Một vị Bồ Tát tu hành phải an trụ thân tâm như thế nào ?
Mỗi một người chúng ta cả đời đều đang nghĩ vấn đề này “ an trụ thân tâm của mình như thế nào ? ”. Người bình thường an trụ ở trên việc học, sự nghiệp, hôn nhân, gia đình … giá trị trào lưu xã hội đại khái có thể quy nạp thành 3 điểm sau đây :
1. Dụng công chăm chỉ học tập
2. Nỗ lực công tác
3. Vun bồi nhiều các mạng lưới quan hệ nhân sự
Người đời an trụ ở thế giới “ vật chất ”.
Bồ Tát, người tu đạo nên an trụ ở việc “ hành công bố thí ”.
Cái an trụ mà những người bình thường đã nói đến không ngoài ba thứ trên. Số đông người đều hy vọng con cái của mình có thể có đủ cả ba cái này, nhưng lại chưa từng nghĩ qua rằng rất nhiều những người xấu đều làm được rất tốt về 3 điểm này. Trong lịch sử tên đại gian thần Tần Cối khét tiếng nhất, việc học rất tốt, thi đậu trạng nguyên, viết được bài thơ hay, sự nghiệp rất tốt, nỗ lực làm việc lên được chức Tể Tướng, vun bồi nhiều các mạng lưới quan hệ nhân sự, quan hệ nhân sự rất rộng và rất tốt, tài năng đủ để thao lộng triều chính, hãm hại trung lương … những thứ mà người đời ngưỡng mộ thì ông ta đều có cả, nhưng lại là tên đại gian thần. Do đó người đời an trụ thân tâm sai lầm. Bồ tát phải an trụ thế nào ? Đáp án mà Phật Đà trả lời vấn đề này là “ chẳng có chỗ trụ mà làm việc bố thí ” , đơn giản mà nói thì chính là “ hành công liễu nguyện ” mà đạo trường chúng ta đã nói đến
Trụ ở hành công
Chớ có mà muốn an trụ, an đốn ở việc thành tựu sự nghiệp, học vấn thành công, mạnh khoẻ sống lâu, hôn nhân mĩ mãn, nhà cửa mà mình hài lòng ưa thích … những thứ này đều chẳng phải là những chỗ có thể an trụ, sẽ mất đi bất cứ lúc nào, hạn bảo hành cùng lắm cũng chỉ có vài chục năm; mà phải đem thân tâm an trụ ở việc “ hành công ”, hành công liễu nguyện vĩnh viễn không dứt. Độ người, bàn đạo, giảng đạo, thành toàn, bảo vệ phật đường … tóm lại là giúp đỡ trợ đạo, bố thí mà chẳng có chỗ trụ. Còn về sức khoẻ, tài phú, hôn nhân, con cái mà người bình thường hay an trụ thì đều tuỳ duyên là tốt rồi, chớ có mà cưỡng cầu, chớ có quá chấp trước. Nghèo một chút, giàu một chút, mệnh dài, mệnh ngắn … đều không quan trọng, chỉ cần có thể hành công, những thứ này đều chẳng thành vấn đề, quan trọng nhất chính là : làm việc bố thí.
Chẳng tham công cầu quả
Vả lại bố thí phải chẳng trụ ở tướng công đức; hành công liễu nguyện thế nhưng chẳng tham công cầu quả. Rất nhiều người tu đạo cả đời người nhưng lại rơi vào tướng công đức, làm tất cả mọi công đức vì để tương lai có quả vị trên trời.
Có loại tướng công đức này, vậy thì hành nơi bố thí chẳng khác gì so với việc đem vốn cầu lời của những người tham tiền tài thế gian, chỉ chẳng qua là “ lời ” đổi thành “ quả vị ”.
