BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Bản Dịch Thuần Việt “ Quan Thánh Đế Quân Phục Ma Chân Kinh ”

Tác giả liangfulai on 2022-05-23 15:13:22
/Bản Dịch Thuần Việt “ Quan Thánh Đế Quân Phục Ma Chân Kinh ”

Quan khảo người nghiệm đo đạo tâm

Một điểm chân tâm thông xưa-nay

Là cửa Thánh Hiền chánh đạo thống

Liễu thoát sanh tử từ cửa này

Đế Vương tể tướng dựa gì luận ?

Công lỗi đúng sai cân tự thân

Đế Quân hạ phàm hiện trần thế

Thưởng thiện phát ác soi thế nhân

Hàng long phục hổ chấn nước nhà

Oai linh hiển hách tam giới kinh

Ma cao một trượng nào đáng sợ

Đạo cao một thước hóa thái bình

Chân thủy chân hỏa trên thân có

Hạo nhiên tràn đầy ở bên trong

Trải bao năm tháng tu tinh tấn

Trung hiếu tiết nghĩa gương muôn dân.


Quan Thánh Đế Quân Phục Ma Chân Kinh

Một nén “ tâm nhang ” báo lên Thiên Đình

“Trai trang trung chánh” thuần nhiên thanh tịnh

( Trai trang trung chánh : nội tâm trang trọng chẳng có tạp niệm, nhãn nhĩ tị thiệt thân ý đều trang trọng, lời nói hợp đạo, hành vi có quy củ, niệm đầu chẳng thiên lệch, chẳng nổi sóng thất tình lục dục )

Chẳng nghĩ tạp niệm, thành ý hiển linh

Hai mắt “ thủ huyền ” chân nhân Phật tánh

Kính thiên lễ thần khắc ghi thiện lòng

Hai tay ôm bắt hợp đồng tí hợi

Một tấm lòng son trung nghĩa tinh thần

Thắp nhang khấn tụng Phục Ma Chân Kinh

Pháp thân thần uy tức khắc giáng lâm

Trảm yêu trừ ma dẹp “kẻ xâm lược”

Tà Ma quỷ quái vắng bặt bóng hình

Trước bàn : tu thân tồn tâm dưỡng tánh

Chánh tâm thành ý truy gốc tận cùng

( truy cứu  tới cùng cái lí của sự vật )

Trời cao đất dày lý cực áo diệu

Nghiên cứu rõ sự, thông hiểu tình người

Bác bỏ mê tín, phân rõ Nghĩa, Lợi

( Phân biệt nhận rõ cái gì là đại nghĩa, cái gì là lợi ích cá nhân )

Xiển dương đạo nghĩa, đại đạo lưu hành

Chơi bời mất chí, chơi người mất mạng

( ham chơi những trò tiêu khiển không lành mạnh thì mê muội mất cả ý chí )

Bỏ nhàn tham dục, cày bừa siêng năng

Nếu tồn tâm xấu che giấu dối gạt

Giảo trá cay nghiệt lừa gạt kẻ ngu

Xem thường kẻ yếu cậy quyền hiếp hiền

Cậy giàu hiếp nghèo, lợi khiến trí mê

Phạm mau phản tỉnh, chớ có biếng trễ

Cây đao Yển Nguyệt chẳng chút lưu tình

Dựa vào công chức vơ vét mưu lợi

Chiếm làm của riêng tội muôn trượng sâu

Vàng bạc châu báu tiền làm từ thiện

Một đồng nhà Phật lớn tựa Tu Di

Tham sân si ái vọng tâm chẳng dứt

Tửu sắc tài khí vây khốn Chân Nhân

Bắt tay chỗ khó, khắc kỉ nghiêm ngặt

( Khắc kỉ : khắc chế những dục vọng riêng tư )

Nghe xấu giả điếc, nghe đạo thính tinh

( thính tinh : tai thính mắt tinh, tinh nhạy sáng suốt )

Tồn dưỡng tự kiểm tâm tồn kính sợ

( Tồn dưỡng tâm tánh, tự kiểm điểm những khởi tâm động niệm, hành vi của bản thân )

