BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Huyền Quan Tu Trì Quan ( Phần 14 )

Tác giả liangfulai on 2023-03-13 10:11:49
/Huyền Quan Tu Trì Quan  ( Phần 14 )

無縫塔樣分明舉,不透玄關蹉過來

Vô Phùng Tháp dạng phân minh cử, bất thấu huyền quan sa quá lai )

 

Xuát xứ : Gia Hưng Đại Tạng Kinh quyển thứ 21, Đại Chánh Tạng quyển thứ 100, Pháp Bảo Tổng Mục Lục quyển thứ 3, Đại Tạng Nhất Lãm.


Kinh văn :

經文無縫塔樣分明舉,不透玄關蹉過來,傳燈云:南陽忠國師,化緣將畢,乃辭代宗。宗曰:師滅度後,弟子將何所記。師曰:告檀越,造取一無縫塔,曰:就師請樣。師良久曰:會麼。曰:不會。師曰:貧道去後,有侍者應真,卻知此事,後詔應真入內,舉問前語。真良久曰:聖上會麼?曰:不會。真述偈曰:湘之南潭之北,中有 黃金充一國,無影樹下合同船,琉璃殿上無知識。

 

 

Tu đạo phải cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư truyền thụ cho bồ đề chánh pháp mới có thể tìm thấy bổn lai diện mục, sau đó hạ công phu trên tâm địa của bản thân mình mới có thể minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật.

 

Vô phùng tháp là nơi mà linh tánh cư trú, là con đường rõ ràng chơn thật của sanh đến chết đi nhìn thấy ngay trước mặt, là nguồn gốc căn nguyên của vạn vật. Lục Tổ Đàn Kinh rằng : “ Phật phật duy truyền bổn thể, sư sư mật phó bổn tâm. ” , do vậy “ bổn thể, bổn tâm ” là truyền tâm pháp yếu của các đời Tổ Sư. Truyền tâm pháp yếu này thuộc về tánh lý tâm pháp tối thượng thượng thừa, là chánh pháp nhãn tạng mặc truyền phó chúc từ xưa đến nay, kẻ đắc thì siêu sanh, người tu thì chứng quả. Đạt Ma Bảo Truyền rằng :

皈依無縫塔默念無字經,開口神氣散,靜誦轉法輪。」

“ Quy y vô phùng tháp,

mặc niệm vô tự kinh,

khai khẩu thần khí tán,

tịnh tụng chuyển pháp luân ”.

 

Thần Quang hỏi rằng : “ đâu là Vô Phùng Tháp ? ” Đạt Ma Tổ Sư nói rằng : “八萬四千無縫鎖,只有一把鑰匙開,開通虛無玄關竅,管教平步上天台” tám vạn bốn nghìn khóa Vô Phùng, chỉ có một chiếc chìa để mở, mở thông huyền quan khiếu hư vô, thuận lợi vô ngại lên thiên đài ”.

Vô Phùng Tháp là nơi mà tự tánh cư trú; quy y bảo tháp Vô Phùng của tự gia ( nhà mình ) mới có thể tìm thấy vị tự gia bồ tát, mặc niệm vô tự chơn kinh, ở nơi của vị tự gia bồ tát quán chiếu chuyển niệm, tích cực tu bàn mới có thể tiêu diệt tất cả mọi thứ phiền não, chuyển phàm thành thánh. Thế nhưng Vô Phùng Tháp ở đâu ? Đạt Ma Tổ Sư vô cùng từ bi chỉ ra rằng : trên thân của chúng sanh có tám vạn bốn nghìn cái khoá Vô Phùng, do vậy phải cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư, mượn chiếc chìa vàng của thiên mệnh mới có thể mở ra bảo tháp Vô Phùng; một khi bảo tháp Vô Phùng – Huyền quan khiếu mở thông, trăm tuổi về sau, linh tánh từ huyền quan khiếu đi ra thì có thể thuận lợi chẳng có trở ngại lên thiên đài, chứng quả thành chơn.

