Cái gì gọi là Đạo ?
Cái gì gọi là Đạo ?
( Những lời từ bi của Tế Công Hoạt Phật )
Ở trên quả địa cầu này, từ khi có loài người đến nay, ơn trên Hoàng Mẫu khổ tâm tìm đủ mọi cách, từ mẫn phái khiển Thánh Phật đến thế gian, muốn các Thánh Phật dựa theo chân lí của Thượng Đế để giáo hoá người đời, giáo hoá chúng sinh. Do phải tuỳ ứng với phong tục dân tình, bối cảnh văn hoá, ngôn ngữ tập quán các nơi và nhu cầu của các chủng tộc, do vậy mà những phương thức xiển thuật chân lí, giải thích chân lí cũng sẽ có chỗ biến hoá, dẫn đến trên đời do thời gian, do nơi chốn khác nhau đã hưng khởi lên các loại tôn giáo có phương thức tín ngưỡng tu hành khác nhau, sinh sôi nảy nở ra các loại giáo nghĩa và kinh điển khác nhau. Nói một cách khác, do sự khác nhau của ngôn ngữ văn hoá, do đó mà phương thức xiển thuật, giải thích chân lí cũng khác nhau. Người đời của đương đại và đời sau, khi tu hành tu trì theo Thánh Phật, hoặc là nghiên cứu những đạo lí mà Thánh Phật đã xiển thuật, “ những đạo lí mà Thánh Phật đã xiển thuật ” cũng chính là cái mà người đời sau gọi là “ kinh điển ”, tự nhiên tự động bèn phân biệt thành 5 tôn giáo lớn của thế giới : Nho, Thích, Đạo, Thiên chúa , Hồi giáo.
Thượng Đế muốn dựa nhờ vào lễ rửa tội của ngũ giáo giáo hoá để tịnh hoá nhân tâm, khiến cho nhân tánh của chúng sanh khôi phục lại linh tánh thuần chơn, thuần thiện, thuần mỹ vốn có ban đầu, cũng chính là khôi phục lại diện mạo của xích tử chi tâm ( cái tâm của trẻ thơ sơ sinh ) . Tuy rằng trong kinh điển của ngũ giáo có những đạo nghĩa, giáo nghĩa do tự mỗi tôn giáo tự xiển dương, thế nhưng ngũ giáo đều là dựa vào chân lí của Thượng Đế mà sáng lập, do vậy mà trong ngũ giáo chẳng khó tìm ra một số những điểm chung :
1. Đều cho rằng chỉ có một đấng sáng tạo vũ trụ, hoặc gọi là Thiên Chúa, Allah, Thượng Đế, Jehovah ( Giê-hô-va ).
2. Đều cho rằng linh hồn vĩnh viễn vĩnh hằng bất diệt, vả lại sau khi chết còn có sự thẩm phán.
3. Đều cho rằng phải trở về quê hương xứ sở của cha trời, thượng đế, trở về thiên quốc, về bên mình của Allah, nhất định cần phải ngoài việc dựa vào bản thân tự nỗ lực tu trì ra, còn phải nương dựa vào sự gia bị của thánh linh, phật quang, thần lực. Ở sự phổ độ cuối cùng mà nói, chính là phải có sự khai ân, khai xá của thiên mệnh, cứu rỗi người đời, vả lại để cho người đời có cơ hội liễu nghiệp, chuộc tội.
Do vậy, những giáo nghĩa của ngũ giáo về mặt bản chất đều là như nhau cả, bởi vì Ngũ giáo đều là bắt nguồn, đến từ chân lí của Thượng Đế, cũng chính là “ Đạo ”, do đó mà mục đích của Ngũ giáo cho đến các pháp môn tôn giáo của thế giới đều là ở chỗ lìa khổ được vui, trở về lại thiên quốc, chứng đắc vĩnh sanh, do vậy mà Ngũ giáo tuy là ở những chỗ khác nhau nhưng mà cùng chí hướng giống nhau, khởi phát, mọc lên từ những nơi khác nhau, thế nhưng có chí hướng và tâm chí giống như nhau.
“ Nho ” và “ Đạo ” là bắt nguồn từ trung quốc; “ Thiên chúa giáo ” khá thịnh hành ở các nước Âu Mĩ; “ Hồi giáo ” thì là ở trung đông, lại còn có Indonesia, Mã Lai …. Do đó nơi mà Ngũ giáo đã nổi lên, đã thịnh hành thì khác nhau, thế nhưng cùng chí hướng và tâm chí giống nhau, đều là lìa khổ được vui, trở về thiên quốc, chứng đắc vĩnh sanh.
