BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Vì Sao Cần Phải Siêng về Phật Đường ?

Tác giả liangfulai on 2022-06-25 19:51:43
/Vì Sao  Cần Phải Siêng về Phật Đường ?

Đạo trường phật đường là nơi có thiên mệnh của Minh Sư, là nơi quan trọng để chúng sanh cầu đắc đại đạo, học tu đạo, bàn đạo, là một bờ luỹ tinh thần quan trọng để bảo hộ chúng sanh, là một chiếc pháp thuyền gánh vác công tác phổ độ chúng sanh thoát lìa biển khổ sanh tử. 


Đạo trường phật đường là bảo địa thần thánh trang nghiêm gánh vác sứ mệnh thiêng liêng thay trời tuyên hoá, phát dương đạo đức, dẫn dắt con người hành thiện, tiêu tai giải nghiệp, siêu bạt tổ tiên, hoá giải các mối oan kết với các vị oan gia nợ chủ luỹ kiếp đến nay, cho đến các hoạt động từ thiện, cứu tế, thành toàn chúng sanh tu bàn … thảy đều phải dựa vào sự “ hộ trì ” của các vị đại đức, đạo thân tín chúng, các giảng sư, bàn sự nhân viên thì mới có thể hoàn thành một cách viên mãn. Vậy nên, đến đạo trường phật đường để hộ trì các việc hiến cúng mồng một, mười lăm, bàn đạo, mở lớp phổ hoá chúng sanh, thì công quả của sự “ hộ pháp ”, sự “ hoằng pháp ” ấy có thể tiêu túc nghiệp ( những nghiệp cũ từ lâu, vốn có ) , tích luỹ cho bản thân đạo quả vô thượng về sau.

 

Ngoài ra thì bởi vì phật đường có thiên mệnh, có Minh Sư có thể thọ kí, truyền đạo siêu sanh liễu tử vậy nên có thể đến tham gia hộ trì cho đạo trường phật đường thiên mệnh thời kì bạch dương còn là niềm vinh hạnh to lớn biết bao, do nhân duyên phước đức sâu dày của luỹ kiếp tu tập mới có được. Mỗi lần bàn đạo, thỉnh đàn ( cung thỉnh Chư Thiên Tiên Phật, vạn Tiên Bồ Tát đến lâm đàn gia trì bảo hộ ) thì ngay đến cả Chư Thiên Tiên Phật, các vị Bồ Tát, các vị thánh nhân của ngũ giáo, các vị hộ pháp đều giáng xuống pháp đàn để hộ trì cho buổi pháp hoa thọ kí của Thiên Mệnh Minh Sư những người có mắt âm dương, có thiên nhãn đều có thể thấy rõ ), vậy nên thân là các đệ tử bạch dương được triêm thiên ân sư đức thì lại càng phải đến học tập hộ trì để báo ân, liễu nguyện.

 

Đến hộ trì cho đạo trường phật đường thiên mệnh thì có thể tích cái nhân của “ vô uý thí ” ( lau chùi, quét dọn, nấu ăn, phục vụ các đạo thân, tiền hiền trong các lớp pháp hội, lớp nghiên cứu … ), tương lai sau này sẽ được cái quả khoẻ mạnh, sống lâu. Lại vì các vị đạo thân thiện tín giảng giải đạo lý, giải thích các nghi vấn giúp họ phá mê khai ngộ, trưởng dưỡng cái tâm bồ đề tu đạo, dẫn dắt họ cải ác hướng thiện, tu trì hành thiện, đấy là pháp bố thí, có thể đắc được quả báo “ trí tuệ ” về sau. Ngoài ra còn có thể hành tài thí, mua trái cây, cúng phẩm cúng dường Chư Phật Bồ Tát quá khứ, hiện tại, vị lai, quyên trợ tượng Phật, đèn Phật, đèn dầu, bàn thờ … cho các phật đường mới thiết lập, tiền trợ đạo, ấn tống kinh sách, mua các thức ăn nấu cho pháp hội … vừa có công đức có thể hồi hướng tiêu nghiệp, vừa để lại quả báo đại phú quý cho bản thân, cho con cháu về sau. Lại vì đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh mà hy sinh ngày nghỉ của bản thân để đến đạo trường phật đường dốc tâm dốc sức phục vụ vì người khác, có thể dần dần đi đến chẳng còn “ nhân tướng, ngã tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng ”, lìa bỏ mọi tướng, tất cả mọi cái đều chỉ nghĩ đến độ hoá thành toàn chúng sanh, lợi lạc chúng sanh, sau này đương nhiên có thể chứng quả vị bồ tát. Có thể nói, đạo trường phật đường thiên mệnh là trạm tiếp nhiên liệu của các công đức tây phương.

 

Thường tinh tấn quay về hộ trì phật đường, làm các thứ công đức để hồi hướng tiêu nghiệp, thì khi đi xe, ngồi thuyền, máy bay …hoặc khi đang công tác cũng sẽ nhận được sự phù hộ độ trì của Chư Phật Bồ Tát trong vô hình, có thể gặp dữ hoá lành, chuyện lớn hoá nhỏ, chuyện nhỏ hoá không.

