Hoan Hỷ Hành Công, Tùy Hỷ Bố Thí
Bố thí tâm hoan hỷ
Chẳng khởi oán trách gì
Chẳng tiếc, tâm vô trụ
Công đức bất tư nghì.
Thí mà chẳng hoan hỷ
Oán trách, tiếc đã thí
Cản trở người hành thiện
Công đức chẳng còn gì.
Cả một rừng công đức,
Rụi bởi lửa sân si
Bố Thí nên hoan hỷ
Chẳng chút oán tiếc chi.
Công đức nơi tự tánh
Chẳng còn tham sân si
Chẳng chấp dính, vô trụ
Hiển lộ từ tâm thí.
Vậy nên người bố thí
Phải khởi phát chân tâm
Lìa vọng, hiển tánh Phật
Công đức vô lượng thành !
Ngày 14 tháng 11 năm 2020
Kiến Chứng của Đạo Thân Người Thái
Mẹ là Thẩm Giảng Sư
Con Gái là Giảng Sư Tôn Tuệ Liên
Con rể là Giảng Sư Lưu Chí Trung
Ngày 28 tháng 10 Tôn Tuệ Liên lái xe máy đụng phải chiếc xe tải lớn khiến cô ấy bị gãy mất cánh tay phải, xương sườn đâm vào phổi, thận.
Linh hồn của Tôn Tuệ Liên đi tìm vài vị đạo thân và đàn chủ, nói với đàn chủ rằng mỗi khi giảng sư phụ trách bảo cho biết cơ hội hành công thì chớ có oán trách, xây Phật đường, bố thí là công đức lớn, nếu có thể làm thì làm, làm không được thì chớ có oán trách. Nếu như oán trách rồi thì tất cả những công đức đã làm đều bị xóa sạch hết, lại còn những lời oán trách khiến cho những người bên cạnh nghe rồi trong lòng chẳng nguyện trợ đạo, thì tội rất lớn chẳng cách nào gánh nổi, đấy là việc thứ nhất.
Việc xảy ra với giảng sư Phật đường sáng ngày 8 tháng 11: sáng chủ nhật hậu học chuẩn bị đến Phật đường sau khi thu dọn phòng của Điểm Truyền Sư xong, muốn lên khấu đầu niệm kinh chuẩn bị lên lớp thì có vị đạo thân đi theo, kéo lấy tay hậu học, khóc lóc nói với tôi rằng cô ấy là Tuệ Liên, thì lúc ấy hậu học mới biết, lông tóc dựng đứng, nổi hết cả da gà, cảm giác ớn lạnh, toàn thân cảm thấy lạnh cóng.
Tuệ Liên nói “ giảng sư ơi hậu học không muốn chết, hậu học nhớ đứa con trai của mình, lại còn mẫu thân nữa, hậu học không muốn về trời, hậu học chẳng có công đức. Thầy Tế Công chẳng cách nào giúp hậu học, hậu học đến là muốn nói lời xin lỗi với giảng sư, vì hậu học cứ mãi oán giận giảng sư cớ sao phải cứ mãi báo cho biết việc hành công vậy ? Từ lúc bắt đầu xây dựng Phật đường giảng sư cứ không ngớt khuyên bảo, vì sao mỗi lần đều nói với mẹ hậu học việc hành công liễu nguyện vậy ? Nhà của chúng tôi lại chẳng phải là có rất nhiều tiền, chi tiêu cũng nhiều, lại còn nợ nần nữa, lại còn phải đem tiền xây dựng Phật đường ! Hậu học cứ mãi oán trách, còn mẹ của hậu học thì không như vậy. Mẹ của hậu học rất vui vẻ mà làm công đức, mẹ bảo rằng mình ở phía trước, mình là giảng sư, mình phải gánh vác, vậy nên mẹ có rất nhiều công đức, còn hậu học thì một chút công đức cũng chẳng có. Lại nữa hậu học đã lập rất nhiều nguyện nhưng lại chẳng có liễu nguyện gì cả, vậy nên nghiệp lực oan gia cảm thấy bất mãn, hậu học lại chẳng có công đức, lại cứ mãi oán giận, nghiệp lực chẳng chịu đợi nữa thì đến thanh toán. Thầy Tế Công bảo với hậu học rằng Thầy ấy cũng chẳng cách nào giúp được, bởi vì hậu học một chút công đức cũng chẳng có, chẳng cách nào mà đàm phán với nghiệp lực ”.