“Đạo” là cái mà lúc chưa có trời đất thì đã thật tế tồn tại; tôn giáo thì là những giáo hoá và nguyên tắc mà sau khi có con người rồi mới có; mục đích của tôn giáo cũng là ở chỗ muốn chỉ dẫn, dẫn đạo chúng sanh tìm kiếm đầu nguồn và gốc rễ căn bản vốn có ban đầu.
Thiên đạo là có thiên mệnh đấy, thiên mệnh này là từ lúc khai thiên tịch địa có đại đạo giáng thế đến nay thì cứ mãi tiếp tục cho đến hiện tại, chỉ là vì “Đạo” vào trước kia thì là đơn truyền độc thụ, hiện nay thì là lúc thiên đạo đại khai phổ độ, đại phổ truyền.
Nhất Quán Thiên Đạo là sự truyền thụ giáo ngoại biệt truyền, bên ngoài các tôn giáo, do đó Thiên Đạo là tập hợp sự tinh hoa của các tôn giáo của cả toàn thế giới, bởi vì Ngũ giáo bắt nguồn từ chân lí của Thượng Đế - cũng chính là “Đạo”, do đó Thiên Đạo trên thật tế đã bao hàm những tinh hoa của các tôn giáo.
“Đạo” đến để bình thâu vạn giáo, nghĩa là muốn các tôn giáo đều quy y Thiên Mệnh của Thượng Đế, cùng nhau đến hộ trì, bàn lí Tam Tào, truyền thụ đại đạo mà Thượng Đế muốn giải cứu người đời.
“Đạo ” là thâu gom, bao hàm tất cả mọi thứ khác nhau vào trong đó, “ Đạo ” là bao hàm vũ trụ đất trời tất cả vạn vật.
Con tin Chơn Chủ Allah thì cũng có thể đến cầu đạo, tin đạo, tu đạo, vả lại chẳng mất đi sự trung trinh của con đối với chơn chủ Allah.
Con tín ngưỡng chúa Giê Su Cơ Đốc thì cũng có thể đến để cầu đạo, tin đạo, tu đạo, vả lại chúa vẫn là đấng duy nhất của con.
Con tín phụng phật giáo, lạy Phật Thích Ca Mâu Ni thì con cũng có thể đến cầu đạo, tin đạo, tu đạo, vả lại là sự quy y thật sự - thiên mệnh của Thượng Đế, đắc thụ chánh pháp chơn truyền của Phật Thích Ca Mâu Ni, bởi vì chánh pháp chơn truyền của Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là bắt nguồn từ thiên mệnh của Thượng Đế.
Ở trong Thiên Đạo có lễ bái Thánh Nhân của ngũ giáo, bởi vì ngũ giáo cùng nguồn, bắt nguồn từ Thượng Đế, bắt nguồn từ Đạo, do đó Ngũ Giáo Thánh Nhân vì chúng sanh hy sinh phụng hiến, giáo hoá người đời, có ơn đối với chúng sanh. Do vậy, các đồ nhi yêu dấu của thầy, thân là đệ tử của Thiên Đạo, hoặc là những đệ tử, môn đồ, tín chúng tín phụng bất cứ môn phái tôn giáo nào đều phải nên cảm ơn, thành kính biết ơn cái ơn giáo hoá của ngũ giáo Thánh Nhân.
Linh tánh của con người là chẳng có sự phân biệt quốc tịch, chủng tộc, môn phái tôn giáo. Sự phổ độ của Thiên Đạo cũng là siêu vượt những rào cản của thời gian, không gian, quốc tịch, chủng tộc, môn phái tôn giáo, bởi vì sự thù thắng của Thiên Đạo phổ độ ở chỗ Tam Tào phổ độ. Tam Tào Phổ độ có thể độ những người của thời cổ xưa, độ những người của thời hiện tại, độ những người phương đông, độ những người phương tây, độ các linh trên trời, độ các linh dưới đất, do đó mà Thiên Đạo phổ độ là siêu vượt thời gian, không gian.
Thiên đạo cũng chẳng có nhà cao cửa vách, chẳng có chỉnh đốn quy định giới hạn lẫn nhau mà tạo ra những kì thị và xung đột. Phải biết rằng “Đạo” chẳng phải là độc quyền chuyên thuộc của bất cứ pháp môn tôn giáo nào, “Đạo” là cái mà mỗi một người - bạn,tôi, anh ta vốn dĩ tự có, “Đạo” là cái mà chúng sanh khắp thiên hạ cùng sở hữu, cũng giống như Thượng Đế Hoàng Mẫu cũng là đấng mà chúng sanh, các phật tử khắp thiên hạ cùng có chung. Do đó chúng sanh cần phải hộ trì, truyền bố Tam Tào phổ độ mà Thượng Đế đã mệnh lệnh chúng ta phải bàn lí. Chúng sanh chính là vì “ chẳng biết ”, cho nên mới phải “ cầu đạo ”. Cầu đạo chính là tìm về cái Chơn Ngã ( cái Tôi thật ) của sinh mệnh.