 

Kinh Thiên Thượng Thánh Mẫu rằng : 玄關竅,當寶貝,無縫塔,收神氣。」“ Huyền quan khiếu, đương bảo bối, Vô Phùng Tháp, thu khí thần ”. Thiên Thượng Thánh Mẫu Lâm Mặc Nương đắc đạo nơi Huyền Thông Đạo Trưởng cũng là đắc được một khiếu huyền quan khiếu, dụng công phu nơi huyền quan nhất khiếu, cuối cùng tu thành chánh quả. Do đó, Thiên Thượng Thánh Mẫu nói rằng : huyền quan khiếu là bảo vật chơn quý nhất; huyền quan khiếu còn gọi là Vô Phùng Tháp; chỉ cần dụng công phu nơi Vô Phùng Tháp, tích cực tu bàn thì có thể thành tựu tất cả mọi đạo nghiệp. Người tu hành nếu như chẳng có cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra huyền quan khiếu, chẳng tìm thấy bổn lai diện mục của chính mình, chẳng đến đạo trường tu bàn đạo, thì sẽ để cho thời gian uổng phí mà trôi qua, cho nên  Đại Tạng Nhất Lãm Tập rằng : :「縫塔樣分明舉,不透玄關蹉過來“ Phùng Tháp dạng phân minh cử, bất thấu huyền quan sa quá lai ”

 

Truyền Đăng Lục ghi chép điển cố của Quốc Sư Nam Dương Huệ Trung như sau : Quốc Sư Nam Dương Huệ Trung, là người của huyện Chư Kỵ, tỉnh Chiết Giang, tục họ Nhiễm, từ nhỏ đã học tập phật pháp; sau khi trưởng thành càng nghiên cứu học tập giới luật, cũng vô cùng am hiểu thông đạt đối với kinh luận. Sau khi nghe danh tiếng của Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng thì tâm sanh sự kính mộ, do vậy mà vượt qua muôn núi trùng điệp đến Tào Khê để bái yết Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng và đắc được tâm ấn của Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng. Sau khi rời khỏi Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng thì thiền sư Huệ Trung bèn đến cốc Đảng Tử trên núi Bạch NhaiNam Dương ( Cốc Bạch Thảo ) tĩnh tọa chuyên tu thiền định, ẩn cư tu tập 40 năm không hề xuống núi, đạo hạnh của sư vang lừng khắp nơi; các học giả từ tứ phương do ngưỡng mộ danh tiếng mà đến thăm viếng cầu đạo vượt qua con số trăm nghìn người trở lên. Ngoài ra, danh tiếng của thiền sư rất hiển hách cho nên nhận được sự đãi ngộ cực tốt của 3 vị Hoàng Đế Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông, và thỉnh mời đến kinh thành để hoằng dương phật pháp, Hoàng đế của 3 triều đại đều bái Thiền Sư Huệ Trung làm quốc sư.

 

