BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thiên Đạo Chân Lý Giảng Nghĩa ( 1 )

Tác giả liangfulai on 2023-05-12 21:09:58
/Thiên Đạo Chân Lý Giảng Nghĩa ( 1 )

Thiên Đạo Chân Lý Giảng Nghĩa


 

1. “ Tôi ” sống trên đời chính là phải kịp thời hưởng lạc, tôi cũng tự cảm thấy cái mà đã hưởng thụ là vui, vì sao lại khuyên tôi phải đi cầu đạo ?

2. Đạo mà con cầu tên gọi là gì ? Ý nghĩa trong tên gọi ở chỗ nào ?

3. Cái tôi mà các con tự nhận rốt cuộc là cái nào ? Con có hiểu rằng có một cái “ chơn ngã ” ( cái tôi thật ) và một cái “ giả ngã ” không ?

4. Tôi ngỡ rằng tứ đại giả hợp chính là tôi. Thì ra vẫn còn có “ chơn ngã ” ! Vầng linh quang trong sáng thuần khiết của tôi, từ nơi nào đến, phải đi tới nơi nào đây ? nơi đó là hình dạng màu sắc gì, cũng có thể nhìn thấy được chăng ?

5. Tây Thiên Phật Quốc chẳng qua là cái gọi không thật của những người mê tín. Có ai lại đi qua đó bao giờ ?

 

Thế gian như hoa đuôi sóc của 3 tháng mùa xuân

Hạo kiếp sùng sục như mùa hè nóng thiêu đốt

Đời người như hoa vàng của mùa thu già úa

Chân lí như mặt trời ấm áp giữa mùa đông lạnh giá

 

Biết bao người lởn vởn trên con đường tử vong, thật đáng thương !

Họ giống như tha thiết mong đợi sự an ủi của chân lí

như mong đợi mặt trời ấm áp

mặt trời, mặt trời, là điềm báo của hòa bình, là xu hướng của hạnh phúc

thật đáng yêu, sáng tỏ vô cùng tận

 

Chân lí giảng tập ban. Chủ nhiệm : Mậu Điền  tuân lệnh của Lão Mẫu đến giáng đàn đường , tham giá xong với Thượng Đế, tiêu đề phê tường tận

 

1. “ Tôi ” sống trên đời chính là phải kịp thời hưởng lạc, tôi cũng tự cảm thấy cái mà đã hưởng thụ là vui, vì sao lại khuyên tôi phải đi cầu đạo ?

 

Thơ rằng :        

富貴功名水上波,行樂行歡能幾何。勸君早覓究竟果, 超凡入聖証金闕。哈哈

 

Phú quý công danh thủy thượng ba

                        Hành lạc hành hoan năng kỉ hà ?

                        Khuyên quân tảo mịch cứu cánh quả

                        Siêu phàm nhập thánh chứng kim khuyết. Ha ha

 

Dịch nghĩa :     Phú quý công danh ( như ) sóng trên nước

                        Vui chơi hành lạc được bao nhiêu ?

                        Khuyên con sớm tìm quả cứu cánh

                        Siêu phàm nhập thánh chứng chức vàng. Ha ha

                       

 

“ Thế giới ” là cái gì ? đức thái Bạch rằng : “ 萬物之逆旅也。”  Vạn vật chi nghịch lữ dã. ( Thế giới là quán trọ của vạn vật ). Con người kí thác giữa đất trời, ở không gian chỉ là vị trí của một chỗ đứng; tại thời gian, thật sự chẳng thể trong chốc lát; ngay cả việc vui chơi hành lạc, có thể được bao lâu ?

 

Ta quán thấy người đời, những người vì hoan lạc hết thảy đều ưu sầu phiền não, có vui gì đâu ? Bởi vì cái hoan lạc có thật có giả. Cái hoan lạc ( niềm vui ) mà người đời các con tự cảm giác là thật hay là giả ? E rằng các con khó mà có sự quyết đoán khẳng định. Ta ở đây sẽ đem niềm vui thật giả giải thích sơ như sau :

 

