BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Bảo Tạng của tự gia 

Tác giả liangfulai on 2023-05-08 20:42:37
/Bảo Tạng của tự gia 

Bảo Tạng của tự gia 

( Kho báu nhà mình )

 


 

我有明珠一顆,

久被塵勞封鎖,
今朝塵盡光生,

照破山河萬朵 

Ta có Minh Châu một hạt

Đã lâu bị trần lao ( phiền não ) phong tỏa

Hôm nay bụi sạch sáng chiếu

Soi tột núi sông muôn thứ

 

Đời Đường có một vị Huệ Hải Hòa Thượng, quê ở Kiến Châu, từ nhỏ xuất gia theo Hoà thượng Đạo Trí chùa Đại Vân ở Việt Châu, trải qua 10 năm khổ tu khổ luyện vẫn là mê hoặc vô chủ. Có một hôm, nhân có người chỉ dẫn, Sư bôn ba vất vả đến yết kiến Mã Tổ Đạo Nhất Thiền Sư, cũng chính là vị tổ đời thứ 7 hậu đông phương của Tiên Thiên Đại Đạo trong đạo mạch truyền thừa.

 

Mã Tổ gặp Sư hỏi: "Từ đâu đến?"

Sư thưa: "Từ chùa Đại Vân ở Việt Châu đến."

Mã Tổ hỏi: "Đến đây cầu việc gì?"

Sư thưa: "Đến cầu Phật pháp."

Mã Tổ bảo: “ Kho báu nhà mình mà chẳng đoái hoài, lại bỏ nhà đi xa, tìm cái gì?  Ta trong ấy không có một vật, cầu Phật pháp cái gì?"

Sư hỏi: "Thầy nói cái gì là kho báu của Huệ Hải?"

Mã Tổ bảo: " Cái người mà chính nay hỏi ta, là kho báu của ngươi, đầy đủ tất cả không thiếu thốn, tự do sử dụng, đâu nhờ tìm cầu bên ngoài!"

Nhân câu nói này, Sư đại ngộ thông suốt, tự nhận bổn tâm không do hiểu biết, từ đấy tiêu diêu tự tại.

Trên thực tế thì không chỉ là Huệ Hải Thiền Sư tự bản thân có kho báu vô tận, mà trên thân của mỗi một chúng sanh trên thế gian này đều tàng chứa những kho báu vô tận giống như vũ trụ tự nhiên. Năng lượng bất sanh bất diệt trong vũ trụ tàng chứa trong sinh mệnh của chúng ta. Chỉ là đại đa số người chưa có mở ra kho báu mà chẳng biết là có báu vật trong đó.

Thế nhưng các đệ tử của Tiên Thiên Đại Đạo do được Di Lặc Tổ Sư thọ kí cho chúng ta, truyền xuống con đường tu hành “ trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành phật ”, đã mở ra khóa vàng huyền quan, chỉ là đa số đạo thân do những tập tính nhiễm trần của quá khứ mà chẳng cách nào khởi lòng tin, chẳng cách nào tin tưởng gánh vác sự thật “ kiến tánh thành phật ”, dẫn đến việc vào núi báu mà trở về tay không, vẫn sống trong cái bóng của quá khứ hướng ra ngoài chạy lăng xăng. Thực tế thì năng lực, trí tuệ chẳng cần phải hướng ra bên ngoài mà tìm cầu, chỉ cần khai phát năng lượng của tự thân thì trí tuệ năng lực vô hạn đều sẽ triển hiện vọt ra trong sinh mệnh.

Để các vị Tiền Hiền tin tưởng dứt khoát đối với việc “ cầu đạo ”, cái pháp môn kiến tánh này, chúng ta lại từ trong những kinh điển cổ xưa ấn chứng từng cái.

______________________________________________________________________

 

Tam Tạng Đại Nhĩ và Huệ Trung Quốc Sư.