Nhổ cỏ tận gốc, trxấu chẳng sót

Ngạo mạn nông nổi tính dễ sinh sự

Đãi nhân xử sự ôn lương kiệm cung

Chí thành chẳng ngưng, việc xấu chẳng lén

Thận trọng sợ phòng mọi lúc một mình

Thấy Nghĩa dám làm tâm chẳng phân biệt

Dựa vào trung thành tương cảm muôn loài

Vô dục thì vững, có đạo thì chánh

Noi ngài Bạch Thủy cả đời sạch trong

Tỏ chẳng khắt khe, ngay chẳng dối trá

Trung chánh chẳng lệch, lỗi lạc quang minh

Khởi tâm động niệm rõ như ban ngày

Phụng công chánh kỉ, tâm chánh cảm Thần

( Phụng công : phụng sự việc công, việc trời )

Uy nghi đoan chánh, tịnh để tu thân

Vũ Thang tự trách, Kiệt Trụ trách nhân

Chẳng tin dị thuyết, hành không cố chấp

Thấy, nghe, nói, làm hợp với trung dung

Ta đến cõi phàm, Phi loan hiển hóa

Tu thân xiển thuật quý chỗ biết hành

Tụng kinh tỏ tâm, y kinh thực hiện

Lỗi chớ ngại sửa, chẳng có hai lòng

Lại bàn nhân đạo cương thường luân lí

Nhân, Hiếu làm nền đạo hóa gia đình

Phụ từ tử hiếu : cảnh đẹp nhân gian

Môn đệ hiếu hiền : gương muôn nhà dân

Tăng Tử tam tỉnh, khắc trúc (tự) cảnh giác

( Tăng t, hc trò ca Khng t, nói rng:  “Tôi mi ngày phn tnh ba điu:

Lo vic cho người đã làm hết mình chưa?

Làm bn vi người có thành khn, gi được ch tín chưa?

Li thy dy d đã luyn tp chưa? (Lun Ng I.4))

 

Chăn gối Hoàng Hương hè mát đông ấm

( Người đời Đông Hán, mẹ mất vào lúc mới lên 9 tuổi. Hoàng Hương gào thét và kêu khóc thảm thiết, người trong làng cho là con có hiếu. Thờ cha rất mực cung kính, sớm khuya hầu hạ, không dám lãng xao. Mùa đông, Hoàng Hương nằm ủ vào chăn chiếu của cha để được truyền hơi nóng cho cha khỏi rét, đến mùa hè quạt màn gối của cha để cho mát mẻ luôn, nhờ đó mà cha được ăn ngon ngủ yên, quanh năm quanh năm vui vẻ không biết có mủa đông, mùa hè. Quan Thái thú ở quận ấy nhận thấy họ Hoàng là người con hiếu thảo, liền làm sớ tâu vua Hán. Hán đế ban cho Hoàng Hương tấm biển vàng đề chữ là người con hiếu để. )

Văn Vương chầu hỏi mỗi ngày ba buổi

( sớm tối chầu chực hỏi han cha mẹ )

Khóc đến măng mọc, Mạnh Tông nổi danh

Người ở đất Giang Hạ, về đời Tam Quốc, mồ côi cha, Mạnh Tông ở với mẹ rất có hiếu. Một hôm, bà mẹ của Mạnh Tông đau thèm ăn canh măng, nhưng bấy giờ là mùa đông, khó tìm ra măng. Ông đi vào trong rừng tre, ngồi bên gốc tre mà khóc. Bỗng đâu có mấy mục măng từ dưới đất mọc lên, quá mừng rỡ. Mạnh Tông mang về nhà nấu canh cho mẹ ăn. Ăn xong bà mẹ liền hết bịnh. Người ta cho rằng lòng hiếu động của Mạnh Tông, động lòng trời, nên măng mọc lên để cho ông được tròn chữ hiếu. Về sau này có một loại măng màu xám được đặt tên là Mạnh Tông, hình dáng trông rất đẹp và ăn ngon. )

Kinh văn “ Bách Hiếu ” lấy làm chuẩn mực

Già trẻ có thể làm vui song thân

( Lão Lai Tử là người ở nước Sở, sinh vào đời Xuân Thu, đã 70 tuổi mà cha mẹ vẫn còn sống, ông thờ cha mẹ rất có hiếu. Không muốn cha mẹ thấy con già nua mà lo buồn, ông thường mặc áo sặc sỡ, rồi tay múa miệng hát trước mắt cha mẹ. 

