Từ huấn của đức chúa Giêsu
Từ huấn của đức chúa Giêsu
Công nguyên năm 1978, Tuế Thứ Mậu Ngọ, âm lịch ngày 28 tháng 11 tại Chương Hóa Bồ Đề Viên.
Ta khẩn cầu Thượng Đế cho mọi người có thể có trí tuệ tỉnh ngộ; ta đã tận mọi tâm huyết hy vọng các tín đồ Cơ Đốc Thiên Chúa mau chóng cầu thiên đạo. Chân lí không ở trong sách, cầu một chỉ của Minh Sư mới có thể khiếu khiếu đều thông. Các con đừng có chỉ biết ca tụng niệm xướng ca ngợi mà thôi ! điều cần phải vội làm là đi cứu rỗi các đồng bào anh em …chẳng cần phải hoài nghi nữa, người chơn tu chắc chắn có thể trở về quê hương thiên quốc …Sự phục sinh của hôm nay cũng là sự phục sinh của năm tới, vạn năm, mãi mãi, đấy là một điểm linh quang bất sanh bất diệt. Đấy cũng là kim chỉ nam, mục tiêu mà các con cầu mong.
Công nguyên năm 1996 Tuế Thứ Bính Tí ngày 19 tháng 11 tại Võ Thánh Cung thuộc thành phố Cao Hùng.
Lúc đầu ta truyền “ phép báp-têm “ ( thanh tẩy, rửa tội ), chính là thanh tẩy cái thể bổn tánh của các con, rửa sạch cái tánh bổn lai ( bẩm sinh sẵn có ) của các con khiến cho nó có thể quang minh sáng ngời.
Chân lí cùng tồn tại trong vũ trụ, tùy thời tùy nơi tùy người mà giáo hóa. Chúa Giêsu cũng có một tượng thánh, hai tay vác lấy cây thập tự giá, “amen “ chính là nói mỗi người đều phải vào cửa của ta; “ cửa của ta “ là cửa của ai ? cánh cửa mà Thượng Đế ban cho các con, mỗi người đều phải giống như tâm của trẻ sơ sinh, giống như tâm của trẻ nhỏ thì nhất định có thể trở về thiên quốc, vậy các con có tu đến như thế chăng ?
Các con đã biết nhận chủ quy căn như vậy, đều cùng là Thượng Đế, vậy thì hà tất phải phân biệt này nọ ? Chúng ta đều là những anh em trong bốn bể, chỉ là năm tôn giáo lớn mỗi tôn giáo đều lập môn hộ của mình, truyền thánh nghĩa, thánh chỉ của mình. Vậy các con ( những đệ tử của Thiên Đạo ) trước lúc ăn cơm thì dâng tề mi ( ngang cặp lông mày ) , cùng là đạo lí Giêsu cầu nguyện mà các đệ tử hiểu lầm rằng ăn một bữa cơm đều phải cầu nguyện mới có cơm ăn; vậy các con nói xem nếu không cày cấy trồng trọt, không siêng năng làm việc thì cơm đến từ đâu, các con nghe có hiểu cái ý này chăng ?
Đức chúa Giêsu 3 ngày phục sinh chẳng phải là sự phục sinh của nhục thể, mà là sự phục sinh của chơn ngã ( cái tôi thật ). Các con hôm nay chẳng phải quan tâm thiết nghĩ vì cái chơn ngã sao ? Khi chiến tranh đến, tài sản của các con có nhiều lớn đi chăng nữa cũng tiêu tan, chẳng thà hãy phát tâm, đồng tâm đoàn kết nhất trí đem đạo vụ truyền đến mỗi một ngóc ngách để hóa giải đi những tai kiếp.
Tông Chỉ thật sự của Thánh Nhân của ngũ giáo đều muốn truyền bá phổ biến bá đến mỗi ngóc ngách của thế giới, mỗi tôn giáo độ những người có duyên, do đó chớ có mà bài xích lẫn nhau, công kích lẫn nhau, mỗi người tu mỗi cái duyên của mình gọi là “ vạn giáo quy nhất lí “.
Do đó Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Hồi giáo đều như nhau, đều muốn các đệ tử của họ quy về “ nhất lí “. Các con mọi người đều đã cầu đạo rồi, hiểu rõ ý nghĩa thật của “ nhất lí “ , đã nhìn thấu cái “ chơn ngã “ ( cái tôi thật ) và “ giả ngã “ ( cái tôi giả ). Cái chơn ngã là vĩnh viễn chẳng sanh chẳng diệt; cái giả ngã có sanh thì có diệt, chẳng thà hãy nhân lúc cái giả ngã vẫn còn sức sống mà mượn nhờ cái giả ngã này đi gieo “ đạo “ giống thật nhiều, phải vô cùng tích cực, linh hoạt chứ không chết khư khư.
