BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Bàn về kinh nghiệm độ người Phương pháp độ người

Tác giả liangfulai on 2023-05-08 11:43:35
/Bàn về kinh nghiệm độ người  Phương pháp độ người

I. Phải có động cơ đúng đắn

Chúng ta vì nguyên nhân gì phải độ người đến cầu đạo? động cơ rất quan trọng, đại khái có thể chia ra vài hạng sau :


 

Siêu bạt tổ tiên : nghĩ đến tổ tiên ở địa phủ chịu khổ, chúng ta độ người cầu đạo lên bờ, những người này do vậy mà sửa chữa lỗi lầm, làm lại con người mới, chúng ta cũng có công đức, có thể khiến cho tổ tiên triêm quang.

 

Liễu tội : sáu vạn năm đến nay giáng xuống đến trần thế, do mê muội vô minh mà đã tạo xuống không biết bao nhiêu tội lỗi, độ nhiều thêm 1 người thì liễu thêm được một phần tội nghiệp.

 

Lòng hiếu thảo : sự hiếu thảo lớn nhất không gì hơn là lập thân hành đạo để làm vẻ vang phụ mẫu, do vậy độ người là vì hành công liễu nguyện mà đến, vì báo đáp ân của phụ mẫu mà hành.

 

Cảm kích ân của Thầy : Thầy Tế Công Hoạt Phật gánh vác trọng trách phổ độ Tam Tào, được một chỉ của Minh Sư thì siêu sanh liễu tử, để báo đáp ân của thầy thì phải kế thừa chí của thầy, lấy việc độ hóa chúng sanh là trách nhiệm của mình.

Chúng ta nên lấy việc thay trời tuyên hóa làm chí hướng, dùng cái tâm tế thế cứu nhân để độ người.

Độ người là phát tâm của Bồ Tát. Tâm phát thì chúng sanh có thể độ, nguyện lập thì phật đạo có thể thành.

 

II. Ý nghĩa của việc độ người :

 

1. Hướng vào bên trong độ bản thân mình : ( Nội Thánh ) độ những chúng sanh của nội tâm mình ( lục dục : sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ; tam độc : tham, sân, si )

2. Hướng ra bên ngoài độ người : ( Ngoại Vương ) dẫn đạo các chúng sanh trong thiên hạ độ những chúng sanh trong lòng của họ, dựa vào việc mượn cái giả tu cái thật để đạt bổn hoàn nguyên.

 

3. Độ người là cố gắng dốc hết sức thực hành Bồ Tát đạo :

 

a. La Hán : tự giác ( độc thiện kì thân – chỉ tu vì bản thân mình, tu kỉ )

b. Bồ tát : tự giác giác tha ( kiêm thiện thiên hạ, tu kỉ độ nhân )

 

III. Phân tích công đức của việc độ người :

 

1. Tăng thêm tánh công đức : cứu một mạng người hơn cả xây tháp 7 tầng. Nhất tử thành đạo, cửu huyền thất tổ tận siêu sinh ( một đứa con thành đạo thì cả cửu huyền thất tổ đều được siêu sinh ). Công đức độ người rất thù thắng.

 

2. Tiên Phật phù hộ, tiêu tai giải nghiệt. Các Thiên Sứ Bạch Dương tận thiên chức, đắc  thiên tước, liễu phàm nghiệp, giải oan khiếm, thánh phàm như ý.

 

3. Độ kỉ độ nhân, giác hành viên mãn : lãnh ngộ biết rõ chân lí thật tướng, rộng hành phương tiện, lời nói hành động đều làm gương, thành kỉ thành nhân ( bản thân mình có chỗ thành tựu cũng giúp cho người khác có chỗ thành tựu ).

 

IV. Kinh nghiệm phương pháp độ người

 

1. Những điều cần chú ý trước khi độ người :

 

a. Tìm hiểu trước về bối cảnh gia thế của người mà mình muốn độ ( nghiệp sát quá nặng, đơn thân …) sẽ có thể tránh làm tổn thương đến đối phương trong lời nói. Từ nhân sinh quan, tình hình gần đây, hoàn cảnh của họ mà phán đoán nhân duyên phải chăng đã chín muồi; chớ có mới bắt đầu đã trút hết mọi thứ ra, vậy thì sẽ thất bại hoàn toàn.

 

b. Người độ người phải có trọng lượng trong lòng của người mà mình đi độ, có sự tin cậy hoặc tình cảm qua lại với nhau không tồi thì tương đối dễ thành công.

c. Hãy tìm hiểu trước cách nhìn của đối phương đối với tôn giáo ( hoặc đạo ), sẽ có ích cho việc giảng đạo.

 

d. Lần đầu tiên cầu đạo thì ấn tượng là quan trọng nhất, chớ có tưởng rằng giảng đạo giảng không tồi thì kéo dài thời gian quá mức, như vậy sẽ để lại ấn tượng không tốt cho người cầu đạo.

 

e. Tìm hiểu người cầu đạo phẩm hạnh có đoan chánh hay không.

 

f. Phải độ người trong môi trường hoàn cảnh thích hợp: tốt nhất phải đàm luận ở những chỗ thanh tịnh không có những người chẳng liên quan.

 

 

2. Dùng lý để độ người

 

a. Căn cứ vào trình độ của họ rồi mới cân nhắc việc dùng “ tánh lí ”, “ nhân đạo ”, hoặc dùng “ nhân quả ” để độ họ.