    Lại có khi bưng nước hầu cha mẹ, ông giả vờ trợt té rồi ngồi khóc oa oa trước mặt cha mẹ như trẻ nít mới lên năm lên ba vậy. Cha mẹ vui cười trước trò ngộ nghĩnh của con mình.)

 

Nhà có người thân ( thì )chẳng làm việc hiểm

An thân lập mệnh ôm đạo phụng hành

Thương yêu tôn kính cha mẹ ( của ) mọi người

Kính yêu phụng dưỡng, đức giáo bá tánh

Lập thân hành đạo rạng danh đời sau

Vẻ vang cha mẹ là hiếu tận cùng

Cùng chung huyết thống như cây liền cành

Anh em hòa mục thân ái tôn kính

Gia huấn họ Nhan răn bảo con cháu

Lưu đức hậu bối nết tốt lời đẹp

Nết na phụ nữ đức gồm có bốn

( Tứ đức gồm : phụ đức, phụ ngôn, phụ dung, phụ công )

Hẹp hòi thiển cận, ( thì ) quan hệ bất hòa

Tung tin đồn nhảm ăn không nói có

Ly gián huynh đệ chẳng phải “cát tinh”

( cát tinh : ngôi sao may mắn tốt lành )

Vợ chồng hòa thuận như đàn cầm ( đàn ) sắt

Âm dương điều hòa kính nhau như khách

Chọn bạn đoan chánh, chẳng kết “ thất tín ”

Bạn bè quen biết quý ở chỗ “ trung ”

Bạn xấu vô tình thị phi liên tục

Bạn tốt lợi mình nhiều lời chính trực

Trí nhân phân rõ tẩy dòng trong sạch

Cùng chí hợp đạo lập nguyện đạo hoằng

Vua nhân Thần trung, nước có điềm lành

Vua bá Thần gian, dân nhờ đâu sống ?

Tụ giữ nhân đức hóa giải tàn bạo

Tu trọng lễ nghĩa Quân Thần một lòng

Đức tải bá tánh tâm nhớ nghĩ dân

Thanh chánh liêm minh : đường Sao May Mắn

Yến Tử ( thời ) Xuân Thu tấm gương sáng trong

( Khi nhắc đến sự hưng thịnh của nước Tề thời Xuân Thu, người ta không thể không nhắc đến Yến Tử (Yến Anh). Ông làm quan trải hai đời vua, trở thành tướng quốc của nước Tề, được hậu thế nhìn nhận là một người tài đức vẹn toàn, thông minh cơ trí, cống hiến rất nhiều cho sự hưng thịnh của nước Tề. Có thể nói, Yến Tử là điển hình mẫu mực của một người tài đức, hết lòng vì dân chúng, nhân nghĩa liêm sỉ. Có rất nhiều điển cố ghi chép về đức hạnh và tài năng của Yến Tử, trong đó có ba điển cố được ghi chép trong cuốn “Yến Tử Xuân Thu” nêu bật tài đức của ông ở cả ba phương diện tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.  ) ( Nguồn :  https://trithucvn.org/van-hoa/vo-cong-khong-nhan-loc-la-liem-si-cua-nguoi-tai-duc-xua.html )

 

Khuất Nguyên phủi bụi chẳng bẩn phẩm hạnh

( Khuất Nguyên ôm ấp hoài bão cứu nước cứu dân và chỉ nghĩ cách phú quốc cường dân lại bị bọn gian thần bài xích, thì uất giận điên người. Sau khi đến Tương Nam ông thường đi ven bờ sông Mịch La (nay ở Đông bắc tỉnh Hồ Nam), vừa đi vừa cất lên lời ca ai oán.  Những nông dân vùng đó biết ông là một đại thần yêu nước đều rất thương cảm. Có một ông lão đánh cá trên sông Mịch La, rất khâm phục nhân cách của Khuất Nguyên, nhưng không tán thành tình cảm sầu muộn của ông.

