Lợi ích của việc tham gia các lớp nghiên cứu
Phật đường vì sao thường mở lớp ?
Đạo trường của chúng ta vì để cho tất cả các đạo thân có thể thể ngộ được sự thù thắng tôn quý vô ngần của Minh Sư một chỉ điểm, tránh tạo tội gây nghiệp do sự thiếu hiểu biết, vậy nên phát tâm mở đủ thứ các chương trình học như lớp Suất Tánh Tiến Tu Pháp Hội hai ngày, năm năm lớp tiến tu : Tân Dân, Chí Thiện, Bồi Đức, Hành Đức, Sùng Đức. Các lớp nghiên cứu kinh điển, lớp Minh Đức, lớp Nhân Tài Tinh Tiến, Lớp Tinh Tiến Bồi Huấn Giảng Sư của Phật Viện Sùng Đức, lớp Nhi Đồng Đọc Kinh …
Việc thiết lập chương trình học các lớp này chẳng qua là muốn mỗi vị đạo thân chúng ta phá mê khai ngộ, đều hiểu rõ sự thù thắng tôn quý của Minh Sư một chỉ điểm, tránh việc sau khi cầu đạo rồi mà vẫn cứ mơ màng mê muội tạo tội, như vậy thì thật có lỗi với Thiên Ân Sư Đức !
Có người nghĩ rằng, thà mình không đi học tập nghiên cứu đạo lý Phật pháp, mình không học, không biết thì không có tội. Vậy rốt cuộc có thật sự là " Không biết thì là không tội ? ". Về vấn đề này, ta hãy đọc và suy ngẫm câu chuyện sau đây :
Có một hôm, sau khi Đức Phật thuyết pháp xong, một đệ tử xin thỉnh giáo hỏi Phật vấn đề mọi người hay nói là “không biết không có tội” có đúng không.
Về vấn đề này, Đức Phật không trả lời trực tiếp mà đưa ra ví dụ: “Bây giờ có một cái gắp than, nó bị lửa làm cho nóng bỏng nhưng mắt ta không nhìn thấy được. Nếu con muốn cầm vào cái gắp than này, vậy giữa việc biết cái gắp than đang nóng bỏng và không biết, điều gì gây tổn hại hơn?”
Đệ tử thoáng suy nghĩ rồi trả lời: “Không biết nó đang nóng là rất tai hại. Vì không biết sẽ không có chuẩn bị, không đề phòng nên sẽ bị bỏng”.
Đức Phật lại nói: “Đúng thế! Nếu biết cái kẹp than bị nóng thì lòng sẽ đề phòng, không dám sơ suất cầm vào tay không. "Từ đó cho thấy câu ‘không biết không có tội’ là không đúng, mà không biết là rất có tội. Mọi người vì vô minh nên mãi trầm luân trong bể khổ”.
Lợi Ích Của Việc Thường Tham Dự
Các Lớp Nghiên Cứu Tiến Tu
1. Có thể giúp tăng trưởng trí tuệ
Từ lớp Tân Dân đến lớp Sùng Đức, trong 5 năm đã đọc nghiên cứu về kinh điển của các Giáo như : Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đạo Đức Kinh, Lục Tổ Đàn Kinh, Kim Cang Kinh …, cũng đã nghiên cứu rất nhiều đạo học căn bản, như Hoàng Mẫu Huấn Tử Thập Giới, Tánh Lí Thích Nghi…có thể làm tăng trưởng trí tuệ của chúng ta, giúp chúng ta có mục tiêu và phương hướng đúng đắn đối với đời người, không tiếp tục sống qua ngày một cách mơ mơ màng màng nữa
Con người sở dĩ tạo nghiệp đều là do vô minh ; vô minh nghĩa là chẳng rõ đạo lý nhân quả, hoặc sản sinh nhận thức sai lầm về nhân duyên quả báo, chính là “ si ”, còn gọi là “ vô minh ”. Vô minh là căn nguyên nguồn gốc của phiền não và tạo tội. Trong các lớp nghiên cứu, chúng ta sẽ hiểu được rất nhiều đạo lý, cũng sẽ giảm thiểu rất nhiều những cơ hội tạo nghiệp.