Ý chỉ của Thánh nhân là muốn mọi người trên thế gian đều biết rằng Thượng Đế của ta vĩnh viễn ở bên cạnh ta, vui vẻ vô biên; Thượng Đế của ta vĩnh viễn duy trì vô tội, ta không muốn chiến đấu với quỷ Xa Tăng, thế nhưng nó muốn đấu với ta, vậy thì ta phải dùng trí đấu chứ không cần dùng sức đấu.
Con người chính là hay quan tâm chú ý cái hình tướng này, quan tâm đến cái tướng công đức cho nên mới không biết làm thế nào kêu gọi vị chơn chủ bên trong mình. Các con mỗi người đều phát thiện nguyện thì khảo nghiệm sẽ giảm bớt đi; tâm của các con hễ mở ra một cái thì người như thế nào cũng đều có thể tiếp nhận họ, vậy thì các con sẽ có thể độ càng nhiều hơn những người có duyên, đi bồi dưỡng một số cây nhỏ mà con nên trồng, đi bồi dưỡng một số những hạt giống chúng sanh mà con nên trồng. Miệng chẳng nói thì cái phước âm này của Thánh ai đi truyền đây ?
Từ huấn của đức chúa Giêsu Cơ Đốc
Các Hiền Sĩ đều đã thấm nhuần thiên ân sư đức, biết được tam bảo mà Minh Sư đã truyền cho. Quá khứ trước đây ta cũng nói giảng tam bảo, chỉ là dùng phương thức ẩn dụ che đậy mà thôi. Trong nguyên văn của Kinh Thánh (Matthew 6:22) có một đoạn ghi rằng : The eye is the lamp of the body. ( Dịch nghĩa : Ma-thi-ơ 6:22 Con mắt là đèn của thân thể ). ( Body ) là thân thể, ( lamp ) là đèn, ( Eye ) là cánh cửa sổ của linh hồn ( con mắt ). Vì sao phải ghi chép xuống câu nói đầy huyền cơ này cho người đời ngộ ra ? con mắt của Hiền sĩ các con là một con hay là hai con ? có phải là một đôi không ? ( đúng vậy ) Nếu đã là một đôi mắt bình thường, vậy thì câu đó đương nhiên phải thêm (s) vậy thì là ( Eyes ). Chỗ huyền diệu của nghĩa kinh chính là ở ( Eye ); ta lại không thêm (s) bởi vì nó không phải là chỉ con mắt hữu hình của thân thể chúng ta, mà là chỉ tự tánh. Người bình thường chẳng chú ý đến điều này, ngỡ rằng chỉ là con mắt mà thôi. Thật ra là ngụ ý tự tánh huyền quan của chính mình, ý nói rằng : con mắt ấy là một ngọn đèn sáng của bên trong thân thể.
Luke 17:21
Now having been questioned by the Pharisees as to when the kingdom of God was coming, He answered them and said, "The kingdom of God is not coming with signs to be observed; 21nor will they say, 'Look, here it is!' or, 'There it is!' For behold, the kingdom of God is in your midst."
Khi ấy, những người biệt phái hỏi Chúa Giêsu "Khi nào nước Thiên Chúa đến", thì Người đáp lại rằng: "Nước Đức Chúa Trời không đến để cho người ta quan sát, và người ta sẽ không nói được: "Này nước trời ở đây hay ở kia". Vì nước Đức Chúa Trời ở giữa các ông".
Khi có người hỏi Chúa Giêsu “Nước Đức Chúa Trời ở đâu?”. Ngài trả lời: “nước Đức Chúa Trời ở giữa các ông ”. Tiếng anh : Your midst, (Midst) ở giữa; vì sao nói phải chết trên cây thập tự giá ? một mặt phải đem những tội lỗi của chúng sanh đi, mặt khác muốn bảo với tất cả những chúng sanh có duyên nên hướng về nơi huyền quan bổn tánh của bản thân thật tốt mà tu đạo; xem như thế này lúc bấy giờ ta có giảng tam bảo chăng ? chỉ là các giáo đồ của ta chẳng hiểu rõ (Midst) là chứng minh huyền quan.
Bảo thứ hai là khẩu quyết, lúc bấy giờ ta đã bảo với tất cả các chúng đồ rằng không được nói.
Trong “ Kinh Thánh Tân Ước - Sách Khải Huyền “ ta có nói rằng :
Whoever has ears, let them hear what the Spirit says to the churches. To the one who is victorious, I will give the right to eat from the tree of life, which is in the paradise of God.
Whoever has ears, let them hear what the Spirit says to the churches. To the one who is victorious, I will give some of the hidden manna. I will also give that person a white stone with a new name written on it, known only to the one who receives it.