“ Niềm vui giả ” là niềm vui của những người bình phàm. Cái niềm vui ấy là gì ? rằng : niềm vui của việc ăn uống, đàng điếm, cờ bạc, nhà hát, điện ảnh. Nếu là những người như vậy, với sự tạm bợ ấy thì là vui vẻ thỏa mãn, nhưng khi đã chán mệt rồi thì tư tưởng, tình cảm, tâm trạng thay đổi theo sự biến đổi của hoàn cảnh môi trường mà thở dài. Những việc mà quá khứ trước đây cảm thấy vui vẻ thì chỉ trong khoảnh khắc đã biến thành những sự tích của quá khứ, làm tổn thương tinh thần, làm bại hoại danh tiết, đối mặt với những quả báo xấu trước mắt mà hối hận những lỗi lầm trước đây nhưng đã không còn kịp. Lẽ nào đấy chẳng phải là niềm vui giả hay sao ? Hãy thử xem Tần Hoàng Hán Võ, ngồi ở trên vị trí cao cao, cưỡi ngựa lớn, lúc bấy giờ ai mà chẳng sợ uy quyền của họ ? Một khi quốc bại người vong, cũng chẳng qua chỉ là một trang trên lịch sử mà thôi. Do đó sự oai hùng của một đời giờ đây ở đâu ? Do đó nói rằng công danh phú quý chẳng đủ để lấy đó làm vui. Vợ con bầu bạn chẳng đủ để lấy đó làm vui. Ăn uống tham vui chẳng đủ để lấy làm vui.

 

Thế nhưng việc gì là vui ? Ta bảo rằng chẳng đắc được cái chơn ấy thì tất cả đều là niềm vui giả tạm. Niềm vui thật là cái gì ? Đấy là niềm vui của đạo nghĩa. Bất luận ở chỗ bần tiện, nhà cửa giàu sang, đất nước của những tộc người thiểu số, lúc hoạn nạn đều có thể đắc được. Do vậy Khổng Tử bị vây khốn ở giữa nước Trần và nước Thái vẫn lấy cầm ca làm vui. Nhan Tử ở trong ngõ vắng, nơi mà ai cũng cảm thấy sầu muộn, nhưng vẫn vui vẻ với đức hạnh của mình. Niềm vui này mới là niềm vui thật. Không chỉ là niềm vui lúc còn sống mà cho đến khi thoát khiếu về trời, đạo thành trên trời, danh lưu nhân gian, miếu thơm phức mùi nhang khói, được thờ phụng thiên thu ( nghìn năm ). Thời đại càng xa mà đạo đức và thanh thế càng to lớn hưng thịnh. Đấy tức là niềm vui đời đời vĩnh cửu bất tận. Nếu là niềm vui này so sánh với niềm vui của Tần Hoàng Hán Võ thì cái gì là vui hơn ? Con tất sẽ bảo rằng : đấy là niềm vui của Khổng Tử, Nhan Hồi. Thế nhưng các con muốn niềm vui của Tần Hoàng Hán Võ hay là muốn niềm vui của Khổng Nhan ? Con tất sẽ bảo rằng muốn niềm vui của Khổng Nhan. Thế nhưng nếu đã muốn niềm vui của Khổng Nhan thì tất nhiên cũng phải cầu Thánh Đạo mà Khổng Nhan đã lấy đó làm vui thì mới có được niềm vui này; thật sự là cái gọi là vào cửa mới biết cái đẹp trong ấy, lại biết sự cực kì tôn quý của nó. Chẳng vào cửa ấy, chỉ cách tường mà nhìn thì xem là chỉ bình thường mà thôi, thật là đáng cười. Huống hồ chi là hiện nay, thiên tai nhân họa trước đây chưa từng có; người trí ngu, tốt xấu chẳng cách nào có thể tránh khỏi. Phật Thánh xuất hiện trở lại để độ người cứu đời, chỉ cho các con cái pháp siêu sanh tránh kiếp, khai thị cho con con đường bồi đức thành đạo. Sau khi đã đắc được rồi, tuân thủ theo quy giới mà tu, đạo cao đức lớn, tự nhiên có thể vượt qua mạt kiếp như vượt qua bình nguyên bằng phẳng, đăng Thánh vực dễ dàng trong thời gian cực ngắn. Nếu như chẳng cầu đạo, sao có thể có được niềm hạnh phúc vinh dự này ? Do vậy, Á Thánh Mạnh Tử nói rằng : “ Thiên hạ nịch viện chi dĩ đạo ” ( Dịch nghĩa : Nếu người trong thiên hạ đều chìm đắm thì dùng đạo để cứu ) chính là cái ý này, chính là lúc này. Rất mong các thiện nam tín nữ trong thiên hạ bốn biển đắc được mà tu, chớ có để mất đi cơ hội tốt nghìn năm nhất thời, đấy là điều thiết yếu.