  

Có một người Ấn tên Tam Tạng Đại Nhĩ sang Trung Hoa, tự xưng có tha tâm thông, là một loại thần thông thấy được tâm người khác. Vua muốn trắc nghiệm chân giả thực hư về công phu của Tam Tạng Đại Nhĩ nên mới mời vào cung gặp quốc sư Huệ Trung. Quốc Sư Huệ Trung là vị đệ tử chánh tông một mạch tương truyền của Lục Tổ Huệ Năng, là vị Thiền Sư kiến tánh đắc đạo.

 

 

Lần thứ nhất quốc sư khởi tâm nghĩ đến cầu Thiên Tân rồi hỏi:

- Bây giờ tôi đang ở đâu?

 

Tam Tạng Đại Nhĩ dùng thần thông nhìn Huệ Trung Quốc Sư một cái rồi nói:

- Ngài là quốc sư của một nước mà sao tâm lại đến cầu Thiên Tân xem người ta đùa giỡn khỉ ?

 

Lần thứ hai quốc sư nghĩ đến bến đò Tây Xuyên rồi hỏi Tam Tạng:

- Bây giờ tôi đang ở đâu?

Tam Tạng đắc ý nói:

- Ngài là một quốc sư sao tâm lại đến bến đò để xem đò đua?

Lần thứ ba quốc sư sau khi tiến hành thiền định, trầm ngâm rất lâu, lại hỏi:

- Bây giờ tôi đang ở đâu?

Tam Tạng tìm hoài không được, nhìn chẳng thấy hình ảnh tâm của Huệ Trung Quốc Sư. Ngài hỏi thúc:

- Ở đâu, nói xem?

Tam Tạng tìm không ra. Cuối cùng quốc sư quở:

- Chồn tinh! tha tâm thông ở chỗ nào?

Tam Tạng pháp sư trầm mặc chẳng nói lời nào.

Rốt cuộc thì Huệ Trung Quốc Sư đã sắp đặt tâm như thế nào mà Tam Tạng Đại Nhĩ tìm mãi không được ?

Câu chuyện này sau đó đã lưu truyền một thời gian trong các chùa viện, trở thành đề tài thảo luận của các Thiền Tăng. Vấn đề này là vấn đề mà rất nhiều người tham thiền nghĩ mãi mà chẳng cách nào lí giải được. “ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ghi chép rằng sau đó đã có vị Tăng nhân hỏi Triệu Châu Thiền Sư ( 778-897 ) rằng “ Khi Tam Tạng Đại Nhĩ không nhìn thấy Quốc Sư vào lần thứ 3 thì tâm của Quốc Sư đã ở đâu ? ”

 

Triệu Châu Thiền Sư trả lời rằng : “ Bởi vì Huệ Trung Quốc Sư đã ở trên lỗ mũi của Tam Tạng rồi ”. Triệu Châu Thiền Sư là vị thiền đức đắc đạo nổi tiếng nhất đương thời. Câu trả lời này của ông ta không những đã giải đáp sự nghi hoặc của vô số người, cũng đã ấn chứng sự tu hành của Tiên Thiên Đại Đạo.

Phía trên của lỗ mũi tức là “ huyền quan ” cũng là “ hoàn hương chi đạo ” ( con đường trở về cố hương ) của tất cả những người đắc đạo. Tam Tạng Đại Nhĩ do chưa từng đắc đạo, do đó cái điểm huyền quan – hoàn hương chi đạo này chưa từng mở ra, vì thế mà mặc cho ông ta lên trời xuống đất tìm kiếm cũng tìm chẳng thấy.