 

Trong quá trình tu hành, bên ngoài hành “ ngoại công ” và bên trong tu “ nội đức ” là mục tiêu và công phu cực kì quan trọng. Bên ngoài hành “ ngoại công ” tức là hành công đức của 3 loại bố thí : tài thí, pháp thí, vô uý thí, mà “ đến hộ trì đạo trường phật đường thiên mệnh ” thì là thực hành thực tiễn 3 loại bố thí ấy, vậy nên có thể tận dụng những năm còn sống đến hộ trì đạo vụ, tích luỹ đạo quả vô thượng cho bản thân.

 

Đến hộ trì đạo trường phật đường thiên mệnh còn có thể khiến cho cửu huyền thất tổ cùng triêm quang. Ngài Nam Hải Cổ Phật từ bi rằng : “ Nếu như cha mẹ hoặc con cái và người thân của ta đã rời khỏi thế gian, linh tánh của họ trong trời đất, ở bất cứ nơi nào, vì chúng ta có tham bàn tam tào nên họ đều được có cơ hội triêm quang triêm quang nghĩa là nhờ vào mối quan hệ với người nào đó mà được sự ích lợi từ họ ). Cái gọi là triêm quang, nghĩa là giả sử hôm nay linh hồn của người thân chúng ta đang chịu hình phạt dưới địa ngục, nhưng vì chúng ta có tham bàn tam tào phổ độ, vậy nên người thân của chúng ta sẽ được sự khai xá của thượng thiên, cũng có thể vì thế mà hình phạt sẽ được giảm nhẹ đi, thế nhưng điều đó còn tùy thuộc vào cái tâm của chúng ta có đi sâu vào để tham bàn tam tào hay không thì lúc đó mới định đoạt. ”

 

 




 

 

Hiện nay là thời đại của công nghệ thông tin, vậy nên đạo trường bạch dương cũng đã cho ra đời các trang web, trang blog trên mạng để tiện cho các đạo thân tín chúng ở xa phật đường, hoặc ở những nơi chưa có phật đường, có thể có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu học tập đạo học, từ huấn của Tiên Phật, để hiểu rõ thêm về sự tôn quý của đạo, về phương pháp tu trì … ngay trên mạng internet tại nhà. Thế nhưng duy chỉ có thực tế thường siêng năng, tinh tấn quay về phật đường hộ trì thiên mệnh, hành công lập đức, hy sinh phụng hiến vì chúng sanh mà dốc tận tâm sức phục vụ, thì mới có thể thật sự nếm trải vị đạo, mới có sự cảm nhận sâu sắc thật sự, và mới thật sự có thể khiến cho cửu huyền thất tổ đều triêm quang, tận đại đại hiếu, mới có thể báo đáp thiên ân sư đức, có thể liễu nguyện, và tiêu nghiệp nhanh chóng, thành tựu đạo quả.

 

 

Đạo trường phật đường thiên mệnh hễ thắp lên ba ngọn đèn phật thì đều có hào quang bao phủ, phật quang phổ chiếu. Các đạo thân tín chúng đến phật đường để hộ trì, lên lớp thì trong vô hình đều sẽ có cửu huyền thất tổ, và các vị oan gia chủ nợ cùng đến phật đường tu bàn, cùng đến triêm quang, cùng tiếp nhận phật quang phổ chiếu, lại cộng thêm việc được thấm nhuần mưa pháp thì có thể tăng trưởng trí tuệ, có giúp ích cho việc chuyển hoá, tịnh hoá nghiệp thức, nâng cao tâm cảnh, dẫn đến có thể cải biến vận mệnh, giải thoát khỏi những phiền não đau khổ. Điều này cũng giống với cái đạo lý “ gần mực thì đen, gần đèn thì rạng ” vậy. Những ai thường hay quay về phật đường để tu bàn và hộ trì, sau một thời gian đều sẽ cảm thấy tâm mình tịnh hơn rất nhiều so với trước kia.

 

Chủ yếu của người tu là phải chuyển tâm, khi tâm chuyển thì thân và cảnh mới chuyển theo. Nếu tâm không chuyển thì thân và cảnh cũng không thể chuyển được. Cửu Huyền Thất Tổ của chúng ta cũng vậy, muốn có thể giải thoát khỏi những phiền não đau khổ thì tâm nhất định phải chuyển, mà muốn được vậy thì lại cần phải dựa nhờ vào con cháu thường đến phật đường lên lớp, hành công lập đức, khiến họ cũng được triêm quang, có cơ hội cùng đến phật đường nghe pháp, được Chư Phật Bồ Tát giáo hoá mà tu chuyển tâm, lại được phật lực gia trì, giúp ích cho việc tịnh hoá các nghiệp thức, thức tỉnh tánh giác, chuyển tâm ác thành tâm thiện nên mới chuyển đổi được kiếp đoạ lạc, lìa khổ được vui.