Một lần, Khuất Nguyên gặp ông lão đánh cá đó. Ông lão nói với Khuất Nguyên: “Ngài là quan đại phu của nước Sở, tại sao lại đến nông nỗi này?” Khuất Nguyên nói: “Rất nhiều người là kẻ bẩn thỉu, chỉ có ta là người sạch sẽ. Rất nhiều người đều say khướt, chỉ có một mình ta tỉnh táo, cho nên ta bị đuổi đến đây”. Ông lão không cho thế là phải, và nói lại: “Nếu ngài đã thấy mọi người là bẩn thỉu, thì không nên giữ cho được mình thanh cao. Nếu nhiều người đều say, thì ngài cần gì phải tình một mình!” Khuất Nguyên phản đối: “Ta nghe người ta nói rằng: Người mới gội đầu, thường hay chải tóc; Người mới tắm giặt, thường hay phủi bụi trên quần áo. Ta thà nhảy xuống sông, vùi xác trong bụng cá, chứ không thể nhẫn tâm thân sạch sẽ trong bùn nhơ, làm ô uế cả thân mình”. Do Khuất Nguyên không chịu trôi nổi theo thói đời, nên tới năm 278 trước Công nguyên, vào ngày mồng năm tháng năm âm lịch, ông ôm một hòn đá, nhảy xuống sông Mịch La trẫm mình. Nông dân xung quanh được tin đó, đều bơi thuyền đi tìm cứu Khuất Nguyên. Nhưng nước sông mênh mông, không tìm đâu thấy xác ông. Mọi người mò lặn suốt ngày vẫn không có tăm hơi gì. Ông lão đánh cá rất buồn rầu, liền lấy cơm trong giỏ rắc xuống sông, coi như hiến cho linh hồn Khuất Nguyên. Lịch sử Trung Quốc ngày mồng năm tháng năm năm sau, dân ven sông nhớ tới .ngày Khuất Nguyên tự trầm, liền bơi thuyền rắc cơm xuống sông để tế lễ ông. về sau, họ thay cơm bằng bánh trôi, thay thuyền thường bằng thuyền rồng. Lâu dần mãi trở thành một phong tục. Cứ đến mồng năm tháng năm âm lịch hằng năm, gọi là tết Đoan Ngọ, họ lại tiến hành tục lệ trên. ) (Nguồn: https://bienniensu.com/lich_su_trung_quoc/khuat-nguyen-tram-minh/)

“Gối đầu trên giáo” tinh tấn chẳng lười

( Gối đầu trên giáo đợi sáng : lo lắng việc quân, việc đại sự không được yên nghỉ )

Lời thẳng can vua Đường có Ngụy Trưng

( Ngụy Trưng là một vị quan Thị tùng dám phê bình mạo phạm đến sự uy nghiêm của vị quân chủ, ra sức can ngăn vua Đường Thái Tông sửa chữa sai lầm. )

Người nay trăng xưa, trăng nay người xưa

==> Người ngày nay (+tuy) không thấy vầng trăng xưa.


(+nhưng) Trăng ngày nay đã từng chiếu rọi người xưa (kỹ) rồi.

==> Người nay chẳng thấy trăng xưa,

Trăng nay soi rọi người xưa tinh tường.

( Ý gì vậy?_ Vầng trăng là chứng nhân, có vầng trăng làm chứng. Trăng biết rõ những người, những việc này.)

 

Khắp nơi vẩn đục duy ta sạch sẽ

Tam luận : trung nghĩa khí xuyên cầu vồng

Lòng trung lẫm liệt chấn động núi sông

Cứng như kim cương không thể phá nổi

Sức mạnh vô địch quét sạch muôn quân

Nhật nguyệt sáng tỏ càn khôn sáng sủa

Chẳng tì vết bụi, lửa mạnh tinh luyện

Trời đất nào ai ngàn năm tồn tại

Tinh đẩu nhờ Đạo trường tồn muôn đời

Xưa có Thánh Khổng chu du liệt quốc

Tuyên đạo dạy dân, khai sáng thiên hạ

Chánh đạo nhân nghĩa muôn vật đều ứng

Thành tâm ôm giữ Quyết mười sáu chữ

( 16 chữ tâm pháp của vua Nghiêu Thuấn Vũ : “Nhân tâm duy nguy, Đạo tâm duy vi; duy tinh, duy nhất, doãn chấp quyết Trung”, tạm dịch :  