   

 

 

 

 

Một chỉ của Minh Sư – pháp môn kiến tánh

 

Có người nói rằng : “ Thiền phải tự tu tự ngộ, lẽ nào cần đến Minh Sư xuất thế chỉ điểm cho ? ”

Tự ngộ cố nhiên có tính khả năng của nó, thế nhưng trong vạn người chỉ có một, hai người có thể, vả lại những chúng sanh của thời mạt pháp chịu sự dụ hoặc của thanh sắc tập nhiễm quá sâu, nếu muốn tự tu tự ngộ tự chứng thật sự là rất khó khăn; nếu chẳng phải là có lòng tin hoàn toàn thì tốt nhất vẫn là đi tìm cầu Minh Sư. Lục Tổ Huệ Năng Đại Sư cũng nói rằng : “ nếu chẳng tự ngộ, phải tìm đại thiện tri thức đã khai ngộ pháp tối thượng thừa, chỉ ngay đường lối CHÁNH PHÁP, vì thiện tri thức có nhân duyên lớn giáo hoá dẫn dắt, khiến hành giả được KIẾN TÁNH. ”

Thì ra Đại Thiện Tri Thức mà Lục Tổ đã nói là thiện tri thức mà có thể khiến cho người ta kiến tánh. Chỉ có đọc tụng kinh điển, nếu không gặp được Minh Sư thì cũng là vô ích.

Đạt Ma Huyết Mạch Luận có nói rằng : “ Nếu không gấp tìm thầy thì uổng qua một đời. Dù rằng Phật tánh vốn sẵn, nếu không nhờ Thầy, rốt cuộc cũng không thấu rõ. Người không thầy mà ngộ, trong vạn người khó tìm được một. Nếu tự mình hội đủ nhân duyên mà rõ được ý Thánh Nhân không nhờ học hỏi bậc thiện trí thức, đó là người mới sinh đã biết, là bậc đã vượt qua sự học rồi vậy ( vô học ). ”

Do vậy Chí Công Thiền Sư nói rằng : 「不逢出世明師,枉服大乘法藥。」“ không gặp được Minh Sư xuất thế thì uổng phí việc đã dùng các thuốc pháp đại thừa  ” . Chí Công Thiền Sư là thời nhà Nam Bắc, Quốc Sư của vua Lương Võ Đế, ông nói rằng : Nếu không gặp được Minh Sư có thiên mệnh ( vị Minh Sư được trời phái xuống để truyền thụ phép siêu sinh liễu tử ) thì cho dù thuộc hết tất cả pháp môn đại thừa trong toàn bộ kinh điển của Thánh Phật và đồng thời còn khéo vận dụng tu hành nữa vẫn không thể nào đạt được siêu sinh liễu tử, chỉ uổng công mà thôi. Thế nhưng “ Minh Sư xuất thế ”, “ Đại Thiện tri thức ” ở đâu ?

“ Nay con được một chỉ, phiêu phiêu nơi thiên đường, chẳng có sinh và tử, cả ngày luyện thần quang. ”


      

 

Đấy là Minh sư ( Tế Công Hoạt Phật, Nguyệt Tuệ Bồ Tát ) mà Đương Lai hạ sanh Di Lặc Phật phái đến, vào cái sát na cầu đạo, Minh Sư nhờ vào đại uy thần lực chẳng thể nghĩ bàn của Phật Di Lặc mở ra một con mắt “ huyền quan ” của Tông Môn. Một chỉ này giống như Phật Thích Ca Mâu Ni dùng cà sa che lại, chỉ thụ cho Ca Diếp, cũng như Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn canh ba truyền pháp phó chúc Huệ Năng. Một chỉ kinh thiên động địa này là pháp niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng mà các vị Tổ Sư đời đời tương truyền, và ý nghĩa, mục đích của một chỉ chỉ có một là “ trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật ”.

 


                              

                                           

 

 

Từ đấy về sau, một con đường thành phật bèn khai triển trước mắt, một con đường hướng lên chẳng có thoái chuyển, cũng chẳng có ngoằn nghoèo quanh co.

