Nhân duyên Phật Di Lặc ứng vận và Di Lặc tịnh độ
I. Lời nói đầu
1. Tín ngưỡng và tu hành tuy là sự quyết định của nhân duyên hội tụ của cá nhân mỗi người kiếp này, nhưng đi vào loại pháp môn tu trì nào thì lũy kiếp chắc chắn là đã có kết phật duyên sâu dày với những vị thánh hiền tiên phật tương quan.
2. Tiên Thiên Đại Đạo là tín ngưỡng của chân lí đại đạo phụng thiên thừa vận.
3. Tâm nguyện ban đầu của việc Thượng Đế giáng dân : trước hết phái 7 vị phật trị thế, lại phái 3 vị phật ( Nhiên Đăng, Thích Ca, Di Lặc ) chia làm 3 kì chấp chưởng thiên bàn thâu viên, kiêm dùng đạo và kiếp cùng giáng.
II. Nhân duyên ứng vận của Phật Di Lặc
(1) Dựa vào thiên vận mà nói :
Chánh pháp 1000 năm : từ trước tây nguyên năm 487 đến Tây Nguyên năm 513 là lúc chánh pháp vẫn thịnh.
Tượng pháp 1000 năm : từ tây nguyên năm 513 đến tây nguyên năm 1512
Mạt pháp : 1000 năm : từ tây nguyên năm 1513 đến tây nguyên năm 2013 là 500 năm đầu của mạt pháp.
( 2 ) Dựa vào thâu viên chứng phật mà nói :
Đại bảo tích Kinh quyển 88 : Thế Tôn nói như thế này với Di Lặc Bồ tát Ma Ha Tát rằng : “ Di Lặc, ta phó chúc cho ông, mạt thế sau này, hậu 500 năm, lúc chánh pháp diệt, ông nên giữ gìn bảo vệ Phật Pháp Tăng bảo, chớ để đoạn tuyệt ! ”
Phật thuyết kinh Di Lặc hạ sanh thành phật : Thuở ấy, có cây Bồ-dề tên gọi là Long Hoa, cao bốn du-thiên-na, sầm uất và tươi tốt, cành lá phủ bốn bề, che mát sáu cu-lô.Từ Thị Đại Bi tôn, ngồi dưới cây thành Phật…
Quá khứ phàm là những người đã từng nghe chánh pháp trong phật pháp của đức Thích Ca, vào thời kì Bạch Dương đều sẽ gặp được kì thâu viên của Phật Di Lặc.
Vào thời kì mạt pháp, muốn có thể làm tới giác hành viên mãn là một việc chẳng dễ dàng gì.
( 3 ) Dựa vào căn khí của chúng sanh mà nói :
Chúng sanh mạt pháp chư căn nhãn nhĩ, dục vọng phồn thịnh. Muốn họ đoạn dục tịnh nghiệp, tu đến nhất tâm bất loạn, lại phát tâm vô thượng bồ đề thật chẳng dễ dàng.
Căn khí của chúng sanh thấp kém, muốn vãng sanh Tây Phương tịnh độ hoặc gặp phật xuất thế đều vô cùng khó khăn, ngay cả nếu gặp được rồi thì phát tâm cũng khó.
Do vậy Phật Di Lặc dựa vào căn khí của chúng sanh mạt pháp, dùng pháp môn phương tiện thiện xảo, ở Dục giới thiết lập Đâu Suất tịnh độ để cho những chúng sanh mạt pháp dễ vãng sanh cõi này.
( 4 ) Dựa vào nguyện của phật mà nói :
Phật thuyết Quán Di Lặc Bồ Tát thượng sanh Đâu Suất Thiên kinh : chỉ cần nghe danh hiệu Phật Di Lặc mà sanh tâm cung kính, lễ bái, niệm phật hiệu của ngài, thành tâm sám hối những lỗi lầm của mình, lúc mệnh chung tức có thể thấy Phật Di Lặc.
Phật bảo ngài Ưu-ba-ly:
"Ông hãy lắng nghe! Vào đời vị lai, Di-lặc Bồ-Tát sẽ làm nơi quy y rộng lớn cho chúng sanh. Nếu có ai quy y Di-lặc Bồ-Tát, thời phải biết người này sẽ được bất thối chuyển nơi Vô Thượng Đạo. "
Chẳng tu thiền định, chẳng đoạn chư lậu : Đạo thống một mạch tương truyền đã có 64 vị phật thánh làm kiến chứng cho chúng ta.
( 5 ) Thế giới lý tưởng của Di Lặc tịnh độ
a. Thế giới do từ tâm của Phật Di Lặc tiếp dẫn
Đại nguyện tiếp dẫn của hồi chân hướng tục : Vãng sanh Đâu Suất Tịnh độ chỉ cần quy y tam bảo, thanh tịnh trì giới, như pháp bố thí, phát nguyện vãng sanh thì được rồi.