Hậu học giảng sư đây hỏi Tuệ Liên “ hiện tại cô như thế nào ? ”
Tuệ Liên nói : “ hôm nay là Thầy Tế Công từ bi dẫn hậu học đến, hôm nay có lớp mới có thể đến, lớp học xong rồi thì hậu học phải tới Cửu Dương Quan. Giảng Sư ơi quả thật là có Cửu Dương Quan, quả thật là có Thiên Lao. ”
Hậu học hỏi cô ấy làm sai những chuyện gì ? vì sao phải nhốt ở Thiên Lao ?
Tuệ Liên nói rằng do bởi cô ấy rất kiêu ngạo tự đại, thường tự cho mình đúng, cho rằng bản thân mình rất có năng lực, luôn đứng ở phía trước. Một điểm này tu chẳng được viên mãn cần phải tu luyện, ở trong Thiên Lao mà luyện tánh.
Hậu học hỏi cô ấy Thiên Lao trông như thế nào ?
Tuệ Liên cô ấy nói là vô cùng lạnh thấu xương, cô ấy phải tu ở đó đến viên mãn thì mới có thể đến ải tiếp theo.
Tuệ Liên cô ấy nói với hậu học rằng xây Phật đường thì công đức vô cùng to lớn, làm công đức rồi lại oán trách thì chẳng còn công đức nữa, cũng giống như cô ấy vậy, tuy rằng mỗi lần đều có làm, thế nhưng mỗi lần đều oán trách, do vậy nên chẳng còn dư lại chút công đức gì cả để có thể đàm phán với nghiệp lực. Thầy Tế Công chẳng cách nào khiến cô ấy né tránh khỏi vụ tai nạn xe cộ lần này. Tuệ Liên cô ấy thường nghe các vị Điểm Truyền Sư từ bi nói rằng công đức xây phật đường là vô cùng to lớn, Tuệ Liên biết rất lớn nhưng lại chẳng biết có bao lớn. Đợi đến khi chết rồi mới biết, thì ra là công đức này giống như một ngọn núi vàng, ánh kim quang lấp lánh họ tên của người hành công đều ghi ở Kim Sơn. Công đức xây Phật đường là dẫn dắt người vào cửa của Di Lặc Tịnh Độ.
Chồng của giảng sư Tuệ Liên là anh Lưu Chí Trung, do bởi tập tục thái lan, khi người thân của mình mất rồi thì đến bên trong chùa xuất gia vài ngày để làm công đức hồi hướng. Chí Trung bèn tới chùa xuất gia ba ngày đội tóc tu hành.
Tối ngày thứ nhất, ngài Quán Thế Âm Bồ Tát dẫn Tuệ Liên tới trong giấc mộng của anh ta, ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bảo “ Chí Trung, Chí Trung, con đến đây để làm gì vậy ? ”
Chí Trung trả lời rằng xuất gia để làm công đức hồi hướng cho Tuệ Liên. Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bèn bảo rằng thời kì hồng dương đã qua đi rồi, nay là thời kì Bạch Dương hãy nhanh chóng liễu nguyện, qua ba ngày rồi thì hãy nhanh chóng tối Phật đường liễu nguyện. Chí Trung vẫn chưa hiểu lắm ý của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát.
Ngày thứ hai thì Chí Trung nằm mộng thấy gọi điện thoại cho hậu học, Thầy Tế Công ở bên cạnh hậu học, Thầy Tế Công nói với Chí Trung rằng người chết rồi nhưng nguyện thì vẫn còn, phải dựa vào người đi giúp cô ấy liễu nguyện thì mới có thể khiến người đã chết có được công đức.