 

Một chỉ của Minh Sư đã mở ra huyền quan, nơi tồn tại của bổn tâm. Huệ Trung Quốc Sư do đắc được thiên mệnh chơn đạo mà Lục Tổ đã truyền, do vậy cũng đã từng mở ra huyền quan bổn tâm tự tánh này khi đắc đạo. Do đó khi Tam Tạng Đại Nhĩ tìm kiếm tâm của ông ta, ông ta ngay lúc ấy ý thủ huyền quan, hồi quang phản chiếu. Khi ý niệm trở về đến huyền quan, ý niệm cũng có thể ở khắp tất cả mọi nơi, do đó ông ta ngay lúc ấy ý niệm cũng trú ở chỗ huyền quan của Tam Tạng Đại Nhĩ. Tam Tạng Đại Nhĩ do chưa đắc đạo nên tìm khắp chẳng thấy.

 

 

 

Ấn chứng của Tổ Sư

 

Phật Thích Ca Mâu Ni khi giảng Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, từ nơi vòng lông trắng giữa hai chân mày Phật phóng ra một luồng hào quang chiếu khắp 18000 cõi nước ở phương Đông, dưới chiếu đến địa ngục A Tỳ, trên thấu đến cõi trời Sắc Cứu Cánh. Thế nhưng trong hội Pháp Hoa, trên thực tế thì Phật Thích Ca Mâu Ni chẳng có nói phật pháp gì, mà là thọ kí cho tất cả những chúng sanh hữu duyên, cũng có nghĩa là điểm đạo. Và Phật Đà trước khi điểm đạo bèn thị hiện trước từ nơi vòng lông trắng giữa hai chân mày Phật ( cũng chính là huyền quan ) phóng ra một luồng hào quang, cũng là để khiến cho chúng sanh có thể khởi lòng tin đối với diệu pháp huyền quan.

Thời Nam Bắc triều, đức Di Lặc hóa thân thành Phó Đại Sĩ, lúc bấy giờ truyền pháp môn kiến tánh, rộng làm giáo hóa, và trong “ Chỉ Nguyệt Lục ” cũng ghi chép rằng ngài thời thời khắc khắc lúc nào ý niệm cũng đều trói buộc ở giữa hai mắt, ngưng thần phóng quang.

Khi Ngài ứng tích tại Song Lâm, thì tên của Ngài là: Phó Đại Sĩ, và lúc Ngài hóa thân ở Nhạc lâm, thì hiệu của Ngài là: Bố Đại Hòa Thượng.

Ngài Bố Đại Hòa Thượng có bài kệ rằng :

我有一布袋,虛空無掛礙,
打開遍十方,入時觀自在。

Dịch nghĩa :

Ta có cái túi vải,

Rỗng rang không quái ngại;

Mở ra khắp mười phương,

Thâu vào Quán tự tại.

 

 

 

Có một Ông Trần cư sĩ thưa với ngài rằng : “Đệ tử rất ngu, biết làm sao cho đặng thấy tánh Phật”.

Ngài bèn đáp bài kệ:

只個心心是佛,方世界最靈物;
縱橫妙用可憐生,一切不如心真實。

 Dịch nghĩa : 

Phật tức tâm, tâm ấy là Phật,

mười phương thế giới ( là ) vật linh nhất;

Tung hoành ( ngang dọc ) diệu dụng biết bao nhiêu,

Cả thảy chẳng bằng tâm chơn thật.

 

Tánh Ngài hay khôi hài và chỗ ăn và nằm ngày đêm không có nhứt định, mà Ngài đi đâu rồi cũng thấy trở về Chùa Nhạc Lâm mà trú ngụ. Mỗi khi đi đường, Ngài thường cầm gậy Tích trượng và mang cái túi bằng vải, không khi nào rời hai vật ấy ra khỏi mình, lại có 18 đứa con nít (là lục căn, lục trần, và lục thức) nhỏ thường đeo đuổi theo một bên mà diễu cợt làm cho Ngài tức cười mãi mãi. 

 

 

Còn có khi Ngài gặp Thầy Sa Môn đi ngang qua, Ngài ở sau vỗ lưng một cái, làm cho Thầy Sa Môn giựt mình, ngó lại, tưởng rằng Ngài thẩm vấn phật pháp gì đấy bèn hỏi rằng: “Hòa Thượng làm cái gì vậy ?”. Nào ngờ đâu Ngài lại giơ tay nói: “ Ngươi cho Ta xin một đồng tiền”.