Thế giới gần : Thế giới Di Lặc giống như thế giới này của chúng ta, cùng ở dục giới, cách chúng ta rất gần, đến được tương đối nhanh.
Thế giới dễ : Thế giới cực lạc phải niệm đến nhất tâm bất loạn mới có thể đến được.
Thế giới phổ : Di Lặc tịnh thổ chỉ cần trì giới hành thiện, thọ một chỉ của Minh Sư, tức có thể vãng sanh.
b. Thế giới gặp Phật, nghe pháp
Những chúng sanh của thế giới Sa bà nếu vãng sanh Di Lặc tịnh thổ, ở trong Đâu Suất Nội Viện có thể thường nghe hỏi phật pháp, chẳng cần lo lắng đọa lạc nữa.
Trong quá trình thấy phật nghe pháp ấy, chuyển hóa căn tánh nhân thiên thành căn tánh xuất thế; hóa căn tánh nhị thừa thành căn tánh đại thừa.
Có thể đồng kiến đồng hành với chúng sanh, tuy người ở trong thế giới ngũ trược, nhưng không bị tham dục sắc tướng làm cho mê hoặc.
c. Thế giới của hồi trí hướng bi
Từ tâm của Di Lặc Bồ Tát thà chẳng ở thế giới Thường Tịch Quang Thổ, chẳng ở thế giới tịnh trí trang nghiêm, trái lại kiến lập tịnh thổ ở trong dục giới, quảng độ những chúng sanh hữu tình, đấy là Di Lặc Bồ Tát dùng trí tuệ vô biên, tâm bi mẫn hồi hướng cho những chúng sanh mạt pháp, để họ có một cơ hội dễ dàng đắc độ.
d. Thế giới của mang nghiệp vãng sanh
" Thiên Bảng ghi danh, địa phủ rút tên " trong pháp môn bạch dương cũng tức là lúc tuổi thọ ở đời chấm dứt thì chẳng rơi vào lục đạo, có thể mang nghiệp vãng sanh Thiên Phật Viện, được các vị Bồ Tát tiếp tục giáo hóa.
Đợi đến khi thời cơ chín muồi, tức theo Phật Di Lặc cùng hạ sanh nhân gian, hành công liễu nguyện, đoạn phiền não, liễu tội nghiệp, thấy phật, nghe pháp, chứng quả ở Long Hoa Hội.
e. Làm thế nào để đồng chú thiên bàn với Phật Di Lặc
( 1 ) Dùng “ chánh tri kiến ” làm đạo sư ( người thầy dẫn dắt )
Chẳng rời tự tánh : rõ lý chính là trí tuệ
Chẳng chấp trước hình tướng : Không được chấp trước vào việc truyền thuật lại những việc mượn khiếu, thiên cơ, sa bàn, hiển hóa, chẳng tu hành dựa vào tình cảm.
Là lý thì tiến, phi lý thì lui : hưu thính tà nhân hồ thuyết thoại, lao thuyên ý mã niệm vô sinh ( chớ có nghe những người có tà kiến tùy tiện nói năng bậy bạ )
( 2 ) Dựa vào sự thật thà tu hành để lát đường
Không phỏng đoán, không hướng ra ngoài tìm kiếm : một ngày tu thì được một ngày công, một ngày không tu thì một ngày không.
Lúc nào cũng làm, chỗ nào cũng làm : cùng phò trợ Di Lặc thành đại đạo
Sám hối nhiều, cảm ân nhiều : có lỗi thì sửa, thật lòng sám hối trước Tổ Sư
Tận luân thường, ngay địa vị mình đang ở mà nỗ lực làm tốt những việc mình nên làm : Tu hành không thể rời khỏi cuộc sống hiện thực, bởi vì “ là chơn phật chỉ luận gia thường ”
Tùy duyên hỷ, học Di Lặc : Học tập từ tâm giai đại hoan hỷ của Di Lặc Tổ Sư, cứu thế độ người, hành thiện bố thí, vô tâm vô vi.
III. Kết luận
1. Chúng ta hôm nay có thể có được sự may mắn theo Di Lặc Tổ Sư cùng bàn việc mạt hậu thâu viên đại sự thì nên nắm bắt lấy cơ duyên tu bàn của mạt hậu nhất trước này.
2. Tâm tịnh tức phật thổ tịnh : Chúng ta phải phát dương tinh thần của Di Lặc, học tập tâm lượng lớn của Di Lặc Tổ Sư, miệng cười thường mở.
3. Trực tâm là tịnh thổ bồ đề
4. Bồ đề tự tánh, vốn dĩ thanh tịnh, chỉ cần dùng tâm này, trực liễu thành phật.
Số lượt xem : 810