Đạo ( Từ huấn của Hoạt Phật Lão Sư )
Đạo
( Từ huấn của Hoạt Phật Lão Sư )
Cái gì gọi là Tiên Thiên Đại Đạo ? chính là trước khi trời đất vẫn chưa sinh thành thì đã có đạo rồi. Hôm nay con tu đạo, đạo vốn dĩ tồn tại ; Con hôm nay không tu đạo, đạo vẫn là tồn tại. Do đó muốn tu hay không tu thì phải xem các con ; làm quỷ làm thú, làm súc sanh, làm thần tiên cũng là một cái " linh ".
Mười tám tổ cùng một Thiên Đạo, chớ có mà có tâm phân biệt, đều là Đạo của ông trời như nhau ; Đạo chẳng phân mà người tự phân, mọi người đều đã phạm vào điều này. Phật quy phải giữ lấy, nhưng phải hoạt bát lung linh, chớ có bảo thủ cực đoan.
96 Ức Nguyên thai phật tử, chớ có tưởng rằng đấy là tổ khác thì chẳng phải là Đạo. Mọi người đều là huynh đệ tỷ muội, cũng giống như chiếc pháp thuyền vậy, thuyền phải nhổ neo rồi, việc liên quan đến sống chết, lúc này mọi người vẫn còn phải " phân " ? Các đồ nhi nên biết bản thân mình phải chăng đã ngồi vững ? Bản thân mình đều không vững rồi thì sao có thể độ người, độ Cửu Huyền Thất Tổ ? Lá của bản thân mình đều chẳng cách nào lớn, lại còn muốn độ Cửu Huyền Thất Tổ, theo thầy thấy thì điều này đã khó lại càng khó thêm !
Tu Đạo điều quan trọng nhất chính là giữ lấy " trung, hiếu, tiết, nghĩa ", không được loạn tiếp linh giá khắp nơi để thông linh, đấy chẳng phải là chánh pháp, đấy là tả đạo bàng môn. Lúc này chẳng phải là lúc thông linh. Thông linh trái lại sẽ khiến cho tâm linh của con càng không thoải mái ; những người thông linh sau này sẽ rất nhiều, nếu như con đi lâu rồi, thiên bàn tự nhiên sẽ loại tên con ra. Thế nhưng chúng ta cần phải dựa vào lý để phân tích, khiến cho họ hiểu được sự tôn quý của đạo, nếu gặp cơ duyên chín muồi, lúc đó họ vẫn sẽ quay về lại hướng đạo, ông trời vẫn tiếp nhận họ. Nếu đi lâu rồi, tâm linh bị những Linh ấy khống chế thì chẳng cách nào cứu vãn được nữa, con muốn kéo họ trở về cũng chẳng có cách, chỉ còn cách nghe theo sự tự nhiên vậy.
Gặp phải những hạng đạo thân chẳng tu chẳng bàn hoặc rời đạo này thì chúng ta cũng nên thăm viếng phù hợp với lễ, không thể có cái tâm đối đãi phân biệt.
Thiên thời khẩn cấp, cứu người chính là cứu lấy mình, từ xưa, công phu để các Thánh Hiền có thể thành Thánh thành Hiền không nằm ngoài bốn chữ : chánh kỉ thành nhân ( đoan chánh lời nói hành động của bản thân và thành toàn người khác ). Tự phát sáng đức hạnh của mình chính là chánh kỉ, lại giáo hóa những người mới, chính là Thành nhân, cũng có nghĩa là độ người, bàn đạo.
Các đồ nhi có biết rằng người tu đạo nếu chỉ có ngoại công, chẳng có nội công thì sau này kết quả sẽ thế nào không ? trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu, cái lí xưa chẳng đổi dời, do đó sau này lên thiên đường cần phải tu lại nội tánh, thế nhưng tu nội tánh trên thiên đường càng khó khăn hơn là tu tại nhân gian ; người không thể tu nữa thì giáng ( đầy ) vào nhân gian tu lại thêm nữa, hoặc hưởng phước hết công đức tiêu mất !
