BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ngũ Nhãn

Tác giả liangfulai on 2023-07-03 20:27:29
/Ngũ Nhãn

Để lược giải nghĩa Ngũ nhãn, có bài kệ rằng: 

 

Thiên nhãn thông phi ngại, 
Nhục nhãn ngại phi thông. 
Pháp nhãn duy quán tục, 
Huệ nhãn liễu tri không. 
Phật nhãn như thiên nhật, 
Chiếu dị thể hoàn đồng


Dịch nghĩa


Thiên nhãn thông, chẳng ngại, 
Nhục nhãn ngại, chẳng thông. 
Pháp nhãn hay quán tục (tục đế), 
Huệ nhãn thấu rõ không (chơn đế). 
Phật nhãn như ngàn nhật (mặt trời), 
Chiếu dị (khác) thể vẫn đồng.

 

 

1. Nhục nhãn ngại phi thông ( Nhục Nhãn ngại, chẳng thông )

 

Nhục nhãn là nhìn thấy trong ánh sáng chẳng thấy trong tối tăm, thấy vẻ ngoài chẳng thấy bên trong. Nhục nhãn ví như mặt kính của máy ảnh, nhân tâm ví như phim âm bản; lục trần duyên ảnh thế giới muôn màu muôn vẻ thâu nhiếp đến nội tâm qua sự phân biệt mà sản sanh sự yêu ghét lấy xả và chấp trước; nếu dựa theo lục thức mà tạo tác thì lúc thiện lúc ác, do những chấp trước thói quen hình thành lâu ngày của lũy kiếp làm che lấp tự tánh lương tri lương năng, vì thế mà xử lí sự vụ đều chẳng tỏ thông ( chẳng rõ ràng thông đạt ).

 

2. Thiên nhãn thông phi ngại (Thiên Nhãn thông, chẳng ngại) :

 

Thiên nhãn thônglà một trong lục thông, nhãn căn mà nhìn thấy những hình sắc xa, gần, thô, tế và sự chết bên này sanh bên kia của chúng sanh trong sáu nẻo, thông đạt vô ngại.

 

Ví dụ như có vị đạo thân nọ đến bái kiến sư tôn, sư tôn gặp mặt bảo rằng : “ cậu hãy mau về nhà, trong nhà có chuyện ”; vị đạo thân vội trở về nhà, vừa mới vào cửa bèn nhìn thấy vợ giữ lấy một con cá và khóc, hỏi vì sao thì vợ bảo rằng : “ chẳng biết nguyên do gì mà nhìn thấy con các này em cảm thấy đau lòng buồn bã ”. Vị đạo thân nọ bèn vội quay đầu bái kiến sư tôn lần nữa, mời sư tôn từ bi chỉ thị, sư tôn nói rằng : “ con cá là em gái ruột, hãy đem nó thả đi ! ”. Đấy là hiện đời báo lưu chuyển tứ sanh của người tạo sát nghiệp, phụng khuyên những người yêu thích câu cá sát sanh hãy trưởng dưỡng tâm từ bi, thả chúng một con đường sống, chẳng phải là cũng thả bản thân mình một con đường sống đó sao ? Ngũ nhãn lục thông, tự tánh vốn có đầy đủ, chỉ do tích tập phiền não trần cấu che lấp mất diệu dụng.

 

3. Tuệ nhãn liễu chơn không (Huệ Nhãn rõ chơn không)

 

Tuệ nhãn là một trong ngũ nhãn, tuệ có thể quán chiếu nhìn soi, do vậy gọi là nhãn, con mắt trí tuệ quán xét tánh “ không ”, có thể nhìn thấu triệt được thật tướng chơn không của các pháp, các pháp đều Không.

