Nhất tâm bất loạn
Nhất tâm bất loạn
“ Nhất tâm bất loạn ” 4 chữ này trên ý nghĩa do ngộ tánh khác nhau sẽ sản sanh hai giải thích hoàn toàn khác nhau.
Nếu như đem 4 chữ “ nhất tâm bất loạn ” này liền nhau để giải thích, vậy thì là chỉ ý nghĩa “ chuyên chú ”. Đấy cũng là nguyên nhân mà các tín đồ phật giáo bình thường sẽ chuyên tâm nhất trí đi niệm phật hiệu “ A Di Đà Phật ”. Thế nhưng nếu như đem “ nhất tâm ” và “ bất loạn ” phân ra để giải thích, vậy thì ý nghĩa là hoàn toàn khác. Vậy thì cái gì gọi là “ nhất tâm ” ? Ông trời ban cho vạn linh bá tánh cái bổn tâm thanh tịnh vô vi ban đầu gọi là “ nhất tâm ”, cũng chính là “ Nguyên thần ” ( >< thức thần ), “ Thiên tâm ” ( >< nhân tâm ), “ Đạo tâm ” ( >< phàm tâm ), “ Phật tâm ” ( >< Ma tâm ) , “ Tiên tâm ” ( >< tục tâm ), “ Trực tâm ” ( >< hoành tâm ), “ Tinh thần tâm ” ( >< Vật chất tâm ), “ Tâm giác ngộ ” ( >< tâm si mê ) hoặc “ Thanh tâm ” ( >< trược tâm ), cái “ tâm bổn lai ” lúc chưa phân rời tí ti !
“ Nguyên thần ”, “ Thiên tâm ”, “ Đạo tâm ”, “ Phật tâm ”, “ Tiên tâm ”, “ Trực tâm ”, “ Tâm tinh thần ”, “ Tâm giác ngộ ” hoặc “ Thanh tâm ” thì gọi là “ Tâm đầu ”; còn “ Thức thần ”, “ Nhân tâm ”, “ Phàm tâm ”, “ Ma tâm ”, “ Tục tâm ”, “ Hoành tâm ”, “ Tâm vật chất ”, “ Tâm si mê ” và “ trược tâm ” thì gọi là “ Tâm đuôi ”. “ Tâm đầu ” chính là chỉ bổn tâm thanh tịnh trước khi vẫn chưa bị ô nhiễm, còn “ Tâm đuôi ” thì là chỉ cái tâm phiền não đã bị tướng làm cho mê, bị pháp làm cho chấp trước. Do vậy, “ Tâm đầu ” là tên gọi khác của tự tánh phật, cũng chính là cái “ Tâm đầu ” mà Cổ Đức đã nói trong bài kệ này : “ Phật tại Linh Sơn mạc viễn cầu, Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu, Nhân nhân hữu tòa Linh Sơn Tháp, Hảo hướng Linh Sơn tháp hạ tu ”. Nếu như “ Tâm đầu ” và “ Tâm đuôi ” vẫn chưa phân rời, vậy thì loại tâm này gọi là “ Nhất tâm ”; nhưng nếu như “ Tâm đuôi ” đã dần dần rời khỏi tâm đầu, vậy thì sẽ hình thành “ nhị tâm ”, “ Tam tâm ”, “ Tứ tâm ” …những tâm quải ngại và phiền não sau đó.
Nhiều thêm một loại tâm thì sẽ thêm một tầng che lấp chướng ngại bổn tâm của chúng ta; thêm một loại tâm sẽ tăng thêm một loại phiền não và quải ngại đối với bản thân, cho nên tất cả những cái nhân tâm trước mắt của chúng ta như tâm phân biệt, tâm so đo, tâm chấp trước, tâm tham lam, tâm sân hận, tâm si mê và tâm đố kị …đều là loại tâm này. Do vậy chúng ta duy chỉ có “ nhất tâm ” thì tâm sẽ chẳng có tạp loạn tản mạn không tập trung, cho nên mới gọi là “ nhất tâm bất loạn ”; mà tâm chỉ có đạt đến cảnh giới của “ Nhất tâm bất loạn ” thì trước khi chúng ta vãng sanh hoặc sau khi vãng sanh mới có thể thuận lợi đến “ Thế giới Tây Phương Cực Lạc ”. Nếu như chúng ta có những tâm như “ nhị tâm ”, “ tam tâm ”, “ tứ tâm ”, vậy thì chúng ta chỉ có thể không ngừng luân hồi trong lục đạo mà chẳng cách nào thoát khỏi.
Do vậy, Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng của Phật giáo thiền tông trong “ Lục Tổ Đàn Kinh ” mới nói rằng : “ diệu lý của chư phật chẳng liên quan đến văn tự ”. Chơn kinh chẳng có chữ, chơn lý chẳng có ngữ, chơn ngộ vô ngôn, chơn thần vô hình, chơn phật vô tướng, và Thế Tôn trong kinh văn của “ Kim Cang Kinh ” mới nói rằng : “ Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai ” tức là cái lý này.
“ Tịnh niệm tương tục ” chính là “ tâm thanh tịnh ” mà Lão Tử đã nói, cũng là “ nhất niệm bất sanh ” mà Phật giáo đã nói, hoặc là ý “ vạn duyên buông xuống ”, càng là “ ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ” (nên không trụ vào chỗ nào mà sanh ra tâm ấy) . Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng của Phật giáo Thiền Tông có nói rằng : “ Niệm trước, niệm nay và niệm sau, niệm niệm tương tục, chẳng có đoạn tuyệt; nếu một niệm đoạn tuyệt, tức pháp thân rời sắc thân. ”, lại nói rằng “ ở trên tất cả mọi cảnh mà chẳng nhiễm, gọi là “ Vô Niệm ”, do vậy Vô niệm chẳng phải là chỉ niệm tương tục đoạn tuyệt, cũng chẳng phải là chỉ chẳng nghĩ một vật, mà là chỉ đối với mọi pháp đều chẳng chấp trước. Bổn tâm thanh tịnh đối với tất cả mọi pháp hoặc sắc tướng giống như là gương sáng soi vật vậy, vật đến thì ứng, vật đi thì tịnh; vật tuy có đến đi, nhưng gương sáng lại như như bất động mà chẳng có chỗ trụ, bởi vì vạn duyên buông xuống, tất cả mọi cảnh chẳng nhiễm nơi tâm, do vậy chẳng có đau khổ cũng chẳng có khoái lạc. Người đời chúng ta thường sẽ đối với tất cả mọi cảnh hoặc vạn duyên sản sanh đau khổ đều bởi vì tâm đã trước tướng hoặc nhiễm trước trần ai, do đó bởi vì chịu sự ảnh hưởng của ngoại cảnh mà dẫn đến tự tâm chẳng cách nào thanh tịnh. Nhất tâm bất loạn, một niệm chẳng khởi mới là “ niệm phật ” thật sự, chứ không phải là tâm chấp trước đang tưởng niệm Phật Đà, trì danh hiệu phật hoặc là quán tưởng tượng phật. Nếu như tu hành có thể tu đến cảnh giới “ Nhất tâm bất loạn ” thì ngay lập tức lúc ấy đã đến thế giới Tây Phương Cực Lạc thành Phật, lại cần chi phải đợi đến sau khi vãng sanh lại đến Thế giới tây phương cực lạc chờ đợi thành Phật ?
Số lượt xem : 1093