 

2. Đạo mà con cầu tên gọi là gì ? Ý nghĩa trong tên gọi ở chỗ nào ?

 

Thơ rằng :

 

玄極無名誰知妙  因時制宜天設教

原為眾生淪孽海  故命明理指迷竅

 

Huyền cực vô danh thùy tri diệu ?

Nhân thời chế nghi thiên thiết giáo

Nguyên vi chúng sanh luân nghiệt hải

Cố mệnh minh lí chỉ mê khiếu

 

Dịch nghĩa :

 

Huyền cực vô danh ai biết được cái diệu của nó ?

Trời kiến lập những giáo hóa để cảm hóa vạn vật, căn cứ vào tình hình của những thời kì khác nhau mà lựa chọn những biện pháp thích hợp để ứng đối.

Vốn là vì những chúng sanh trầm luân trong biển nghiệt

Do vậy mà mệnh cho minh lí thiên đạo chỉ tỏ mê khiếu.

 

Đạo này là gì ? Rằng : là Minh Lí Thiên Đạo, còn gọi là Tánh Lí Thiên Đạo. Thế nhưng đạo vốn dĩ vô danh, miễn cưỡng đặt cho nó cái tên gọi là Đạo. Tên này có ý nghĩa gì ? Rằng : Người đời hiện nay đa phần mất đạo, mà cái si tâm vọng tưởng thì lại phóng loạn xạ dẫn đến việc chìm đắm vào biển khổ vô đáy, phải chịu đựng gấp bội những sự phá hủy tiêu diệt của hạo kiếp. Hãy thử quán xem người đời hiện nay, Thần giết vua, con giết cha; hành vi nam nữ chẳng biết liêm sỉ, chẳng có phẩm đức hành vi đoan chánh, vong ân bội nghĩa, đi ngược lại với thiên luân ( quan hệ luân thường tự nhiên như cha con, anh em …). Cái đạo của gia đình bị bại hoại chẳng còn sót cái gì. Đấy thật sự có thể gọi là cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, vua chẳng ra vua, thần chẳng ra thần, nam chẳng ra nam, nữ chẳng ra nữ, do đó thiên hạ không ngừng trở nên mục nát hỗn loạn. Muốn cứu vãn sự suy đồi bại hoại của đời nay và những người của thời nay ra khỏi nước sâu lửa bỏng thì tất phải dùng Minh Lí Thiên Đạo mà cứu vãn, khiến cho quân thần, phụ tử, huynh đệ, phu thê, bằng hữu hiểu rõ cái lí mà họ nên biết, mỗi người hành cái đạo mà lẽ ra họ nên hành, ra sức cứu vãn cục thế hiểm ác đã hư hỏng, làm nâng cao đức hạnh và tuổi thọ dài cho những con người ấy, hóa biển khổ thành thế giới cực lạc, chuyển địa ngục thành thế giới tây phương cực lạc. Nếu quả có thể như vậy thì mới không phụ lòng của ơn trên từ bi giáng đạo. Than ôi ! cái tên gọi Minh Lí, ý của nó chính là ở đấy.  

3. Cái tôi mà các con tự nhận rốt cuộc là cái nào ? Con có hiểu rằng có một cái “ chơn ngã ” ( cái tôi thật ) và một cái “ giả ngã ” không ?

Thơ rằng :

人指此體即是我  此體死後你是何

原來此我有真假  明白才能證大羅。哈哈。

 

Nhân chỉ thử thể tức thị ngã

Thử thể tử hậu nễ thị hà

Nguyên lai thử ngã hữu chơn giả

Minh bạch tài năng chứng đại la. Ha ha.

 

Dịch nghĩa :

 

Người chỉ thân này tức là ta

Thân này chết rồi thì là ai ?

Thì ra ta này có thật giả

Hiểu tỏ mới chứng được Đại La. Ha ha.