Thầy Sa Môn thấy vậy, bèn nói rằng: “Nếu tôi hỏi một điều mà Hòa Thượng nói đặng, thì tôi cho”.

Ngài liền để cái túi xuống, chấp tay đứng một bên, rồi lấy túi mang trở lại mà lật đật quày quả đi liền.

Một bửa kia, Ngài đi vào trong đám đông người, có một ông Tăng hỏi Ngài rằng: “Hòa Thượng ở trong đám đông người làm chi đó?”.

Ngài trả lời rằng: “Ta đương đợi một người đến”.

Ông Tăng hỏi: “Hòa Thượng đợi ai ?”.

Ngài bèn thò tay vào túi lấy một trái quýt đưa cho ông Tăng.

Ông vừa giơ tay ra lấy trái quýt, Ngài liền thục tay lại mà nói rằng: “Ngươi chẳng phải người ấy”.

Vị Tăng hiểu được rằng cái người mà ngài chỉ chính là “ Chơn Nhân  ” - TỰ TÁNH. )

( “ Ngươi cho ta xin một đồng tiền ” – Chơn Nhân chẳng có hình chẳng có tướng, làm sao mà có thể nói được ? Tuy rằng chẳng thể nói, nhưng lại có thể biểu thị : giơ tay mở miệng - lẽ nào chẳng phải là tác dụng của “ Chơn Nhân ” ?

 

 

Lại có một bữa, ông Tăng chợt thấy Ngài đứng bên đường gần chợ, bèn hỏi rằng: “Hòa Thượng ở đây làm chi ?”.

Ngài liền đáp rằng: “Ta đi hóa duyên”.

Ông Tăng thấy vậy mới nói rằng: “Hóa duyên ở đâu nơi ngã tư như vậy ?”.

Ngài trả lời: “ Ngã tư chính là chỗ Ta muốn hóa duyên”.

Ông Tăng vừa muốn hỏi chuyện nữa, thì Ngài liền mang cái túi vải rồi cười ngất mà đi một hơi.

Có một khi, ông Bạch Lộc Hòa Thượng gặp Ngài, liền hỏi rằng: “ Thế nào gọi là: cái túi vải ?”.

Ngài nghe hỏi liền để túi xuống, rồi khoanh tay mà đứng.

Ông Bạch Lộc Hòa Thượng lại hỏi rằng: “Công việc của cái túi vải ra làm sao ?”.

Ngài liền mang túi mà đi, không trả lời chi hết.

Có một bữa kia, ông Bảo Phước Hòa Thượng gặp Ngài hỏi rằng: “Thưa Ngài! Duyên cớ tại sao mà xưa Đức Tổ Sư ở bên Tây phương qua đây là có ý gì ?”.

Ngài nghe hỏi liền để cái túi vải xuống, rồi đứng tự nhiên.

Ông Bảo Phước Hòa Thượng lại hỏi nữa rằng: “ Chỉ như vậy, hay là còn có cái gì nữa hay không ?”.

Ngài nghe hỏi như thế, bèn lấy túi vải mang trở lại mà đi, không hề trả lời.

 

Thời cận đại Sư Tôn Thiên Nhiên Cổ Phật của chúng ta ứng thế. Ngài sau khi đắc đạo cũng thường là ý niệm chẳng rời huyền quan. Sư Tôn nói rằng : :「迴光返照者,當體如來尊。」“ Hồi quang phản chiếu giả, đương thể Như Lai Tôn ”, bảo với chúng ra chỉ cần có thể lúc nào tâm cũng trói buộc nơi huyền quan thì cái thể phàm tục của chúng ta cũng vô lượng tự tại giống như Phật vậy. Sư Mẫu cũng nói rằng : 「二六守玄,掃妄現自佛顏。」” nhị lục thủ huyền, tảo vọng hiện tự phật nhan ”, dạy cho chúng ta rằng nếu mỗi ngày cả ngày đều có thể thủ huyền thì tất cả mọi vọng tưởng tự nhiên quét trừ, tự tánh phật nhan hiện ra ngay trước mắt.