 

Trí tuệ quán chiếu, thấu tỏ trong ngoài, thông thấu hữu vô; chơn công phu của tâm hành này, tâm kinh cũng có chứng minh : “ quán tự tại bồ tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách ”. Phật cũng nói rằng : “ nhìn thấy các tướng chẳng phải tướng thì là nhìn thấy Như Lai ”, cái nhìn thấy này cũng là chỉ Bát nhã quán chiếu đến mức thâm áo ẩn vi, soi thấy căn trần chiếu sáng lẫn nhau, có thể nhìn hiểu thấu triệt các pháp Không Tướng, tức nhìn thấy phật Như Lai của tự tánh. Tu đạo thường làm công việc phản tỉnh, có thể sửa bỏ thói hư tật xấu, thế nhưng những ngã chấp ngã kiến vô minh của tầng sâu đều phải mượn trợ công phu của bát nhã quán chiếu, thâm nhập biển tánh nguồn tâm, phá mê chuyển ngộ. Cái trí bát nhã tự tánh vốn có đầy đủ chẳng do cầu ở bên ngoài; khi đối mặt với cảnh sự vật, từ thể khởi dụng, nhìn hiểu phân tích giải thích thấu triệt, duyên tụ thì sanh, duyên tận thì diệt, vạn pháp chẳng có thật tướng, tức thấy chơn không thật tướng, còn gọi là tuệ nhãn liễu chơn không.

 

4. Pháp nhãn duy quán tục (Pháp Nhãn quán tục đế ). Bồ tát vì độ chúng sanh, trí tuệ chiếu kiến tất cả các pháp môn.

"Tục đế" tức là những tình hình của thế gian nói chung.

 

Truyền đăng lục rằng : nhìn thông đạt rõ ràng phân minh pháp của duyên sanh khác biệt, gọi là pháp nhãn. Pháp nhãn của bậc giác quán sát thế tục, thông hiểu nhân của chúng sanh, chúng sanh tâm, chúng sanh tướng do chúng duyên mà thành; bậc giác ứng thời ứng cơ pháp do tâm sanh, pháp ích chúng sanh rộng độ những chúng sanh hữu tình. Lấy ví dụ, Đạo Trưởng thuật miệng rằng : Sư Tôn lúc trụ thế, có vị Tiền Hiền khôn đạo dẫn chồng đến bái kiến sư tôn, mời sư tôn từ bi thành toàn; ông ta là thị trưởng của Đường Sơn. Sư Tôn gặp mặt bèn nói về câu chuyện gian thần các đời; Đạo Trưởng đứng hầu sự bên cạnh trong lòng nghĩ ân sư cớ sao lại không giảng đạo mà chỉ nói câu chuyện của gian thần các đời ? trong lòng rất vô cùng thắc mắc. Chẳng bao lâu sau, vị tiền hiền khôn đạo ấy thỉnh mời điểm truyền sư bàn đạo, thì ra là vị thị trưởng của Đường Sơn phát tâm tận trung tận hiếu với Vô Sanh Lão Mẫu, đã bắt đầu độ người rồi, do vậy mà Đạo Trưởng thường nói rằng pháp vô định pháp, đối cơ thì diệu.

 

Giảng đạo có thể ứng cơ khế tâm đến phát tâm tu bàn, liên quan đến nhân duyên căn cơ tổ đức của mỗi người, do đó mà những người tu bàn trong đạo chẳng có ai không phát huy trí tuệ từ bi thành toàn, định sẵn trước những đạo nghĩa chuyên đề, nghiên cứu kinh điển, phân một cách có hệ thống, tầng thứ sơ cấp, trung cấp, cao cấp, tâm ý ở chỗ dẫn độ căn cơ của mỗi người nhận mẫu quy căn.

 

5. Phật nhãn như thiên nhật (Phật Nhãn, ngàn mặt trời)

 

Phật gọi là giác, con mắt của bậc giác là con mắt hiểu thấy thấu triệt thật tướng của các pháp.