 

Sắc thân của con người đến từ đâu vậy ? Rằng : từ tinh hoa của âm dương và ngũ hành, diệu hợp mà ngưng tụ. Chỉ có cái thân này thì vẫn chưa đủ để thành người ; lại có cái tánh của chơn Ngũ, hòa hợp mà thành. Do vậy, bậc Thánh nhân ngày xưa nói rằng : Nhị Ngũ thành hình, Tam Ngũ thành tánh. Tam Ngũ là cái gì ? là tinh cha huyết mẹ, tánh của vô cực. Nếu không phải như vậy, thử hỏi những lời nói, cử động của con người do ai làm chủ tể ( chi phối ), và con người đã chết rồi lại vì sao mà tri giác đều chẳng có ? đấy là vì cái sắc thân ấy đã hư hoại, còn cái chơn Ngũ này lại đầu nhập vào khiếu khác, đổi nhà mà chẳng đổi chủ, là cái Tánh này. Nếu cái tôi giả thuộc về sắc thân này chết rồi chôn ở trong đất, chẳng cần đợi đến trăm ngày, lập tức đã thối rửa rồi. Dựa vào điều này để quán xem thì cái tôi mà các con đề cập chỉ đến là cái thân thể hữu hình, cái vỏ bề ngoài mà thôi. Con người thường bảo rằng : tôi lạnh, tôi nóng, tôi bệnh, thế nhưng cái nóng, lạnh, bệnh ấy là sắc thân ? hay là linh tánh ? đương nhiên chắc chắn là sắc thân rồi. Do vậy đức Thái Thượng có nói rằng : Ta sở dĩ có lo lắng, bệnh tật, tai nạn đều do ta có cái thân này. Nếu cái thân này đã chẳng có thì bệnh hoạn, tai nạn ở đâu mà có ? Dựa vào điều này để ngộ thì con có thể biết cái thân thể này thật sự là cái tôi giả. Thiên tánh mới là cái tôi thật. Các con nếu đã hiểu ý nghĩa của cái tôi thật cái tôi giả, vì sao lại dùng cái thân thể giả tạm hữu dụng này mà làm nguy hại đến cái chơn ngã vậy ?

Ông Đào Tiềm của đời Tấn nói rằng :

既自以心為形役。奚惆悵而獨悲。

 

Kí tự dĩ tâm vi hình dịch. Hề trù trướng nhi độc bi ?

 

Dịch nghĩa : Nếu đã tự mình khiến cho tâm linh chịu sự nô dịch của hình thể, cớ sao lại còn phải u sầu bi thương một mình ?

Lại nói rằng :

寓形宇內復幾時。曷不委心任去留。胡為遑遑欲何之。

 

Ngụ hình vũ nội phục kỉ thời. Hạt bất ủy tâm nhận khứ lưu. Hồ vi hoàng hoàng dục hà chi.

 

Gửi thân giữa đất trời còn có được bao lâu ? Cớ sao chẳng nghe theo tâm nguyện của chính bản thân mình để quyết định đi hay ở lại ( sự sanh tử ) ? cớ sao lại bôn ba bận rộn mãi chẳng an, vẫn còn muốn đến nơi nào nữa !

 

Các con hãy lấy điều này để ngộ. Đây đúng là vấn đề. Hãy có chỗ hiểu thật sâu kĩ, chớ có đợi ta cho những lời càu nhàu tẻ nhạt. Nói đến đây ta ngưng kê, từ giá với Lão Mẫu. Ta đây thoái khiếu.

 

 

 

Ghi chú : Phù kê là một loại phương pháp của nhân gian để thỉnh thị Thần Minh; đem một que gậy gỗ hình chữ  đỡ ở trên sa bàn ( bàn chứa cát ), do hai người giữ đỡ lấy cái giá đỡ, dựa theo pháp mà thỉnh mời thần minh; cây gậy gỗ sẽ vẽ ra chữ trên sa bàn, làm sự khải phát chỉ thị của thần minh để hiện điềm tốt xấu.

 

*************************************

 

Cái xú bì nang này ( túi da thúi ) giống như nhà nhiều tầng vậy.

Gân cốt làm cột, thịt làm tường.

Nói cùng Lỗ Ban chẳng thể xây

May nhờ cha mẹ, khu nhà lớn này đã khánh thành.

