BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Độ người, thành toàn người ( Lời Của Thầy )

Tác giả liangfulai on 2023-07-03 20:56:59
/Độ người, thành toàn người ( Lời Của Thầy )

Độ người rồi chẳng thành toàn người, cây mầm Đạo sẽ trưởng thành sao ?


Chớ có đem cái cây này mua về rồi thì trồng một cách tùy tiện, để cho nó tùy thuận theo nhân duyên, bảo rằng nó có thể sống thì là mạng lớn, không thể sống thì là nghiệp nặng.  Đồ nhi ơi ! Một cọng cỏ một hạt sương, ông trời có cái đức hiếu sanh, làm gì có cái lí chẳng yêu thương chúng sanh ? Cho nên phàm việc gì cũng phải dụng tâm, người ta có tâm có chí khí, chúng ta phải toàn tâm toàn sức đi thành toàn thì mới không thẹn với lương tâm của chính mình, không thẹn với ông trời và vô số chúng sanh.

 

Người có thể hoằng đạo, đấy là sứ mệnh của các đệ tử Bạch Dương; các đồ nhi có biết bản thân mình liên quan đến tuệ mệnh của biết bao nhiêu chúng sanh. Trước mắt chỉ có việc độ người thành toàn người là việc cấp bách nhất phải làm, tuyệt đối chớ có đem thời gian đặt ở trên những chuyện vặt vô vị; chỉ cần đồ nhi dũng cảm bước ra một bước đi độ người thành toàn người thì đạo vụ sẽ có sinh cơ thành trưởng, liễu nguyện trong sự học tập trợ giúp của các con, trưởng thành trong việc khai hoang xiển đạo, đấy là phước khí mà không phải ai cũng đều có được, đồ nhi phải thật tốt mà nắm bắt trân trọng lấy.

 

Có tâm muốn độ người thành toàn người thì phải bỏ ra tâm sức hành động; chỉ có trong quá trình thành toàn độ hóa thì tự bản thân mình mới có thể trở thành người được ích lợi lớn nhất, nói thế nào đây ? Bởi vì mỗi người đều là thể cộng đồng của sinh mệnh, cái không tốt của anh ta chính là cái không tốt của mình; chúng ta không thể đem giới hạn giữa mình và người khác vạch quá rõ ràng; chỉ có mang cái tâm đồng thể đại bi mới có thể thành tựu nguyện hạnh của bồ tát, do vậy mà độ người thành toàn người chẳng có kĩ xảo gì cả, chính là một cái tâm vô tư, chân thành, con chỉ có dùng cái tâm quan tâm và hỷ xả thì mới có thể hành ra một con đường bồ tát đạo.

 

 

Trong quá trình tu bàn, khó tránh khỏi sẽ gặp phải rất nhiều những khốn khó; có đồ nhi sẽ bảo rằng người khó độ, cớ sao đều độ chẳng được vậy ? Thầy bảo với các con rằng, đấy là bởi vì thứ nhất là do phương pháp địa điểm không đúng; thứ hai là bản thân mình chẳng có thay đổi tánh nóng và thói hư tật xấu, biểu hiện chẳng ra Đạo, chẳng cách nào đại biểu cho Đạo thì người khác làm sao mà nghe con được; thứ ba là bởi vì tình yêu thương của đồ nhi không đủ, lòng nhẫn nại không đủ, chỉ mượn cớ thoái thác nói rằng người không dễ độ, bởi vì 3 cái nhân tố này dẫn đến việc người khó độ, phải vậy không ? Đồ nhi ơi, chỉ cần các con tình yêu thương đủ, lòng nhẫn nại đủ thì chẳng có người nào mà không độ được; khi gặp phải bất cứ những khảo nghiệm và khó khăn gì, tự bản thân mình phải nghĩ nghĩ xem vì sao mà người khác có thể đột phá, còn mình thì lại không ? Hãy nghĩ kĩ xem vấn đề ra từ đâu, chớ chẳng phải là cứ mãi trốn tránh, thoái thác trách nhiệm.

 

Độ hóa chúng sanh, cái việc này trước tiên quan trọng nhất là bản thân có thể thay đổi bản tánh, phải có thể thật lòng khiến người ta cảm động sâu sắc, mà phương pháp thành toàn tốt nhất chính là đồng cam cộng khổ, cùng chia sẻ những sự vinh nhục, trong sự chân thành khẩn thiết, thấu hiểu thông cảm, viên dung khiến cho đối phương cảm nhận được chẳng có Bạn, Tôi; chẳng có thị phi thì mới có thể khiến cho họ an tâm cùng bước với con hướng về con đường tu hành này.

 

Đồ nhi ơi ! phải sinh phát tâm bồ đề thì mới biết hành bồ tát đạo; muốn bồi dưỡng sự đại từ bi thật sự thì trước hết phải yêu chúng sanh như yêu bản thân mình, học tập bồ tát vì chúng sanh nếm tận tất cả mọi nỗi khổ, giúp đỡ chúng sanh rời khổ được vui, làm quý nhân, thiện duyên của chúng sanh, đi khắp hồng trần truyền bá phúc âm, để cho mọi người đều có thể do được nghe chánh pháp mà vui vẻ, càng quan trọng hơn nữa là từ trong lời nói, hành vi, cử chỉ của bản thân mình mà hành ra Đạo thì con sẽ không cần dùng quá nhiều lời nói bèn có thể khế nhập tâm của chúng sanh, khế nhập đạo; như thế thì lo gì chúng sanh chẳng thể độ ?