Thường đến Phật đường để nghiên cứu đạo lý, không những xây dựng được giá trị quan đúng đắn mà còn học tập được tinh thần từ bi hỷ xả của Thánh Hiền Tiên Phật, tiến đến việc thường hành tam thí ( tài thí, pháp thí, vô úy thí ), sửa bỏ những thói hư tật xấu và tánh nóng giận, rộng gieo ruộng phước, có nhiều cơ hội liễu nguyện, hành công lập đức, phước tuệ song tu.
“ Hễ vào nhĩ căn, thì vĩnh viễn là hạt giống của Đạo ”
Có một lần đứa con trai đi thăm mẹ, hỏi mẹ cậu ta rằng : “ mẹ ơi, mẹ gần đây có đi phật đường tham gia lớp nghiên cứu không ? ”
Mẹ cậu ta trả lời một cách khẳng định rằng : “ đương nhiên là có rồi. ”
Đứa con trai nói : “ Vậy thì lúc giảng sư lên lớp đã giảng những nội dung gì ? ”
Người mẹ suy ngẫm một hồi, thế nhưng lại nhớ không ra giảng sư rốt cuộc đã giảng nói qua những gì, thế nhưng bà ấy nói : “ Tuy rằng nhất thời nhớ không ra, thế nhưng mẹ cảm thấy rất có sự giúp ích đối với mẹ. ”
Đứa con trai cười nhạo mẹ, nói rằng : “ sau khi nghe rồi ngay đến cả nội dung cũng đều quên mất nữa là, vậy thì nào có sự giúp ích gì ? ”
Người mẹ nghe đứa con trai của mình nói vậy thì bèn cầm lên một cái rổ tre và nói với cậu ta rằng : “ con có thể giúp mẹ làm một việc hay không ? con hãy đem cái rổ tre này đến chỗ vòi nước, giúp mẹ đựng đầy nước nhé. ”
Đứa con trai cười lớn tiếng rằng : “ Con đâu có dại dột đến mức đó, cái rổ tre này thì làm sao mà có thể đựng nước đây ? ”
Người mẹ bèn nhân cơ hội đó mà giải thích rằng : “ con nói đúng đấy, nó không thể đựng nước, thế nhưng sau khi nước chảy từ trong rổ tre qua các lỗ ra bên ngoài, thì nhất định sẽ rửa sạch những vết dơ bẩn trên rổ tre, đúng không ? ” Đứa con trai lúc này mới hiểu được ý của mẹ.
Chúng ta đi tham gia lớp nghiên cứu, có khi cũng sẽ quên mất nội dung. Khi chúng ta dụng tâm đi lắng nghe, thì thật ra tâm niệm đã được gột rửa sạch. Cũng như vậy, nếu như chúng ta ngẫu nhiên nghe được một lời hay ý đẹp như vàng như ngọc, tuy rằng là chẳng bao lâu sau thì đã quên mất, thế nhưng ít nhiều cũng đã đắc được sự ích lợi từ trong đó.
Có lúc chúng ta dùng lời tốt lành khuyên bảo người khác, bạn bè, thế nhưng họ giống như chỉ xem những lời ấy như là gió thoảng qua tai, thế nhưng sau khi chân lý đã nghe lọt qua tai rồi, cuối cùng cũng sẽ khai hoa kết quả, sẽ không phải là uổng phí tâm sức mà chẳng có hiệu quả gì đâu.
Các Đạo trường Phật đường tổ chức các lớp nghiên cứu giảng giải đạo lý của các bậc Thánh Phật xưa cốt yếu là để dùng chân lý để gột rửa dần những bụi trần phiền não trong tâm chúng sinh, giúp chúng sinh hiểu rõ đạo lý, chuyển phiền não thành bồ đề, cải biến vận mệnh ngày càng trở nên tốt lành viên mãn, cũng là để tạo cơ hội cho mọi người hành công lập đức, liễu nguyện và tiêu nghiệp.