Thiên đạo phổ truyền, Phật đường là nơi nằm trong quyền hạn quản lý của Tiên Thiên Đại Đạo, là Đàn của Lão Mẫu. Về vẻ bề ngoài mà nói, Phật đường nhỏ hơn so với các Loan Đường bình thường, thế nhưng về mặt vô hình mà nói, Tiên Thiên Phật Đường là lớn, trách nhiệm nặng nề, lãnh nhận thiên mệnh truyền thụ tam bảo tâm pháp, trách nhiệm nặng hơn so với bất kì chùa miếu loan đường nào. Thế nhưng Loan Đường tuy rằng không có truyền thụ tam bảo tâm pháp, nó vẫn có trách nhiệm thay trời tuyên hóa, dạy người hướng thiện. Chỉ khác nhau là một tỏ một ám, một hiện một ẩn mà thôi. " Hiện tỏ rõ là Giáo, Ẩn ám là Đạo ", do vậy hai cái chẳng thế tách rời.
Các nhà từ thiện chẳng phải là Đạo, Đạo là đồng thời có cả hai ; Các nhà thuyết giáo về Đạo chẳng phải là Đạo, Đạo là đồng thời có cả hai.
Tu đạo nhất định cần phải tuân thiên mệnh, chưa mệnh chẳng dám trước, đã mệnh chẳng dám sau, có mệnh không thể tùy ý hành sự, chẳng có mệnh thì không được tự ý. Cũng cần phải xem việc gì, nếu như là việc nhân nghĩa đạo đức, tế thế cứu dân thì lại khác, Khổng Tử nói rằng : " đương nhân bất nhượng ư sư " ( Dịch nghĩa : gặp việc nhân nghĩa, cho dù là ở trước thầy thì cũng chẳng khiêm nhường ).
Tam kì mạt kiếp, vạn giáo tề phát. Chúng ta đã tham dự pháp hội bước lên pháp thuyền, nên tự khẳng định bản thân, chớ có chấp mê vào thần thông, chớ vì tả môn bàng đạo mà nhảy khỏi thuyền.
Cái mà thầy đây truyền thụ cho các con là tam bảo tâm pháp, dẫn người nhập Ngộ.
Cái mà thầy giáo dục cho là cái học về chân lý, dẫn người nhập Thánh.
Cái mà kị húy là Thuật, Lưu, Động, Tĩnh, là cái dẫn người nhập Ma.
Cái mà đả kích kịch liệt là những yêu ngôn tà thuyết, là cái dẫn người nhập mê.
Do đó người tu đạo phải có đầu óc có trí tuệ - phân biện cái chơn giả.
Tấm lòng của Nhân – tiếp nạp những người sửa lỗi.
Tinh thần của dũng – cứu độ những kẻ trầm mê.
Đạo của ông trời rất quý báu. Ngoại đạo thì chỉ là hưng nhất thời chớ chẳng thể lâu dài ; nên dựa theo những đạo lý kinh điển của Ngũ Giáo Thánh Nhân mà tu trì mới là chánh đạo.
Cái gì gọi là " Đạo ẩn đạo phí, tự hữu thiên định ". Phí nghĩa là hiện. Khi ẩn giấu thì gọi là ẩn. Hiện nay Đại Đạo đã lên báo đài rồi, vậy các con sao vẫn đến vậy ? Có người căn cơ thâm hậu, tuy rằng đạo đã lên báo đài rồi, anh ta vẫn hướng về phía trước mà đi. Có người, anh ta căn cơ thâm hậu, đạo đã hiện rõ rồi, anh ta bèn trốn tránh. Các con nói xem, rốt cuộc là căn cơ của ai thâm hậu ? Các con tự mà đi nghĩ lấy ! Thầy nói chỉ là điểm đến đây thôi, thiên cơ không thể tiết lộ.
Hữu duyên thiên lý lai tương hội, vô duyên đối diện bất tương phùng, chính là vì cái " duyên " này. Giữa các con và thầy đây có một đoạn duyên như thế. Giữa các con và dẫn bảo sư cũng có một đoạn duyên như thế, cũng có duyên với Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư của các con. Người có duyên thì bất luận bị khảo bị nghiệm như thế nào, bị hủy bị báng thì anh ta vẫn phải hướng về phía trước mà tiến.
Người có duyên vô phận thì sẽ từ bỏ giữa chừng ; có duyên lại còn phải nắm bắt lấy duyên. Hôm nay các con đã theo kịp rồi, hãy ghi nhớ lấy một câu nói này : " Đạo ẩn đạo hiện, tự có trời định " !
Số lượt xem : 642