Nhân tâm rất nguy hiểm, Đạo tâm rất ẩn kín mầu nhiệm, phải giữ cái tâm của mình cho tinh thuần và chuyên nhất, thì mới giữ được cái đạo Trung, mới có thể bước đi ngay chính trên con đường đạo đức. )

Mạnh Tử tín thiện bắt đầu Tứ Đoan

( Tứ đoan : nhân, lễ, nghĩa, trí )

Phân biệt Nghĩa, lợi, Nghĩa sinh đại công

Cái khí hạo nhiên phối Nghĩa với Đạo

Cực lớn cực rắn cực diệu cực linh

Tô Vũ bị đày suốt mười chín năm

Giữ khí tiết Hán, tâm nơi triều đình

Bị đe dọa, dụ, chẳng nhục sứ mệnh

Uống tuyết nuốt len bất diệt lòng trung

 

( Lúc Thiền vu cho giam Tô Vũ trong hầm đất, không cho ăn uống, toan dùng cách dày vò lâu ngày để khuất phục Tô Vũ hàng Hung Nô, khi ấy đang là mùa đông, tuyết xuống nhiều. Tô Vũ chịu đói khát, chỉ hứng tuyết để ngậm, vặt dây da để nhấm cho qua cơn đói chứ quyết không chịu đầu hàng. Mấy ngày sau vẫn không chết. ) ( Nguồn : https://cdspvinhlong.edu.vn/to-vu-chan-de-lich-su-trung-quoc/ )

 

Chư Cát Khổng Minh hết lòng hết sức

Cúc cung tận tụy chỉ cầu toàn trung

Trung Thần giữ nghĩa, Nịnh Thần trục lợi

Đâu đến ? Đi đâu ? Hà tất tranh nhau ?

Tướng sĩ Dương gia cả nhà trung liệt

Tinh binh mãnh tướng ai cũng trung hồn

Tướng Nhạc Vũ Mục tinh trung báo quốc

Mười hai kim bài nào sợ sống chết

Rung động lòng người nhà nước thiên hạ

“ Mãn Giang Hồng ” chí tiết ngút trời xanh

( “ Mãn Giang Hồng ” là thi phẩm của nhà thơ Nhạc Phi )

Tam Kiệt ( thời ) Tống Vong xuất sắc bất khuất

 ( "Tống vong tam kiệt" (ba vị anh hùng thời nhà Tống diệt vong)  gồm 3 vị Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu, Văn Thiên Tường. )

Núi sông tan vỡ, người sao sống còn ?

Chánh khí lệ máu, vì nghĩa hy sinh

Ca ngâm ngàn năm nhân phẩm tốt lành

Trương Tuần, Bao Chửng ai mà chẳng phải ?

(Trương Tuần là tướng nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông tham gia cuộc chiến chống loạn An Sử giữa thế kỷ 8, nổi danh trong trận Tuy Dương vì tinh thần tận trung với nhà Đường, quyết chiến tới cùng với loạn quân.

Ông là 1 trong 41 công thần được thờ tại Đế Vương Miếu (历代帝王庙) được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng, trong đó thờ những vị quan văn, võ tướng được đánh giá là tài năng và tận trung nhất qua các triều đại.) (Nguồn : https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%C6%A1ng_Tu%E1%BA%A7n

Tại thế trung nghĩa, sau chết lưu danh

Lộ Tổ Kim Công hợp đồng ấn chứng

Duy nhất dựa vào tấm lòng nghĩa trung

( Lòng bàn tay trái của Lộ Tổ có chữ hợp 合, lòng bàn tay phải có chữ đồng 仝, trong số mệnh đã được định sẵn là vị Tổ tiếp nối thiên mệnh trở thành vị Tổ sư đời thứ 17, chính là dựa vào lòng trung nghĩa. )

Cung Trường Tử Hệ bát quái lư hội

( Cung Trường, Tử Hệ là sư tôn sư mẫu ngay từ trước khi đồng lãnh thiên mệnh cũng đã biểu hiện ra tinh thần trung nghĩa, tôn Sư trọng Đạo ).