“ Cầu đạo ” chính là phải khôi phục trở về lại sự quang minh sáng ngời vốn có của linh tánh, cái linh tánh thanh tịnh, thuần chơn, thuần thiện, thuần mỹ.
“ Cầu đạo ” chính là tìm thấy con đường trở về Thiên Quốc.
Ngũ Giáo Đồng Nguồn
Thánh thị của Tế Công Hoạt Phật
Tông chỉ ngũ giáo, các giáo lưu truyền kinh điển, bên trong ẩn giấu tánh lí chân lí, điều chân thật cứu cánh rốt ráo nhất, mỗi giáo đều có chỗ huyền diệu; tuy rằng các giáo truyền bố, mỗi giáo có sự khác biệt đặc biệt, thế nhưng ý chỉ chủ yếu của các giáo thì chẳng giáo nào không lấy việc cứu đời độ chúng làm điều quan trọng tất yếu. Dưới đây sẽ giải thuật khởi nguồn và sự phát triển của giáo chủ ngũ giáo :
Nho giáo : Khổng Phu Tử, các sách Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử Thiên gọi là Tứ Thư; trong Tứ Thứ nội hàm những diệu lí cực kì tinh thâm vi diệu, truyền thụ tâm pháp, dùng cái Đạo Nhất Quán, gọi là : “ tồn tâm dưỡng tánh ”, “ chấp trung quán nhất ”, ngừng nơi cảnh giới chí thiện.
Đạo giáo : Thái Thượng Đạo Tổ, “ Đạo Đức Kinh ” mà ngài để truyền lại là nói hàm ý của đạo, “ Đạo ” gọi Vô Cực Thượng Đế là Vô Cực Chí Tôn Vạn Linh, “Đạo” là bổn thể của vũ trụ vạn tượng; Đạo sanh Lí gọi là thiên lí, cũng chính là chân lí của thiên địa vạn vật; Lí sanh Tánh, là bổn linh của hành động và hành vi của con người, gọi là Tánh; Tánh chính là lương tâm, lương tâm là dụng của bổn tánh. Đạo gọi là tịnh, Đức gọi là động, Kinh là phương pháp của tác dụng, đạo giáo truyền thụ tâm pháp gọi là “ tu tâm luyện tánh ”, “ bão nguyên thủ nhất ”, tu thành cái đạo chí thiện chí mĩ là bổn thể, tu đến chỗ ngưng của đạo lí chí cao vô thượng là bổn tánh, chỗ ngưng của tánh chính là hiển hiện bổn lai chơn diện mục.
Thích giáo - Phật Thích Ca Mâu Ni, diệu pháp của chân lí, những điều chân thật cứu cánh rốt ráo nhất mà ngài đã để lại, những diệu nghĩa giảng thuật ở “ Kim Cang Kinh ” cũng là vì để cứu kiếp độ chúng sanh, truyền thụ tâm pháp gọi là “ minh tâm kiến tánh ”, “ vạn pháp quy nhất ”, tu đến giác hạnh viên mãn, tu pháp đại thừa, gọi là A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Thiên chúa giáo – Giê Su, diệu âm mà ngài đã để lại, nơi ý nghĩa trong kinh điển “ kinh thánh ” cũng là để độ người cứu đời, tinh thần khuyên người hướng thiện đạo, truyền thụ tâm pháp gọi là “ tẩy tâm di tánh ”, “ mặc đảo thân nhất ”, Thượng Đế đấng cứu tinh gọi là vị thần vô thượng, chỗ ngưng của Thần gọi là “ Thiên đường ”.
Hồi giáo – Mohammed, “ kinh koran ” mà ngài đã để lại cũng là để cứu đời độ chúng sanh; cũng là tinh thần dạy bảo khuyên răn chẳng mỏi mệt, truyền thụ tâm pháp rằng : “ kiên tâm định tánh ”, “ thanh chân phản nhất ” giáo hoá các thành viên thị tộc, truyền khắp mọi ngóc ngách của thiên hạ, tinh thần thành khẩn nhẫn nại, chẳng chán ngán trong việc khải phát, dẫn đạo người khác.
Quy Y (皈依)chính là quy Nhất (歸一)
Thanh tịnh vô vi hữu diệu không ------- tu tâm luyện tánh, bão nguyên thủ nhất -------- Đạo giáo.
Chẳng nghiêng chẳng lệch cầu trung dung ------- tồn tâm dưỡng tánh, chấp trung quán nhất ------- Nho giáo.
Bác ái làm gốc, đức nhân thí chúng ------- tẩy tâm di tánh, mặc đảo thân nhất ------- Thiên chúa giáo.