 

Phật nhãn ví như sự quang minh chiếu sáng của cả nghìn mặt trời vậy, hiển thị sự viên mãn trí đức giác hạnh của bậc giác, phóng vô lượng quang, tựa như nghìn mặt trời soi sáng tam thiên đại thiên thế giới, chẳng có chỗ xa nào không đến được, chẳng có lỗ nhỏ nào mà không vào được. Linh quang của người tu đạo có cái đại phóng quang minh, có cái không sáng tỏ lắm; quang ánh sáng ) có dài có ngắn, thì ra là sự biểu trưng của trí đức giác hạnh nội ngoại côngnếu đến mức giác hành viên mãn thì vạn luồng kim quang, đương nhiên là Tiên Phật Thánh thật sự thừa nguyện lại đến, diệu hạnh vô tánh, thông thường là dẹp trừ đi bổn tướng ( bổn lai diện mục, chơn tướng, nguyên hình )giấu kĩ chẳng lộ, hợp quang hỗn tục, gần gũi dân chúng, độ hóa chúng sanh. Đạo trưởng lúc còn trụ thế, có lần thân thể sinh bệnh mà phải ở viện, các Tiền Hiền càn đạo thay phiên nhau thủ hộ, có vị đàn chủ nhìn thấy Sư Mẫu đến thăm bệnh mà bán tín bán nghi. Sư Mẫu đến thăm bệnh lần hai hiển hiện pháp thân kim sắc chói lọi, lúc bấy giờ mới chịu tin sâu, thầy trò đồng tâm, tâm tư cảm giác có thể cảm ứng tương thông. Do đó nếu từng nhìn thấy kim thân của phật bồ tát, thế nhưng chẳng phải là bạn thật sự có thiên nhãn thần thông thì là tiên phật đặc biệt gia trì, trời đất chẳng có lời nói, phải mượn người hoằng đạo.

 

6. Chiếu dị thể hoàn đồng (Khác tánh, thể vẫn đồng)

 

Bậc giác của xưa nay đều khéo ở việc khải phát tiềm năng vô tận của tự tánh, từ thể khởi dụng tự tánh giác chiếu, còn gọi là quán chiếu, ngoại quán nội chiếu, chỗ dùng tuy khác nhau, có cách gọi khác nhau của thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn, phật nhãn, nhưng đều do bổn thể khởi ở vạn dụng, cùng ra từ diệu dụng của bổn giác tự tánh.

 

Kim Cang Kinh Lục Tổ khẩu quyết nói rằng : “ Tất cả mọi người thảy đều có ngũ nhãn, vì bị mê che lấp nên chẳng thể tự thấy. Do vậy Phật dạy chúng sanh trừ đi tâm mê, tức ngũ nhãn khai thông mở mắt. ”

1. Niệm niệm tu hành pháp bát nhã ba la mật, sơ trừ tâm mê, gọi là nhục nhãn đệ nhất.

2. Nhìn thấy tất cả chúng sanh đều có phật tánh, khởi tâm đồng tình thương xót, gọi là đệ nhị thiên nhãn.

3. Si tâm chẳng sanh, gọi là đệ tam tuệ nhãn.

4. Trừ bỏ tâm ( chấp ) trước pháp, gọi là đệ tư pháp nhãn.

5. Tế hoặc vĩnh đoạn, viên minh giác chiếu, gọi là đệ ngũ phật nhãn.

 

Lại rằng :

 

1.Nhìn thấy trong sắc thân có pháp thân, gọi là thiên nhãn.

2.Nhìn thấy tất cả chúng sanh mỗi mỗi đều có tánh bát nhã, gọi là tuệ nhãn.

3.Kiến tánh tỏ triệt, “ Năng ” “ sở ” vĩnh trừ, tất cả phật pháp vốn dĩ tự có, gọi là pháp nhãn.

4.Nhìn thấy bát nhã ba la mật, có thể sanh tất cả mọi pháp của tam thế, gọi là phật nhãn.