 

Giữa các đồng tu phải dìu dắt lẫn nhau, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau; có ai chịu phải sự khảo nghiệm rồi thì chúng ta phải lập tức đi bù đắp cho những khiếm khuyết của họ, khích lệ họ, quan tâm thương yêu họ, đồng hành kề bên họ đi qua một khoảng thời kì đen tối đó.

 

Dẫn đạo chúng sanh phải cảnh giác thận trọng, dựng lên những tấm gương tốt; bản thân con trước hết phải dựng lên một tấm gương tốt mẫu mực để cho người ta theokhi con gặp phải sự phê bình thì phải khiêm tốn đi tiếp nạp; nhận được sự khen ngợi thì càng phải cảnh giác thận trọng hơn, chẳng khởi một tí ti cái tâm ngạo mạn, làm đến mức khiến người ta cảm động thì người ta mới chịu theo con tu đạo; đạo lí này toàn ở một chút chơn tâm và dụng tâm.

 

Bởi vì sự cải biến thay đổi của bản thân con mà làm cảm động người khác cũng thay đổi theo, phải không ? Có thể thấy rằng việc độ người không khó, khó là khó ở chỗ bản thân mình không thể thay đổi một cách lâu bền, lâu rồi nhìn chẳng thấy những khuyết điểm thiếu sót của bản thân, cũng đánh mất đi động lực độ người, công chưa lập, đức chưa dựng thì đã có cái tâm tản mạn rồi, đương nhiên là rời đạo xa.

 

Các con độ người thường sẽ vì sự việc vào thời khắc quan trọng khẩn cấp tung chẳng ra chiêu được mà uổng phí toàn bộ công lao gầy dựng vất vả trước đây, phải không ? Sự việc vào thời khắc quan trọng khẩn cấp nào đây ? Mời cậu đến cầu đạo, ôi, “ hẹn sẵn ngày cầu đạo ” câu nói này nói chẳng ra miệng, dẫn đến việc mỗi lần chỉ rơi vào sự kết luận kết cái thiện duyên, do đó chúng ta độ người phải nắm bắt lấy cơ hội thời cơ mà làm, phải khéo léo trong việc khai sáng thời cơ có lợi trước nhất, và phải thiện duyên thiện liễu, mọi người đều vô cùng hài lòng vui vẻ, tuyệt đối không được nói thao thao bất tuyệt, nói cực nhiều mà lại chẳng đi đến đâu, mặc nó đến đâu thì đến, hoặc thất vọng mà về; cơ duyên của mỗi người dài ngắn khác nhau, chỉ sợ lần này lỡ qua rồi, lại đợi nữa thì lại là kì hạn vô tận đấy !

 

Người nhân từ thì yêu thương mọi người, không chỉ là có tình yêu đối với người nhà, còn phải yêu thương đồng bào, yêu thương vạn dân trong thiên hạ, đấy chính là nguyên nhân vì sao muốn khích lệ các con đi độ ngườibởi vì có thể thật sự yêu thương người khác thì mới muốn độ người; người nhân từ luôn đặt mình vào vị trí người khác mà nghĩ thay cho họ, bản thân mình làm tốt việc tu dưỡng lập thân xử thế cũng muốn khiến cho người khác làm tốt việc tu dưỡng lập thân xử thế, tự bản thân cầu đắc được sự thông đạt cũng khiến cho người khác cầu đắc được sự thông đạt ( gọi là kỉ lập lập nhân, kỉ đạt đạt nhân ). Các con hiện nay đã nhận biết được chân lí, hiểu được đời người cái gì là thật, cái gì là giả rồi, tiến thêm một bước phải lấy sự nhân từ làm trách nhiệm của mình, phát huy tâm nhân từ nhân đức, đi giúp đỡ những người vẫn chưa bắt đầu học đạo, tu đạo cũng có thể tu thân tu tâm.

 

Mục tiêu cuối cùng của việc tu đạo là kiêm thiện thiên hạ, chánh kỉ thành nhân, mà việc kiêm thiện thiên hạ thì phải bắt đầu làm từ việc tề gia ( chỉnh đốn lo liệu việc quản lý những việc trong gia đình khiến cho các thành viên trong gia đình thân ái hòa mục ) , các con biết đi độ người, cớ sao không độ hóa những người trong gia đình mình trước ? Chỉ cần con có một cái tâm chân thành, biểu hiện ra vẻ tốt đẹp trong mỗi lời nói mỗi hành động của con, chắc chắn có thể cảm hóa người nhà của mình đến cầu đạo, từ đấy xem ra tu đạo có khó không ? Không làm, thì khốn khó !

 

Số lượt xem : 492