Chớ Tham Công Đức ( Những lời từ bi của Tế Công Hoạt Phật )
Tế Công Hoạt Phật từ bi : " Phải có tinh thần hoằng pháp lợi sanh, lập đức quên công. “Đại trí nhược ngu” như vậy mới hiển ra đức độ cao thượng. Mới có thể trở thành “ cây thường xanh ” trong Đạo.
Hãy nhớ kĩ rằng, tai mắt sáu thần như gông cùm xiềng xích, chớ có tự trói buộc bản thân, chớ có cưng chiều sáu tên trộm, hình hài phóng đãng, muốn thâu về lại thì chẳng dễ dàng. Vậy nên mượn giả tu chơn là phải mài luyện tâm chí của con.”
Đồ nhi hỡi, con hãy ghi nhớ
Hành công, lập đức phải song song
Hành công, hành ngoại công độ chúng
Lập đức, bồi nội đức bên trong.
Độ người, thành toàn, dẫn pháp hội
Khai hoang bàn đạo, chớ chấp công
Chớ nghĩ có bao nhiêu công đức
Chấp trước lại thành chẳng đức công.
Một người chỉ biết hành ngoại công
Chẳng biết vun bồi nội đức tâm
Đấy gọi là “công đức hữu lậu”
Đồ nhi hãy khắc cốt ghi tâm.
Chỉ biết bàn đạo, biết độ người
Chẳng biết tu trì hướng nội tâm
Với người chẳng viên dung qua lại
Lí niệm với người chẳng khai thông.
Tự thân lòng bao dung chẳng đủ
Khiến người thối chuyển mất đạo tâm
Vậy đối với người con đã độ
Tự hỏi lòng, có công đức không ?
Đồ nhi con tuyệt đối chẳng thể
Đem một chút thành tích biểu hiện
Quy công nơi tự thân một mình
Bảo rằng nhờ năng lực cá nhân.
Bởi lẽ trong bàn đạo, độ nhân
Khai hoang đâu chỉ dựa một mình
Thảy cậy nhờ kim tuyến thiên mệnh
Từ quang Tiên Phật trợ giúp mình.
Nhờ thế con mới khả thành công
Thuận lợi suôn sẻ độ chúng sanh
Đi bàn việc cứu nhân độ thế
Nhờ Tiên Phật trợ hóa âm thầm.
Thế nên chẳng thể tâm kiêu ngạo
Tâm khởi, Ơn Trên chẳng giúp đâu
Khi con đã có chỗ thành tựu
Phải quy công Đạo Trường, Đồng Tu.
Con chớ quy công nơi tự thân
Công đức chẳng ở nơi tướng hình
Mà nơi vô tướng, tâm vô trụ
Vô vi mà hành, thanh tịnh tâm.
Thầy lại hỏi các con một câu
Độ chúng sinh vì công đức sao ?
Đấy vốn là việc Trời, việc Thánh
Con vốn phải làm theo Bổn Tâm.
Thế nên con chớ mãi tồn tâm
Mình đã làm bao việc lợi sanh
Sẽ có được bao nhiêu công đức
Ấy là chẳng rõ lí, sai lầm !
Có tinh thần hoằng pháp lợi sanh
Phải lập đức và phải quên công
Mới hiện ra phẩm chất cao thượng
Trong Đạo mới thành gương sáng trong.
Số lượt xem : 1048