Hậu học hỏi Tuệ Liên : “ chồng của cô đi xuất gia ba hôm, cô có nhận được công đức hay không ? ”
Tuệ Liên bảo là có nhưng mà rất ít, quả thật là rất ít, bởi vì chẳng có sự hộ trì của thiên mệnh. Nếu là ở Phật đường thì những công đức đã làm là rất lớn đấy, chẳng cách nào tính toán bởi vì có sự hộ trì của thiên mệnh.
Hậu học có đi tìm mẹ của Tuệ Liên là Thẩm giảng sư.
Mẹ của cô ấy cứ khóc mãi, vốn dĩ nghĩ rằng con gái đã mất rồi, chẳng muốn kể nói những lỗi lầm của con gái cho người khác nghe. Bác ấy nói đứa con gái bác ấy quả thật là cứ mãi không ngớt oán trách. Chí Trung nói tất cả mọi việc này đều là thật cả, tháng trước là ngày 28 tháng 10, anh ta đến hiện trường thì nhìn thấy Thầy Tế Công với ánh mắt vô cùng bất lực, Thầy Tế Công chẳng cách nào giúp cô ấy, bởi vì cô ấy hoàn toàn chẳng có công đức để có thể đàm phán.
Điểm thứ hai là Tuệ Liên ở Cửu Dương Quan do bởi kiêu ngạo ngã mạn xem thường người khác.
Có một lần cô ấy làm thao trì cho một vị giảng sư càn đạo, cô ấy nói chuyện rất không khách sáo với vị giảng sư ấy “ nghe hiểu không ? có biết không ? biết làm không ? ”
Chí Trung nói với Tuệ Liên rằng sao có thể dùng những lời nói giọng điệu như vậy ? xem thường người ta.
Điểm thứ ba, từ lúc bắt đầu xây dựng Phật đường thì Tuệ Liên cứ mãi không ngớt oán trách. Tuệ Liên nói mình một tháng kiếm chưa tới 2 vạn đài tệ, chi tiêu cũng lớn, cớ sao mỗi tháng đều phải bảo với chúng tôi việc hành công vậy ?
Mỗi lần mẫu thân muốn hành công thì cô ấy bèn nói là chớ có đưa quá nhiều tiền, không cần nhiều đâu.
Cuối cùng trong lễ hội chay Cửu Hoàng, nhờ các bàn sự nhân viên giúp đỡ mà Thẩm giảng sư nói tiền buôn bán đã đạt chỉ tiêu, muốn đưa 15 vạn đài tệ xây dựng Phật đường, tiền có được do bán đồ chay trong mười ngày nhiều hơn so với dự tính.
Ngày 26 tháng 10, người mẹ bảo con gái đi chuyển tiền xây dựng Phật đường, Tuệ Liên cứ mãi oán trách nói rằng tiền cho ra rất nhiều, rất không vui, không bằng lòng, tiền lấy rồi lại đặt trở lại, cứ vậy đến mấy lần, cớ sao phải đưa nhiều tiền vậy ? Người mẹ nói rằng đấy là nguyện của mẹ, nguyện mà mẹ lập thì mẹ phải liễu.
Sự bất mãn và oán trách của ngày 26 tháng 10 khiến cho oan gia nghiệp lực có cơ hội đến thanh toán cô ấy.
Ngày 28 tháng 10 xảy ra tai nạn xe, Thầy Tế Công chẳng cách nào đàm phán với nghiệp lực của cô ấy, cô ấy xin nhờ giảng sư giúp cô ấy đem tất cả những việc cô ấy đã trải qua kể lại với mọi người để làm gương cảnh tỉnh, để cho cô ấy có chút công đức.
Công đức xây dựng Phật đường rất lớn, cô ấy cản trở và oán trách khiến cho những gì mà bản thân đã làm hoàn toàn chẳng có một chút ít công đức.
Số lượt xem : 894