Vào thời của hoàng đế Túc Tông, Tây Thiên Đại Nhĩ Tam Tạng đến kinh thành, tự xưng là đắc được tha tâm thông; Túc Tông Hoàng Đế do vậy mà thỉnh mời Quốc Sư Huệ Trung kiểm nghiệm tường tận thật giả. Đại Nhĩ Tam Tạng nhìn thấy Quốc Sư Huệ Trung bèn lập tức lễ bái. Huệ Trung Quốc Sư do vậy bèn hỏi Đại Nhĩ Tam Tạng rằng : “ ông có tha tâm thông ư ? ”. Tam Tạng rất khách khí mà thừa nhận. Huệ Trung Quốc Sư tiếp đó bèn hỏi : “ vậy ông nói thử xem, hiện giờ tâm của tôi đang ở đâu ? ”. Tam Tạng đáp rằng : “ Hòa thượng là Sư của một nước, cớ sao lại chạy đến Tây Xuyên để xem cuộc đua chèo thuyền vậy ? ”. “ Vậy giờ thì sao ? ” , “ Hòa Thượng là sư của một nước, cớ sao lại chạy đến trên cầu Thiên Tân để xem xiếc Khỉ vậy ? ”; Quốc Sư Huệ Trung lại hỏi một lần nữa : “ còn giờ thì sao ? ” Đại Nhĩ Tam Tạng đã quán xem rất lâu nhưng lại chẳng biết Quốc Sư Huệ Trung đã đi đâu rồi ? Quốc Sư Huệ Trung do vậy bèn lớn tiếng quở trách rằng : “ cái dã hồ tinh này, tha tâm thông thì có ích gì ! ”. Tam Tạng chẳng còn lời có thể đối đáp. Quốc Sư Huệ Trung tuy rằng nhận được sự đãi ngộ cực tốt của Hoàng Đế các triều đại, thế nhưng Thiền Sư Huệ Trung vẫn chẳng sửa đổi thiên tánh đạm bạc, tánh tình vui vẻ ngây thơ, tự giác khoái lạc, cuối cùng vẫn trở lại Nam Dương, thị tịch ( viên tịch ) tại cốc Đảng Tử vào niên hiệu của hoàng đế Đại Tông đời Đường ( Tây Nguyên 766 – 779 ), vua ban hiệu là “ Đại Chứng Thiền Sư ”, người đời gọi là “ Nam Dương Huệ Trung ” hoặc “ Quốc Sư Nam Dương ”. Môn đệ của Sư có Thiền sư Đam Nguyên Ứng Chân và các vị vua Đường. Sư và Hành Tư, Hoài Nhượng, Thần Hội, Huyền Giác 4 vị được gọi chung là Ngũ Đại Tông Tượng, là đệ tử của Lục Tổ; Sư và Thần Hội Đại Sư ở phương bắc cùng hoằng dương thiền phong của Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng.

 

Lúc bấy giờ Quốc Sư Huệ Trung vào lúc kết thúc việc ra bên ngoài hóa duyên thì từ biệt Hoàng Đế Đường Đại Tông, cho nên tập Đại Tạng Nhất Lãm nói rằng : 傳燈云:南陽忠國師,化緣將畢,乃辭代宗( “ Truyền Đăng rằng : Quốc Sư Nam Dương Trung, hóa duyên gần xong thì từ biệt Hoàng Đế Đại Tông ” ) . Vào lúc Quốc Sư Huệ Trung đang từ biệt Hoàng Đế Đại Tông thì Hoàng Đế Đại Tông hỏi Sư rằng : 您百年以後,我能為您辦些什麼呢 Sư trăm tuổi về sau, tôi có thể làm chút gì cho Sư ? 

 

Quốc Sư Huệ Trung nhận thấy rằng cơ duyên mà Hoàng Đế Đại Tông đắc đạo vẫn chưa chín muồi, cho nên chẳng có đem chánh pháp nhãn tạng truyền thụ cho Hoàng Đế Đại Tông. Khi Hoàng Đế Đại Tông hỏi Quốc Sư Huệ Trung rằng sau khi Quốc Sư Huệ Trung trăm tuổi thành đạo thì Hoàng Đế tôi có thể làm việc gì cho Sư ? Quốc Sư Huệ Trung để lại câu đố liên quan đến việc tìm thấy bổn tánh cho Hoàng Đế Đại Tông. Câu đố như thế nào đây ? Quốc Sư Huệ trung đáp rằng : " vậy thì hãy xây cho tôi một bảo tháp chẳng có khoảng trống khe hở vậy ! " Hoàng Đế Đại Tông nói rằng : " thỉnh mời sư phụ cho tôi một kiểu bản vẽ thiết kế chi tiết của Vô Phùng Tháp vậy ! "

 

Bởi vì lúc bấy giờ Bồ Đề chánh pháp thuộc về thời kì đơn truyền hoặc là một số ít truyền cho một số ít , lại do thiên cơ không được tiết lộ, cho nên Quốc Sư Huệ Trung mới có sự hình dung mường tượng như thế, khiến cho Hoàng Đế Đại Tông tự mình đi tham ngộ, cũng để lại cho sau này để làm kiến chứng khi chánh pháp nhãn tạng đại khai phổ độ, do đó tập Đại Tạng Nhất Lãm nói rằng : 師曰:告檀越,造取一無縫塔,曰:就師請取塔” Sư viết “ cáo đàn việt, tạo thủ nhất sở Vô Phùng Tháp, Đế viết : tựu sư thỉnh thủ tháp dạng ”.