Rao bán đề tên

Tây Phương đã đến một vị khách

Vị ấy muốn sống trong ngôi nhà này

Lập nghiệp kiến công

Vài chục năm nhà đã đổ nát

Chủ nhà buộc phải dọn đến nơi khác.

Từ đâu đến thì đi về lại nơi đó

Nếu như mê mất con đường về quê cũ

Vĩnh viễn nhầm con đường gồ ghề

Cái Linh tánh trang nghiêm tự nhiên chẳng câu thúc.

Hoạt bát lung linh

Là lương tri lương năng sáng tỏ chẳng gì không soi rõ

Phật tánh thanh tịnh sáng tỏ nếu bị che khuất

Thì như si như điếc vậy.

 

 

Mậu Điền Sư Huynh. Phụng mệnh của Lão Mẫu, đến lâm đàn, gặp các hiền đệ, cùng luận đạo tình; tham giá với Minh Minh Thượng Đế đã xong; đề mục giải tỏ.

4. Tôi ngỡ rằng tứ đại giả hợp chính là tôi. Thì ra vẫn còn có “ chơn ngã ” ! Vầng linh quang trong sáng thuần khiết của tôi, từ nơi nào đến, phải đi tới nơi nào đây ? nơi đó là hình dạng màu sắc gì, cũng có thể nhìn thấy được chăng ?

Thơ rằng :

有形之體乃幻身 ,無象之相始名真

來自佛國永明地, 了命超凡復歸根。哈哈

 

Hữu hình chi thể nãi ảo thân

Vô tượng chi tướng thủy danh chơn

Lai tự phật quốc vĩnh minh địa

Liễu mệnh siêu phàm phục quy căn. Ha Ha.

 

Dịch nghĩa :

 

Cái thể hữu hình là ảo thân

Cái tướng vô tượng mới là chơn

Đến từ Phật quốc vĩnh tỏ địa

Liễu mệnh siêu phàm về cố hương. Ha ha.

                

Hôm nay mọi người mới hiểu rõ ý của “ chơn ngã ” ( cái tôi thật ) . Thế nhưng cái “ chơn ngã ” ở trong thân người, có ai có thể nhìn thấy được ? tạm thời bây giờ lấy một thí dụ. Người đời khi sinh thành, sở dĩ có thể làm bất cứ việc gì, như giao tế, xử thế đều có thể đắc được sự cung kính, tín ngưỡng, thân yêu, tiếp cận, vui vẻ của đối phương…và sau khi thân này chết đi, bất luận là ai đều nhìn thấy mà sợ hãi, ghê tởm, khiếp sợ, tránh xa, mỗi khi tưởng nhớ lại thì lại sợ hãi. Lúc bấy giờ là người mà người ta gần gũi, đột nhiên có một ngày trở thành cái mà người ta khiếp sợ, đấy là ý gì ? các vị có biết không ? ( đáp vắn tắt ). Cái mà các đệ tử đã trả lời chẳng qua chỉ là một mặt ( điểm ) của sự việc mà thôi. Ta nay đại khái tường thuật vắn tắt nguyên nhân mà con người ta khiếp sợ :

 

  1. Do linh tánh đã đi khỏi, đã trở thành khác loài với con người bình thường rồi. Do vậy nhìn thấy mà tâm cảm giác bất an.

 

  1. Thật sự thì người này lúc còn sống, người ta sở dĩ gần gũi với anh ta, yêu thương anh ta chẳng phải là thân yêu gần gũi cái sắc thể của anh ta, mà là thân yêu gần gũi cái phật tánh của anh ta giống với cái của các vị. Về phần phật tánh của anh ta đi khỏi một cái thì cái còn sót lại là một khung thi thể thịt thối mà thôi. Thế nhưng mà có ai lại yêu thương gần gũi với cái xác chết.

 

  1. Bởi vì cái thi thể ấy thuộc âm ngũ hành mà thành. Một khi chết rồi, cái thi thể ấy cũng thối rửa như cây cỏ. Cái linh ấy cùng đi với quỷ tốt, do vậy khiến người ta khiếp sợ. Từ đấy có thể chứng minh rằng con người không chỉ có cái tôi của sắc thân, trong đó quả thật có một “ chơn ngã ” ( cái tôi thật ) tồn tại. Thế nhưng, cái “ chơn ngã ” đến từ đâu vậy ? Nay đơn giản ngắn gọn đưa ra những lời mà Thánh Phật đã nói để làm minh chứng.