Các bậc đại đức xưa có câu : “ tụng kinh chẳng bằng hiểu nghĩa kinh, hiểu nghĩa kinh chẳng bằng y theo kinh mà hành ”. Nếu Hành giả tụng kinh nhờ nhiếp tâm thanh tịnh nơi kinh văn mà có được công đức thì người đến Phật đường nghe đạo, nương nhờ Phật quang phổ chiếu gia trì cực kì mạnh mẽ nơi Phật đường, lại cộng thêm lúc lắng nghe đạo lý một cách nhiếp tâm khiến cho tâm trở nên thanh tịnh an lạc, tiêu trừ phiền não, chuyển hóa tâm niệm, ngộ đạo rồi sau đó hành đạo ngay trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, thì công đức lại còn thù thắng trội hơn gấp nhiều lần so với việc chỉ ngồi ở nhà tụng kinh một mình. Ấy là còn chưa kể đến việc thời nay phổ độ Tam Tào, Ơn trên khai ân đại xá, khiến cho các đạo thân đến Phật đường nghe đạo đều có Cửu Huyền Thất Tổ cùng với rất nhiều vị Oan Thân Trái Chủ của lũy kiếp đến nay cùng đến lắng nghe, học tu, được tiếp nhận Phật quang phổ chiếu ấm áp mạnh mẽ nơi Phật đường, có thể giúp tiêu nghiệp nhanh chóng, hiểu và ngộ đạo, lìa khổ được vui, giải thoát nhanh chóng hơn so với việc chỉ nghe kinh mà chẳng hiểu rõ đạo lý ý nghĩa thâm sâu nơi kinh văn mà các bậc Thánh Phật muốn truyền tải. Theo lời Thầy Tế Công Hoạt Phật từ bi thì mỗi người lũy kiếp đầu thai đến nay đều có trên 6 vạn ( 655,36 )vị Cửu Huyền Thất Tổ, như vậy mỗi người khi đến Phật đường thì đã có đến hơn 6 vạn vị Cửu Huyền Thất Tổ đi theo để nghe đạo và học tu rồi, đủ thấy là sức ảnh hưởng và công đức to lớn gấp rất nhiều lần so với việc chỉ ngồi tụng kinh ở nhà không thôi.
2. Sự kỳ vọng và khích lệ của Tổ Tiên
Con cháu học Phật thì Tổ Tiên triêm quang, trong kinh Địa Tạng Bổn Nguyện có nói rằng : “ Con cháu hiếu thuận, con cháu học Phật thì Tổ Tiên cũng triêm quang, con cháu làm Bồ Tát rồi, họ là Tổ Tiên của Bồ Tát thì họ bất luận là ở cõi nào cũng nhận được sự tôn kính của người khác. ” Do đó Tổ Tiên vẫn cứ hay đặt kỳ vọng rất cao đối với con cháu ở dương thế, kỳ vọng con cháu họ có thể vào đạo trường tu bàn, triêm được càng nhiều quang.
※ Bà về báo mộng :
Một lớp viên nọ học lại lớp Tân Dân, lúc chia sẻ tâm đắc với mọi người, anh ta đã nói ra tâm đắc học lớp Tân Dân hai lần như sau :
Anh ta nói rằng lần đầu tiên học lớp này thì bỏ dở dang nửa chừng ; năm nay khi lại đến học lớp Tân Dân, Bà của anh ta đã báo mộng cho anh ta trong đêm rằng :
“ Lớp Tân Dân lần đầu tiên cháu đang học rất tốt cớ sao lại ngưng giữa chừng, báo hại ta chẳng thể triêm quang ; lần này cháu chẳng dễ gì lại đến học lớp Tân Dân, cháu phải học cho thật tốt, nếu không thì ta sẽ chẳng bỏ qua cho cháu ”. Chính vì thế mà anh ta đã học cho xong lớp Tân Dân.