 

Bởi vì nhân duyên giữa Hoàng Đế Đại Tông với pháp vô thượng vẫn chưa chín muồi, cho nên Quốc Sư Huệ Trung không có trực tiếp đem chánh pháp nhãn tạng truyền thụ cho Hoàng Đế Đại Tông, do đó dùng phương thức dẫn đạo khác loại để khai đạo ( dẫn đạo ) cho Hoàng Đế Đại Tông. Quốc Sư Huệ Trung sau khi trầm mặc một khoảng thời gian mới hỏi Hoàng Đế Đại Tông rằng : “ ngài hiểu chăng ? ”. Hoàng Đế Đại Tông rằng : “ chẳng hiểu ”. Quốc Sư Huệ Trung nói rằng “ Vậy đi, không sao đâu ! tôi đã bảo với đệ tử của tôi là Đam Nguyên Hòa Thượng, ông ta biết rõ việc này ! ”. Bởi vì Quốc Sư Huệ Trung biết bản thân rất nhanh chóng sắp phải nhập diệt rồi, biết rằng nhân duyên của Hoàng Đế Đại Tông chẳng ở trên thân mình, cho nên bèn đem trách nhiệm độ hóa Hoàng Đế Đại Tông đẩy qua cho đệ tử của ông là Đam Nguyên Hòa Thượng, nói rằng : tôi có đệ tử phó pháp là Đam Nguyên Hòa Thượng hiểu được việc này. Đem cái công án của việc Vô Phùng Tháp là như thế nào lưu lại một đường manh mối, cho nên Đại Tạng Nhất Lãm nói rằng : 師良久曰:會麼。曰:不會。師曰:貧道去後,有侍者應真,卻知此事.

 

Sau đó Hoàng Đế Đại Tông triệu kiến Đam Nguyên Hòa Thượng hỏi rằng : " ý này là thế nào ? " quả nhiên Hoàng Đế Đại Tông muốn tìm hiểu rõ ràng, đem việc này ghi nhớ kĩ trong lòng. Sau khi tiễn Quốc Sư Huệ Trung rồi thì thỉnh mời Đam Nguyên Hòa Thượng đến. Đam Nguyên Hòa Thượng cũng biết nhân duyên giữa Hoàng Đế Đại Tông với bát nhã chánh pháp vẫn chưa chín muồi, cho nên đã nói một bài kệ để nói rõ nơi của bổn tánh. Nội dung của bài thơ này như sau :

 

無縫塔立塔無影,Vô phùng tháp lập tháp vô ảnh

黃金充國杖山形;Hoàng kim sung quốc trượng sơn hình

湘南潭北找不到,Tương nam Đàm bắc trảo bất đáo

千古萬古誰遭逢?Thiên cổ vạn cổ thùy tao phùng ?

塔樣無縫劃也難,Tháp dạng vô hình hoạch dã nan

澄潭幾時見龍蟠?Trừng đàm kỉ thời kiến long bàn ?

琉璃殿裡無菩薩,Lưu li điện lí vô bồ tát

層層落落空長供Tằng tằng lạc lạc không trường cung. 