Đại khai phổ độ muôn vàn chúng sinh

Đại khảo đại nghiệm đại nguyện đại hạnh

Kế thừa trung nghĩa, tôn sư trọng đạo   

Tiên Chân Bồ Tát Thánh Hiền các đời

Hậu nhân chiêm ngưỡng tinh thần trung nghĩa

Người không trung nghĩa như loài cỏ dại

“Xoay theo chiều gió” khiến người coi khinh

 Vô Nghĩa thất Tín, vô Liêm thất Sỉ

( người nếu chẳng có nghĩa tình thì mất đi tín nghĩa, chẳng có liêm tiết thì mất đi tâm hổ thẹn )

 Vô Tín bất uy, vô Sỉ thất nhân

( người nếu mất đi sự tín nhiệm thì mất đi uy danh, chẳng có tâm hổ thẹn thì là mất đi cái căn bản của làm người )

 Chẳng vượt đại tiết, tận sức nơi Nghĩa

 Tre không vỏ : (thì ) loạn, trăng không độ : ( thì ) mờ

( Câu này ý nói đến đạo lý với người tiết tháo : tiết tháo gống như cây tre bên ngoài thì thẳng, bên trong thì rỗng vậy, có lớp vỏ tre màu xanh bền chắc, từng đốt cách nhau rõ ràng thì mới có thể đứng thẳng ở trong gió sương đông lạnh. Tiết tháo thì lại giống như mặt trăng, có ánh sáng sáng tỏ dịu dàng có thể soi chiếu rõ. Người đời nếu chẳng có tiết tháo thì giống như cây tre mất đi vỏ tre vậy, hành sự hỗn loạn chẳng rõ, lại giống như mặt trăng mất đi ánh sáng, tâm tánh hôn mê chẳng tỏ ).

Người không luân lý thì chẳng tu thân

Người không trung nghĩa chẳng gốc đạo đức

Người chân tu đạo nghiêm khắc tu mình

Chẳng chút cẩu thả : niệm phát, ngôn hành

Là cắt hoặc mài rèn giũa đẽo gọt

Tứ độc bát tà sạch trơn chẳng còn

( Tứ độc : tham sân si mạn ; Bát tà : trái với bát chánh đạo )

 Nghèo chẳng mất nghĩa, Đạt chẳng rời Đạo

( Đạt : hiển đạt, thành công, ăn nên làm ra )

 Trung trinh liêm tiết, lập đức lập phẩm

 Hạ bút vàng xiển chân đế diệu lý

 Một bộ chân kinh răn bảo người đời

 Ngày ngày trì tụng Phục Ma Chân Kinh

 Cung kính thành tâm tất có cảm ứng

 Thành kính quỳ lạy trì niệm quán tâm

 Trung nghĩa đi đôi ngày đêm tuân hành

 Lòng rộng thân khỏe, tinh khí thần tụ

 Chẳng có mảy may thiếu sót tồn tâm

 Tự nhiên Yêu ma chẳng sanh chẳng nhập

 Nguyên khí thái hòa bảy sắc mây lành

 Gặp tai gặp dữ có thể hóa lành

 Tuân theo kinh hành chuyển vận cải mệnh

 Kinh truyền thiên thu hữu duyên nắm bắt

 Tụng niệm hành lâu cảnh giới cao đẹp

 Phục Ma Chân Kinh kính tụng đến đây

 Hạo nhiên chánh khí tràn ngập toàn thân

 Duy có chánh khí nghĩa khí tinh trung

 Duy có chánh hành thành tựu đại công

 Dụng tâm ấn tâm nhất tâm quán triệt

 Cửu lục Càn Khôn cùng lên “ bỉ ngạn ”.

 Kính những lời trên, chớ có xem thường.

                  Thập khấu thủ

Số lượt xem : 5535