 

 

 

 

Đồng quy phương thốn ( đồng về một tấc vuông )

– Ấn chứng của Tứ Tổ

 

Trong đạo trường thường gọi huyền quan là “ phương thốn bảo địa ” . Mảnh đất phương thốn nho nhỏ này vì sao thường được ví như là chí bảo vô thượng ? thật ra phương thốn bảo địa này không phải là Tiên Thiên Đại Đạo ngày nay độc truyền độc thụ, mà là bất nhị pháp môn của người tu hành đắc đạo, truyền đạo, ấn chứng đạo từ xưa đến nay. Tứ Tổ Đạo Tín Thiền Sư đến núi Ngưu Đầu tìm Pháp Dung Hòa Thượng, nhìn thấy Pháp Dung đang ngồi thiền trên tảng đá, dường như chẳng để ý đến ai.

Sư hỏi: Ở đây làm gì ? Pháp-Dung đáp: Quán tâm. Quán là người nào, tâm là vật gì ? Pháp-Dung không đáp được, bèn đứng dậy làm lễ thưa: -Đại đức an trụ nơi nào?

Sư đáp: -Bần tăng không có chỗ ở nhất định, hoặc Đông hoặc Tây.

–Ngài biết thiền sư Đạo-Tín chăng ?

–Vì sao hỏi ông ấy ?

–Vì nghe danh đức đã lâu, khao khát muốn đến lễ yết.

-Thiền sư Đạo-Tín là bần đạo đây.

–Vì sao Ngài quang lâm đến đây ?

–Vì tìm đến thăm hỏi ngươi, lại có chỗ nào nghỉ ngơi chăng ?

Pháp-Dung chỉ phía sau, thưa: -Riêng có cái am nhỏ.

 

Pháp-Dung liền dẫn Sư về am. Chung quanh am toàn loài cọp sói nằm đứng lăng xăng, Sư giơ hai tay lên làm thế sợ. Pháp-Dung hỏi: Ngài vẫn còn cái đó sao ? Sư hỏi: Cái đó là cái gì ? Pháp-Dung không đáp được. Giây lát, Sư lại tấm đá của Pháp-Dung ngồi vẽ một chữ PHẬT, Pháp-Dung nhìn thấy giật mình. Sư bảo: Vẫn còn cái đó sao ? Pháp-Dung không hiểu, miệng chẳng thốt được lời nào, biết rằng đã gặp được Minh Sư chơn chính, bèn vội đảnh lễ cầu xin Sư chỉ dạy chỗ chân yếu. Tứ Tổ cũng chỉ thụ cho ông ta, sau đó Sư bảo: -Phàm trăm ngàn pháp môn đồng về một tất vuông ( phương thốn ) . Diệu đức như hà-sa thảy ở nơi nguồn tâm. Tất cả môn giới, định, huệ, thần thông biến hóa, thảy đều đầy đủ nơi tâm ngươi. Tất cả phiền não xưa nay đều không lặng. Tất cả nhơn quả đều như mộng huyễn, không có tam giới có thể ra, không có bồ-đề có thể cầu. Người cùng phi nhơn tánh tướng bình đẳng. Đại đạo thênh thang rộng lớn bặt suy dứt nghĩ. Pháp như thế, nay ngươi đã được không thiếu khuyết, cùng Phật không khác, lại không có pháp gì lạ.

Pháp Dung Thiền Sư từ đấy minh tâm kiến tánh, từ nguồn tâm “ phương thốn ” ngộ được cái đạo lí làm phật. “ Huyền quan ” cái phương thốn bảo địa này chính là chỗ then chốt của kiến tánh thành phật. Duy chỉ có gặp được Thiên Mệnh Minh Sư chỉ phá mảnh đất của phương thốn mới có thể kiến tánh chứng đắc phật quả trong kiếp này. Nếu không thì đọc nát kinh điển, ngồi rách vạn tấm bồ đoàn cũng phải tu trên tam đại A Tăng Kì Kiếp.