※ Sơn Thần báo mộng :
Một vị lớp viên nọ chia sẻ tâm đắc lên lớp nghiên cứu của anh ta rằng :
Anh bảo rằng sở dĩ anh ta đến tham gia lớp nghiên cứu là do sự khích lệ cổ vũ của Tổ Tiên anh ta ( Sơn Thần ). Có một lần nọ trong đêm, Sơn Thần báo mộng cho anh rằng : “ Các cháu ở nhân gian học xong lớp nghiên cứu 5 năm thì đã có đạo hạnh của 600 năm rồi, có sự việc tốt như thế này, sao cháu không biết nắm bắt lấy ? ”. Chính vì thế mà anh ta đã đến tham dự lớp nghiên cứu.
- Điểm Truyền Sư Hứa Truyền Doanh, vị mà đã thuật lại sự thù thắng của tờ Long Thiên Biểu có nói rằng : nghiêm túc tu bàn trên một năm thì Tổ Tiên có thể từ Vong Linh cấp 3 thăng lên làm vong linh cấp 2, cứ thế mà thăng tiến dần theo từng cấp, cuối cùng thì cùng nhau thăng thiên.
- Có một lần nọ, Đàn chủ Lâm Thương Khố ở địa phủ đã nhìn thấy bố của ông, lúc bấy giờ có 3 người đi theo ông, ông bèn hỏi : “ Bố ơi, có phải tội của bố rất nặng, nếu không thì sao có 3 người áp sát bên cạnh bố ? ”. Bố của ông trả lời rằng : “ Nói bậy, áp sát cái gì, họ là những người để ta sai khiến , nhà chúng ta có thiết lập phật đường, ta triêm quang của con, lại còn có người để sai khiến ”. Ông lại hỏi : “ Vậy khi nào thì bố về trời ? ”. Bố của ông đáp rằng : “ vậy thì phải xem khi nào con chết đã ! ”, ý nói rằng “ Một đứa con đắc đạo, cửu huyền thất tổ đều triêm quang ; một đứa con thành đạo, cửu huyền thất tổ thảy siêu thăng ”, do vậy phải đợi đến khi Lâm Đàn Chủ thành đạo thì tổ tiên mới được cùng nhau về trời.
3. Tổ Tiên triêm quang – có thể cùng đến nghe lớp.
- Lớp viên Pháp Hội kiến chứng Tổ Tiên quỳ ở trước cửa để nghe lớp. ( Pháp Hội còn có tên gọi là Suất Tánh Tiến Tu Ban, được xem là một loại lớp nghiên cứu ).
- Ông cố nội của Điểm Truyền Sư Lâm Kim Hùng tiếp đãi Tổ Tiên của các lớp viên : Nhà Bác họ của Lâm Điểm Truyền Sư có phật đường và thiết lập lớp Minh Đức, các nhân viên bàn sự giúp dâng khăn lau tay cho các lớp viên thì ông cố Nội của Lâm Điểm Truyền Sư cũng bận bịu phục vụ cho Tổ Tiên của các lớp viên ( dâng khăn lau tay ), sau đó cùng nhau nghe lớp.
- Đàn chủ Lâm Thương Khố nói rằng : “ Lớp Viên nếu như ngủ gật thì Tổ Tiên của họ sẽ chẳng nghe thấy, Lớp Viên nếu như xin nghỉ phép thì Tổ Tiên của họ cũng không được đến dự ”.
- Cậu bé Liệu Vũ Kiệt nói rằng : Lớp viên giữa chừng rời khỏi chỗ ngồi thì Tổ Tiên sẽ bị mời ra ngoài, cho đến khi lớp viên quay về chỗ ngồi thì mới có thể tiến vào trở lại. Nếu Lớp viên một đi không trở lại thì Tổ Tiên sẽ không có cơ hội để trở lại.
4. Lãnh Thiên Chức - Có nhiều cơ hội để liễu nguyện, Tổ Tiên lại triêm quang
- Kết thúc lớp Tân Dân thì lãnh thiên chức “ Bàn Sự Nhân Viên ”, có thể giúp bàn nhiều Phật sự hơn.