 

Sách Trung Dung rằng : “ Thiên mệnh chi vị tánh ” ( Thượng Đế ban tặng bẩm phú cho con người cái gọi là thiên tánh ). Sách Thư Kinh nói rằng : “維皇上帝。降衷於下民。若有恆性。” “ Duy Hoàng Thượng Đế giáng trung ư hạ dân, nhược hữu hằng tánh  ”. Sách Tân Ước nói rằng : con người là đến từ đất nước của Thượng Đế. Lại nói rằng : “ trên đầu của mỗi người có một vị thượng đế ”. Kinh quyển có đến nghìn vạn, những chứng minh của nó rất nhiều, chẳng cần phải nêu ra nhiều. Tóm lại đều là chứng minh cho phật tánh của con người là đến từ tây thiên quang minh vô thượng. Con người chết, nếu là người đắc đạo thì vẫn có thể quy căn phục mệnh ( trở về lại cái gốc rễ căn bản, khôi phục lại tự tánh nguyên thủy, sự thanh tịnh ban đầu vốn có ) . Những người bình thường chẳng có đạo mà linh căn tiêu mất đi thì linh tánh của họ thuộc về âm ty.

 

Nay dựa theo việc đắc đạo linh tánh trở về trời mà nói. Trời ấy là hình sắc gì ? Nếu dựa vào không trung thật tướng mà nói thì là ngọc trắng lát đất, kim thạch làm bậc thang, lâu các hùng vĩ, sáng tỏ suốt ngày đêm, có những kì hoa dị thảo ( hoa cỏ kì lạ ) hết thảy đều phóng ánh hào quang phật. Muốn mô tả một cách hoàn mĩ tình hình nơi ấy thì cho dù Ngô Đạo Tử sống lại đi nữa cũng khó mà miêu tả được tí ti cảnh thật của nó; là nơi mà Thánh Phật vĩnh viễn cư trú. Nếu dựa vào phàm thể để quán xem thì là vô hình. Do đó Thánh Phật e rằng tà pháp loạn chánh lừa bịp kẻ mê dùng nhục nhãn để thấy Phật cho nên bèn đưa ra những lời cảnh tỉnh. Nơi kinh điển của nho gia nói rằng : “上天之載。無聲無臭。至矣。” (Thượng thiên chi tải, vô thanh vô xú, chí hĩ ). Kinh Phật rằng : tất cả mọi thứ có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy tất cả các tướng chẳng phải là tướng, tức thấy Như Lai. Lại nói rằng : tất cả các tướng đã nói đều chẳng phải là chơn tướng. Duy chỉ có cái tướng của vô tướng mới là sắc tướng chơn không. Đạo rằng : “ hư vô tử phủ chi thiên ”, đều là chỉ trời của không trung thật tướng mà nói. Trời này tuy chẳng có hình sắc mà là đại bổn của hình hình sắc sắc, của nhiều loại sự vật ( Đại bổn : cái căn bản chủ yếu nhất của sự vật ). Trời này tuy rằng chẳng có hình tượng mà lại là nguồn gốc căn nguyên của vạn vật. Đấy chính là cái gọi là không mà chẳng không, là chơn không diệu hữu. Những người thế tục với con mắt thiển cận lấy cái mà mình thấy được cho là có, cái mà không thấy được thì cho là không tồn tại. Những người thiểu tri thiểu kiến ấy chẳng thể thành tài năng lớn có thể gánh vác đại sự. Do đó những người mà lũy kiếp chưa đắc được chơn đạo thì sự sống của họ bị danh lợi lừa dối bịt mắt, cái chết của họ như là rác rưởi không giá trị, tuy chết rồi mà tên tuổi chẳng được ca ngợi.

 

5. Tây Thiên Phật Quốc chẳng qua là cái gọi không thật của những người mê tín. Có ai lại đi qua đó bao giờ ?

 

Thơ rằng :

 

西天佛國與樂園  其名雖異皆此天

千聖萬佛作證見  小智焉能虛妄談。哈哈

 

Tây Thiên Phật quốc dự lạc viên

Kì danh tuy dị giai thử thiên

Thiên Thánh vạn Phật tác chứng kiến

Tiểu trí yên năng hư vọng đàm. Ha ha.