 

b. Ngữ khí ( khẩu khí giọng nói ) độ người nên thành khẩn, thái độ phải ôn hòa thân thiện, cử chỉ phải hợp lễ, tối kị việc dựa vào thế thái sơn áp đỉnh ( gây ra áp lực lớn ), hống hách khiến cho người ta sợ hãi.

 

c. Khi độ người chớ nên quá chủ quan ( như là phê bình các tôn giáo …). Đối phương có ý kiến thì có thể nghe họ nói trước rồi sau hãy nói ( đặc biệt khi ý kiến xung đột ).

 

d. Đưa ra những trải nghiệm cầu đạo của của Cổ Thánh Tiên Hiền, có thể tăng thêm sự tín nhiệm của đối phương đối với đạo.

 

3. Dùng kiến chứng ( bằng chứng, nhân chứng ) để độ người :

 

a. Tốt nhất là đem theo một số hình ảnh hiển hóa để dẫn chứng, hiển hóa của bản thân thì càng tốt.

b. Dùng những tư liệu tương quan với tình hình của đạo trường để độ người ( như băng đĩa, hình ảnh )

c. Dùng thánh huấn của Tiên Phật để độ người

 

4. Sự bố thí chân thành
 

Con người có lòng chân thành, có cái gọi là nội tâm chân thành thì sẽ tự nhiên bộc lộ ra ngoài lời nói hành động, tự nhiên hiển hiện dung mạo từ bi ôn hòa thân thiện. Phải có kế hoạch chu đáo tường tận, đi thăm viếng nhiều, quan tâm nhiều đến đối phương, kéo gần lại khoảng cách với họ, sau khoảng 3, 4 lần mới nói đến đạo nghĩa.

Độ người phải tránh mắc cỡ. Khi độ người phải tràn đầy pháp hỷ ( niềm vui với phật pháp ), một lòng chỉ vì đối phương, không tính toán sự được mất khen chê của bản thân, bởi vì chúng ta là thay trời tuyên hóa.

 

5. Trường hợp chịu đi cầu đạo

 

a. Đối phương nếu đã nhận lời muốn cầu đạo, có thể cân nhắc tình hình mà giới thiệu trước cho họ về trình tự cầu đạo.

b. Phải nói rõ với họ về thời gian bàn đạo và khoảng thời gian cần thiết để cho tâm lí của họ có sự chuẩn bị.

c. Nếu thân phận của người cầu đạo đặc biệt, hãy cố hết sức sắp xếp dẫn đến những phật đường lớn trang nghiêm để cầu đạo; tố chất của bàn sự nhân viên và người cầu đạo cũng đừng chênh lệch quá xa.

d. Chú ý ngôn từ và thời cơ khi giảng giải về công đức phí.

 

6. Trường hợp không chịu đi cầu đạo

 

a. Nếu đã nói đến cạn lời rồi mà đối phương vẫn không muốn cầu, thì thái độ của chúng ta vẫn phải ôn hòa thân thiện, chớ có miễn cưỡng.

b. Nếu như họ biết bạn ăn chay trường ( hoặc thanh tu – không kết hôn ) mà gây ra sự phản cảm của họ, có thể bảo với họ rằng đấy là chí nguyện của cá nhân, chẳng phải là tất cả người cầu đạo đều phải như thế.

 

7. Độ người mà gặp phải trắc trở thì xử lí như thế nào ?

 

a. Thỉnh giáo kinh nghiệm với các Tiền Hiền.

b. Bảo trì gìn giữ phát tâm ban đầu, lại phát ra tâm từ bi lần nữa.

c. Phải có sự bền bỉ nhẫn nại, khoan dung độ lượng

d. Phải xuất phát lần nữa, tinh tiến chẳng ngừng.

e. Vĩnh viễn không buông xuôi bỏ mặc bất kì người nào, nhân duyên của người mà mình muốn độ không nhất định là ở mình, chẳng cần phải cưỡng cầu, nhưng vẫn phải có mức độ quan tâm thích hợp.

 

V. Kết luận :

 

a. Định sẵn mục tiêu về số lượng người mình muốn độ, liệt ra danh sách dự bị muốn độ, ghi chép tình hình mỗi lần liên lạc để tiện lợi cho sự phát triển sau này.

b. Trong phật đường thường tổ chức hội giao lưu về phương pháp độ người, trao đổi về kinh nghiệm độ người, khích lệ bầu không khí độ người, yêu thích việc độ người và có được niềm vui thích trong việc độ người.

c. Nêu ra từ hai đến ba lợi ích của việc độ người để tăng thêm lòng tin độ người của đại chúng.

Ở trên giản thuật một vài phương pháp độ người. Độ người cũng phải độ bản thân. Không chỉ là độ người đến cầu đạo, mà thành toàn lại càng quan trọng hơn. Phải chẳng từ vất vả gian khổ, dốc hết tâm sức mãi cho đến chết. Chẳng chịu những trở ngại dày vò thì chẳng thể thành phật, kê đúng thuốc trị đúng bệnh thì tốt, những chuyện tốt trước khi thực hiện thành công, nhất định sẽ gặp phải rất nhiều ngoắt ngoéo. Phải dùng 3 thứ : tâm nhẫn nại, tâm yêu thương, dụng tâm chịu khó để xuất kích.

Số lượt xem : 1558