- Lớp Chí Thiện trở lên, Tiền Hiền cho phép thì có thể lập nguyện Đàn Chủ, thiết lập Phật đường gia đình hoặc gia nhập Đàn Chủ của Phật đường công cộng.
- Các lớp nghiên cứu theo thứ tự mà tiến dần, sau này sẽ được đề bạt làm giảng sư, có thể đăng Pháp Vương Tọa, lên bục giảng đạo.
Bế ban lập nguyện , lãnh nhận thiên chức
- Indonesia có một vị đạo thân nói rằng : Ông ngoại của anh ta đã từng báo mộng cho anh ta rằng : anh ta 6 lần đến phật đường thì ông ngoại có được chia đến 5 lần công đức; lần thứ nhất là anh ta đi dự pháp hội, do là làm lớp viên được người khác phục vụ, do đó mà ông ngoại chẳng được chia cho công đức; Lần thứ hai đến lần thứ sáu, anh ta đến phật đường làm nhân viên bàn sự, nên ông ngoại được chia cho công đức.
Ngày 13 tháng 11 năm 2008, Tế Công Hoạt Phật lâm đàn từ bi khai thị tại Phật đường Từ Thánh thuộc Đài Bắc, rằng Cửu Huyền Thất Tổ của mỗi người tổng cộng có khoảng 65536 người. Thầy đặc biệt từ bi nhấn mạnh con số này, đấy là tính từ lúc con người giáng thế từ hội Dần cho đến nay, tất cả Cửu Huyền Thất Tổ, cũng chính là bao gồm tất cả những Cửu Huyền Thất Tổ luân hồi luỹ kiếp đến nay, chính là tổng số của hơn 6 vạn năm nay.
Tiên Thiên Đại Đạo thật thù thắng biết bao. Pháp hội hễ mở thì đều là nhân thiên trăm vạn cùng đang nghe đạo; chỉ tính Cửu Huyền Thất Tổ của chúng ta luỹ kiếp đến nay thôi, mỗi một người thì có hơn 6 vạn vị Cửu Huyền, nếu như một gia đình có 10 người cầu đạo tu đạo, 10 người ấy sinh tử luân hồi 6 vạn năm, Cửu Huyền Thất Tổ của họ cộng gọp lại thì có khoảng 655,360 người đấy ! Con số to lớn biết bao !
“ Một đứa con đắc đạo, Cửu Huyền Thất Tổ đồng triêm quang; một đứa con thành đạo, Cửu Huyền Thất Tổ cùng siêu sanh ”. Mỗi một người cầu đạo rồi, chỉ cần thật tốt mà tu đạo, bàn đạo thì bèn có thể cứu được Cửu Huyền Thất Tổ luỹ kiếp đến nay, tánh mệnh của khoảng 65536 người siêu thoát sanh tử luân hồi, công đức quả thật là vô lượng.
5. Tiêu oan giải nghiệt
- Lên lớp nghiên cứu, ngoài việc Tổ Tiên sẽ đến nghe lớp ra, các Oan Khiếm cũng sẽ cùng đến nghe lớp; sau khi mà họ đã rõ lý rồi thì việc đòi nợ tự nhiên sẽ thả lỏng.
- Có một ngày nào đó thiện căn của Oan khiếm hiện ra trước mắt, hướng đến Phật đạo, không đến quấy nhiễu nữa thì những chướng ngại tu đạo của lớp viên sẽ tiêu trừ.
Diên Bình Chân Quân ( Trịnh Thành Công Đại Tiên ) từ bi rằng : trên đạo trường lên 5 năm lớp tiến tu thì bằng với việc tu được 600 công. Trên đạo trường học xong 5 năm thì bằng với tu 1000 kiếp.
Học xong một lớp thì bằng với 200 kiếp. Học xong lớp 5 năm thì tổng cộng 1000 kiếp.
Trên đạo trường chỉ cần nghe xong một tiết giảng thì có thể tiêu được 200 tiểu kiếp. Nếu chúng ta học xong lớp tân dân 30 tiết thì bằng với đã tiêu 6000 tiểu kiếp.