 

Đại ý là nói rằng việc xây dựng Vô Phùng Tháp là vô hình vô tượng, vào cái ngày mà chúng ta ra đời thì đã hình thành rồi; bên trong tháp Vô Phùng giống như vàng ròng lát đường vậy, vàng lấp lánh khắp nơivị trí của nó ở đâu vậy ? Vị trí của nó chính là ở phía nam của sông Tương, phía Bắc của cái Đầm, thế nhưng ở bên ngoài là tìm chẳng thấy. Từ xưa đến nay có ai tìm thấy được chỗ của Vô Phùng Tháp thì là người có Tổ đức, căn cơ, duyên phận, cơ duyên vô cùng khó được. ( Kiểu ) bản vẽ thiết kế chi tiết của Vô Phùng Tháp là không có khoảng trống khe hở, cũng khó mà dùng bút hoặc giấy để vẽ hoặc miêu tả. Khi nào mới có thể tìm thấy vị chơn chủ nhân của bên trong Vô Phùng Tháp đây ? Vô Phùng Tháp còn gọi là điện Lưu Li, bên trong đó có một vị tự gia bồ tát. Vị tự gia bồ tát nếu như muốn đi ra ngoài tìm kiếm là tìm chẳng thấy, bởi vì xung quanh của điện Lưu Li bị tầng tầng lớp lớp khóa vàng hoàng kim khóa chặt, nếu như chẳng phải là thời khắc nhân duyên đến, cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra thì sẽ khiến cho bạn uổng phí tâm cơ, uổng bận một phen.

 

Các vị Tiền Hiền : có một cái hình chụp màn hình vô hình vô tướng ngang ở trước mặt các vị, chẳng có đầu, chẳng có đuôi, cũng chẳng có nam bắc, các tia sáng vàng sáng chói lấp lánh nghìn vạn lần ở ngay trước mặt bạn, nơi của Vô Phùng Tháp nguy nga tráng lệ như thế này liệu bạn có biết hay chăng ? bạn biết hay là không biết ? từ xưa đến nay, thiên cơ không thể tiết lộ được, do đó các vị thiền sư đại đức ngày xưa đều là dùng phương thức ám chỉ nói bóng nói gió để chỉ ra nơi tồn tại của bổn tánh, ví dụ như : Vô Phùng Tháp, Hoàng Kim Quốc, Điện Lưu Li, Vô Ảnh Thụ ( cây không bóng ), …đều vô cùng rõ ràng chỉ ra nơi mà bổn tánh cưu trú – Huyền quan khiếu, chỉ cần dụng công phu nơi bổn tánh, tích cực tu bàn thì có thể thành tựu tất cả mọi đạo nghiệp. Huệ trung Thiền Sư là Quốc Sư của một nước, vốn muốn đem chánh pháp nhãn tạng truyền thụ cho Hoàng Đế Đại Tông, thế nhưng cơ duyên chẳng hợp, cho nên hình dung mường tượng sau khi Sư nhập Niết Bàn thì hy vọng Hoàng Đế Đại Tông thay Sư kiến tạo một tòa Vô Phùng Tháp, thế nhưng Vô Phùng Tháp chẳng có bản vẽ thiết kế chi tiết, vô hình vô tướng, hy vọng Hoàng Đế Đại Tông tự mình đi lãnh ngộ, kết quả chẳng cách nào đạt thành nguyện vọng của Quốc Sư Huệ Trung. Sau đó, Sư lại đem sứ mệnh độ hóa Hoàng Đế Đại Tông đẩy qua cho đồ đệ của Sư là Đam Nguyên Hòa Thượng, Đam Nguyên Hòa Thượng mới làm một bài thơ rằng :

湘之南。潭之北。中有黃金充一國。

無影樹下合同船。琉璃殿上無知識。」

 

Phía Nam sông Tương, phía Bắc cái đầm, ở giữa có vàng ròng đầy một nước,

dưới cây không bóng hợp đồng thuyền, trên điện Lưu-ly không tri thức.