 

Dịch nghĩa :

 

Tây Thiên nước Phật và lạc viên ( khu vườn vui vẻ )

Tên gọi tuy khác đều là trời này

Nghìn Thánh vạn Phật làm chứng kiến

Hiểu biết cạn mỏng sao có thể bảo rằng chẳng thật ?

 

Những người đi đến Tây Thiên Phật Quốc rất là nhiều, như những vị Thánh Hiền Tiên Phật đã thành đạo trong quá khứ đều có thể làm bằng chứng thép. Nay lấy Thánh Nhân của Tam giáo để làm chứng minh tường tận. Như đức Khổng Mạnh chẳng có lúc nào mà không xiển dương phát huy Thiên Đạo và sự khả quý của thiên mệnh; còn những quyển sách như Tứ Thư Ngũ Kinh đều là những nghĩa lí tinh yếu của tư tưởng Khổng Mạnh, bèn biết rằng tín ngưỡng của Khổng Mạnh đối với trời rất sâu, do đó đức Khổng Mạnh đạo chứng thiên phủ, danh lưu trần thế, trở thành người mẫu mực đáng để cho vạn đời noi theo, là do có đạo. Lão Tử cũng nói ý nghĩa thật của trời này mà tỏ rõ là đại hóa huyền huyền chi diệu; đến nay cũng gọi là Đạo Tổ. Đức Thích Ca Như Lai kính phụng điều đắc được của trời này mà trở thành thầy của người và trời, được vạn đời sùng bái. Do vậy, Đạo gia thì thành tiên ở cõi trời của hư vô. Phật gia thì chứng quả ở Thế Giới Cực Lạc. Nho gia thành đạo ở Vô Cực Thánh Cảnh. Thánh nhân của Tam giáo này đều có đại trí đại tuệ, thật sự nhìn thấy được cái chơn của Thượng Đế, cái thật của Phật quốc mà tin sâu vào, huống chi là mạt thế hiện nay, những kẻ thiển kiến có cái nhìn nông cạn sao có thể bảo việc ấy có hay không ? mời các con đem bản thân mình so với Thánh nhân của Tam Giáo thì ai là trí tuệ ai là ngu ? tự các con có thể biết lấy. Nếu Thánh Phật đều là mê tín mà sao lại trở thành sự tôn ngưỡng của hàng vạn vạn người của vạn đời. Các con tự bảo là người có trí có tuệ, chẳng tu tiên thiên đại đạo, chết rồi chưa chắc có thể được như thế. Hãy bám vào hai đầu cuối ấy của sự việc mà ngộ cho tường tận. Hãy tự biết rằng những người chẳng tin là do căn cơ quá mỏng, phật duyên quá cạn.

 

Thơ rằng :

 

籬燕豈知鴻鵠志 夏蟲焉可語冬冰

井蛙不識天廣大    迷人那知有天宮

 

Li yến khải tri hồng hộc chí

Hạ trùng yên khả ngữ đông băng

Tỉnh oa bất thức thiên quảng đại

Mê nhân na tri hữu thiên cung.

 

Dịch nghĩa :

 

Con chim yến làm bằng lá tre sao có thể biết ý chí của loài thiên nga ?

( = tiểu nhân chẳng biết lòng quân tử; những kẻ dung tục sao có thể hiểu được khát vọng của những người có chí hướng cao xa to lớn ).

 

Loài Hạ trùng sao có thể nói đến đông băng ?

( những loài côn trùng của mùa hè khi vào mùa thu thì đã chết, chẳng thể nói với chúng về những việc của băng tuyết ‘ ví như kiến thức của con người ngắn cạn thì chẳng thể đàm luận những đạo lí lớn đối với họ ).

 

Ếch dưới giếng chẳng biết trời quảng đại.

Người mê muội sao biết có thiên cung ?

 

Từ những điều trên chứng minh rằng Tây Thiên Phật Quốc là có thật chứ chẳng phải hư ảo, thế nhưng có thể cho người tin biết, không thể tranh luận với kẻ ngu.

 

Số lượt xem : 592