Có thể biết chúng ta 6 vạn năm nay, có nhiều kiếp như thế làm sao mà tiêu, chính là như thế mà tiêu đấy. Phật giáo có nói : " người tu hành có tiểu kiếp, trung kiếp, đại kiếp. " chúng ta thân là các đồ nhi của thầy Hoạt Phật, sao chẳng biết vinh hạnh và cảm ân ?
6. Tiếp nhận Phật quang phổ chiếu
- Có thể duy trì giữ vững đạo tâm : thường đến phật đường có thể khiến cho đạo tâm chẳng thoái lùi; đạo trường giống như lò lửa vậy, mất đi độ ấm rồi có thể ấm trở lại, ấm trở lại thì có thể giữ ấm, giữ ấm thì có thể tăng ấm. Thường gìn giữ sự phát tâm ban đầu thì thành phật có thừa.
※ Có thể tịnh hóa tâm linh, thay đổi khí chất :
- Chuyển biến “ tâm ” – Tâm chánh : ( trừ bỏ tham, sân, si )
Chuyển biến quan niệm, tịnh hóa tâm linh, mở rộng tâm lượng, thay đổi tánh khí ( Lí tánh – Khí tánh – Chất tánh ), gia tăng tri thức ( làm phong phú đạo học ), khai mở trí tuệ, gia tăng định lực.
- Chuyển biến “ thân ” – Thân chánh, ngôn chánh, hành chánh :
- Tướng tùy tâm chuyển ( do tâm tốt mà tướng tốt ) , tánh chất chuyển biến, khí chất tốt.
- Tài ăn nói khá tốt ( biết nói cái gì, biết nói như thế nào ) – Luận Ngữ rằng : “ Hữu đức giả tất hữu ngôn, hữu ngôn giả bất tất hữu đức ” ( Dịch nghĩa : Khổng Tử nói rằng : “ Người có phẩm hạnh tốt thì lời nói cũng tốt, nhưng người có lời nói tốt chưa hẳn là người có phẩm hạnh tốt ” ).
- Hành vi đoan chánh ( không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm ).
- Càng có khẩu đức ( nói những lời nên nói – lời nói nhiều chẳng thà nói ít, nói ít chẳng thà nói tốt; trừ bỏ ác khẩu, lưỡng thiệt, vọng ngôn, Ỷ ngữ ).
- Thân càng khỏe mạnh ( biết được cái đạo dưỡng sinh, dưỡng tánh, dưỡng tâm, những yếu lĩnh để thân thể khỏe mạnh. )
C. Chuyển biến “ Duyên ” – Rộng kết thiện duyên, rộng kết bạn tốt, có nhân duyên, có phật duyên.
Trong Luận Ngữ ( chương Quí Thị ) , Khổng Tử nói rằng : 益者三友,損者三友。友直,友諒,友多聞,益矣;友便闢,友善柔,友便佞,損矣。」“ ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu. Hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn : Ích hỹ; Hữu biền tịch, hữu thiện nhu, hữu biền nịnh, Tổn hỹ ” ( Dịch nghĩa : Khổng Tử nói : Người bạn có ích thì có 3 loại, bạn có hại cũng có 3 loại. Kết bạn với những người chính trực, thành thật giữ tín, người có kiến thức rộng, là có lợi. Kết bạn với những người xu nịnh bợ đỡ, bề mặt thì tâng bốc mà sau lưng thì lại phỉ báng, người hay nói những lời hoa mĩ, quen trau chuốt vẻ ngoài mà nội tâm không chân thành, hư tình giả ý, là có hại. )
- Chuyển biến “ mệnh ” – Tư tưởng → Lời nói → Hành vi → Thói quen → Tính cách → Vận mệnh.
Vô lượng Từ tâm và bi nguyện, tánh tâm thân chỉnh thể tu trì, lượng lớn phước lớn; phước lộc thọ đều đầy đủ, tu thành Vô Lượng Thọ Phật.
Số lượt xem : 2585