Xưa kia Chu Lão Tiền Nhân đã từng thiết khảo ( ra đề thi ) , sau khi Sư Mẫu thành đạo thì rất nhiều đạo trường đều ngưng bàn, vài năm sau lại mở bàn trở lại, lúc bấy giờ có người hỏi Chu Lão Tiền Nhân rằng : “ chúng ta rốt cuộc phải bàn hay là chẳng cần bàn ? ”. Chu Lão Tiền Nhân nói : “ bàn cũng thành, chẳng bàn cũng thành, bàn rồi chẳng có công, chẳng bàn chẳng có lỗi ”. Mục đích tu hành nếu như rơi vào cái tâm Công Lỗi, tu công đức, tiêu tội nghiệp, bất luận là tranh công hay đổ lỗi, thì đều là nhị tâm, “ cái tâm bất nhị ” mới là phật tánh.
Nếu như bởi vì bàn đạo có công đức, chẳng bàn thì có lỗi nên mới bàn đạo, vậy thì chẳng phải là dùng cái đạo tâm, tâm bồ đề bàn đạo, mà là tham công, thoái thác lỗi. Nếu bởi vì bàn đạo chẳng có công, không bàn đạo chẳng có lỗi thì bèn chẳng bàn đạo, vậy thì càng chẳng có đạo tâm, chẳng có tâm bồ đề rồi.
Chu Lão Tiền Nhân chính là dùng “ chẳng có chỗ trụ, làm việc bố thí ” để khảo nghiệm các đạo thân. Đạo thân nếu chẳng cách nào làm được đến mức “ chẳng có chỗ trụ, làm việc bố thí ” thì chẳng thà chớ có đến hành công liễu nguyện, bởi vì cái mà hành là “ giả công ” chẳng phải là “ chơn công ”. Đấy là trọng điểm thứ hai của Kim Cang Kinh, cũng là vấn đề thứ hai của ngài Tu Bồ Đề : “ Bồ Tát nên trụ như thế nào ? ”
Kết luận :
Người tu đạo an trụ ở : hành công liễu nguyện, chẳng tham công cầu quả.
Cũng giống như nhìn thấy có người sắp chết đuối, thấy chết chẳng cứu, vốn chẳng phạm pháp, cứu rồi cũng chẳng có công đức, chẳng có lợi ích thật chất, vậy bạn có cứu không ? Người mà sẽ nhảy xuống để cứu nhất định là bởi vì cái tâm trắc ẩn, chớ chẳng phải vì công đức nên mới có thể chẳng màng đến sự an nguy của bản thân, nhảy vào trong nước để cứu người.
Hôm nay chúng ta có năng lực cứu chúng sanh hay không ? Chúng ta đương nhiên là có, Mạnh Tử nói : “ Thiên hạ nịch, viện chi dĩ đạo ” ( nghĩa là thiên hạ chìm đắm thì dùng đạo để cứu rỗi ) , chỉ cần độ chúng sanh cầu đạo thì có thể khiến chúng sanh thoát lìa biển khổ.
Phát Đạo tâm chớ chẳng phải Nhân tâm
Nếu như cứu chúng sanh chẳng có công đức, chẳng cứu cũng chẳng có lỗi, vậy bạn có cứu không ?
Tu đạo nếu như bị loại tướng công đức này làm chướng ngại rồi, chẳng có cái “Đạo tâm ” thật sự, mà là dùng “ Nhân tâm ” đang tu đạo, bàn đạo. Như Phật Thích Ca Mâu Ni đã bảo với Tu Bồ Đề rằng : “ Bồ-tát đối với pháp nên không có chỗ trụ mà làm việc bố thí, gọi là chẳng trụ nơi sắc để bố thí, chẳng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp để bố thí. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát nên như thế mà bố thí, chẳng trụ nơi tướng. Vì cớ sao? Nếu Bồ-tát bố thí chẳng trụ tướng thì phước đức không thể nghĩ lường. ” ( Trích từ phần thứ 4 : Diệu Hạnh không có chỗ trụ )
Số lượt xem : 524