 

Phàm phu chỉ có nhục nhãn, những người có thiên nhãn không nhiều. Thiên nhân có thiên nhãn. Thiên nhãn của thiên nhân là báo đắc ( nghiệp lực đắc ), chẳng phải là cái tu đắc. Quỷ thần cũng có thiên nhãn, cũng là thuộc về báo đắc, thế nhưng độ có thể thấy rộng hẹp thì khác biệt rất lớn, độ có thể nhìn thấy của thiên nhãn của quỷ thần nhỏ hơn rất nhiều so với của thiên nhân. Chứng đắc A La Hán thì có tuệ nhãn, bồ tát có pháp nhãn, phật là ngũ nhãn viên minh.

 

Thánh nhân ngoài tam giới do công lực của định huệ khiến cho đức hạnh tài năng bên trong bổn tánh của mình có thể thấu xuất một bộ phận. Các vị phải biết rằng ngũ nhãn là đức năng mà chơn như bổn tánh của bản thân mình vốn dĩ có đầy đủChúng ta bởi vì do bị vọng tưởng, phiền não làm chướng ngại mất rồi, chẳng thể hiển hiện ở trước mắt, chính là cái “ chỉ do vọng tưởng chấp trước mà chẳng thể chứng đắc ” phật đã nói. A La Hán, Phích Chi Phật, Bồ Tát các ngài ấy tu định, tu tuệ, vọng tưởng, chấp trước dần dần giảm thiểu rồi, trí tuệ đức năng bên trong bổn tánh bèn thấu ra bên ngoài.

 

Cho nên ngũ nhãn chúng ta cũng chẳng cần phải ái mộ khao khát. Người thế gian đem những thứ này xem là thần thông kiệt xuất, bởi vì hiếu kì, ái mộ khao khát thần thông nên thường hay bị lừa gạt. Yêu ma quỷ quái cũng có thiên nhãn, thiên nhãn nho nhỏ. Thiên nhãn có cái tu đắc ( do tu mà đắc được ), cái tu đắc là định công, bên trong định nhất định phát thông. Một loại khác nữa chẳng phải là cái do tu định mà đắc được. Những yêu ma quỷ quái có tiểu thần thông ( báo đắc ), nhập vào trên thân của người này, do vậy mà người này cũng có thông rồi, cái thông ấy chẳng phải là của anh ta, mà là của yêu ma quỷ quái, mượn cái thân đó của anh ta hiển thông để gạt lừa người. Anh ta lợi dụng yêu ma quỷ quái để làm cường thịnh thanh thế của bản thân mình, tham cầu danh lợi, hợp tác với những yêu ma quỷ quái, lợi dụng lẫn nhau để lừa gạt chúng sanh. Hễ một khi yêu ma quỷ quái rời khỏi rồi, tất cả năng lực thần thông của anh ta thảy đều mất hết; việc này là cái mà đức Thế Tôn đã nói trong kinh Lăng Nghiêm. Trong thời kì mạt pháp, những loại tình huống như thế này ở chỗ nào, lúc nào cũng nghe thấy; chúng ta phải đặc biệt cẩn thận, đặc biệt chú ý. Phàm là những người trước ma, bạn đi hỏi anh ta có thích thần thông hay không, có thích cảm ứng hay không, anh ta nhất định nói “ thích ”. Anh ta nếu không thích thì tuyệt đối không trước ma.

 

Tuyệt đối chớ có mà nghe ảo nhìn ảo; việc quá mức truy cầu theo đuổi ngũ nhãn lục thông có thể sẽ tẩu hỏa nhập ma. Mục đích của việc tu hành phật pháp là nhảy ra khỏi sáu nẻo luân hồi. Tu ra ngũ nhãn lục thông chỉ là những sản phẩm phụ, chẳng phải là mục đích chủ yếu của việc tu hành phật pháp ! Mục đích của việc tu hành phật pháp là ngộ đến tánh “ Không ” tức thân thành phật, chớ chẳng phải là truy cầu theo đuổi ngũ nhãn lục thông, hoàn toàn giống như phật Thích Ca Mâu Ni đã nói : “ vạn ban thần thông giai tiểu thuật, duy hữu không không thị đại đạo ! ” ( vạn thứ thần thông đều là thuật nhỏ, duy chỉ có Không Không là đại đạo ! )

Số lượt xem : 195