 

Ông hy vọng Hoàng Đế Đại Tông có thể tự ngộ tự giải để tìm thấy bổn tánh của bản thân mình. Sau đó Hoàng Đế Đại Tông cũng khai ngộ không ra, vẫn là đầu óc rối ren. Cái công án về Vô Phùng Tháp này, trong lịch sử của thiền tông thì là một công án rất có tiếng, có thể nói là Lão Tổ Tông của thiền tham thoại đầu rồi, thế nhưng rất ít người có thể phá giải, thụ dụng. Có thể thấy rằng muốn dựa vào Như Lai Thiền hoặc những phương thức tu hành khác, muốn để khai ngộ kiến tánh thì khó khăn biết bao nhiêu.

 

Tâm đắc tu trì  : Từ những ghi chép của quyển thứ 21 của Gia Hưng Đại Tạng Kinh, Đại Tạng Nhất Lãm khiến cho chúng ta nhận biết rằng người thời xưa muốn đắc đạo là khó khăn biết bao. Giống như những ghi chép của quyển ngữ lục này, Hoàng Đế Đại Tông thân là chủ của một nước vẫn là chẳng có cách nào đắc đạo, tiếp nhận sự điểm truyền của Thiên Mệnh Minh Sư. Huệ Trung Thiền sư còn phải dùng Vô Phùng Tháp của “ lời ở đây mà ý ở kia ” khiến cho Hoàng Đế Đại Tông tự mình đi ngộ chứng. Đại Tạng Nhất Lãm – bộ ngữ lục thiền tông này càng tỉ mỉ chỉ ra Vô Phùng tháp, trong quá trình truyền pháp của Tổ sư các đời hoặc các vị Đại đức của thiền tông, vô cùng rõ ràng đưa ra rất nhiều những ví dụ rõ ràng, nếu như tu đạo chẳng có cung thỉnh thiên mệnh minh sư mở ra khóa vàng huyền quan thì chẳng có cách nào minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật, sẽ đi rất nhiều những con đường oan uổng. Quốc Sư Huệ Trung phát hiện nhân duyên của Hoàng Đế Đại Tông vẫn chưa đến, cho nên chẳng cách nào đem pháp vô thượng truyền thụ cho Hoàng Đế Đại Tông, lại dự báo trước thời gian niết bàn của mình đã sắp đến rồi, cho nên yêu cầu Hoàng Đế Đại Tông kiến tạo cho Sư một tòa Vô Phùng Tháp sau khi Sư niết bàn; thế nhưng tòa Vô Phùng Tháp này chẳng có chỗ trống khe hở, càng vô hình vô tượng, Hoàng Đế Đại Tông khai ngộ không ra, Quốc Sư Huệ Trung lại đem sứ mệnh độ hóa Hoàng Đế Đại Tông bàn giao cho đồ đệ của Sư là Đam Nguyên Hòa Thượng, Đam Nguyên Hòa Thượng làm một bài thơ rằng :

湘之南。潭之北。中有黃金充一國。

無影樹下合同船。琉璃殿上無知識。」

 

Phía Nam sông Tương, phía Bắc cái đầm, ở giữa có vàng ròng đầy một nước,

dưới cây không bóng hợp đồng thuyền, trên điện Lưu-ly không tri thức.

 

hy vọng Hoàng Đế Đại Tông có thể khai ngộ. Cuối cùng Hoàng Đế Đại Tông vẫn là khai ngộ không ra. Cái tắc công án này bèn được lưu truyền xuống trong cửa Phật, đến nay rất ít người tu hành có thể thụ dụng. Trên thực tế thì cái mà Vô Phùng Tháp chỉ chính là huyền quan khiếu; huyền quan khiếu cung thỉnh thiên mệnh minh sư mở ra thì có thể nhìn thấy tự gia bồ tát, chỉ cần dụng công phu nơi tự gia bồ tát, tích cực tu bàn, phước tuệ song tu, nội ngoại song hành, chờ đợi công đức viên mãn đều có thể phản bổn quy hương, chứng quả thành chơn.

 

 

琉璃殿上玄關開啟同返本

潭北湘南自性修持證根源

Lưu li điện thượng huyền quan khai khải đồng phản bổn

Đàm bắc tương nam tự tánh tu trì chứng căn nguyên.

 

Số lượt xem : 745