Dịch nghĩa :
“ Ai có tai, thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các Hội Thánh: Ai thắng, Ta sẽ cho ăn quả cây sự sống trồng nơi ngự uyển của Đức chúa trời, và sẽ ban cho manna đã được giấu kỹ; Ta cũng sẽ ban cho nó một viên sỏi trắng, trên sỏi đó có khắc một tên mới; chẳng ai biết được tên ấy, ngoài kẻ lãnh nhận. ”
Trên viên sỏi trắng khắc một cái tên mới, cái tên mới này không thể nói, ngoài kẻ lãnh nhận, ngoài trừ những người được một chỉ điểm của Minh Sư lãnh thụ đắc đạo nhận biết nó ra thì những người khác đều không biết. Điểm Truyền Sư có dặn dò các con là vô tự chơn kinh không được nói hay không ? ( có ) bởi vì chơn kinh không ở trên giấy ! Do đoạn truyền pháp này của ta nói với tất cả chúng đồ, do đó lúc bấy giờ chẳng có người có thể thể hội được, nhưng các con thì phải chăng là mới xem thì đã rõ ? cũng giống như Đức Thế Tôn niêm hoa thị chúng trên hội Linh Sơn, là ai mỉm cười ? Ca Diếp Tôn Giả khẽ mỉm cười. Các hiền sĩ đắc thụ Minh Sư chỉ phá cánh cửa sinh tử đương nhiên sẽ do hiểu ý mà mỉm cười : thì ra là như vậy, phải không ?
Bảo thứ 3 : hợp đồng. Ta trước đây thường nói rằng : các con phải thật sự khôi phục lại giống như trẻ sơ sinh hoặc trẻ con mới có thể đến gặp ta, mới có thể vào nước trời của ta.
Matthew 19:13-15
Then people brought little children to Jesus for him to place his hands on them and pray for them. But the disciples rebuked them. Jesus said, “Let the little children come to me, and do not hinder them, for the kingdom of heaven belongs to such as these.” When he had placed his hands on them, he went on from there.
Ma-thi-ơ 19:13-15
Lúc ấy người ta mang các trẻ thơ đến cùng Chúa Giê-xu để Ngài đặt tay lên và cầu nguyện cho chúng nó nhưng các môn đệ Ngài ngăn cản họ. 14 Nhưng Chúa Giê-xu bảo rằng, “Hãy để các trẻ thơ đến với ta, đừng ngăn trở, vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng nó.” 15 Sau khi đặt tay trên các trẻ em, Ngài rời vùng ấy.
Hợp đồng : Tí hợi giao nhau ôm trước ngực. Các con đắc được tam bảo, trong vô hình thì tiến vào cảnh giới Tí Hợi trẻ sơ sinh, cũng chính là trong cảnh giới của nước trời, bởi vì ở bên trong nước trời thì tất cả các vị Thánh hiền tiên Phật, cảnh giới của họ đều là cái tâm như thế này, giống như trẻ sơ sinh vậy, trẻ nhỏ trong sáng thuần khiết, quang minh, chẳng có những suy nghĩ hành vi không chính đáng. Đạo Gia nói rằng : 『專氣致柔可嬰兒 乎,抱元守一達至善』“ chuyên khí trí nhu năng anh nhi hồ, bão nguyên thủ nhất đạt chí thiện “ ( cho cái khí tụ lại, mềm mại như đứa trẻ sơ sinh được không ? bão nguyên thủ nhất đạt đến chí thiện ) . Nếu như các con không thể khôi phục lại giống như trẻ sơ sinh vậy thì không thể trở về đến cảnh giới của nước trời; nếu như các con hủy báng người truyền đạo, hoặc là hủy báng Thánh Hiền Tiên Phật thì nhất định sẽ bị thiên tai và nhân họa, hiểu không ?
Đạo không lời, người tuyên thay, pháp bất định, phương tiện mở; chúng sanh mê, siêng giáo hóa, muốn chẳng lỗi, duy có tin, các Hiền Sĩ có lòng tin đối với đại đạo hay không ? Ngũ giáo cùng trợ giúp việc phổ độ Tam Tào; các con nên thật tốt mà tu đạo, ngộ đạo, thoát rời ải mạt kiếp cuối cùng này. Có cái chết nặng tựa núi Thái Sơn, có cái chết nhẹ hơn lông ngỗng, vậy hãy cẩn thận lựa chọn thì mới có tiền đồ rực rỡ. Tuy rằng sẽ gặp phải những mưa gió khảo nghiệm, những sự mài luyện, nếu có thể duy trì ý chí kiên trì bền bỉ vượt xông ải thì chắc chắn có thể đột phá đủ thứ các ải khó khăn, đạt đến mục tiêu lí tưởng. Nếu không thì sẽ từ từ rớt xuống, dậm chân tại chỗ, vướng ở cõi phàm mà không cách nào giải thoát được.
Số lượt xem : 575