lấy làm thầy, phải luôn ghi nhớ,
hành theo “ Thầy ”, tư tâm dẹp ngay.

 

Mượn việc bái Sư, thầy chỉ điểm,
nội tâm con cũng có vị “ Thầy ”
vốn không hình tướng, bẩm sanh có,
vốn là “ Phật Sống ” mấy ai hay ?

 

Thế gian đồ nhi nhiều vô số,
Pháp tướng của “ Thầy ” mấy ai hay,
mấy ai thật sự đã tỏ ngộ,
đã ngộ pháp tướng, rõ ý thầy !

 

 

Số lượt xem : 2538