 

Thường đến đạo trường phật đường thiên mệnh để hộ trì chính là cách tốt nhất để liễu nguyện, hành công đức lớn, tiêu nghiệp nhanh chóng, báo đáp thiên ân sư đức, ân giáng đạo của mẹ tánh linh Vô Cực, ân của quốc gia, ân của cha mẹ, cửu huyền thất tổ. Cổ nhân dạy rằng : “ có ân mà chẳng báo thì chẳng phải là bậc quân tử ”, và “ nhận được một ân huệ nhỏ như giọt nước của người thì cũng phải báo đáp như một dòng suối ”, huống hồ đây lại là đại ơn được siêu sanh liễu tử do ơn trên giáng đạo, ơn thầy truyền đạo, và còn ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ơn của cửu huyền thất tổ, ơn của đất nước, xã hội, ơn của đại chúng, há có thể không báo hay sao ? Các loài động vật được cứu mạng còn biết ơn, thậm chí còn báo ơn, huống chi là con người, là loài linh nhất trong muôn loài, lẽ nào lại có thể thua kém động vật hay sao ? Hộ trì phật đường mới có thể khiến cho thiên mệnh truyền thừa được nối tiếp kéo dài miên man chẳng dứt, cũng chính là đang hộ trì, bảo vệ cho tuệ mệnh của chúng sanhPhật đường thiên mệnh có thể tiếp tục vận hành, tiếp tục tồn tại thì chúng sanh mới có thể có nơi để cầu đạo giải thoát sanh tử, có nơi để học tu đạo, bàn đạo liễu nguyện, hành công lập đức. Nếu như trước đó không có sự hộ trì của các vị tiền nhân, tiền hiền đi trước thì sẽ không có sự tồn tại và tiếp tục phát triển, truyền thừa mãi cho đến tận nay để chúng ta có thể có cơ hội cầu đạo, học tu bàn đạo, và liễu nguyện tiêu nghiệp. Vậy nên uống nước phải nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, và đến lượt bản thân mình cũng cần phải học tập tinh thần “ trồng cây ” của các vị tiền nhân, tiền hiền, để cho các hậu học cũng như thế hệ sau này có “ quả ” để hưởng dụng, bằng cách thường quay về giúp đỡ vận hành, hộ trì phật đường thiên mệnh.

 

 

 

 

Thầy Tế Công Hoạt Phật từ bi rằng : “ Tu Đạo chớ rời khỏi phật đườngbởi vì ở phật đường có các đồng tu, mọi người có sự nhận thức chung giống nhau, mục tiêu giống nhau, cùng lèo lái một chiếc pháp thuyền, ngưng tụ lực lượng, mọi người cùng đoàn kết, loại cảm nhận và lí tưởng này là khác với việc tự tu một mình đấy.

Đến phật đường nghe giảng giải đạo lý, thì nghe lớp, thu hoạch lớn nhất vẫn là bản thân mình, hoàn toàn chẳng có chút liên quan gì với giảng sư cảNghe lớp nhiều lại có thể trợ giúp cho việc tu đạo, có nghi vấn thì cũng có thể đắc được lời giải đáp, đấy chính là lợi ích của việc tu đạo chẳng rời phật đường. ”

“ Thầy bảo các con đến hộ trì phật đường chính là bảo các con đến lắng nghe tiếng lòng của chúng sanh, muốn các con đến thấu hiểu, thông cảm, giúp đỡ cho họ, chớ chẳng phải là muốn các con ở đấy để Tiên Phật đến yêu cầu đòi hỏi ở con. ”

Tự tu tuy rằng dễ hơn nhiều so với cùng tu, bởi vì chẳng có tiếp xúc gì với người khác thì sẽ không dẫn khởi việc tuỳ tiện nổi lên những tánh khí và thói hư tật xấu, thế nhưng cũng vì vậy mà không nghiệm ra được công phu tâm cảnh của bản thân. Cùng tu thì bởi vì tiếp xúc với nhiều người, vậy nên những sự va chạm cũng bèn sẽ nhiều, thị phi cũng sẽ nhiều, vậy nên tu đạo trong sự bàn đạo này bèn sẽ khó hơn nhiều, thế nhưng cũng chính bởi vì như thế mà mới có thể hiển ra được phật tâm, phật nguyện, phật hạnh của bản thân mình, mới có thể thật sự nghiệm ra công phu tu hành, tâm cảnh của mình, và mới có thể hiển được ra sự thù thắng của cái đạo này; và cũng duy chỉ có thực tế tiếp xúc với chúng sanh thì mới có thể thấu hiểu, thông cảm những nỗi khổ niềm đau của chúng sanh, tăng trưởng tâm bồ đề, phát nguyện lực dũng mãnh to lớn đi cứu độ chúng sanh, thật sự đi trên con đường bồ tát đạo, thành tựu đạo quả sau này. Đấy cũng chính là lý do vì sao cần phải đến hộ trì phật đường và cùng tu cùng bàn với đại chúng.

Số lượt xem : 1455