Chánh pháp nhãn tàng diệu vô cùng ------- minh tâm kiến tánh, vạn pháp quy nhất ------- Phật giáo.
Koran kim kinh thánh khiết sáng tỏ ------- kiên tâm định tánh, thanh chân phản nhất ------- Hồi giáo.
Vạn thù nhất bổn đồng quy tông ------- ngũ giáo đồng nguồn hợp nhất lí, khác đường đồng quy đạo làm tôn.
Nhất chính là Đạo; Đạo chính là Lí, Lí chính là bổn tánh của chính mình, bổn tánh chính là lương tâm, lương tâm chính là Phật, Phật tánh tức là bổn lai diện mục !
Đạo là bổn thể, giáo là thể dụng; ngàn môn vạn giáo của thế gian thật ra là nhân tài thí giáo, để lập nền tảng giáo hoá thôi !
Ghi chú : Nhân tài thí giáo
( căn cứ vào trình độ nhận thức , năng lực học tập và tố chất tự thân của những học sinh khác nhau mà cho họ những chỉ dẫn khác nhau; người thầy lựa chọn phương pháp học tập thích hợp với đặc điểm của mỗi học sinh để chỉ dạy sao cho thích hợp với những học sinh đó, phát huy những sở trường của học sinh, bù đắp những chỗ thiếu sót của học sinh, kích phát niềm hứng thú học tập của học sinh, xây dựng lòng tin của học sinh, từ đấy mà xúc tiến học sinh phát triển toàn diện )
Khởi nguồn của các tôn giáo tự có bối cảnh thời đại hình thành và nguyên do của nó, thế nhưng vẫn lấy 5 tôn giáo lớn làm cốt lõi quan trọng nhất. Ngũ giáo là phân biệt nhân duyên của các dân tộc mà giáo hoá, tuy rằng mỗi giáo tự có những nghi lễ, luật thánh, kinh văn của riêng mình, thế nhưng tông chỉ quan trọng vốn có chẳng rời chân lí đại đạo, về thật chất thì là giống nhau cả. Trí tuệ chân lí của nó đều từ tự tánh mà sanh, do đó Ngũ giáo tâm truyền duy chỉ có truyền bổn thể bổn tâm, tông chỉ ở chỗ kiến tánh thành phật, chánh giác ngay lúc ấy, lấy việc quay trở về khôi phục lại gốc ban đầu làm chánh đạo !
Mọi người nếu có thể hiểu rõ một điểm này thì có thể chẳng phân biệt giáo môn, bất luận chủng tộc đều có thể quay trở về tự tánh mà nhìn thấy cái trí bát nhã trên tự tánh, tự dùng trí tuệ thường quán chiếu, cho nên cầu đắc đại đạo ấy, quay về khôi phục lại bổn tánh đạo đơn nhất, dẹp bỏ những thành kiến và Ngã chấp thì gần với cái đạo thành Thánh thành Phật !
Do vậy quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, quy y Đạo, quy y Kinh, quy y Sư, quy y Thượng Đế, quy y chơn chủ, bất luận quy y gì, đến cuối cùng vẫn là Hoàn Nguyên quy nhất ( quy về một, khôi phục lại cái diện mạo vốn có ban đầu ) !
Hiện nay rất nhiều những người gọi là “ tu sĩ, người tu đạo ” phổ biến tồn tại một thứ tâm cống cao ngã mạn chẳng đúng đắn, tức là cái giáo mà mình đã tín ngưỡng, đã sùng bái, đã tu là chí cao vô thượng, là đúng đắn nhất, là tối thượng thừa nhất, còn các giáo khác đều chẳng thể sánh bằng được, cũng giống như thích ăn món trung hoa, món trung hoa thì là ngon nhất, các món phương tây, món thái, món Việt đều chẳng thể sánh bằng ! Như thế đúng chăng ? Nào biết rằng là duyên phận của tự cá nhân mỗi người mỗi khác, cảm giác khác nhau, nhu cầu khác nhau mà thôi ! Như thế chẳng phải bèn sẽ sản sinh cái gọi là tướng phân biệt, những quan niệm sai lầm không bình đẳng; nên biết rằng “ pháp ” vốn chẳng có phân biệt, tuỳ người mà thí giáo mà thôi !
Người tu đạo nhất định cần phải noi theo sự tự nhiên của trời đất, chẳng khởi sự phân biệt đối với tất cả cảnh giới của thánh nghiệp, chẳng khởi tâm phiền não, được cái tâm chẳng chấp trước, tồn cái tâm bình đẳng thì phiền não tự nhiên chẳng khởi, cũng mới có thể ứng hoá tất cả mọi tâm cảnh đối đãi !
Số lượt xem : 815