 

_____________________________________________________________ 

  

Dựa vào pháp vô vi mà có chỗ khác biệt.

 

Sau khi đã nói nhiều về những người tu hành qua các đời các triều đại và ấn chứng của Tổ Sư đối với huyền quan như vậy, có lẽ có một số người vẫn chẳng dám tin, muốn hỏi rằng :

“ Đại pháp kiến tánh thành phật như thế thêm trên mình tôi vì sao chẳng có chút cảm nhận nào hết ? tôi vẫn là mơ màng chẳng biết vậy ? ”

Kim Cang Kinh phần thứ 7 Vô Đắc Vô Thuyết nói rằng : “tất cả Hiền-Thánh, đều do nơi pháp vô-vi mà có từng-bực khác nhau ”

Một chỉ của Minh Sư tức là “ pháp vô vi ”. Cái pháp vô vi này có thể khiến cho mỗi một người trong chốc lát thì kiến tánh. Thế nhưng phương thức kiến tánh thì lại có chỗ khác biệt. Có người kiến tánh kiến được rất vững chắc, sau khi kiến tánh thì tức khắc khai ngộ thành phật ngay lúc ấy. Cũng có người kiến tánh đến nước mắt đầm đìa mà cảm động chẳng cách nào hình dung nổi, nhưng cũng có những người kiến tánh một cách mơ mơ hồ hồ. Mà sự khác biệt giữa những cái này đại để là có liên quan đến sự tu hành của mỗi người trong quá khứ. Có một số người lũy kiếp tu hành chưa gặp được Minh Sư, một khi thông qua một chỉ của Minh Sư thì tức khắc liễu ngộ thành tựu. Đương nhiên tình trạng loại này tương đối ít vào đời mạt pháp, bởi vì những chúng sanh mạt pháp căn cơ thấp kém. Thế nhưng cũng có những người xuất gia sau khi cầu đạo thì lập tức có chỗ ngộ, rất nhanh bèn có thể khế nhập khởi lòng tin vui vẻ nhiệt liệt. Cũng có những hành giả tu mật tông, vào cái sát na cầu đạo, không làm chủ được bản thân nước mắt đầm đìa mà không ngừng khấu đầu lễ bái, bởi vì những hành giả học Mật cả đời tìm kiếm bậc Thượng Sư, duy chỉ có bậc Thượng Sư thật sự có duyên với họ mới có thể khiến cho họ khai ngộ giải thoát. Thế nhưng đương nhiên đa số người do cái nhân duyên “ đắc trước tu sau ” này mà cầu đạo, do đó kiến tánh một cách mơ mơ hồ hồ. Đại đa số các đạo thân do quá khứ trước đây chưa có kinh nghiệm tu hành, do đó nhiều cái mơ mơ hồ hồ, có lẽ cảm thấy trong lòng rất bình an, rất vui nhưng cũng chẳng rõ rốt cuộc vì cái gì ?

 

Có thể nói rằng “ kiến tánh ” là một loại công phu vén mây thấy trăng. Có người sau khi kiến tánh, rất nhanh mây đen lại che lấp mặt trăng; có người sau khi vén mây thấy trăng thì tự tánh chẳng mê mất nữa, chẳng bị mây đen che phủ nữa, tức khắc thành Phật.

 

Một chỉ của Minh Sư là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành phật. Chỉ có điều là bạn có dám gánh vác hay không ? nếu có thể gánh vác, ngay lúc ấy hướng thẳng đến cảnh giới của phật. Nếu chẳng dám gánh vác, chỉ có thể tu luyện dần dần. Sự thật của “ kiến tánh ” vào cái sát na của một chỉ của Minh Sư đã hoàn thành chẳng có chút nghi ngờ, còn con đường “ thành phật ” thì phải xem mức độ tín thụ phụng hành của mỗi người rồi.

Số lượt xem : 690